World Cup 2010: Một Sự Kiện Của Hàng Trăm Triệu Người

11 Tháng Sáu 201012:00 SA(Xem: 27918)
World Cup 2010: Một Sự Kiện Của Hàng Trăm Triệu Người

WORLD CUP 2010:

MỘT SỰ KIỆN CỦA HÀNG TRĂM TRIỆU NGƯỜI  

Nguyễn Ngọc Hoàng

Ngày 11-6 hôm nay, Giải Vô địch Túc cầu Thế giới, thường được biết dưới tên gọi ngắn gọn World Cup, sẽ bắt đầu khai diễn tại Johannesburg, thành phố lớn nhất của nước Cộng hòa Nam Phi , nước châu Phi đầu tiên được tổ chức sự kiện thề thao lớn nhất hành tinh đã có lịch sử đến hơn tám thập niên qua. World Cup 2010 sẽ kéo dài đúng một tháng, và chẳng phải là cường điệu khi cho rằng cả trăm triệu người sẽ mất ăn mất ngủ cả một tháng, không chỉ vì những giờ giấc trái khuấy mà còn vì sự hồi hộp theo dõi. Bóng dá là môn thể thao đại chúng nhất trên thế giới này, một môn chơi thịnh hành trên khắp năm châu, và số người xem bong đá hoặc ngoài sân hoặc trước màn truyền hình lại đông hơn người chơi trên sân có khi cả trăm ngàn lần. Bởi thế World Cup nay lại trở về với đời sống của chúng ta, xâm nhập vào cuộc sống của mỗi gia đình - cứ bốn năm một lần như thế. Saigon Nhỏ với loạt bài này, được giao cho anh Nguyễn Ngọc Hoàng, chủ biên thể thao của chúng tôi, muốn chia sẻ với quí độc giả niềm vui nho nhỏ này vào một lúc mà đời sống của mọi người đều ít nhiều căng thẳng và buồn phiền vì chúng ta đang sống trong một thời điềm lịch sử. Nguyễn Ngọc Hoàng đã từng viết bình luận thể thao cùng truyện ngắn thể thao “thiện chí” cho báo Đuốc Thiêng của ký giả thể thao lão thành Thiệu Võ (Thiệu Võ là một tên tuổi lớn đồng thời với Huyền Vũ Nguyễn Nghọc Nhung, Hoa Lê, Phan Như Mỹ…) vì một mối đam mê đội Tổng Tham Mưu của tiển vệ Nguyễn Ngọc Thanh, thủ môn Trần Văn Đực 2, ti1ền nội Đỗ Thới Vinh… mà ra. Hồi còn trẻ, anh là hậu vệ “rường cột” cho “đội tuyển” Nhị B6 và Nhất B8 của trường Chu Văn An trong những năm 1963-64. Tai nạn trên đường chạy đã làm cho anh từ giã sân cỏ, nhưng tình yêu bóng đá vẫn còn nồng nàn trong anh - như tình yêu quê hương. 


THẾ GIỚI HẲN PHÁT KHÙNG

 

Ngày 11-6 năm nay được mọi người xem là một ngày sinh nhật lớn. Tình hình sôi động hiện nay ở nước Mỹ cũng như tại nhiều điểm nóng trên thế giới có thể làm cho nhiều người lo ra, nhưng đối với phần lớn trong số hơn hai tỷ người trên toàn cầu được ước tính sẽ phát điên trong những tuần sắp đến vì Giải Vô địch Bóng đá Thế giới, gọi tóm tắt với cái tên dễ thương, dễ nhớ là World Cup (hồi ở Việt Nam, chúng ta gọi là Coupe du Monde), thì chuyện gì cũng có thể, nếu không phải là phải, tạm gác qua một bên. Ngày 11-6 này, World Cup 2010, giải vô địch bóng đá thế giới lần thứ 19 được tổ chức bởi FIFA (Fédération Internationale de Fotball Association). sẽ được khai mạc tại Pretoria, thủ đô Nam Phi, một nước nằm ở cực nam của lục địa châu Phi. Mấy chục năm trước người ta chỉ được biết châu Phi qua hình ảnh của lãnh tụ Nelson Mandela và cuộc đấu tranh chống nạn kỳ thị chủng tộc apartheid của người cai tri da trắng. Ngày nay, nếu có đọc báo Saigon Nhỏ hàng ngày thì người ta biết đó là một xứ lạ đời có một ông tổng thống cương quyết bài trừ AIDS nhưng cho đến nay đã có năm vợ - và chưa ngừng ở con số đó vì ông nghĩ ông chỉ mới 68 tuổi tây 69 tuổi ta (sinh năm Nhâm Ngọ), đời ông còn dài. Thế nhưng Nam Phi được chọn là nước Phi châu đầu tiên được tổ chức World Cup không vì lý do nó là nước cùng một lùc có nhiều Đệ nhất Phu nhân nhất, mà vì là nước mạnh về bóng đá ở châu lục này và mang những đặc trưng của thời đại: sự phấn đấu vươn lên của một nước vốn lac hậu và nghèo đói.

Bóng đá là một lĩnh vưc hoạt động, đúng hơn là một “đấu trường” mà ngưòi xem thường dễ gần gũi với nhau bất kế những khác biệt về ngôn ngữ, chủng tộc, tôn giáo, chính trị, kinh tế giàu nghèo, nhưng nó cũng là lĩnh vực làm cho người ta dễ xa nhau nhất, cho dù cùng ngôn ngữ, chủng tộc, tôn giáo, chính trị, giàu nghèo. Người ta cảm thâấy giữa người và người có những chiến tuyến không thể vượt qua được, đó là cái áo người ta mặc khi đi xem đá banh. Ngay cả người trong một nước còn không thể thương nhau cùng” huống gì những người khác quốc tịch làm sao ngồi chung được với nhau. Chúng ta cứ thử nhớ lại coi, nếu bạn là người đã từng thần tượng hóa đội Tổng Tham Mưu của thủ môn Đực 2 và tiền vệ Nguyễn Ngọc Thanh, bạn có vỗ tay mỗi khi thấy Phạm Văn Hiếu hay Đỗ Quang Thách dẫn đội AJS, hay Thanh Niên Thể thao, hay Cảnh sát Quốc gia… ra sân ở vườn Tao Đàn hay Cộng Hòa chăng. Bóng đá là một môn thê thao thi đấu đại chúng nhất, theo nghĩa đông người xem nhất. Ở Mỹ, người ta nói bóng đá “chậm” quá, cả một trận thi đấu nhiều khi chẳng có bàn thắng nào, trong khi bóng rỗ cứ một phút có khi được năm sáu điểm, cho nên người Mỹ ưa bóng rỗ hơn. Nhưng bởi vì thế mà nhớ rằng lỡ xem một lần bỏ bóng vào rỗ chẳng mất mát gì, nhưng chẳng xem được một bàn thắng của một trận banh nhiếu khi có nghĩa là chẳng đi xem thì hơn. Trong thực tế thì sân bóng đá vẫn lớn hơn sân bóng rỗ, bóng đá đang càng ngày càng đại chúng hơn, vì luật di dân ởArizona không ngăn được làn sóng người từ Mễ vào Mỹ, mà người Mễ thì chỉ có hai thứ: ca hát nhảy múa bất kể và xem đá banh.

 

 

 

Mội giải bóng đá đều có khán giả đông đảo ủng hộ, Thế nhưng, và dĩ nhiên, chẳng có giải nào đông người theo dõi như World Cup. Giải vô địch Anh chẳng hạn, cùng lăm thì có 20 triệu người Anh trong tổng dân số 60 triệu và vài triệu người nước ngoài “hưỡn” quá theo dõi. Giải vô địch bóng đá ở Trung Quốc, nước có 1.2 tỳ dân, đông lắm thì cũng được trăm treiệu người trong nước xem. Người nước ngoài, chằng ai hưỡn hay điên mà xem bong đá Trung Quốc. Nhưng World Cup, hãy cộng lại tất cả dân số bóng đá của từng nước - cứ cộng lại mà không cần làm cấp số nhân, chúng ta đã có số tỷ.

