Khôn Cũng Chết, Dại Cũng Chết (Hoàng Ngọc Nguyên)

16 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 20921)
Khôn Cũng Chết, Dại Cũng Chết (Hoàng Ngọc Nguyên)

KHÔN CŨNG CHẾT, DẠI CŨNG CHẾT


Hoàng Ngọc Nguyên


 image001_24-content 

 

Ngày thứ năm, tin Đại tá Moanmar Gaddafi, người đã lãnh đạo nước Libya một cách kỳ quái trong hơn 40 năm qua, cuối cùng đã bị chết trong tay của lực lượng nổi dậy, tuy chẳng phải là chuyện không ngờ được, nhưng vẫn làm cho nhiều người bâng khuâng. “Hóa ra, ông ta cũng chết”, đó là phản ứng trong thâm tâm của nhiều người, như thề người ta nghĩ rằng một con người “phi phàm”, “quyền lực vô biên” như thế không làm sao có thể chết được. Tờ Washington Post bắt đầu bài viết: “Đại tá Moammar Gaddafi, ngưòi lãnh đạo lập dị và bất thường trong hơn 40 năm của nước Libya, nhân vật đã đưa đất nước giàu dầu hỏa này đến chỗ bị cả thế giới miệt thị, đã cố gắng tái lập uy tín cho đất nước của mình để trở thành môt thành viên được tin cậy trong cộng đồng toàn cầu nhưng cuối cùng vẫn bị người dân nổi dậy lật đổ, hôm thứ năm đã chết ở Sirte, quê nhà của ông”.

 Cuộc nổi dậy của người dân Libya kéo dài ròng rã cả bảy tháng, trong cao điềm của Mùa Xuân A-Rập, sau những thắng lợi vang dội của những cuộc “khởi nghĩa” tại Tunisia và Ai Cập vào hồi đầu năm. Trong cả một hai tháng đầu, người ta những tưởng rằng ông Gaddafi sẽ nghiền nát các lực lượng chống đối dù cho họ có vũ trang, nhất là khi ông đe dọa ông là con người Đấng Allah cho quyền năng “bất khả xâm phạm” và ông sẽ đi săn lùng những kẻ “phản cách mạng” và “tay sai đế quốc” đ ến “từng con hẻm, từng ngôi nhà” và tiêu diệt không nương tay những nguòi xuống đường. Thế nhưng với sự can thiệp của phương tây thông qua khối NATO, không cho Gaddafi dùng không lực và pháo binh tàn sát thường dân cùng lực lượng nổi dậy, quân đội của Gaddafi, cùng lực lượng lính đánh thuê dần dần núng thế và trở nên co cụm. Gaddafi đã rời khỏi Tripoli để đi ẩn náu từ cuối tháng tám, khi lực lượng nổi dậy tràn vào thủ đô đánh dấu sự cáo chung của triêếu đại Gaddafi.. Giao tranh vẫn tiếp diễn vì lực lượng trung thành với Gaddafi vẫn quyết liệt cố thủ ở một vài thành phố. Ngưòi ta đồ chừng rằng ông đại tá đang ở đâu đó với các nhóm trung thành nhưng ngày càng tuyệt vọng này. Tuy nhiên, ngày tàn của ông mọi nguòi đều thấy đã điểm. Theo tin tức đã được nhiều nguồn khác nhau xác nhận, Moammar Gaddafi đã bị bắt sống khi lực lượng quân nổi dậy mở một cuộc tiến công quyết liệt đánh vào Sirte, quyết dẹp tan cac nhóm tử thủ theo Gaddafi – khiến cho nguòi ta càng tin chắc rằng người cựu chủ tịch của Libya đang ở nơi này. Tuy nhiên, ông ta bị bắn chết trong giao tranh sau đó khi những người theo Gaddafi muốn cứu ông.

 Mặc dù cuộc nổi dậy của quân dân Libya sẽ khó thề thành công, thậm chí sẽ bị đàn áp và tàn sát bởi một người chỉ quen cách hành động tàn bạo trong cai trị nước, thậm chí trong những thủ đoạn chính trị trên quốc tế, nếu không có sự can thiệp quân sự của phương tây (như thường lệ, Nga và Trung Cộng đều đứng ngoài) nhân danh nhân quyền và dân quyền của người dân Libya, nhưng yếu tố quyết định cho sự thành công của cuộc cách mạng này vẫn chính là sự chán ghét và quyết tâm của nguời dân lật đổ một nhà độc tài cùng cái chế độ khủng khiếp và lạc hậu của ông ta. Người ta cũng có thể nhìn cuộc nổi dậy này trong bối cảnh rộng lớn hơn, đó là một phong trào phản kháng có tính bạo động tất yếu của nguời dân chống giới cầm quyển ở những nước Hồi giáo vẫn quen với cung cách cai trị “độc tài”, “toàn trị”, “chuyên chính”… ở Trung Đông và Bắc Phi. Điều cần nhấn mạnh một cách dứt khoát là chính ý chí người dân là yếu tố tạo ra sự chuyển biến chính trị có tính cách mạng – chẳng phải là vì sự tác động hay can thiệp hay ngầm tiếp tay của các thế lực bên ngoài.

