Mêkông cạn kiệt

11 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 26614)
Mêkông cạn kiệt
Mêkông cạn kiệt :
Các nước hạ nguồn có thái độ gay gắt hơn với Trung Quốc
 
634224086685849425_344x257




 









Sông Mêkong, đoạn chạy qua biên giới chung Lào-Thái
Reuters

Trọng Nghĩa

Việt Nam, Lào, Cam Bốt và Thái Lan, ngày 03/03/2010, qua Ủy Ban Mêkông gởi thơ đến phái bộ ngoại giao Trung Quốc bên cạnh Liên Hiệp Quốc thư yêu cầu Bắc Kinh hợp tác để tìm giải pháp cho vấn đề mực nước sông Mêkông bị cạn kiệt.

Thiên tai hay nhân họa ? Tranh cãi về lý do khiến cho mực nước sông Mêkông bị hạ thấp đáng kể trong thời gian gần đây đã bùng lên trở lại một cách gay gắt giữa Trung Quốc và 4 nước hạ nguồn của dòng sông chính chảy qua vùng Đông Nam Á.
Đối với Bắc Kinh thì nguyên nhân bắt nguồn từ tình trạng hạn hán bất thường do hiện tượng thời tiết El Nino, trong lúc các tổ chức bảo vệ môi trường thì cho rằng chính các con đập khổng lồ mà Trung Quốc xây dựng trên thượng nguồn đã làm cho dòng sông Mêkông bị cạn kiệt.
Những lời tố cáo về tác hại các đập thủy điện đã từng được đưa ra trước đây, ngay từ lúc kế hoạch ngăn dòng Mêkông của Bắc Kinh được tiết lộ, cách nay hơn một thập niên, nhưng điểm mới lần này là các chính phủ hạ nguồn cũng đã lên tiếng quan ngại, lẽ dĩ nhiên là một cách gián tiếp, để khỏi gây căng thẳng với Trung Quốc.
Thông qua Ủy Ban Sông Mêkông, cơ chế liên chính phủ của mình, Việt Nam, Lào, Cam Bốt và Thái Lan, ngày 03/03 vừa qua, đã chính thức gởi thơ đến phái bộ ngoại giao Trung Quốc bên cạnh Liên Hiệp Quốc. Nội dung bức thư yêu cầu Bắc Kinh hợp tác để tìm giải pháp cho vấn đề mực nước sông Mêkông bị cạn kiệt.
Theo các nhà quan sát, đây là lần đầu tiên mà Ủy Ban Sông Mêkông chính thức gởi thơ khiếu nại đến phiá Trung Quốc, chứng tỏ là tình hình đã trở nên đáng ngại. Đi đầu trong chủ trương này là Thái Lan, đã kêu gọi từng nước thành viên của Ủy Ban Sông Mêkông, gây sức ép trên Trung Quốc, qua con đường ngoại giao.
Trong thông điệp truyền hình hàng tuần ngày 07/03 vừa qua, thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva đã gắn liền Trung Quốc với những hệ quả tai hại mà các nước hạ nguồn đang phải gánh chịu khi cho biết là Thái Lan ''sẽ yêu cầu Trung Quốc giúp quản lý tốt hơn lưu lượng nước trên dòng Mêkông sao cho các nước Đông Nam Á không bị tác hại''.
Cho đến nay, Trung Quốc đã cho xây dựng xong 4 đập lớn trên dòng chảy chính của sông Mêkông, khúc chảy qua vùng Vân Nam. Trong số các con đập đã hoàn thành, có đập Tiểu Loan cực lớn, bắt đầu thu nước vào hồ chứa từ tháng 10 năm ngoái. Con đập này chỉ thua đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử về quy mô.
Phải chăng chính việc lấy nước nói trên làm cho lượng nước chảy xuống vùng hạ nguồn ít hẳn đi, gây ra tính trạng thiếu nước ? Đối với các hội đoàn bảo vệ môi trường, trong đó có nhóm Liên Minh Cứu Dòng Mêkông - Save The Mekong Coalition - thì các con đập chính là nguyên nhân khiến cho mức nước sông Mêkông bị hạ thấp.
Tuy nhiên, theo phiá Trung Quốc, các lời tố cáo kể trên hoàn toàn không có cơ sở. Trợ lý ngoại trưởng Trung Quốc phụ trách châu Á Hồ Chính Diệu đã khẳng định hôm 08/3 với thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva rằng các đập nước ở tỉnh Vân Nam không liên quan tới mực nước ở hạ nguồn sông Mêkông bị hạ thấp. Sau đó ba hôm, đến lượt một tham tán sứ quán Trung Quốc tại Bangkok nhắc lại lập luận ''chỉ có 13% lượng nước sông Mêkông đến từ Trung Quốc''.
Tuy nhiên, theo một số nhà quan sát, lập luận gọi là khoa học đó của Trung Quốc dễ tạo ra ngộ nhận. Tờ báo trên mạng AsiaTimes trong bài viết công bố ngày 13/03 nói rõ : '' Tỷ lệ do Bắc Kinh đưa ra căn cứ trên toàn bộ lượng nước sông Mêkông lúc đổ ra bìển Đông. Trong thực tế, tỷ lệ nước sông Mêkông phải đi qua Trung Quốc trước khi chảy vào miền bắc Thái Lan và Lào lên đến gần 100%.