Và là một người đã từng theo dõi liên tục World Cup từ năm 1958 khi Brazil lần đầu tiên đoạt được chiếc Cúp vàng cho đến năm 2006 là năm Brazil thất bại trong việc đoạt được chiềc cúp này lần thứ sáu, tôi có thể nói rằng chẳng có gì đáng đề cho người ta phát điên, mất ăn mất ngủ để suy tưởng, để tính toán, để la để hét, để thất vọng buồn bã và để sung sướng thỏa lòng bằng theo dõi một giải vô địch World Cup. Thởi gian thì không lâu cho nên người ta biết rằng cái điên của mình cũng có lúc phải hết. Những đội bóng được tham dự thì toàn là những nước gạo cội của các châu lục – dù rằng bởi thế mà ta sẽ có một nỗi buồn thiên thu, sâu thẳm kéo dài, là trong đời của ta, đời của con cháu, có lẽ chẳng bao giờ thấy được một đội ra sân và ta la lên “Việt Nam, Việt Nam”. Nhưng ngày nay, với đủ màu da, trắng, vàng, đen, chúng ta sẽ xem đủ hết các đội số một, từ Brazil hay Argentina bên Nam Mỹ; Tây Ban Nha, Ý, Đức ở châu Âu, Nam Phi, Algeria, Cameroon châu Phi, hay Nhật Bản, Nam Triểu Tiên từ châu Á… Dễ gì mà trong một thởi gian ngắn đến bốn tuần mà ta xem đươc một cuộc tranh tài đình cao như thế.

Sẽ có 32 nước tham dự vòng chung kết. Những nước này được chia ra làm tám bảng, thi đấu vòng tròn ở mỗi bảng để chọn hai đội đứng đầu mỗi bảng đi vào vòng hai. Có nghĩa là sẽ có 16 đội chỉ đá ba trận rồi về nước sớm hay ở lại làm khán giả. Ở vòng hai có 16 đội, chia ra làm tám cặp thi đấu đối kháng, để lấy tám đội vào tứ kết. Từ tứ kết sẽ dẫn đến bán kết và rồi chung kết...

Trong tuần này, các đội sẽ phải hoàn tât đội ngũ của mình và lục tục đên Nam Phi. Trong khi đó, người ta bắt đầu bận rộn xem xét danh sách mỗi đội và có những đánh giá về thực lực của các đội để tiên đoán xem năm nay ai sẽ là vô địch thế giới trong bốn năm tới.

Cuộc sống bao giờ cũng hấp dẫn ở trò thăm dò và tiên đoán, cho dù trong nhiều trường hợp, có người tang gia bại sản vì tiên đoán trật.

Vấn đề đặt ra là trong thời gian World Cup, không điên cũng uổng.


ỦNG HỘ ĐỘI NÀO?

 

Những người hâm mộ bóng đá mà không biết mình ủng hộ đội nào, thích cấu thủ nào thì chưa hẳn là một soccer fan thực sự. Có đến 999 phần ngàn trường hợp, khi người ta đã thích xem đá banh hoặc ngồi trên mấy khán đài bao quanh sân hoặc êm ả trước máy truyền hình ở nhà thì họ đã biết con tim của mình thuộc về ai rồi. May mà bong đá nữ không phổ biến đối với giới xem bóng đá mày râu cho nên gia đạo nói chung yên ổn, chưa có ai bắn nhau vì tiền vệ Brandi Chastain của đội tuyển Mỹ, người đã dám cởi chiếc áo số 9 của mình tung lên trời sau khi đội tuyển Mỹ đoạt chức vô địch nữ thế giới!

Thông thường thì người ta ủng hộ một câu lạc bộ địa phương nơi mình, ví dụ như người dân ở thành phố cảng Liverpool thì thich đội của Steven Gerrard, người dân ở thủ đô Luân Đôn thì đêm ngày theo dõi vận mệnh của đội Arsenal cua huấn luyện viên Arsene Wenger. Ở mức độ đội tuyển quốc gia, nếu họ là người Anh thì đương nhiên ủng hộ đội tuyển Anh, nếu là người Pháp thì ủng hộ đội Pháp, nếu là ngươi Việt Nam đang sống ở trong nước thì ủng hộ đội tuyển Việt Nam, cho dù đội tuyển này là của chế độ Hà Nội, và đá đâu thưa đó, đá lớn thua lớn đá nhỏ thua nhỏ, không đá không thua.

Cái kẹt và đáng thương cho người Việt ở hải ngoại là chẳng biết thương ai ghét ai. Những người Việt ở các nước châu Âu còn đỡ, vì còn có thể thương ké, ví dụ như ở Paris thấy người ta đi cổ vũ cho đội Paris St. Germain thì ta đây cũng mặc màu áo vàng đỏ của đội này và đi la hét rầm trời trong sân cho giống người ta. Thế nhưng ở bên Mỹ này thì đành chịu. Ở Salt Lake City có một đội Real Salt lake, bày đặt mang tên như là Real de Madrid vô địch Tây Ban Nha, nhưng người Việt ở đây đi xem, trong lòng trống vắng đến lạ lùng. Xem chơi rồi về, chẳng nhớ chẳng thương. Chẳng vui chẳng buồn. Một người di xem đá banh nhu vậy, chưa hẳn là một người hâm mộ bóng đá.

 

 

Cho nên, đứng trưóc giải vô địch bóng đá thế giơi, người xem chúng ta cần phải minh định lòng mình. Cái may của chúng ta là ở chỗ là người Viêt Nam, chúng ta không phải chọn đội tuyển Việt Nam để ủng hộ. Có nghĩa là chúng ta có thể có sự lựa chọn “khách quan” hơn. Đó chỉ là một cách nói chứ trong bóng đá, người ngoài sân hay ngưòi trong sân, làm sao mà người ta có thể khách quan được khi đã có tình cảm xen vào. Ngay cả mấy ông trọng tài, có đến ít nhất là 30% trường hợp trọng tài quyết định sai lầm, và trong những quyết định sai lầm thì có đến 70% là do con tim thay vì lý trí.

Trong các cuộc thi đấu đỉnh cao quốc tế, người ta không thể lơ lửng. Cho dù trận nào người ta cũng có thể coi, nhưng có những trận ngươì ta coi với tất cả tấm lòng, có những trân coi chỉ đề cho vui. Cái thời còn trẻ, có lẽ người Việt ta đều coi đội Ba Tây, sau này có tên là Brazil, là số 1. Bởi vì có lẽ World Cup năm 1958, World Cup thứ sáu trong tồng số 18 World Cup cho đến nay, là World Cup đầu tiên chúng ta theo dõi (theo dõi chứ chưa đươc coi) khi miền nam dã được độc lập, tự do, dưới chế độ Việt nam Cộng Hòa. TRươc đó, World Cup 1954, chiến thắng là Tây Đức, nhưng đất nước còn ngỗn ngang mới bị chia cắt, lòng dạ nào chúng ta dẻ ý. Chúng ta đều khoái Ba Tây vì trong lòng vẫn có “tâm tư” (chữ thông dụng nhất hiện nay sau khi người ta ra sách TTTTT) thâm thù thực dân đế quốc da trắng ở châu Âu, cho nên ủng hộ một nước trong đó người thì da đen như Pelé, người thi da trắng như Zico nhưng chắc chắn là một nước nhược tiểu. Nhưng Ba Tây còn chơi hay với phong cách nghệ sĩ, kỹ thuật cá nhân cao, nghệ thuật đồng đội điêu luyện, chẳng cần chơi WM theo kiểu châu Âu mà dùng đội hình 4-2-4 rất sáng tạo. Cho đến giờ lòng yêu mến Brazil chẳng bao giờ nguôi.

Có người Việt một thời ở nước này, ở nước khác, cho nên cũng tức cảnh sinh tình mà yêu nước đó và yêu luôn đội tuyển của nước đó. Ví dụ như người ta đã từng học ở Anh, đã từng biết đội tuyển Anh của Bobby Charlton vào những năm 70 thì có thể bây giờ vẫn giữ được hình ảnh đội đó trong tim. Hay những người đã từng du học ở Đức chăc chắn không khỏi cảm thấy tự hào lây với đội tuyển Đức đã vô địch thế giới các năm 1954, 74, 90…

Ngày nay, người Việt ta đi tứ xứ, chân trời góc biển nào cũng có, không ít thì nhiều. Ngay cả ở châu Phi, cũng có người trôi giạt đến đó. Con người thường bị điều kiện hóa trong hoàn cảnh sống của mình, cho nên con tim đã trở nên dễ dại trong những hoàn cảnh bị lịch sử bầm dập và lừa dối và trong lòng giống như ông Nguyên Tiến Hưng cũng mang nặng “Tâm tư Tổng thống Thiệu” thù người ngoài vô kể. Cho nên người ở Pháp thì ái mộ đội tuyển Tam Tài, người ở Anh thì ái mộ đội tuyển Anh, người ở Đức thì ái mộ đội tuyển Đức. Chỉ có người ở Canada là kẹt. … Chúng ta đang ở Mỹ, đương nhiên rất nhiều người ủng hộ đội tuyển Mỹ. Có những người không ủng hộ đội Mỹ, không phải là vì họ không chịu “xin nhận nơi này là quê hương”, nhưng họ sợ mất vui, vì để vào trận chung kết tranh chức vô địch, người ta phải đi sâu đến bảy trận, mà đội Hoa Kỳ nhiều khi mới đá ba trận ở vòng ngoài, chưa vào được vòng 16 đội, đã khăn gói trở về nhà, cho nên họ cũng không vui mà ta cũng thấy ngậm ngùi, bị stress vô kể.

