NHỚ LẠI QUÁ KHỨ

19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 6178)
NHỚ LẠI QUÁ KHỨ

NHỚ LẠI QUÁ KHỨ

 Frêre Théophane NGUYỄN VĂN KẾ, FSC

 

1

ĐẠI HỌC DALAT

634283925783096044_400x265

 Lần đàu tôi gặp Cha Lập tại Viện Đại Học Dalat: một nhóm anh em La San chúng tôi vào Viện nghe hát. Sinh viên ca hát tấu nhạc ở giảng đường Spellman. Cha Lập đón chúng tôi. Ngài vui vẻ nói:

- Chào các thầy Frères. Sinh viên, cựu sinh viên trường các Sư huynh nhắc các Frères. Chúng mến các Frères lắm đấy!

Ngài vừa nói vừa phì phào điếu cigare một cách tự nhiên, thành tâm với chúng tôi. Lần khác ngài đến tận nhà chúng tôi ở số 6 Trần Hưng Đạo:

- Nhờ các Frères đến giúp tôi một tay. Tuần tới có thi cuối năm. Phòng thi nhiều, không đủ giáo sư coi thi.

Cha Lập, một con người cởi mở, tính tình dễ dãi, ăn nói thành tâm. Ngài quen đứng ở cửa chính của viện đại học. Có con chó nằm dưới chân quen hơi chủ nó lắm. Một điếu cigare bốc khói trên môi với trời Dalat vào sáng chiều lành lạnh ngọt. Coi ngài thật ấm áp. Ngài đứng thẳng người, tay khoác sau lưng trong tư thế tự tin, bụng ông địa giàu sang, hứa hẹn cho vay không lấy lãi: có thì trả, không có thì tha. Có tiền ắt có bạn bè. Phú quí đa nhân hội. Có tiền mới dám điều khiển một trường đại học.

Thấy Cha Lập ung dung chào đón giáo sư, sinh viên nam nữ và phụ huynh của họ, người ta có cảm tưởng Viện Đại Học Dalat là nơi đáng tin cậy, nhà trường hứa hẹn bành trướng mạnh mẽ, tương lai sáng sủa. Sinh viên đóng lệ phí: Đó là việc hành chánh, Cha không lo!

Hãy xuống văn phòng hành chánh mọi thủ tục ghi danh như mọi người. Cha không hề can thiệp vào việc hành chánh. Sinh viên anh chị nào túng thiếu không đủ tiền ghi danh lên Cha Lập:

- Xin Cha chuẩn cho con khỏi đóng tiền.

Cha tươi nét mặt mà bảo:

- Cha không có quyền ấy đâu. Việc của văn phòng là đanh thép. Đây cha cho con vay một số tiền. Sau nầy con nhớ trả lại để cha còn có cho đứa khác vay!

Ấy cứ thế là cái túi của Cha Lập trở nên khô cạn, tiền lương bổng của Cha đi vào túi sinh viên. Giúp đỡ con cái nghèo là thú vui của Cha Viện Trưởng.

Sinh viên thương Cha. Phụ huynh các sinh viên phương xa cũng biết tiếng Ngài, gửi con lên Viện Thụ Nhân, nhất là những đứa con cưng chắc chắn con cái sẽ học hành nên người. 

Cha Viện Trưởng tận tình lo lắng sinh viên nam nữ những tuần nghỉ học ở lại trong viện: Giáng sinh,Tết Nguyên đán.

Có đứa thất tình khóc mếu đến với Cha:

- Cha làm sao được, hỡi con! Tình yêu không có trong túi Cha. Tình yêu ở trong tim con. Tình yêu lứa đôi là kho báu Chúa ban cho Nếu người con yêu xứng đáng với con thì cầu nguyện xin Chúa ban cho con mối tình chung thủy. Bằng không thì con chờ đợi một nàng công chúa nào khác xứng đáng với con, nếu con có tâm hồn một hoàng tử.

Được sinh viên tin cậy là bí quyết của Cha Lập. Viện Đại Học Thụ Nhân là một đại gia đình. Sinh viên trai gái đều là con cái của Cha Viện Trưởng. Cha hiểu biết tính tình, tên tuổi mỗi đứa, tông tích từng đứa. (Hồi đó số sinh viên chưa đông lắm đâu). Có vậy mới quý chứ!

Đại lượng hảo tâm đối với giáo sư. Vào nhà cơm là gặp Cha Lập ở đó rồi. Ngài đến trước để xem bàn ăn có sẵn sàng chưa: cơm nước, bát đĩa, khăn bàn đủ thứ sạch sẽ, tươm tất lịch thiệp. Sự hiện diện của Ngài cũng là một khuyến khích cho nhà bếp nấu nướng cẩn thận, với tâm tình và nghệ thuật của một đầu bếp có vị giác tốt, biết thưởng thức các món ăn có thi vị, hương thơm ngon miệng và bổ dưỡng. Những câu chuyện trong các bữa ăn cũng là một món quý. Ngài có khiếu gợi chuyện, rồi thì các giáo sư tiếp tục kể chuyện liên miên thích thú, thành tâm như anh em một nhà. Chuyện các đấng thừa sai (missionnaires) tập nói tiếng Việt: có ông cố thừa sai một hôm dặn dò người hầu việc: 

- Hôm nay cha đi xa, con đem cái đầu gối của cha ra phơi nắng. (Cả nhà cười ầm lên).