 Không nói đến những chế độ đang đứng trên bờ vực có thể sẽ phải sụp đổ trong nay mai như Syria hay Yemen, những chế độ đã đồ như Tunisia hay Ai Cập vốn là những đồng minh đáng tin cậy và hiếm hoi của Mỹ và phương Tây trong thế giới Hồi giáo A Rập. Điều khá khôi hài là Gaddafi và Libya đang là một chỗ dựa vững chắc cho Mỹ trong cuộc chiến chống lực lượng Hồi giáo quá khich chuyên khủng bố quốc tế al Qaeda của Osama Bin Laden đang tìm cách mở rộng thế lực, ảnh hưởng trong thế giới Hồi giáo, A Rập… Trong cả bảy tám năm nay, Gaddafi đã có môt sự chuyển biến chính sách mạnh dạn đối với các nước phương tây, và ngưòi ta phải nói là ông đại tá này không điên dại như người ta vận tưởng, thậm chí còn nói ông khôn quá cỡ: ông đi với Mỹ, lo gì bị người trong nước lật, sợ gì những nước Hồi giáo A Rập bên ngoài phá. Thủ tướng Silvio Berlusconi thích của lạ cũa Ý chịu ông đại tá Libya quá cở vì ông này đi đâu cũng có cả một đoàn nữ binh bao quanh bảo vệ - còn hơn chủ tịch Kim Jong Il của Bắc Hàn. Thủ tướng nước Anh thì nay cũng đã quên thù xưa vì các công ty nước Anh được mạnh dạn khai thác dầu ở hải phận Libya. Tổng thống Mỹ George Bush cũng yên tâm Libya để yên cho Israel và hợp tác chống Al Qaeda…

 Khi Gaddafi tiến hành một cuộc đảo chính của Hội đồng Chỉ huy Cách mạng gồm những sĩ quan trẻ cấp dưới, lật đổ chế độ quân chủ phong kiến ở Libya của vua Idris, vào năm 1969, tức sau thất bại nhục nhã của các nước A Rập trong cuộc chiến tranh sáu ngày năm 1967 với Do Thái, ông chỉ mới 27 tuổi. Gaddafi không những được xem như là một “Nasser của Libya” mà còn nhanh chóng trở thành thần tượng của giới trẻ cấp tiến trên toàn thế giới, đang có khuynh hướng hoan nghênh và phấn khởi trước những thay đổi có tính cách “khuynh tả” trong “thế giới thứ ba”, chống ảnh hưởng của Mỹ ở những chế độ phong kiến. Nước Libya có tên chính thức là Cộng Hòa A Rập Libya. Nền kinh tế dầu hỏa đã làm cho ngưòi dân của Libya, dân số chỉ vào khoảng 6-7 triệu, nâng cao mức sống nhanh chóng, Tuy nhiên, chẳng bao lâu, Gaddafi và gia đình phe cánh của ông lao vào một cuộc phiêu lưu quốc tế để “chơi nổi”. Libya bắt đầu tích trữ vũ khí hóa học, đồng thời ỷ giàu đi yểm trợ các tổ chức, lực lượng khủng bố, nội loạn ở các nước phương tây - cụ thể là ở Bắc Ireland (cung cấp vũ khí cho tồ chức Quân đội Cộng Hòa Ái Nhĩ lan Lâm thời PIRA). Năm 1988, ông cho khủng bố đánh bom chuyến bay 103 của Pan Am bay trên không phận Tô Cách Lan, giết chết gần 300 người, vừa hành khách máy bay vừa ngưòi dân sống trong vùng Lockerbie. Nhiều nước đã tẩy chay, cấm vận Libya và Liên Hiệp Quốc gọi Libya là một “nước bất hảo” (pariah state).