Tuy rằng con tim thường điều khiển người hâm mộ bóng đá như thế, nhưng World Cup vẫn là một ngoại lệ, nhất là vì tình càm chúng ta không thực sự sâu đậm với ai. Có đội nào là đội tuyển Việt Nam đâu mà chúng ta không bỏ được. Vả lại, với một giải bóng đá quốc tế có mặt đông đủ những đội hàng đầu của hành tinh này, như Ba Tây, Á Căn Đình, Điễu Hà, Ý, Đức, Anh, Pháp… chỉ mới kể những đội đã từng đoạt giải trong 18 lần trước đây, chưa nói đến những đội đang sáng chói hiện nay như Tây Ban Nha, Hà Lan hay Bồ Đào Nha, thì tất cả đều là ở phia trước với người hâm mộ bóng đá. Hà cớ gì mà ta cứ phải vừa đi vừa ngoái nhìn mãi?

 

NHÌN LẠI 80 NĂM

 

 

Tạm gọi là ôn cố tri tân. Chúng ta đang đứng trước World Cup 2010 sẽ được khai mạc vòng chung kết ngay 11-6 này tại Pretoria, Nam Phi, và để biết được giải vô địch này sẽ đóng góp gì cho một quá khứ vang đội của World Cup, chúng ta cũng nên xem quá khứ đó là gì. Những người hâm mộ túc cầu có thể hãnh diện bóng đá là môn thể thao đầu tiên có giải vô địch thế giới theo đúng nghĩa toàn cầu. Từ giải vô địch đầu tiên đến nay đã là một thời gian 80 năm đúng.

World Cup, như chúng ta đều có thể biết, lúc ban đầu được gọi là Cúp Jules Rimet, là tên của ông chủ tịch đầu tiên của tồ chức Liên đoàn Bóng đá Quốc tế FIFA, người Pháp. Năm 1928, FIFA quyết định tổ chức World Cup đầu tiên, sau khi người ta thấy việc đưa bóng đá vào chương trình thi đấu của thế vận hội không đuợc hưởng ứng rộng rãi. Đáng nhắc đến là sự kiện tuy nước Anh được xem là “thủy tổ” của môn bóng đá hiện đại, nhưng họ cho rằng trên đời này chẳng ai bằng ta cho nên đã không tham dự ba giải đầu tiên của World Cup. Ngược lại, trong thời gian trước Đệ nhị Thế chiến, hai nước được xem là trùm của bóng dá quốc tế là Uruguay (Điễu Hà) (không phải là Ba Tây) và Ý (một phần nhờ Mussolini). Uruguay đã hai lần đoạt cúp quốc tế trong khuôn khổ Thế Vận Hội 1924 và 1928, cho nên được giao nhiệm vụ tổ chức WC đẩu tiên năm 1930 tại Montevideo, thủ đô của nước này. Trong giải đầu tiên, chỉ có được 13 nước tham dự, 7 nước là Nam Mỹ, Uruguay thắng Á Căn Đình 4-2 trong trận chung kết. Giải World Cup thứ nhì được tổ chức ở đấu trường La Mã, Ý đạt được ngao đầu sau khi thắng Tiệp Khác 2-1 trong trận chung kết. Pháp là địa điếm của World Cup thứ ba, trong tiếng trống trận giục giã của Đệ nhị Thế chiến. Ý lại thắng thêm lần nữa, đá bại Hungari 4-2 ở trận cuối cùng. Vì chiến tranh thế giới, đã không có World Cup trong hai năm 1942 và 1946. Đến 1950, World Cup mới tái tục tại nước Ba Tây, và Uruguay lại đoạt chức vô địch một cách khá bất ngờ, vì ai ai cũng cho rằng chiếc cúp năm đó phải thuộc về Rio de Janeiro. 

Tính cho đến nay, World Cup đã được tổ chức 18 lần, 10 lần ở châu Âu, bảy lần ở châu Mỹ, một lần Nam Triểu Tiên và Nhật Bản phối hợp làm chung (2002). Năm 1982, vòng chung kết được mở rộng cho 24 đội. Đến năm 1994, số đội đươc tham đự lên đến 32, có nghĩa là mở rộng ra cho châu Á và châu Phi. Ở châu Mỹ, Mexico được làm chủ nhà hai lần (1970 và 1986), các nước khác đều một lần: Uruguay (1930), Ba Tây (1950), Trí Lợi (Chile) (1962), Á Căn Đình (1978), Mỹ (1994). Ở châu Âu, Pháp, Ý và Đức được tổ chức hai lần, Pháp trong hai năm 1938 và 1998, Ý trong hai năm 1934 và 1990, Đức trong hai năm 1974 và 2006. Bốn nước châu Âu khác cũng đã tổ chức là Thụy Sĩ (1954), Thụy Điển (1958), Anh quốc (1966) và Tây Ban Nha (1982). 

Có hai “qui luật” chúng ta có thể để ý để có thể tham gia đánh cá cuợc trong World Cup thứ 19 này. Qui luật thứ nhất, World Cup được tổ chức ở lục địa nào thì nước ở lục địa đó thắng. Cho đến nay, trong bảy lần tổ chức ở châu Mỹ, các nước Nam Mỹ đền đoạt cúp vàng. Trong 10 lần tổ chức ở châu Âu, các nước châu Âu đều giành được chiến thắng. Ngoại lệ duy nhất là năm 1958, khi Ba Tây đoạt Cúp Jules Rimet tại Stockholm, Thụy Điển. Trên một sân trung lập, là Nam Triều Tiên và Nhật Bản, người chiến thắng là Ba Tây. Năm nay trên một sân trung lập là Nam Phi, chiến thắng về tay ai, giả thử ta loại bỏ những cơ hội làm chuyện bất ngờ của các đội châu Phi và châu Á? Qui luật thứ hai, với một số cường quốc bóng đá, thông thường họ chiến thắng nếu được đá trên sân nhà. Những trường hợp cụ thể là Uruguay (1930), Ý (1934), Anh (1966), Đức (1974), A Căn Đình (1978), Pháp (1998). Những “ngoại lệ” có thể kể là Ba Tây (1950), Ý (1990), và Đức (2006). Điều duy nhất có thể giải thích được là vào những năm này, các nước chủ nhà chưa đủ mạnh.

Tính từ đầu đến cuối, trong tất cả 18 giải, Ba Tây đã vô địch được năm lần, Ý bốn lần, Đức ba lần, Uruguay và Á Căn Đình hai lần, và hai nước Anh và Pháp mỗi nước một lần. Nếu chỉ tính 15 lần sau Đệ nhị Thế chiến, thì Ba Tây năm lần, Đức ba, Á Căn Đình và Ý hai, và ba nước một lần là Uruguay, Anh và Pháp. Xem ra, cái câu lạc bộ của những kẻ chiến thắng rất kén chọn, khi chúng ta nhìn đến FIFA có cả gần 200 thành viên. Ngay cả trong bảy nươc thành viên của câu lạc bộ này, đã có hai người từ lâu xem ra chẳng hoạt động gì mấy là Uruguay (1950), và Anh quốc (1966). Ngay cả Á Căn Đình lần cuối cầm đến cúp là năm 1986, Đức lần cuối đoạt giải là cách đây đúng 20 năm.

Trong lịch sử 80 năm của World Cup, chúng ta cũng đã chứng kiến được nhiều nhân vât huyền thoại. và những nhân vât suýt trở thành huyền thoại. Tuy đội Đức đoạt vô địch năm 1974, nhưng người được để ý và trở thành huyền thoại không phải là Franz Beckenbauer mà là Johann Cruyff, thủ quân của đội tuyển màu da cam vào chung kết. Lối đá tổng lực của Hà Lan, cùng phong cách điều khiển trận đấu của Cruyff là một mẫu mực của rất nhiếu thập niên sau. Năm 1986, đội Pháp chỉ đạt được hạng ba, cho nên Michel Platini rõ ràng đã lỡ một dịp đăng quang. mặc dù người ta cho rằng người thủ quân của đội tuyển Pháp và thế hệ của anh như Alain Giresse, Fernandez… đã mở ra bước ngoặt lịch sử cho bóng đá nước tam tài. Ba Tây cũng lỡ cả một loạt cơ hội, và tiền vệ da trắng Zico cũng như tiền vệ da nâu bác sĩ Socrates đã phải trở thành những kẻ đứng bên lề oan uổng.

