Dầu khí và hợp tác ở Biển Đông

29 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 25106)
Dầu khí và hợp tác ở Biển Đông
Dầu khí và hợp tác ở Biển Đông

634187051836403904_386x217
(Nguồn: BBC)
Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông được cho là có liên hệ chặt chẽ tới nguồn lợi thiên nhiên ở khu vực này. Tuy nhiên Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản, nhất là dầu khí, tới đâu thì còn là một câu hỏi lớn.


Biển Đông có diện tích 3,5 triệu km vuông, trải dài từ Singapore tới eo biển Đài Loan.

Ước tính về trữ lượng dầu khí tại đây không đồng nhất, với một số nghiên cứu của Trung Quốc cho rằng Biển Đông có nhiều dầu thô hơn Iran và nhiều khí tự nhiên hơn Ảrập Saudi.

Thế nhưng giới khoa học phương Tây lại tỏ ra dè dặt hơn trong nhận định của mình.

Tiến sỹ Clive Schofield là Giám đốc phụ trách nghiên cứu tại Trung tâm Quốc gia về Nguồn lợi và An ninh biển của Australia thuộc Đại học Wollongong:

Tiến sỹ Clive Schofield: Tôi là điều tra viên trưởng cho một dự án có tên Năng lượng Biển ở châu Á, do Sáng kiến Á châu của Quỹ MacArthur ở Hoa Kỳ tài trợ. Khi nói về năng lượng biển, chúng tôi cũng xem xét các khía cạnh khác, như về các tuyên bố chủ quyền, tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia có vùng biển chồng lấn...

Nói về năng lượng thì hiện đang có ý kiến được nhiều người ủng hộ cho rằng thế giới chúng ta đang ở thời kỳ đỉnh cao của khai thác dầu, thời kỳ này sẽ kéo dài một vài năm nữa, rồi nguồn cung cấp dầu toàn cầu sẽ bắt đầu đi xuống.

Thế giới hiện nay cũng đã bắt đầu khai thác dầu khí ngoài khơi nhiều hơn là trong đất liền. Chúng ta đang tìm kiếm dầu khí xa hơn, sâu hơn và trong các điều kiện khắc nghiệt hơn ở ngoài biển.

Khi nói tới Biển Đông, người ta hay nghe thấy cụm từ đi kèm là "nhiều dầu khí". Và một phần lớn trong nghiên cứu của chúng tôi là xem xét liệu những trông đợi về nguồn lợi dầu ở đây có hiện thực hay không.

Khó có thể nói chắc chắn về những gì đang tiềm ẩn ở dưới đáy Biển Đông. Thế nhưng đánh giá của chúng tôi là ngay cả với những ước tính lạc quan nhất, nếu nói về đóng góp của dầu khí ở biển cho an toàn năng lượng của mỗi quốc gia đang chia sẻ Biển Đông, thì nó cũng không thay đổi bức tranh an toàn năng lượng quốc gia một cách đáng kể.

Trong giới nghiên cứu, tôi có thể nói là đang có một sự hoài nghi, rằng trữ lượng dầu ở Biển Đông có thể không được dồi dào như người ta vẫn tưởng.

Thế nhưng dầu khí lại là một trong các yếu tố chính trong tranh chấp Biển Đông.

Cũng cần phải nói là không thể chắc chắn về trữ lượng nếu như không khoan thăm dò, thế nhưng sẽ không có công ty hay tập đoàn nào bỏ tiền đầu tư thăm dò nếu như họ không được bảo đảm về quyền khai thác, nhất là tại các khu vực có chồng lấn chủ quyền. Vậy nên, điều quan trọng là các quốc gia tranh chấp đi đến một sự nhượng bộ nào đó để công tác thăm dò có thể thực hiện.

BBC: Thưa ông, trong khu vực cũng có những tổ chức đa quốc gia, như Asean chẳng hạn. Vai trò của các tổ chức này trong giải quyết tranh chấp lãnh thổ được nhìn nhận ra sao?

Tiến sỹ Clive Schofield: Asean có thể đóng vai trò tích cực trong việc điều phối hoạt động của các quốc gia thành viên, nhất là trong việc đối thoại với Trung Quốc về các vấn đề luật pháp và an ninh.

Tuy nhiên vấn đề chính là dường như Asean khó đạt được thỏa thuận chung. Tôi nghĩ đây là khó khăn lớn nhất.