Ông cố lầm lẫn: cái đầu gối với cái gối. Người hầu viêc phải bưng miệng, không dám cười to. Và cũng có gan dẫn giải cho cố biết nói tiếng Việt cho đúng nghĩa: cái gối đầu thì đem ra phơi nắng được, còn cái đầu gối của cha thì không được chặt đi.

*

Mạnh khỏe xác hồn, đại lượng dễ thông cảm, cởi mở tính tình, hòa mình với tha nhân, biết ăn biết nói, vui vẻ chào hỏi mọi người, biết xử sự, biết xã giao cho hơn đời. Biết người biết mình. Đại lượng đón tiếp mọi người, rộng lòng dung thứ, nhất là thành tâm yêu mến tha nhân.

Đối với thanh niên nam nữ, chớ có bao giờ lên án họ hoặc liệt họ vào hạng hư thân mất nết vô phương cứu chữa. Và tin tưởng tuổi xuân là hy vọng của ngày mai. Ấy là bí quyết của Cha Viện Trưởng Nguyễn Văn Lập được lòng người, được nhiều cộng sự viên hết lòng làm cho Viện Đại Học Thụ Nhân có danh tiếng, hiện nay còn vang vội tại quê nhà và các nơi có những anh chị cựu sinh viên Thụ Nhân.

 2

SỨ MẠNG BÁC ÁI

Cha Viện Trưởng Nguyễn Văn Lập: một con người có xã hội tính, thích nghi với mọi hoàn cảnh xã hội, thành tâm với mọi người, già trẻ giàu nghèo, Công Giáo, Phật Giáo, Hòa Hảo. Giáo sư, sinh viên, thơ ký, người giúp việc; Giám mục, Linh mục, Tu sĩ nam nữ: ai ai Ngài cũng cư xử với con tim thật tình. Người đối với người: lễ phép kính cẩn mến yêu, trong giọng nói, bình tĩnh, trầm trầm Miền Trung. Ngài để ý đến mọi người. Như vậy đắc nhân tâm là phần thưởng cho Ngài lúc sống và lúc qua đời.

Cha Lập trong lúc gian nan, đất nước khủng hoảng, dân chúng chạy loạn. Ngài cũng không nhà không việc đến trọ tại Bình Triệu, giúp Cha Sở ở đấy. Và đám đông chạy loạn tụ họp lại, bao vây nhà thờ Thánh Mẫu Fatima để được che chở ủi an. Đám đông không nhà, không việc làm, không cơm ăn, không áo mặc, đau ốm không thuốc thang, trẻ con rách rưới, không trường học, không người dạy dỗ, săn sóc dỗ dành lúc khóc lóc đói khát: không cơm, không nước, chạy đến Linh mục như đàn chiên chạy đến cùng người chăn chiên. Và Cha Lập có đó. Ngài cầu nguyện và suy nghĩ: làm gì được cho đám dân nghèo?

Thứ nhất khuyên mọi người bình tĩnh giúp đỡ lẫn nhau, thương yêu nhau như họ hàng thân thiết, có cháo ăn cháo, có nước cho nhau uống. Tình thương an ủi mọi người, đắc nhân tâm là phần thưởng. Và đấy là bài giảng đầu tiên của Ngài đứng trước đám đông người tỵ nạn tuôn về thủ đô Miền Nam hấp hối. Và Ngài cũng dừng bước chân tại đó, nhất định ở lại với đám dân nghèo đói, không nhà, không cơm áo, nhất là Ngài thấy đám trẻ nít vô tội, khốn cùng trong tuổi non nớt đã gặp đại họa: có cha còn mẹ cũng như mồ côi mẹ cha!

Ngài lo nghĩ dến chúng nhiều lắm. Ngài quyết tâm lo cho chúng được ăn học, có người giáo dục chúng nên người, có trường học dạy dỗ, khai tâm mở trí cho chúng, có bạn hữu cùng tuổi để nô đùa vui chơi, vui học, lớn lên trong tình yêu thương, kết nghĩa bạn hữu cùng tuổi, cùng nhau học hành, lắng nghe lời khuyên bảo nên người: biết sống như những con người lương thiện và những công dân một nước văn minh. Đấy lý tưởng của Linh mục Nguyễn Văn Lập. Và Ngài đã nỗ lực thực hiện từ năm 1975 cho đến hơi thở cuối cùng năm 2001 với sự cộng tác của các Soeurs Nữ Tu và cũng là những tấm lòng khoan dung, từ bi, nhân hậu chuyên sứ mạng phụng sự kẻ nghèo và trẻ nít bơ vơ, và một số các cựu sinh viên Viện Đại Học Thụ Nhân Dalat giúp Ngài bằng cách chung sức quyên tiền nâng đỡ nhà trường Ngài đã tạo nên. Đó là phần gia nghiệp Ngài để lại cho hậu thế chúng ta duy trì và chung sức tiếp tục sứ mạng Thụ Nhân của Ngài.