(Nguồn: viet.rfi.fr/chau-a)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Sáu 2022(Xem: 3008)
"Ông chiến đấu oai hùng, bị thương nặng được đưa vào điều trị ở bệnh viện, và được giải ngũ trở về Canada. Ông lập gia đình với TN-K1 Nguyễn Thị Thịnh."
23 Tháng Sáu 2022(Xem: 2778)
Vắt qua hẻm núi Dashbash, chiếc cầu thuỷ tinh dài 240m vừa được xây dựng ở khu vực miền nam của Georgia. Giữa công trình là một cấu trúc có hình dạng một viên kim cương , cách mặt đất 200m...
18 Tháng Sáu 2022(Xem: 2769)
CHA GIÀ RỒI ĐÚNG KHÔNG - ALI HOÀNG DƯƠNG OFFICIAL MV | OST BỐ GIÀ 2021
05 Tháng Sáu 2022(Xem: 2824)
"Nhạc sĩ Cung Tiến đã mất ngày 10/5 tại Mỹ và hỏa táng ngày 2/6/2022, thọ 85 tuổi. Nay ông sẽ là người muôn năm cũ của Hoài cảm, Hương xưa, và Thu vàng..."
30 Tháng Năm 2022(Xem: 2822)
"Một hôm trong lúc vui miệng, ông Tăng Duyệt có ngụ ý thách thức rằng Văn Giảng chỉ viết được những bài hùng ca thôi còn về những bài tình ca không phải sở trường của Văn Giảng. Nghe vậy, nhạc sĩ Văn Giảng về nhà, âm thầm lấy giấy bút viết bài Ai Về Sông Tương, không ghi tên tác giả là Văn Giảng như mọi khi mà đề tên tác giả là Thông Đạt... Ca khúc này bùng phát khắp nơi với sự hâm mộ của công chúng, và tò mò của giới sáng tác thời đó: Thông Đạt là ai vậy?"
29 Tháng Năm 2022(Xem: 2783)
"Đề nghị Họp mặt Truyền thống Thụ Nhân năm nay tổ chức tại Đà Lạt từ 17/12 - 19/12/2022. Ban tổ chức sẽ đi tiền trạm trước, sau đó vào giữa tháng 6/2022 sẽ thông báo cụ thể lịch trình, chi phí ăn ở sinh hoạt cho đại diện các khoa, khoá."
24 Tháng Năm 2022(Xem: 3060)
"Tảng đá xanh đứng im không nghiêng ngả Cánh buồm nâu lờ lững sắp xuôi dòng Cuộc trăm năm phận đá chẳng long đong Buồm năm xưa theo phận người vất vả."
13 Tháng Năm 2022(Xem: 5248)
"Tham vọng vô bờ họa lan tràn khó tránh Nay là người mai có thể đến ta Hợp quần hôm nay ngăn mai sau bất ổn Cùng dựng xây thế giới an hoà"
06 Tháng Năm 2022(Xem: 4783)
"Một buổi sáng đứng bên cửa sổ Tờ lịch trên tường - Cuối tháng Tư ! Tôi thấy cả tương lai sụp đổ Thấy đất nước rơi vào tối tăm !!"
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468