Thí dụ trong chủ đề Biển Đông, các thành viên Asean đồng thời cũng là các bên tranh chấp, vì vậy dễ hiểu là họ có thể nói cùng một giọng. Ngay cả trong quan hệ với Trung Quốc, cũng có khác biệt. Một số quốc gia Asean chủ trương muốn Trung Quốc tham gia mạnh mẽ hơn trong quá trình đưa ra một Bộ luật Ứng xử mang tính pháp lý chặt chẽ, nhưng lại có nước không hăng hái lắm.

Nhưng nói như vậy, tôi vẫn cho rằng có khả năng cho một sự nhượng bộ nào đó giữa các quốc gia. Chúng ta đã thấy có chỉ dấu hợp tác giữa Nhật Bản và Nam Hàn, rồi Nhật Bản và Trung Quốc, thành lập khu khai thác chung ở Đông Hải. Vậy thì cũng sẽ có thể có hợp tác ở những nơi khác nữa.

Tôi nhắc lại là nếu như không có một cơ chế hợp tác hay thỏa thuận nào giữa các bên tranh chấp thì sẽ không có phát triển trong dầu khí hay bất kỳ lĩnh vực tại các khu vực chồng lấn.

BBC: Một số học giả Đông Nam Á có đề xuất tạo các khu vực khai thác chung tại Biển Đông bằng cách coi các đảo mà các nước tuyên bố nắm chủ quyền chỉ đơn thuần là "đá" (rocks), tức không phải đảo có người ở và hoạt động kinh tế, vì như vậy sẽ không có đòi hỏi về thềm lục địa mở rộng. Theo ông, cách giải quyết này có chấp nhận được không?

Tiến sỹ Clive Schofield: Tôi nghĩ đây cũng có thể là hướng giải quyết, vì nó sẽ giúp đơn giản hóa một số tranh chấp.

Thí dụ như nói về các đảo Trường Sa chẳng hạn. Nếu các nước liên quan cùng thống nhất coi chúng là "đá", không phải các đảo có người, không đi kèm đòi hỏi về thềm lục địa và khu vực kinh tế đặc quyền 200 hải lý quanh các đảo đó, thì các tranh chấp sẽ được khoanh vùng trong vòng 12 hải lý xung quanh, tức là nhỏ đi một đáng kể.

Thế nhưng như mọi đề xuất, quan trọng nhất là phải có ý chí chính trị của các quốc gia thì mới thực hiện được.

Lúc này tôi chưa thấy có chỉ dấu rằng các nước tham gia tranh chấp Biển Đông sẽ đồng ý với đề xuất này.

Như năm ngoái, khi Việt Nam và Malaysia nộp đơn đăng ký thềm lục địa mở rộng thì Trung Quốc đã phản đối ngay lập tức.

BBC: Vậy thì cuộc tranh cãi chủ quyền ở Biển Đông liệu có lối ra hay không, thưa ông?

Tiến sỹ Clive Schofield: Tôi cho là hiện nay thì chúng ta sẽ chỉ thấy một sự giữ nguyên hiện trạng (status quo) mà thôi, nhất là khi các tranh chấp vượt ra ngoài phạm vi song phương mà có sự liên quan của nhiều quốc gia.

Tuy nhiên vẫn có khả năng các nước có thể hợp tác được với nhau thông qua các thỏa thuận khu vực khai thác chung, như trường hợp Nhật Bản và Trung Quốc đã thống nhất được về nguyên tắc dù chưa thực hiện một cách chính thức.