(Nguồn: Đặc San Tưởng Niệm Đức Ông NGUYỄN VĂN LẬP)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Mười Một 2011(Xem: 28119)
" Đau đớn, nơi xưa thành tổ quỷ, Nghẹn ngào, chốn cũ biến hang ma. Âm thầm tưởng niệm ngày Cha mất, Đất khách đàn con lặng xót xa."
23 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 6525)
ĐÀ LẠT DU KÝ (Phần 2) Nguyễn Đức Quang (Già Cơ) Viết về những kỷ niệm mà nhiều người đã viết thì chẳng khác gì bắt độc giả ăn cơm nguội. Anh bạn tôi nói thà có cơm nguội ăn còn hơn không. Tôi cố ghi lại đôi điều ít được đề cập đến.
22 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 6250)
Tưởng Niệm Đức Ông Nguyễn Văn Lập Giáo Sư Nguyễn Cao Hách gọi Cha là vị lãnh đạo tinh thần cao cả. Đối với Giáo Sư Vũ Quốc Thúc, Cha là một nhân vật siêu việt, gia trưởng của đại gia đình Thụ Nhân. Giáo Sư Nguyễn Khắc Dương tôn vinh Cha là Thừa Thiên Thụ Nhân. Giáo Sư Lê Hữu Mục khẳng định Cha là một người Cha nhân lành, có những việc làm và những tính tốt có thể nói là siêu phàm. Giáo Sư Trần Long cho rằng Cha là hiện thân của lòng nhân.
19 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 11874)
“Rứa c on đi, con có trở về không?” Võ Thà nh Xuân ... ở đây sẽ chỉ là một số kỷ niệm với người Cha tôn kính của một cựu sinh viên may mắn gần g ũi Cha vào quảng đời mà tình cảm của Cha như một người cha già thế tục mong vui với đàn con.
19 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 6750)
Linh Mục Nguyễn Văn Lập: Một Vị Lãnh Đạo Tinh Thần Cao Cả Gs Nguyễ n Cao Hách Lúc còn sinh thời, Linh Mục Nguyễn Văn Lập tính tình hào hiệp, độ lượng cao cả, với một trí óc cực kỳ thông minh. Trong mấy chục năm liền, tôi hân hạnh được hợp tác với Viện Đại Học Da lat, m à Linh Mục Nguyễn Văn Lập là Viện Trưởng.
05 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 7611)
Nhân lần sinh nhật 80 của anh Khương Hữu Điểu, viết về vài kỷ niệm với anh, và viết... về tôi Nguyễn Duy Tưởng TTKTKN/NHPTKNVN, 1968-1975 Một tờ giấy viết tay rơi xuống đất, tôi nhặt lên đọc. Nét chữ viết tay đó làm tôi bàng hoàng, vô cùng xúc động. Mới đó mà đã gần 42 năm, những hình ảnh về cơ quan cũ, về bạn bè xưa, và về anh với dáng đi tất bật hiện ra mờ nhạt.
04 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 5904)
MIẾNG BÁNH ĐA KÊ Tác giả: Người Hànội, CTKD 1 Nghe ba chữ “ Bánh Đa Kê ” thật đơn giản, thật dân dã đối với người dân xứ Bắc, nhưng đối với tôi, nó mang cả một khung trời kỷ niệm đầy nhung nhớ, luyến tiếc, của chuyến về Hànội ngày vào thu, trong buổi tiễn đưa khi phải chia tay con trai tôi.
07 Tháng Mười Một 2010(Xem: 7491)
ĐÀ LẠT DU KÝ Nguyễn Đức Quang (Già Cơ) Viết về những kỷ niệm mà nhiều người đã viết thì chẳng khác gì bắt độc giả ăn cơm nguội. Anh bạn tôi nói thà có cơm nguội ăn còn hơn không. Tôi cố ghi lại đôi điều ít đ ược đề cập đến .
14 Tháng Mười 2010(Xem: 6027)
Diễn Đàn Thụ Nhân Với sự đồng ý của tác giả, tập truyện "Trọc Sĩ Năm Nhập Môn" dài 75 trang sẽ được chia làm 3 phần đăng trong 3 kỳ. TRỌC SĨ NĂM NHẶP MƠN (Phằn Cuối) Nguyễn Đức Quang (Già Cơ)
28 Tháng Tám 2010(Xem: 5437)
Diễn Đàn Thụ Nhân Với sự đồng ý của tác giả, tập truyện "Trọc Sĩ Năm Nhập Môn" dài 75 trang sẽ được chia làm 3 phần đăng trong 3 kỳ. TRỌC SĨ NĂM NHẶP MƠN (Phằn II) Nguyễn Đức Quang (Già Cơ)
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468