 

 

Cuối cùng chúng ta còn lại Pelé vá Maradona. Một người Ba Tây. Một người Á Căn Đình. Một người hoàn toàn chinh phục khán giả trên sân cỏ khi chỉ mới 17 tuổi. một người cũng có sức thu hút mãnh luệt với khán già một khi anh có bóng trong chân, và cả trong tay, nhưng trong sân và ngoài sân chỉ toàn là chuyện tai tiếng. Pelé đã làm lịch sử khi cùng đồng đội năm 1958 đoạt chiềc cúp vàng đầu tiên cho nước của mình. Anh là cầu thủ duy nhất trên thế giới đã bốn lần tham gia đội tuyển, ba lần đưa cao chiếc cúp khỏi đầu. Sẽ không có người được vinh dự như thế sau này! Maradona không liên quan gì đến chiềc cúp đâu tiên của Á Căn Đình, anh chỉ giúp Á Căn Đình đoạt Cúp Vàng năm 1986. Anh nổi tiềng về tốc độ và kỹ thuật càn lướt bậc thầy trên sân cỏ. Nhưng anh cũng nổi tiếng về “Bàn tay Thượng Đế” giúp anh đưa banh vào lưới đội Anh mà trọng tài không thấy, về chuyện dùng ma túy và hất kích thích đến độ bị đuổi khỏi World Cup năm 1994. Cuộc đời của anh sau đó toàn là những scandals liên quan đến ma túy. Thế nhưng Diego Maradona nay đang là người dẫn dắt đội Á Căn Đình đến Nam Phi!

 

“TÂM TƯ” KẺ MỘ ĐIỆU

 

 

Giới mộ điệu bóng đá nhiều khi như môt quần chúng mộ đạo, tưởng rằng mình biết hết nhưng chưa chắc biết mình đang đi đâu và sẽ gặp những bất trắc gì trên con đường đến với Thượng Đế. Khi đến với những nơi đã từng tổ chức WC ở châu Âu, như Luân Đôn 1966, Paris 1998, Roma 1990.. hay ở châu Mỹ, như Santiago 1962, Mexico City 1970, Buenos Aires 1978, và thậm chí ở châu Á với Nhật Bản và Nam Triều Tiên như vào năm 2002, người ta có thể cảm thấy yên ổn trong “tâm tư” mà chẳng cần nói với ai vì không có gì người ta không thể biết ở những nơi này qua báo chí, sách vở hay truyền hình. Nhưng khi đến Nam Phi, một nước ở cực nam của châu Phi mà người ta chỉ biết vỏn vẹn một đôi điều, như chủ nghĩa apartheid một thời làm như người da đen không phải là người, ông Nelson Mandela là một nhà tranh đấu với tâm tư một lòng vì dân vì nước cho dù đế quốc Anh đã bỏ rơi ông; cô đào Charlize Theron của những phim Ciderhouse Rules và North Country, nổi tiếng là Sexiest Woman Alive (người phụ nữ gợi cảm nhất đang hiện hữu), ôm quả bóng của World Cup như ta thấy là người da trắng nhưng hãnh diện về quốc gia da đen của mình còn hơn cả nhiều người bản xứ…khi người ta đến những thành phố như Pretoria, Johannesburg, Cape Town, số câu hỏi lơ lửng vẫn còn nhiều hơn số câu hỏi được trả lời.

Dĩ nhiên khi tổ chức FIFA chọn Nam Phi là nước châu Phi đầu tiên được tổ chức thay vì Maroc hay Ai Cập, họ có lý hữu lý của họ. Đó là một nước đã đánh bại được chủ nghĩa kỳ thị màu da một cách tương đối hòa bình vào năm 1994, công lao phải chia sẻ đồng đếu cho những người da trắng cai trị thời đó (Thủ tướng DeClerk) và phong trào đấu tranh của ông Mandela. Từ đó đến nay lực lượng chính trị của người da đen có tên là ANC (African National Congress) đã nắm quyền liên tục. Kể từ đó người da trắng và người da đen đã sống chung hòa bình, không có trả thù, không cần chuyên chính, thay vào đó là sự hòa giải hòa hợp “dân tộc” êm thắm trên đất nước không phải khá phức tạp mà rất phức tạp này, không kém gì và có lẽ còn hơn Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

Người da trắng đã phức tạp với nguồn gốc tứ xứ, chủ yếu là Anh, Hòa Lan, Đức, Bĩ… Người da đen thì cả chục bộ lạc khác nhau, nhưng lớn mạnh nhất là bộ lạc Zulu, một bộ lạc còn khuyến khich chế độ đa thê, là bộ lạc đã từng chống lại súng đạn của người da trắng bằng giáo mác. Người da vàng thì đông nhất là nguòi Ấn Độ ăn nên làm ra… Trên nước này có đến 12 ngôn ngữ chính thức, cho nên đến đây biết được một tiếng thổ dân chưa chắc đã chắc ăn, đừng nói chi đến chỉ biết tiếng Anh bập bẹ hay tiếng Hòa Lan. Về tôn giáo, ngoài đạo đa thê một ông thờ nhiều bà hay nhiều bà thờ một ông, trên Nam Phi cũng có ít nhất là bảy tôn giáo “chính thức”. Với dân số 50 triệu người, Nam Phi là một nước lớn mạnh ở lục địa này, có lợi tức trên đầu người được tính là vào khoảng $5.200. Nam Phi là một nước giàu tài nguyên thiên nhiên, và người da trắng đã góp phần vaò viêc nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật ở một nước châu Phi đã từng có một trung tâm hạt nhân to lớn này. Nhưng con số này có thể rất sai lầm ở một xã hội tỷ lệ thất nghiệp thường xuyên là 25%, con người sống với không quá $1.25 một ngày, hay chưa đến $40 một tháng. Khoảng cách giàu nghèo, sự bất bình đẳng trong phân phối lợi tức, quá lớn – tương tự như ở nước Brazil. Nhưng Nam Phi là một nước dễ sống về mặt chính trị, nơi có một nền dân chủ “sơ sinh” nhất nhưng cũng có hiệu quả nhất, đến độ người dân tỵ nạn từ những nước châu Phi độc tài chung quanh cứ đổ đến nước này. Tuy là một nước châu Phi xa xôi nhất, hẻo lánh nhất, giới đầu tư quốc tế vẫn chọn Nam Phi là điểm hẹn, mặc dù nước này cũng nổi tiếng là một nơi thường xuyên cúp điện, cúp nước, với lý do trong đất nước mênh mông này, chẳng có được một con sông, làm sao có được thủy điện.

 

 

Người ta ước lượng sẽ có khoảng 300.000 người nước ngoài đến Nam Phi xem World Cup. Con số này dĩ nhiêu là thấp hơn nhiều khi so sánh với bất cứ một nước nào khác đã từng tổ chức World Cup. Một phần lý do là vì nạn suy thoái toàn cầu. Một lý do khác là non sông cách trở. Nam Phi xa quá, đi hoài không tới. Một lý do nữa là Nam Phi có cái đẹp hiện đại như cô đào Charlize Theron nhưng chăc không hấp dẫn đối với người du lịch bằng những nước có tinh đăc thù Hồi giáo da đen A Rập như Maroc, hay nguy nga tráng lệ với những kim tự tháp Ai Cập của Cleopatre. Nhưng ta hãy nói thẳng: người ta không lũ lượt đi Nam Phi là vì người ta chết nhát.

Có những nguồn tin cho biết trong số 300.000 người chính thức đến Nam Phi đã xin entry visa, có đến ít nhất là 30.000, hay 10%, là các thiếu nữ nước ngoài đến đó kinh doanh trong dịch vụ giải trí. Biên cương của Nam Phi là biên cương mở, cho nên ngưòi ta cũng chẳng biết có bao nhiêu cô gái da đen từ các nước láng giềng hoặc tự ý đến Johannesburg, hay được vận chuyền vào Nam Phi bởi những tổ chức kinh doanh xuất cảng từ những nước như Mexico, Việt Nam, Campuchia… chuyên nghiệp trong việc đưa người sang sông. Nam Phi lại có một lực lượng cơ hữu khá mạnh, hàng nội dư sức cạnh tranh với hàng ngoại, cho dù vì vậy mà đất nước này nổi tiếng với sự phổ biền của bệnh SIDA, hay AIDS. Thống kê chính thức của Bộ Y tế Nam Phi, theo một phúc trình nghiên cứu, cho thấy có đến 28% phụ nữ mang thai ở Nam Phi đã bị nhiễm AIDS. Với các cô gái trong lứa tuổi mười mấy, tỷ lệ nhiệm AIDS là 12.9% - hay cứ tám cô đồng hành, tất hữu một cô bị SIDA. Theo một thống kê khác, có đến 10.9% dân số ở Nam Phi trên 2 tuổi bị AIDS. Mỗi một năm, số người ở Nam Phi bị hy sinh vì AIDS nằm trong khoảng 600.00-700.000. Những tổ chức y tế quốc tế đóng tại Nam Phi, và cả luật pháp và giáo dục ở Nam Phi, đã lên tiếng cảnh cáo rằng nếu không chấm dứt sự hợp pháp của đa thê, chẳng có cách nào khác giải quyết được thảm trạng của đất nước này. Nhưng ông Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma cãi “Tôi 67 tuổi, có năm vợ mà có sao đâu”.

