“Nghiêm khắc dạy con để khỏi ân hận sau này”

16 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 30010)
“Nghiêm khắc dạy con để khỏi ân hận sau này”

 634177374965143314_288x233 
“Nghiêm khắc dạy con để khỏi ân hận sau này”

Cập nhật lúc 4:43:27 AM - 05/12/2009
 



Hoàng Thị Bích Huyền
, một giám đốc mới của Cơ quan Cải huấn Thiếu niên Oregon

Bách Lam/Viễn Đông (thực hiện)

Giữa tháng 11-2009, bà Helen Hoàng Thị Bích Huyền bắt đầu nhận chức vụ Giám đốc Chính sách và Giao tế với Chính quyền của Cơ quan Thẩm Quyền Thanh Thiếu Niên ở Oregon (OYA). OYA là cơ quan đặc trách công tác cải huấn các phạm nhân vị thành niên, giữ an ninh cho cộng đồng và giúp giảm bớt tội phạm nơi giới trẻ. Bà Huyền giữ nhiệm vụ phân tích về pháp lý và chính sách, giám sát những vấn đề luật pháp, và đáp ứng những yêu cầu của dân chúng, cũng như soạn thảo những ưu tiên và mục tiêu của cơ quan. OYA có khoảng 1.200 nhân viên và tổng cộng ngân sách cho năm 2009-2011 là 312,1 triệu Mỹ kim. Hiện cơ quan này đang giữ 2.061 thanh thiếu niên, theo báo cáo tháng 7-2009. Trong số đó, thành phần da trắng chiếm hơn phân nửa, khoảng một phần tư là người gốc Hispanic, kế đến là người da đen, thổ dân da đỏ, và thấp nhất là người Á châu.
Bà Huyền, năm nay 39 tuổi, có bằng cử nhân về Tâm lý học và Sinh vật học, đồng thời đậu hai văn bằng Cao học về Quản trị Y tế Công cộng (MPA) và Công tác Phục vụ Xã hội (MSW) tại trường đại học Portland State University. Năm 1975, gia đình bà gồm bố mẹ và các anh chị em sang Hoa Kỳ tị nạn. Ông Hoàng Công Khâm, thân phụ của bà Huyền, là một đại úy phục vụ trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Bà Huyền sống ở Portland với chồng và hai con, một trai một gái.
Sáng thứ Ba, 1-12-2009, bà Hoàng Thị Bích Huyền đã dành cho Viễn Đông một cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ văn phòng của bà ở Portland, tiểu bang Oregon.

Viễn Đông: Lý do nào khiến cho bà chọn ngành công tác phục vụ xã hội?

Hoàng Thị Bích Huyền: Khác với những anh chị em trong nhà, tôi không học ngành y hay kỹ thuật. Cả nhà chỉ có mình tôi theo ngành xã hội học. Ba tôi là một tấm gương tốt cho tôi vì ông thường hay tổ chức lạc quyên giúp cho những em bé mồ côi bên Việt Nam. Sau này, khi tôi vào đại học, mới đầu cũng theo ngành y, nhưng một mùa hè nọ, khi vào thực tập ở một viện tâm thần có nhiều người gốc Á châu, tôi thấy thực sự cần phải làm điều gì để giúp ích về khía cạnh xã hội, nhất là trực tiếp phục vụ những nhóm người cần sự giúp đỡ nhiều nhất.

Viễn Đông: Sau khi tốt nghiệp đại học, bà đã tìm được công việc mình yêu thích?

Hoàng Thị Bích Huyền: Vâng, đó cũng là điều may mắn của tôi. Tôi bắt đầu làm một cán sự cho Sở Xã Hội của Oregon, chuyên lo cho các em không có thân nhân bên cạnh, nhất là những em từ Việt Nam mới qua, đưa các em vào những nhà nuôi dưỡng. Sau đó, tôi làm việc với các luật sư, quan tòa qua Sở Tư Pháp của tiểu bang. Tôi rất thích việc làm của mình, tuy nhiều khi cũng rất là... nhức đầu.

Viễn Đông: Tại sao bà lại chuyển sang ngành thiếu niên phạm pháp? Công việc chính của bà hiện nay với cơ quan OYA?

