NHỚ LẠI NHỮNG NGÀY ĐẦU

24 Tháng Tư 201012:00 SA(Xem: 6132)
NHỚ LẠI NHỮNG NGÀY ĐẦU


NHỚ LẠI NHỮNG NG634077206011912112_400x300ÀY ĐẦU

CỦA VIỆN ĐẠI HỌC DALAT


TRẦN TRI VŨ


Dalat thì ai không biết là nơi nghỉ mát lý tưởng. Nhưng lý tưởng hơn cả là được học

hành ở đấy. Có thể vì thế mà Dalat có nhiều tu viện, nhiều trường học, phần lớn rất

khang trang và nổi tiếng. Thường những trường học ở đây được dành cho con nhà giầu,

như Lycée Yersin, Couvent des Oiseaux, trường dòng La Salle, Domaine de Marie …Thế nên khi nghe sắp có mở một đại học ở Dalat thì tôi chú ý theo dõi sự thành lập này. Vì học tại các phân khoa của Viện Đại Học Saigon thường là khá vất vả: Khí hậu nóng bức, trường lớp cũ kỹ và chật, bởi số sinh viên luôn luôn quá đông . . .

Khi biết rõ Viện Đại Học Dalat sẽ chính thức khai giảng với mấy phân khoa đầu là Toán,Văn và Đại Học Sư Phạm, thì tôi dự tính ghi danh. Nhưng cũng còn một phân vân: nói nó là một đại học tư, do mấy linh mục công giáo đứng ra tổ chức. Và sự tìm hiểu về đại học tư ở miền Nam lúc đó bắt nguồn từ định kiến thông thường của tôi là sự phân biệt “trường công, trường tư”. Nay nhớ lại cũng còn thấy có nhiều chuyện vui.

Khu Viện Đại Học Dalat trước kia là trường thiếu sinh quân của Pháp. Sau khi Pháp rút lui thì bỏ trống. Lúc đó là chính phủ Ngô Đình Diệm, Bộ Gíao Dục thời ấy có dự định chuyển một trường học nào đó lên khu ấy. Nhưng rồi một số hiệu trưởng được mời tới thăm thì hầu hết đều lắc đầu chê:

Chỗ ấy rộng thì rộng thật, nhưng quá xa khu dân cư, không có tuyến xe công cộng nào đi gần qua đó cả. Phòng ốc thì hợp với trại lính hơn là để mở những lớp học. Muốn sửa thành trường học thì cần một kinh phí lớn. Trong khi còn nhiều trường học bị hư hỏng ít nhiều mà vẫn phải hoạt động vì thiếu kinh phí tu sửa. Thế là khu trường thiếu sinh quân trại lính ấy vẫn bị bỏ trống với nguy cơ càng ngày càng bị hư hao vì thiếu bảo trì.

Nhưng cũng có người cho rằng khu ấy nên dành để lập một trường học chuyên môn nào mà chúng ta chưa có. Ý kiến ấy hay, nhưng phương tiện không có. Cho tới khi ông Diệm bỗng một hôm ngỏ ý cần đào tạo một lớp nhân sự mới theo quan điểm giáo dục mới mẻ hơn, khác với lớp người do Pháp để lại. Những bàn luận kéo dài với những lo lắng sinh viên học sinh thì quá đông, ngành nào cũng thiếu ngư ời, nhất là các ngành chuyên môn hiện đại. Vấn đề thiết lập thêm nhiều trường là cần. Nhưng trở ngại lớn vẫn là ngân sách còn nghèo. Chính phủ lấy đâu ra tiền để lập thêm trường học để thu nhận đám học sinh, sinh viên đông đảo kia. Nghe nói “Ông Diệm” thúc: -“Nghèo thì bắt đầu từ một trường nhỏ thôi, rồi phát triển thêm dần dần. Chính phủ nghèo thì hô hào dân, ai có tiền thì đóng góp. Không lẽ cứ bó tay chịu thua sao?”

Nhưng rồi cũng chẳng có ai dám đứng ra lãnh vai trò tiên phong. Có người đề nghị: Việc ấy nên để cho ai vừa có óc tổ chức , vừa có uy tín để vận động vốn thì may ra mới thành. Có ý kiến là phe công giáo đang mạnh thế, thì gán cho họ thử làm đi. Xem có thành không? Lại có ý kiến mời “Đức Cha Ngô Đình Thục”. “Đứ Cha” mà dính vào, thì đi gõ cửa, ai dám từ chối.