Đó chính là tâm tư của kẻ mộ đạo bóng đá, ám ảnh trong câu vè dân gian “Thương em anh cũng muốn vô. Sợ truông nhà Hồ, sợ Phá Tam Giang”. Ai cũng muốn đến Nam Phi coi bóng đá, nhưng chẳng biết có cầm lòng được không khi biết bao phụ nữ vây quanh mà người ta chẳng hiều cái gì sẽ xảy ra sau một lần hay vài lần có những cuộc vui đó.

 

NGƯỜI DÂN MUỐN BIẾT

 

 

Trước vòng chung kết của World Cup 2010 Nam Phi, chúng ta cần nhớ gì, biết gì để sẵn sàng vào trận? Đó là câu hỏi nên đặt ra để tìm hiểu trước khi hối tiếc thì đã muộn. Ví dụ như giờ giấc. Tuy người xem chỉ ngồi một chỗ xem truyền hình thay vì bay đến Nam Phi, người ta cũng dễ bị jet-lag (hội chứng lộn xộn về ngày giờ do đi máy bay) nếu không nắm chắc múi giờ (time zone) của nơi này so với nơi khác. Có đến cả sáu mươi tư trận, nhưng thông thường người ta chỉ thích xem đội của mình, vả lại chưa chắc có đủ ngày giờ để xem hết, và càng chưa chắc truyền hình chiếu đủ cho mình xem. Cho nên, nắm chắc lịch thi đấu, và nắm chắc lịch truyền hình, đó là mấu chốt của sống còn, của thành công.

Tưởng rằng Nam Phi xa lắm, chắc mùi giờ hết sức mơ hồ, phức tạp. Nhưng vì Nam Phi và Pháp nằm trên một kinh tuyến, đại khái là có tung độ giống nhau trên trục xy, cho nên giờ của hai nước này tuy xa mà gần, tuy hai mà một. Do đó, muốn biết giờ Nam Phi thì cứ coi giờ của Pháp. Muốn biết giờ của Pháp thì cứ lấy giờ Cali +9, hay giờ New York +6. Những trận đấu ở Nam Phi thường được tổ chức trong ba thời điểm: 1 giờ rưỡi trưa, 4 giờ chiều và 8 giờ rưỡi tối. Suy ra giờ Cali là 4 giờ rưỡi sáng, 7 giờ sáng và 11 giờ rưỡi trưa, hay giờ New York là 7 giờ rưỡi sáng, 10 giờ sáng và 2 giờ rưỡi trưa - thật không đến nỗi nào khi ta nhìn đến tâm tư của người trong nước phải coi ở các giờ 6 giờ rưỡi chiểu đi làm chưa chắc về kịp, 9 giờ tối có thể ăn tối chưa xong,, và 1 giờ rưỡi sang phải ngủ để mai còn cày!

World Cup năm nay cũng như World Cup các năm trước có 32 đội vào vòng chung kết. Đặc biệt trong kỳ này, vì Al Qaeda quậy quá, cho nên chẳng có nước Hồi giáo A Rập nào đủ lòng dạ để tập luyện mà tranh đua, cho nên những nước quen thuộc như Iran, Iraq, Saudi Arabia… đều tiêu tùng. Đây là World Cup đấu tiên không có nước Trung Đông nào tham dự, cho nên đe dọa về khủng vố lại càng gia tăng.

Ba mươi hai đội tham dự đến từ các khu vục sau đây:

Châu Âu (13 nước): Ý, Đức, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bò Đào Nha, Hòa Lan, Đan Mạch, Hy Lạp, Serbia, Slovakia, Thụy Sĩ, Slovenia.

Châu Mỹ (8 nước): Brazil, Argentina, Uruguay, Paraguay, Chile, Mexico, Hoa Kỳ, Hondura

Châu Phi (6 nước): Nam Phi, Ivory Coast, Algeria, Cameroon, Nigeria, Ghana.

Châu Á (4 nước): Nhật, Nam Triều Tiên, Bắc Triều Tiên, Úc

Châu Đại Dương: Tân Tây Lan.

Ba mươi hai nước này được chia ra làm bốn danh sách, một danh sách hạt giống và ba danh sách theo khu vực. Danh sách hạt giống gồm nước chủ nhà và bảy nước được xem là mạnh nhất (Nam Phi, Brazil, Tây Ban Nha, Hòa Lan, Ý, Đức , Argentina, và Anh quốc); một danh sách các nước Á, Bắc Mỹ và châu đại dương (Úc, Nhật, Bắc Triều Tiên, Nam Triều Tiên, Honduras, Mexico, Hoa Kỳ, và New Zealand); một danh sách các nước châu Phi và Nam Mỹ (Algeria, Cameroon, Ivory Coast, Ghana, Nigeria, Chile, Paraguay, và Uruguay; một danh sách các nước châu Âu còn lại (Đan Mạch, Pháp, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Serbia, Slovakia, Slovenia, và Thụy Sĩ).

Ba mươi hai nước được chia ra làm tám nhóm, mỗi nhóm bốn đội, rút thăm từ các danh sách trên. Tám Nhóm đó là:

Nhóm A: Nam Phi, Mexico, Uruguay, Pháp.

Nhóm B: Argentina, Nigeria, Nam Triều Tiên, Hy Lạp.

Nhóm C: Anh, Mỹ, Algeria, Slovenia.

Nhóm D: Đức, Úc, Serbia, Ghana.

Nhóm E: Hòa Lan, Đan Mạch, Nhật Bản, Cameroon.

Nhóm F: Ý, Paraguay, New Zealand, Slovakia.

Nhóm G: Brazil, Bắc Triều Tiên, Ivory Coast, Bồ Đào Nha,

Nhóm H: Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Honduras, Chile.

 Tổng cộng sẽ có 64 trận, 48 trận vòng ngoải, tám trận vòng 16 đội, bốn trận tứ kết, hai trận bán kết, một tranh ba tư, và một tranh vô địch, với lịch thi đấu như sau. 