 Tuy nhiên, thời thế đổi thay nhiều sau cuộc tấn công của al Qaeda vào nước Mỹ ngày 11-9-2001. Vùng Bắc Phi và Trung Đông ngày càng trở nên nguy hiểm vỉ sự thách đố của các thế lực khủng bố Hồi giáo đang muốn khuynh đảo nhiều nước trong vùng. Những biến chuyền này đã khiến cho Gaddafi chuyển biến 180 độ trong thái độ với phương tây và Mỹ. Libya đã bày tỏ thiện chí tối đa từ bỏ tất cả những vũ khí giết người hàng loạt (WMD) và muốn góp phần ngăn chận sự bành trướng của Al Qaeda trong vùng.

 Ông Gaddafi, như người ta nói, đã hết chơi dại, chơi ngông. Người ta nói ông đã khôn. Và ai cũng tưởng ông thế là vững. Nhưng ở đời này khôn cũng chết, dại càng dễ chết. Chỉ có biết hoạ chăng mới sống. Bởi thế mà Tồng thống Tunisia, Tổng thống Ai Cập đều sống sót, cho dù khó hạ cánh an toàn. Chỉ có ông đại tá Moammar Gaddafi chết. Ông chết vì ông không biết. Ông không biết được sức mạnh của người dân. Ông không biết được một chân lý muôn thuở: không chế độ nào có thể tồn tại nếu người dân đã có quyết tâm bày tỏ ý muốn của mình.

 Bài học này dĩ nhiên không chỉ cho những nước Trung Đông hay Bắc Phi, mà cho cả những người đang trông mong, khắc khoải vì sao không có những đổi thay ở những nơi vẫn quen với chuyên chính, toàn trị như những nước ở Đông Á…

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Giêng 2023(Xem: 1862)
"Câu chuyện trong 12 con giáp ở Đông Á thì riêng Việt Nam có mèo thay cho thỏ, khác Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, được nêu ra đã lâu nay."
23 Tháng Mười 2022(Xem: 2383)
"Đây là gánh bánh mì thịt của cụ bà năm nay đã tám mươi sáu tuổi. Dù chỉ có năm ngàn đồng một ổ, nhưng vẫn có đầy đủ cho lựa chọn nhân một ổ bánh như cá xốt cà, thịt, xíu mại, rau thơm, hành, dưa leo, ớt. Trong cái tỉnh lỵ nhỏ ở miền Đông Nam bộ này, hầu như ai cũng biết bà."
09 Tháng Mười 2022(Xem: 2663)
"Cuốn sách kể câu chuyện của nhiều nhân vật thuộc nhiều thế hệ lần tìm về với nhau sau khi bị cuộc sống trên quê hương mới làm cho tình cảm rạn nứt, sứt mẻ."
17 Tháng Chín 2022(Xem: 2733)
"Sống ở đời cũng vậy, bạn muốn nhận được điều gì, bạn muốn người khác trao cho mình giá trị, chỉ dạy, hướng dẫn cho mình thì bạn phải đặt mình ở vị trí thấp hơn. Muốn rót nước vào tách trà của mình thì đừng đặt mình cao hơn ấm trà của thiên hạ. "
29 Tháng Tám 2022(Xem: 2879)
"Nếu ta bỏ một con cua vào một cái xô nhỏ, nó có thể dễ dàng leo lên và bò ra. Nhưng nếu ta bỏ nhiều con cua vào chính cái xô đó, thì không con nào bò ra khỏi được! Các bạn có biết tại sao không?"
09 Tháng Sáu 2022(Xem: 2823)
"Người già chỉ sảng khoái khi được có bạn tâm giao, đó là một liều thuốc bổ mà không Bác sĩ nào có thể biên toa cho ta mua được."
08 Tháng Sáu 2022(Xem: 2826)
"Vạn sự tương sinh tương khắc, không có lên thì không có xuống, không có thấp thì không có cao, không có đắng thì không có ngọt."
22 Tháng Ba 2022(Xem: 3109)
"Thử đếm xem đã có bao nhiêu cá nhân, tập thể là... “Anh hùng các lực lượng vũ trang”, “Anh hùng lao động”, được tặng huân chương này, danh hiệu kia nhờ vậy mà không ngừng thăng tiến để có cơ hội “ăn không từ thứ gì” rồi bị tống giam, hay phá sản?"
10 Tháng Ba 2022(Xem: 2886)
"Đó là cả một quá trình nỗ lực, đòi hỏi nhiều tố chất, từ tấm lòng lương thiện, biết sống vì người khác không toan tính thiệt hơn đến khả năng biết nắm bắt cơ hội."
03 Tháng Ba 2022(Xem: 2845)
"“Life will win over death, and light will win over darkness”. Sự sống sẽ vượt qua cái chết và ánh sáng sẽ bừng lên từ bóng đêm." Volodymyr Zelensky
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468