Vậy là ý tưởng chuyển thành hành động. Trường như thế nào? Đặt ở đâu? Bộ Gíao Dục, rồi Tòa Tỉnh trưởng chỉ cái cơ sở nửa trường, nửa trại lính ấy cho xong chuyện. Ai ngờ được khen chỗ ấy rộng, mát mẻ, tha hồ mà học, tha hồ mà phát triển xây dựng them. Vậy là mọi việc được xúc tiến và được thúc làm cho lẹ.

Tiền lấy ra ở đâu? Thì cứ thỉnh ý “Đức Cha”. Hỏi ở quỹ địa phận Vĩnh Long thì được trả lời là không có dư. Thế những cơ sở mới được chuyern giao, hoặc thu mua sau này thì sao? Thưa hiện có hai nhà sách André Portrait ở đường Catinat. Rồi còn phần của công ty nhà hang Charner nữa. Vậy quỹ ở đó chứ còn tìm ở đâu nữa. Làm đi! Ai sẽ đứng ra lãnh trách nhiệm này? Thì hỏi “Đức Cha”. Thế là Linh Mục Trần Văn Thiện là vị Viện Trưởng đầu tiên của Viện Đại Học Dalat, một Đại Học chưa có bàn ghế, chưa có nhân viên và chưa có sinh viên …Chưa có bàn ghế thì đóng. Nhân viên thì ép Bộ Quốc gia Gíáo dục mượn. Khi trường sở hình thành, nói Bộ Gíao dục cho chia sinh viên bằng cách mở đầu tiên Khoa Đại học Toán, và Đại học Sư phạm. Quyền lợi sinh viên thì cho hưởng học bổng y như trường công. 

Cứ thế … cứ thế … mà Viện Đại Học Dalat lớn nhanh như thổi. Khi Linh mục Trần Văn Thiện được lên làm Gíam mục địa phận Mỹ Tho, thì Linh mục Nguyễn Văn Lập lên gánh vác tiếp trách nhiệm.

Cơ ngơi xây thêm: thêm lớp, thêm phòng thí nghiệm, thêm khu ký túc xá, thêm thư viện, thêm giảng đường … Chỉ khác các đại học Quốc gia ở chỗ trường sở sang hơn, các giáo sư chọn lọc hơn … thêm ngành để Trường Văn khoa, Khoa học được hoàn chỉnh. Rồi thêm Trường Chánh Trị Kinh Doanh, với các ban Quản Trị Xí Nghiệp, Kế Toán Tài Chánh của ngành Kinh Doanh. Các ban Ngoại Giao, Báo Chí … của ngành Chánh Trị. Cứ thế … cứ thế … mà lớn lên … Đại học “Thụ Nhân” mọc lên nhanh lẹ như thế. Với công lao, của cải, thiện chí … của rất nhiều người, nhiều nơi đóng góp. Từ ông thợ hồ, thợ nề, tới mấy bác tài xế làm việc cật lực bất kể giờ giấc đi chở vật liệu, đi rước mấy cô sinh viên nội trú bên khu trường Trần Hưng Đạo (Nam nữ sinh viên ăn ở xa nhau theo nguyên tắc: nam nữ thọ thọ bất thân …), đi rước giáo sư khi thì từ Saigon, khi thì từ phi trường Liên Khương, bởi những giáo sư quý hiếm cũng phải chạy “viện”, không ai quản ngại mệt nhọc, đường khó, đường xa … Bởi đó là việc “trồng người” cho đất nước. Cho dù đã có bao nhiêu biến trời, đổi đất, đổi người, nhưng không ai cản “nó” lớn lên thêm mãi … 

( Đặc San Tưởng Niệm Đức Ông NGUYỄN VĂN LẬP - 2002)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Năm 2010(Xem: 6205)
"Bách niên chi kế mạc như Thụ Nhân.” Nhưng trồng lúa, trồng cây mà muốn lúa được mùa, cây sai trái, cần phải lưu ý đến điều kiện khí hậu và đất đai. Trồng người mà muốn đáp ứng nhu cầu của đất nước thì cũng cần phải biết đem con người thanh niên vào thực tại đất nước.
24 Tháng Tư 2010(Xem: 5891)
Bằng Sắc lệnh số 190/GD ký ngày 28-8-1961, Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa ban quyền cho VĐD do HĐD thành lập năm 1957 được phép cấp phát các văn bằng bậc đại học. Gs Trần Long
24 Tháng Tư 2010(Xem: 6079)
Hội Đạihọc Dalat, Viện Đạihọc Dalat, và Trường Chánhtrị Kinhdoanh là ba cơsở mà tôi có liênhệ khánhiều từ lúc bamươiba tuổiđời co tới nay. Gs Trần Long
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468