11-6

Nam Phi – Mexico (A) 16:00

Uruguay – Pháp (A) 20:30

12-6

Argentina-Nigeria (B) 16:00

Nam Triều Tiên-Hy Lạp (B) 13:30

Anh-Mỹ (C) 20:30

13-6

Algeria-Slovenia (C) 13:30

Đức-Úc (D) 20:30

Serbia-Ghana (D) 16:00

14-6

Hà Lan-Đan Mạch (E) 13:30

Nhật Bản-Cameron (E) 16:00

Ý-Paraguay (F) 20:30

15-6

New Zealand-Slovakia (F) 13:30

Ivory Coast-Bồ Đào Nha (G) 16:00

Brazil-Bắc Triều Tiên (G) 20:30

16-6

Nam Phi – Uruguay (A) 20:30

Honduras-Chile (H) 13:30

Tây Ban Nha-Thụy Sĩ (H) 16:00

17-6

Pháp- Mexico (A) 20:30

Hy Lạp –Nigeria (B) 16:00

Argentina-Nam Triều Tiên (B) 13:30

18-6

Slovenia-Mỹ (C) 16:00

Anh-Algeria (C) 20:30

Đức-Serbia (D) 13:30

19-6

Ghana-Úc (D) 16:00

Hòa Lan-Nhật Bản (E) 13:30

Cameroon-Đan Mạch (E) 20:30

20-6

Slovakia-Paraguay (F) 13:30

Ý-New Zealand (F) 16:00

Brazil-Ivory Coast (G) 20:30

21-6

Bồ Đào Nha-Bắc Triểu Tiên (G) 13:30

Chile-Thụy Sĩ (H) 16:00

Tây Ban Nha-Honduras (H) 20:30

22-6

Mexico-Uruguay (A) 16:00

Pháp-Nam Phi (A) 16:00

Nigeria-Nam Triều Tiên (B) 20:30

Hy Lạp-Argentina (B) 20:30

23-6

Slovenia-Anh (C) 16:00

Mỹ-Algeria (C) 16:00

Ghana-Đức (D) 20:30

Úc-Serbia (D) 20:30

24-6

Cameroon-Hòa Lan (E) 20:30

Đan Mạch-Nhật Bản (E) 20:30

Slovakia – Ý (F) 16:00

Paraguay – New Zealand (F) 16:00

25-6

Bồ Đào Nha-Brazil (G) 16:00

Ivory Coast - Bắc Triểu Tiên (G) 16:00

Chile-Tây Ban Nha (H) 20:30

Thụy Sĩ-Honduras (H) 20:30

 Sau vòng ngoài là vòng 16 đội còn lại, tức hai đội đứng đầu mỗi bảng, thi đấu loại trực tiếp để còn tám đội vào tứ kết. Mười sáu đội này được chia ra làm hai nhánh, nhánh thứ nhất gồm bốn đội đứng đầu các bảng A,C, E, G, sẽ đụng cac đội đứng thứ nhì các bảng B, D, F, H, và tương tự nhánh thứ nhì gốm các đội đứng thứ nhất các bảng B, D, F, H gặp các đội đứng thứ nhì các bảng A, C, E, G. Ở mỗi nhánh, bốn đội chiến thắng trong vòng 16 lại gặp nhau theo thể thức đấu loại trong vòng tứ kết, theo phương thức một đội ở trong các nhóm từ A đến D chỉ có thể gặp một đội trong cac nhóm từ E đến H ở trận bán kết. Đội thắng trong trận bán kết ở mỗi nhánh sẽ gặp nhau trong trận chung kết, tức là trận thứ 64 và cuối cùng của giải, được tổ chức vào ngày 11-7 tại Johannesburg. Bằng cách này, hai đội chung nhóm ở vòng ngoài chỉ có thể gặp lại nhau ở trận chung kết.

Không chỉ những người có mua cable có chương trình ESPN hay SoccerFox hay DirecTV có thể coi được hầu hết các trận, hay ít nhất là những trận có dính líu đến những đội tên tuổi, mọi người đều có thể mở TV đài Mễ, có tên là UNIVISION, xem tha hồ đầy đủ các trận, có trận chiếu trực tiếp, có trận chiếu lại. 

 

NHỮNG VAI CHÍNH TRÊN SÂN KHẤU

 

 

Đối với World Cup năm nay cũng như những World Cup trưóc đây, người ta rất khó đoán đúng đội nào cuối cùng se giành được chiêc cúp vàng, cho dù kết quả bình thường không gây mấy ngạc nhiên cho người mộ điệu, nhưng ai cũng có thể kể dễ dàng danh sách những đội phải theo dõi và được xem là ứng cử viên của chức vô địch.

Tùy theo sự rộng lượng, hảo tâm của người bình luận World Cup, danh sách này có thể dài đến cả mười đội, hayngắn với 3-5 đội. Danh sách dài thì có vẻ ba phải, danh sách ngắn thì phãi tự tin lắm, nhưng tr7ên sân bong nhiếu bất tr`ắc, tự tin, chủ quan là cái bây lớn nhất cho người tr7ên sân cũng như người ngoài sân. Tuy nhiên, dủ danh sách dài hay ngnắ, người ta không thể sót những đ7ội như Brazil, Argewntina, Tây Ban Nha, Ý trong soi61 những quốc gia đ ư ơợ c xem là “strong favorites” của WC kỳ này.

Trước hết, chúng ta phải nói đến Brazil, nước đã năm lần đoạt chức vô địch thế giới - lần mới nhất năm 2002, chưa kể bao nhiêu lần họ không may để vuôt hoặc giữa đường hoặc vào phút chót hoặc bị giật giữa ban ngày, từ 1950 trên chính sân nhà, năm 1978 khi bị Argentina ngang ngược cướp, năm 1982 cũng do một thủ môn không biết bắt banh… Brazil thông thường lúc nào cũng mạnh, cũng có những cầu thủ nối bật kế tiếp sau khi lớp kỳ cựu ra đi. Ví dụ như sau đợt của “tam R” - Ronaldo, Ronaldinho, Rivaldo - của năm 2002, nay người ta chứng kiến một loạt tên tuổi mới hay vẫn còn mới, như Maicon, Lucio, Kaka, Robinho, Cesar. Huấn luyện viên của Brazil hiện nay là Dunga, thủ quân đội tuyển Brazil vô địch thế giới năm 1994 (thời của Romario, Bebeto…), là trung vệ vững chắc nhất thời đó. Cho nên ông chủ trương cầu thủ sắt thép và lối chơi sắt thép, đạt kết quả tốt hơn là ấn tượng tốt, có nghĩa là thủ phải cho chắc đã để không thua, tốc độ vừa phải và nhanh hay chậm tùy theo điều kiện tương quan lực lượng cho phép đề kiểm soát trận đấu, và hàng tiền đạo phải nhận đủ sự hỗ trợ của tiến vệ để phát huy được “basic instinct” của những người ghi bàn. Trong vòng loại của World Cup, chúng ta đã có dịp xem Brazil giết kẻ thù muôn thưở là Aregentina một cách nhẫn tâm. Với World Cup, đội bóng này thường thăm dò trong ba trận thi đấu bảng, nhưng lại dữ dội ở các vòng trong. Họ tin tưởng ở kỷ thuật cá nhân, cho nên chủ trương không cần đá mau lắm và cũng không cần quyết liệt lắm. Vì vậy đôi khi có vẻ như buồn ngủ. Nhưng chúng ta nên nhớ cách người ta mô tả đội Brazil: một đội bóng bao giờ đến WC cũng với một mục đích tối thiểu là chức vô địch.

 

 

Argentina đã hai lần vô địch thế giới, năm 1978 và 1986. World Cup 1978 với những tên tuổi như Ardiles, Mario Kempes, Daniel Passarella … World Cup 1986 với một người: Diego Maradona. Hai mươi bốn năm qua, họ chưa trở lại được bục cao đề nhận cúp vàng. Năm nay, người dẫn dắt đội Argentina đến Nam Phi lại là một khuôn mặt “thân quen”, nhưng “thần tượng bóng đá muôn thuở” của Argentina ra sân với tính cách là huấn luyện viên vì nay đã 50 tuổi Maradona trông già hơn người cùng thế hệ của mình. Tại sao người ta chọn cầu thủ tăm tirếng và tai tiếng này làm huấn luyện viên? Để hiểu điều này có lẽ người ta nên hiểu cái cái “tâm tính” châu Mỹ La tinh của Argentina một tí, cứ xem trong lịch sử họ đã bầu những ai làm tổng thống, và những cách xử sự bất ngờ của họ trên sân cỏ và ngoài đời. Như chiến thắng của họ ở WC năm 1978 sau khi được Peru cho thắng dến 6-0 để loại đội Brazil!. Hay vụ cầu thủ Argentina Simeone gài bẩy cho David Beckham của đội tuyển Anh bị đuổi ra sân ở World Cup 1998. Thế nhưng ngoài ma thuật và thủ đoạn, Argentina năm nay đến Nam Phi với cả một loạt những tên tuổi lớn, trong đó có Messi là người được xem là số 1 thế giới hiện nay, Angel di Maria, góc trái được xem là nhanh nhất, Mascherano, Tevez Juan Veron, Higuan là cả loạt anh tài… Người ta nói nếu được một lúc các cấu thủ này đều sung sức, chẳng ai bị thương, thì Argentina chẳng có thề thua đội nào trên thê giới. Maradona tuy có “Bàn tay Thượng đê”, có một thời bị mafia tại đội bóng Ý Napoli làm hư, nhưng vẫn là một “thiên tài” về bóng đá. Chẳng thế mà anh ta cứ nói Pelé là dởm, anh ta mới xịn. Đội Argentina là một đội sẽ được theo dõi sát - để người ta xem đội bóng này sẽ làm gì trong sân và Maradona làm gì ngoài sân.

 

 

 

Về phía châu Âu, người ta phải nghĩ ngay đến Tây Ban Nha, là nước sáng chói nhất từ năm-sáu năm nay, có những cầu thủ làm cho những đội câu lạc bộ châuy Âu nhiếu tiến lắm bạc như Chelsea, Manchester United, Juventus, Real Madrid, Barcelona… thèm khát va các quốc gia ganh tỵ, như cặp tiền đạo David Villa và Fernando Torres, những tiền đạo ghi bàn dễ dàng, đơn giản nhưng vô cùng hiệu nghiệm, Villa thì mạnh mẽ, thuyết phục, Torres thì nhẹ nhàng, đặc sắc. Họ có một thủ môn số 1 châu Âu là Iker Casillas, một tuyến tiến vệ cũng hàng đầu châu Âu gồm Xabi Alonso, Fabregas và Xavi Fernandez, nắm chặt được khu trung tuyến và thọc sâu như tiền đạo. Tây Ban Nha là nước vô địch châu Âu 2008, trong cả hai năm nay vẫn đứng đấu danh bảng sắp hạng các đội tuyến quốc gia trên thế giới, đã đá 15 trận gần đây thắng cả 15, và trong 10 trận đá vòng loại cho WC thắng cả mười. Cầu thủ Tây Ban Nha kỹ thuật cao, chơi nhanh và chủ trương tấn công ráo riết – đó là một đội không chủ trương làm cho khán giả buồn ngủ. Tây Ban Nha là một nước có truyền thống bóng đá không chỉ trên nước của mình mà còn ở những nước Trung Mỹ và Nam Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha. Họ có những đội hàng đầu của châu Âu như Real Madrid, Barcelona… Họ chưa bao giờ đoạt được World Cup là lạ, chỉ có thế giải thích được là họ có huông với hai chữ WC. Tuy chưa bao giờ đoạt được World Cup, Tây Ban Nha đang được xem là nước có triển vọng lớn nhất trong năm nay. Nếu Tây Ban Nha không thắng được Giải vô địch Túc cầu Thế giới lần thứ 19, lý do duy nhất là họ vẫn còn có cái huông với World Cup chưa giải được.