Hoàng Thị Bích Huyền: Thành phần các em thiếu niên phạm pháp khác với các em nhận trợ cấp xã hội. Sau một thời gian làm việc với tòa án, luật sư, tôi cảm thấy mình có thể giúp thêm cho các em ở trong tình trạng ngoài lề xã hội, từng phạm tội. Đây là nhóm vị thành niên cần có sự hướng dẫn, trợ giúp để trở lại đời sống bình thường, tùy theo trường hợp nặng nhẹ, hội nhập trở lại vào xã hội. Trong cơ quan OYA, tôi phụ trách việc tổng hợp, phân tích những vấn đề của các em trong OYA, đưa ra đề nghị ngân sách thích hợp cho tiểu bang. Các nhà lập pháp cần biết nguồn tài trợ của họ được dùng vào những việc gì và tại sao lại cần tăng ngân sách để phê chuẩn ngân khoản cần thiết cho việc cải huấn các em. Ngoài ra, tôi cũng giải quyết những vấn đề trong quan hệ giữa phụ huynh, nhân viên, và các em này. Có một số bậc cha mẹ đến phàn nàn về con cái của họ hay về cách đối xử với con cái họ.

Viễn Đông: Qua công việc của bà, bà nhận xét thế nào về quan hệ giữa cha mẹ và con cái ở Hoa Kỳ? Phụ huynh nên dạy con em ra sao?

Hoàng Thị Bích Huyền: Tôi gặp nhiều trường hợp do hai nền văn hóa Á Đông và Hoa Kỳ khác nhau mà sinh ra nhiều rắc rối cho cha mẹ và các em. Người Việt Nam thường quan niệm rằng con cái do mình sinh ra thì hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của mình. Nếu cần dùng biện pháp mạnh như roi vọt để dạy dỗ, như ông bà mình vẫn làm đối với cha mẹ mình, thì vẫn có thể đánh con như thường. Đối với người Mỹ lại khác, cha mẹ chỉ có quyền được nuôi dạy con thôi, chứ không có toàn quyền, và quyền hạn này có thể bị chính phủ can thiệp tước mất nếu cần thiết. Đó là điều mà tôi thấy nhiều bậc cha mẹ Việt Nam không hiểu, dễ bị vướng phải vòng luật pháp của Hoa Kỳ. Khi một người con bị đánh bầm dập cơ thể thì cán sự xã hội có thể đến cô lập đứa nhỏ khỏi gia đình. Nhưng điều này không có nghĩa là mình nên quá sợ sệt mà không dạy dỗ con cái. Vấn đề là tìm cách nói chuyện, khuyên răn... cho các em hiểu. Cũng có thể phải cứng rắn, kỷ luật các em để vào nề nếp. Nếu nuông chiều con cái thái quá, hoặc sợ nó quá không dám làm gì, thì cũng dễ làm hư con. Như tôi thấy có lúc cha mẹ vào thăm con trong tù, nó đòi thế này thế khác cũng chiều, làm nó hư thêm. Họ lại không dám nói chuyện với nó, cho nó biết lẽ phải lẽ trái.

Viễn Đông: Vậy cha mẹ có thể đánh con cái được không?

Hoàng Thị Bích Huyền: Đánh mà để lại vết bầm thì không được, nhưng đánh nhẹ để răn đe, đừng để lại sự đau đớn, vết tích trên cơ thể thì không sao. Cha mẹ nên phân biệt giữa tác dụng của việc đánh đòn để giáo dục và sự lạm dụng biện pháp cứng rắn và tự kềm chế mình, đừng quá tay kẻo gây ra hậu quả tai hại. Vì thật ra, cha mẹ nào mà không thương con, nhất là cha mẹ Việt Nam. Tôi nghĩ, nhiều khi cha mẹ chỉ biết có một cách dạy con là đánh nó khi nó hư, có thể vì trong quá khứ ông bà cũng làm vậy. Nhưng cũng có những cách khác để dạy con như nói chuyện, tâm sự với nó, thưởng phạt đúng lúc, v.v..

Viễn Đông: Chắc bà đã gặp nhiều trường hợp xung đột giữa hai nền văn hóa?