Hay Tuyên bố về Nguyên tắc Ứng xử ở Biển Đông ̣(DoC) cũng là một thỏa thuận cần được khuyến khích vì nó tạo điều kiện cho hợp tác và ổn định.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Ba 2011(Xem: 24189)
CHUẨ̀N BỊ CHO TRẬN KHÔNG CHIẾN TẠI LIBYA BBC Các nước Phương Tây đứng đầu là Hoa Kỳ đang lên kế hoạch ngăn chặn lực lượng chính phủ Gaddafi tấn công phe nổi dậy Libya nhưng nhiều cường quốc khác như Trung Quốc tỏ ý dè dặt.
18 Tháng Ba 2011(Xem: 25438)
LIBYA BẤT NGỜ TUYÊN BỐ 'NGƯNG BẮN LẬP TỨC' BBC Chưa đầy 24 giờ sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ra nghị quyết về vùng cấm bay tại Libya, chính phủ ở Tripoli bất ngờ tuyên bố 'ngưng bắn lập tức' và mời phái đoàn quốc tế vào 'tìm hiểu thực tế'.
17 Tháng Ba 2011(Xem: 25660)
Hội nghị các nước tiểu vùng sông Mekong về phát triển hành lang kinh tế Quốc Việt, Thông tín viên RFA, Phnom Penh Do những liê n kết vận tải qua biên giới giữa các nước trong khu vực tiểu vùng sông Mekong p hía Nam này vẫn còn có khoảng cách so với các tuyến hành lang kinh tế khác. Các nước nà y cương quyết hợp tác với nhau trên 9 lĩnh vực dưới sự hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á và một số quốc gia khác.
17 Tháng Ba 2011(Xem: 25403)
Quốc tế vẫn bất đồng về giải pháp đối với Libya RFA 10.03.2011 Những cuộc giao tranh giữa lực lượng nhận dân nổi dậy và quân đội trung thành với lãnh tụ Gadaffi v ẫn diễn ra ở nhiều nơi, trong lúc cộng đồng thế giới tiếp tục nói đến những biện pháp cứng rắn hơn đối với chính phủ Libi.
17 Tháng Ba 2011(Xem: 24211)
Trung Quốc chỉ là một cường quốc khu vực cho dù tăng ngân sách quốc phòng Đức Tâm. rfi Chính quyền Bắc Kinh đang xây dựng bộ máy quân sự với tốc độ nhanh chóng, tuy vậy, Trung Quốc cho đến nay vẫn chỉ là một cường quốc khu vực, với các mối lo khu vực.
17 Tháng Ba 2011(Xem: 23991)
Thế giới Ả rập và những tính toán của Washington Thụy My, rfi Theo tờ New York Times, thì chính quyền Obama đã phải nhận ra một sự thật phũ phàng : các vị vu a có nhiều cơ hội để sống sót trước làn sóng cách mạng, còn các ông tổng thống thì rơi rụng.
17 Tháng Ba 2011(Xem: 26098)
VN chậm giúp công dân ở Nhật Bản Đại diện của một nhóm 50 lưu học sinh tại Đại học Tohoku ở Sendai: "Tôi cũng có thúc giục sứ quán là cần có những kế hoạch phòng trường hợp khẩn cấp xảy ra chứ không thể ngồi chờ được. "Nhưng sứ quán nói họ không có kế hoạch gì cả. "Gần như m ọi người ở đây đều thất vọng và không trông chờ gì vào đại sứ quán nữa."
15 Tháng Ba 2011(Xem: 26414)
Is California next? Experts warn U.S. West Coast could be next victim of devastating earthquake on Pacific's 'Ring of Fire' By Mark Duell The U.S. West Coast could be the next area shaken by a big earthquake, experts warned today. The earthquakes last Friday in Japan, last month in New Zealand and last year in Chile all happened along the ‘Ring of Fire’ that encircles much of the Pacific Ocean. Scientists believe the West Coast could be hit as part of a cluster of earthquakes, with a Pacific Northwest fault having similar characteristics to the one underneath Japan.
14 Tháng Ba 2011(Xem: 24291)
Tai họa sóng thần tại Nhật Bản Phạm Văn Bân Tại một nước mà tsunami và động đất xảy ra thường xuyên, hầu như t ừ n g giờ một, người ta đã chuẩn bị mọi sinh hoạt để đối phó với tai họa. Nhưng trận tsunami lần này là một ngoại hạng! Nó đổ ập lên khắp vùng biển Thái Bình Dương với tốc độ 800km/giờ (500mph) - nhanh như một phản lực cơ.
14 Tháng Ba 2011(Xem: 24992)
Nhật: Khủng hoảng tệ nhất từ Thế Chiến II BBC Nhật Bản đ ang gặp khó khăn lớn nhất kể từ Thế Chiến II, Thủ tướng Naoto Kan nói sau khi x ảy ra động đất và sóng thần khủng khiếp... Ông nói tình trạng của nhà máy điện hạt nhân bị ảnh hưởng bởi động đất ở Fukushima vẫn trầm trọng, một ngày sau khi xảy ra vụ nổ tại nhà máy. Trong khi đó cảnh sát nói số người chết vì sóng thần ở riêng hạt Miyagi đã có thể quá con số 10.000.
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468