 

 

Nếu cần phải kể thêm một đội châu Âu khác nữa, người ta sẽ phân vân giữa ba đội Ý, Hòa Lan và Anh. Đội Ý vừa mới vô địch thế giới năm 2006 tai Đức, không lẽ năm nay lại vô địch nữa, nhất là khi nhìn kỹ thì năm nay họ chẳng có cầu thủ nào đáng để ý ngoài thủ môn kỳ cựu Buffon. Vừa qua đội Inter Milan đoạt chức vô địch câu lạc bộ châu Âu, nhưng đó là nhờ huấn luyện viên nước ngoài (Mourinho) và cầu thủ nước ngoài. Đội Hoà Lan cũng giống như đậu Hòa Lan, xem thì thích, nhưng hay sơ sẩy dọc đường mà không đi được tới đích cuối. Năm nay, đội ngũ của họ không đồng đều, hai tên tuòi nổi bật nhất thì thường bị chấn thương, là Arjen Robben và Robin Van Persie. Khác với Ý có lối chơi buồn ngủ, Hòa Lan có lối chơi làm cho người ta cứ nhổm dây trên ghế. Nhưng rồi sau khi nhổm dậy, người ta lại ngồi xuống và đưa hai tay lên trời. Bồ Đào Nha là một đội cũng không thề bị xem thường, không chỉ vì đội tuyển này có Cristiano Ronaldo, cầu thủ đắt giá nhất châu Âu, trước chơi cho Manchester United và nay đá cho Real Madrid, mà vì Bồ Đào Nha thường được xem là Brazil của châuÂu (người Brazil phần lớn nói tiếng Bồ Đào Nha), ở nơi kỹ thuật cầu thủ, lối chơi – nhưng không ở thành tích. Nếu họ vào được bán kết, đó không phải là điều đáng ngạc nhiên. Chúng ta cũng có một đội tuyển Pháp vẫn được xem là số một nếu đủ phong độ, nhưng nay phong độ thì xuống, cầu thủ nổi bật thì không có mấy ai.

 

 

Nay chúng ta tạm thời đặt mong đợi vào đội tuyển Anh. Đội tuyến Anh là đội được theo dõi nhiều nhất, chỉ là vì nhờ một truyền thống truyền thông ngưòi ta hay để ý đến nước Anh. Nhưng năm nay nhiều người cho rằng Anh quốc có một “cơ hội nghiêm chỉnh” vào sâu – bán kết hay chung kết. Anh có một huấn luyện viên người Ý nổi tiếng là Fabio Capello đã từng cấm quân cho nhiểu đội hàng đầu ở châu Âu, ông nay cho rằng mình có thề làm nên lịch sử và nhiều người Anh cũng tin thế. Họ cũng có một số cấu thủ họ cho rằng có “đẳng cấp thế giới”, trong đó đáng kể là tiền đạo được xem là “thần đồng” Wayne Rooney mặc dù năm nay đã 25 tuổi, nhưng cái “world class” này phải chờ World Cup chứng nghiệm.

Đội Anh nổi tiếng là có hàng hậu vệ không chắc, năm nay lại có thêm trung vệ tai tiếng John Terry – tai tiếng lén ngủ với bạn gái của bạn của mình chơi cùng đội tuyển đến nổi mất băng đội trưởng, nhưng người thay anh ta đeo băng đội trưởng lại bị chấn thương ngay trước khi lên máy bay cho nên chiếc băng đội trưởng một lần nữa lại phải đi tìm người mới. Hàng tiền vệ của Anh cũng có tiếng kém kỹ thuật, chỉ có nước bao sân… Hàng tiền đạo cũa họ với Rooney, Peter Crouch, Daniel Defoe, chơi trong nước thì khá, chơi ở ngoài khá lúng túng…

Khi chúng ta nhìn về tương lai và xét đến những khả năng, tất cả đều chỉ có ý nghĩa thăm dò. Khi sự việc chưa bắt đầu, chưa xảy ra, tất cả đều còn ở phía trước, nghĩa là không bao giờ nên loại trừ sự bất ngờ…

 

AI LÀ VÔ ĐỊCH?

 

 

 

 

Câu hỏi đầu tiên và câu hỏi cuối cùng đối với World Cup là nước nào đây sẽ đoạt giải?

Đối với World Cup năm nay cũng như những World Cup trưóc đây, người ta rất khó đoán trúng đội nào cuối cùng sẽ giành được chiếc cúp vàng, cho dù kết quả bình thường không gây mấy ngạc nhiên cho người mộ điệu. Người ta khó đoán trúng phóc là vì con đường đi từ trận đầu đến trận cuối của đội vô địch thường là nhiêu khê, có nhiều chông gai, thứ nhất là phải hay như Brazil, thứ nhỉ phải hên như đội Ý trong hai năm 1982 và 2006, thứ ba là phải không xui, phải suôn sẽ như đội Pháp năm 1998, thứ tư tránh được những đội thường gây tác dụng dị ứng như Đức, và phải ma giáo một tí như Argentina. Không hay thì chớ nên có tham vọng, mặc dù ở giải Euro, cũng có nhiều khi một đội chẳng đáng gì mà lại đoạt chức vô địch châu Âu, như Đan Mạch vô địch Euro năm 1992 hay Hy Lạp vô địch Euro năm 2004 - đúng là những trường hợp hay không bằng hên. Anh là đội cực kỳ may mắn khi vô địch World Cup năm 1966, tránh được những đội “kỵ jeu”, nhưng từ đó đến nay, như để bù lại, gặp toàn là những chuyện xui xẻo, trong đó có “Bàn tay Thượng đế” năm 1986 của Maradona. Ý vô địch năm 1982, Argentina năm 1978 và 1986, nếu chẳng ma giáo thì cũng không vượt qua được các đội Brazil hay Hòa Lan. Hay có ai xui hơn Hòa Lan, hai giải liên tiếp họ xứng đáng biết bao, 1974 và 1978, nhưng lại không đáng gì bị vuột trong “đường tơ kẻ tóc”.

Một người đi đánh cá ăn tiền cho những giải như World Cup thường là những nhà bình luận thế thao chuyên nghiệp nhất, nhà nghề nhất, vì họ không bình luận phân tích chơi chơi, mà ăn tiền. Thông thường người ta phải binh nhiều cửa, cũng như đi đánh bài đặt tiền ở nhiều tụ. Có hai phương pháp tính toán, tiên đoán đội vô địch, giống như phương pháp kinh tế học, một phưong pháp gọi là vi mô (micro-soccerism) một phương pháp gọi là vĩ mô (macro-soccerism). Với phương pháp vi mô, nhà nghiên cứu nhìn từng đội, với thành tích người ta đã có, với phong độ hiện nay của các cấu thủ, với mức độ một đội có thế q uen thuộc viớphong thổ (khí hậu, giờ giấc, độ cao, phẩm chất sân bong), và cho điểm tổng hợp để đi tìm đáp số cuối cùng xem đội nào nhiếu điềm nhất. Một phương pháp gọi là vĩ mô, người nghiên cứu nhìn chung một lúc cả 32 đội, dựa trên việc chia bảng thi đấu và phương pháp tính toán ở những vòng trong, để xem những “lộ trình” có thề có của mỗi đội, từ đó để coi đội nào có thề “đi hết biển”.