Hoàng Thị Bích Huyền: Nghĩ lại, tôi càng thấy xót xa cho những trường hợp cha mẹ Việt Nam bị dính tới luật pháp Mỹ, chỉ vì không thông hiểu nếp văn hóa tại đây. Có lần, cha mẹ bị phiền hà vì cạo gió cho con, để lại vết bầm. Khi vô trường, cô giáo thấy vậy kêu cán sự xã hội báo, thế là họ giữ đứa trẻ lại. Tôi phải giải thích cho những người Mỹ hiểu rằng, việc cạo gió là một phương thức chữa trị cảm cúm trong văn hóa Việt Nam, là biểu tỏ thái độ lo lắng, thương yêu con cái, muốn chữa lành cho nó, chứ không phải là dấu hiệu bạo hành trong gia đình. Càng làm công việc xã hội, tôi thấy mình phải làm sao nói cho người bản xứ hiểu thêm về phong tục Việt Nam, cũng như nói cho cha mẹ Việt Nam hiểu tập quán Mỹ, để hai bên đừng thêm nhiều sự hiểu lầm đáng tiếc.

Viễn Đông: Bà nghĩ sao về thế hệ Việt Nam tương lai, trong đó có con cháu của mình? Liệu họ có giữ được truyền thống?

Hoàng Thị Bích Huyền: Ba mẹ tôi giữ kỷ cương rất tốt trong gia đình. Con cái phải nói tiếng Việt, nếu không thì... không được ăn cơm (Cười). Tôi cũng được đi học giáo lý, học tiếng Việt ở Trung tâm Mục vụ tại địa phương, tuy nói được nhưng đọc hiểu thì còn chậm lắm. Con cái tôi cũng sẽ học tiếng Việt. Mặc dù chồng tôi là người Mỹ trắng, nhưng anh cũng đang tập nói tiếng Việt. Nhưng cố gắng thế nào đi nữa, tôi nghĩ văn hóa truyền thống, tình thương gia đình Việt Nam cũng sẽ dần mai một đi theo những thế hệ về sau. Ở Mỹ, người ta sống về vật chất nhiều quá, ở Việt Nam thời nay cũng bắt chước Mỹ, mà bắt chước toàn những cái xấu, tôi thấy như vậy. Thay vì cho con cái thời giờ, tình thương, dạy dỗ con cái những giá trị tinh thần, cha mẹ thời nay đặt con ngồi trước cái TV, mua game cho con chơi, v.v.. Sẽ mất dần những ngày lễ Tết, con cháu quây quần chúc Tết ông bà, cha mẹ... vì ai cũng lo bận bịu với đời sống vật chất.

Viễn Đông: Cám ơn bà đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.

(Nguồn: viendongdaily.com)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Sáu 2023(Xem: 2087)
- Thư Ngõ của Hội Thiện Nguyện Cựu Sinh Viên Viện Đại Học Đà Lạt (DUACT). - Chương Trình Giáo Dục, Từ Thiện, Xã Hội ... - Tổng Kết Hoạt Động Của DUACT VN Năm 2022.
30 Tháng Ba 2023(Xem: 2623)
Kappa Delta Kỷ niệm 50 năm - Chung Thế Hùng thực hiện – YouTube
14 Tháng Ba 2023(Xem: 2641)
"Tâm đã tịnh, đóa từ bi vừa nở Vườn vô ưu trăng vẫn dõi theo người."
16 Tháng Giêng 2023(Xem: 2685)
Designed by Chung Thế Hùng K10 - Kính chúc An Khang & Thịnh Vượng - Ban Biên Tập Diễn Đàn Thụ Nhân www.thunhan.org
09 Tháng Giêng 2023(Xem: 2471)
Lá Thư Thụ Nhân From: Hansi Phan Date: January 8, 2023 Subject: SỚ TÁO QUÂN
08 Tháng Giêng 2023(Xem: 2341)
"Bài viết này chỉ là “tí con con” để nói về “xuân đi xuân lại lại” trong tứ phương đồ. Ngày nay, người Việt ở rải rác bốn phương trời, mười phương phật, có dịp trải nghiệm mùa xuân tứ thời vậy."
24 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 2308)
Kính chúc Giáng Sinh vui vẽ và Năm Mới an lành.
24 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2762)
"Ngày 12/11, Lê Thạch Trúc đã bỏ “bể sầu”, để lại ba bài thơ được coi là tuyệt bút của LYSA, Nhan Ánh Xuân, Thanh Tuyền, theo thứ tự đề thơ."
08 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2291)
"Điều Phi Thường Của Một Phụ Nữ Việt hay Hành Trình Của Lá Cờ Bất Khuất"
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468