 

 

Trong phương pháp vi mô, người ta đã thấy những đội có khả năng nhiều nhất trong năm nay đoạt được ngao đầu là, theo thứ tự: Brazil, Tây Ban Nha, Argentina, Anh… Theo phương pháp vĩ mô, trước hết người ta phải lập ra danh sách bốn nhóm, mỗi nhóm tám đội, từ nhóm mạnh nhất có thế đá đâu thắng đó đối với cac đội thuộc cac nhóm dưới đến nhóm yếu nhất, đá đâu thua đó với các đội thuộc cac nhóm trên. Những đội cùng nhóm có khả năng đá hòa với nhau hay hòa với các đội thuộc nhóm dưới. Như vậy, một đội thuộc nhóm thứ nhất có thề đá hòa với các đội cùng nhóm, nhưng có thể thắng hết các đoợi thuộc nhóm thứ hai, thứ ba và thứ tư, dù thắng đội thuộc nhóm hai tương đối khó hơn các đội thuộc nhóm ba và tư.

 Với ít nhiều chủ quan và thiên vị, người ta có thể phân ra bốn nhóm như sau từ 32 đội tham dự vòng chung kết World Cup 2010.

Nhóm 1: Tây Ban Nha, Argentina, Brazil, Anh, Ý, Bồ Đào Nha, Hòa Lan, Pháp.

Nhóm 2: Đức, Mỹ, Nam Phi, Mexico, Nigeria, Hy Lạp, Cameroơn, Paraguay

Nhóm 3: Algeria, Ivory Coast, Chile, Slovakia, Uruguay, Serbia, Đan Mạch, Ghana

Nhóm 4: Úc, Tân Tây Lan, Honduras, Thụy Sĩ, Bắc Hàn, Nam Hàn, Nhật Bản, Slovenia.

Từ tám bảng thi đấu được hình thành sau khi bắt thăm (Bảng A: Nam Phi, Mexico, Uruguay, Pháp; Bảng B: Argentina, Nigeria, Nam Triều Tiên, Hy Lạp; Bảng C: Anh, Mỹ, Algeria, Slovenia; Bảng D: Đức, Úc, Serbia, Ghana; Bảng E: Hòa Lan, Đan Mạch, Nhật Bản, Cameroon; Bảng F: Ý, Paraguay, New Zealand, Slovakia; Bảng G: Brazil, Bắc Triều Tiên, Ivory Coast, Bồ Đào Nha; Bảng H: Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Honduras, Chile) chúng ta có thề tiên đoán được 16 đội sau đây, hay hai đội đứng đầu mỗi bảng, sẽ được vào vòng 16 đội thi đấu đối kháng.

Ở bảng A, Pháp và Nam Phi sẽ có thể vào vòng trong, nhưng Mexico là một khả năng lớn nếu Nam Phi không khai thác được lợi thế của chủ nhà. Ở bảng B, ngoài Argentina, chiếc vé thứ nhì có thể thuộc về Hy Lạp hay đội châu Phi Nigeria. Ở bảng C, ngoài đội Anh có thế nắm tương đối chắc chiếc vé đầu tiên, Mỹ sẽ phải tìm cách vượt qua được Slovenia, là một nước chẳng có mấy thành tích ở châu Âu. Tương tự ở bảng D, Đức và Serbia có thể vào vòng trong, nhưng Ghana có thể làm cho Serbia cụt hứng. Ở bảng E, Hòa Lan được xem là không có vấn đề, và Đan Mạch và Cameroon, đội của cầu thù số 1 trong mùa bóng của Anh là Drogba, sẽ phải giết nhau để đi vào vòng hai. Ở bảng F, có thể cho rằng hai vé sẽ thuộc về Ý và Paraguay. Ở bảng G, Brazil và Bồ Đào Nha. Bảng H, con đường đi vào là của Tây Ban Nha và Chile.

 Theo thể thức ở vòng 16 đội, chúng ta có thể hình dung sẽ có tám cặp: Pháp-Hy Lạp (hoặc Nigeria); Anh-Serbia (hoặc Ghana); Hòa Lan-Paraguay; Brazil-Chile; Argentina-Nam Phi (hoặc Mexico); Đức-Mỹ (hoặc Slovenia); Ý-Đan Mạch (hoặc Cameroon); Tây Ban Nha-Bồ Đào Nha. Những trận đấu này sẽ đặc biệt căng thẳng theo thề thức đối kháng, nếu hòa sẽ có hai hiệp phụ, và hòa nữa sẽ thi đá phạt đền. Kết quả ở một số trận bắt đầu khó đoán hơn nũa. Tuy nhiên, lại thử đoán do “trực giác”, có thể chăng từ vòng 16 trận này sẽ dẫn đến loạt trận tứ kết sau đây:

-Pháp-Anh,

-Hòa Lan-Brazil

-Argentina-Đức

-Ý-Tây Ban Nha.

Pháp và Anh thường đá giao hữu với nhau hơn đá tranh giải. Lần gặp nhau duy nhất ở World Cup là Anh thắng Pháp 3-1 ở Tây Ban Nha năm 1982, nhưng trên quốc tế, người ta đánh giá Pháp cao hơn Anh. Lần giao hữu mới đây, Pháp đã thắng Anh 1-0. Hòa Lan đã gặp Brazil hai lần ở World Cup, 1974 và 1994, cả hai lần đội da cam đều vị bóc vỏ. 1-2 và 2-3. Argentina và Đức có duyên kỳ diệu. Ở trận chung kết World Cup năm 1986, Argentina thắng Đức 3-2, ở trận chung kết World Cup 1990, Đức thắng Argentina 1-0. Giữa Ý và Tây Ban Nha, lần gặp gỡ cuối cùng giữa hai nước là tứ kết Euro 2008, Tây Ban Nha đá bại Ý 4-2. Trong một trận giao hữu mới đây, Tây Ban Nha lại thắng 1-0.

Do đó, chúng ta lại có thể mường tượng có hai trận bán kết, một trận giữa Brazil và Pháp, một trận giữa Tây Ban Nha vả Argentina, mà cuối cùng, có thể có một trân chung kết giữa Brazil và Tây Ban Nha.

Như vậy hai phương pháp vi mô cũng như vĩ mô đều dẫn đến một kết luận là có thề trận chung kết sẽ là giữa Brazil và Tây Ban Nha. Nếu chúng ta vẫn còn tin tưởng ở khoa học, nhất là ở những khoa học đoán mò như kiểu kinh tế học hay kinh doanh học haykhoa học khai thác dầu hỏa trên biển thời nay.

So far so good! And fasten your seat belt for the big event!

(Saigon Nhỏ)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Sáu 2010(Xem: 33954)
Tiên Đoán World Cup 2010: Thông thường, W W W W là 4 chữ cái tượng trưng cho Who, What, When and Where. Nhưng trong tháng 6 năm nay, 4 chữ w w w w lại tượng trưng cho một câu hỏi hóc búa của hàng trăm triệu người mê bóng tròn: Who will win Worldcup 2010. Để theo dõi World Cup hào hứng, tôi xin tóm lược sự tiên đoán của chúng ta: 1. Nguyễn Ngọc Quế: Brazil, Germany 2. Hoàng Ngọc Nguyên: Brazil, Tây Ban Nha 3. Châu Tuấn Xuyên: Anh, Brazil 4. Thái K 3: Argentina, Brazil 5. Hân K 10: Spain, Brazil 6. Trí K 4: . Anh, Argentina 7. Trần Văn Chang Argentina, Spain (Update ngày 06/12/10) 5 trong 7 bạn tiên đoán Brazil sẽ vào chung kết, có lẽ vì đội nầy có thể tin tưởng được, tức là không chơi thất thường Xin mời các bạn tham gia. Châu Tuấn Xuyên
20 Tháng Năm 2010(Xem: 32665)
* Số 9 (Bộ mới) - Ngày 15-03-2011. * Diễn Đàn được cập nhật mỗi tháng 2 lần vào cuối tuần kế tiếp ngày 15 và 30. * Diễn Đàn rộng mở đến tất cả đồng môn (không phân biệt phân khoa hay khóa học) trong tình thân ái Thụ Nhân.
13 Tháng Năm 2010(Xem: 32242)
Sở dĩ Viện Đại học Đà Lạt làm được điều đó là vì nó được xây dựng dựa trên hình mẫu của các Viện đại học phương Tây, nơi mà "tự do học thuật, tự do hàn lâm" (academic freedom) tạo thành cốt lõi của quy chế tự trị đại học. Mai Thái Lĩnh tức Hoàng Thái Lĩnh
25 Tháng Tư 2010(Xem: 36652)
Mất của cải là mất ít. Mất sức khoẻ là mất nhiều. Mất tư cách là mất hết. GS Trần Long
25 Tháng Tư 2010(Xem: 35265)
Sau cùng, nếu nói về cái Thiện thì tôi xin phép bà con, tôi không dám nói dông dài, mà chỉ muốn mượn 2 câu lục bát cực hay của bạn Nhan Ánh Xuân để kết thúc bài viết cà kê (pha lẫn với lẩm cẩm) này: "Vì em biết phận học trò Nên không dám nói quanh co ý thầy" Nguyễn Tấn Phước
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468