Cơ sở hạ tầng tác động môi trường châu thổ Cửu Long

22 Tháng Sáu 201112:00 SA(Xem: 25264)
Cơ sở hạ tầng tác động môi trường châu thổ Cửu Long

Cơ sở hạ tầng

tác động đến môi trường châu thổ đồng bằng sông Cửu Long

 image001_47

 










Một đồng lúa vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long (Reuters)

Thanh Phương, RFI


Tiến sĩ Huỳnh Long Vân, Nhóm Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai Cửu Long ( VHĐNCL) Úc châu, trả lời phỏng vấn RFI về tác động của cơ sở hạ tầng trên môi trường châu thổ đồng bằng sông Cửu Long.

Nhóm Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai Cửu Long ( VHĐNCL) Úc châu được thành lập với mục đích bảo tồn và phát huy nền văn hoá đặc thù của vùng đất ĐNCL. Ngoài công tác biên khảo trong các lĩnh vực lịch sử, thơ văn, ngôn ngữ, nghệ thuật, di tích, con người... liên quan đến vùng ĐNCL, Nhóm này còn quan tâm đến sự phát triển bền vững của vùng châu thổ đồng bằng Cửu Long Việt Nam (ĐBCLVN). Được giao phụ trách nghiên cứu về những biến đổi trong khu vực sông Cửu Long, tiến sĩ Huỳnh Long Vân đã nhận trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ về tác động của cơ sở hạ tầng trên môi trường châu thổ đồng bằng sông Cửu Long:

Tiến sĩ Huỳnh Long Vân

18/06/2011
by Thanh Phương

 

Nghe (14:07)

 

RFI: Thưa ông Huỳnh Long Vân, cho tới nay, người ta vẫn nói nhiều đến những hiểm họa của các con đập ở thượng nguồn Mekong, như đập Xayaburi mà Lào dự tính xây dựng nhưng đã phải đình hoãn do sự phản đối đặc biệt là của Việt Nam. Nhưng công trình nghiên cứu của ông lại chú trọng đến những tác hại do chính những cơ sở hạ tầng ở vùng châu thổ sông Cửu Long gây ra đối với môi trường của con sông này. Trước hết xin ông nói qua về những cơ sở hạ tầng đó?

Tiến sĩ Huỳnh Long Vân : Điều kiện thiên nhiên của châu thổ ĐBCLVN tạo ra nhiều cơ hội thuận tiện nhưng đồng thời cũng gây ra không ít khó khăn cho cuộc sống của người dân trong lưu vực.

ĐBCLVN liên tục trải qua những biến đổi; tuy nhiên đáng kể nhứt là trong khoảng thời gian sau 1975, mà nhịp độ, tầm vóc và không gian của những biến đổi đã gia tăng nhanh chóng. Những thay đổi này được thúc đầy bởi nhu cầu chính trị lẫn kinh tế và được thực hiện qua các chương trình phát triển các cơ sở hạ tầng.

Mặc dù một số đề án thực sự đem lại những lợi ích về mặt kinh tế cho người dân, đúng theo mục đích, nhưng ảnh hưởng đến môi trường thường không được tìm hiểu hay để ý đến.

Trong số những chương trình phát triển ĐBCLVN có hai kế hoạch đáng kể về nông nghiệp, thứ nhất là kiểm soát và phân phối nguồn nước và thứ hai là khai thác vùng ven biển của châu thổ ĐBCLVN

RFI: Vậy kế hoạch kiểm soát và phân phối nguồn nước đã được thực hiện như thế nào trong những năm qua?

TS Huỳnh Long Vân: Lúa bắt đầu được trồng ở châu thổ đồng bằng Cửu Long ngay sau đợt định cư đầu tiên của người VN vào đầu thế kỷ 18, dần dần lan rộng ra trên toàn thể châu thổ và phát triển nhanh chóng nhờ hệ thống kinh đào, được thiết lập từ hậu bán thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20. Tuy nhiên hệ thống thủy lợi chỉ được áp dụng, khi chế độ tập thể hóa nông nghiệp ra đời, sau khi chiến tranh VN chấm dứt.

Trong những thập niên 1970’s và 1980’s, ngành nông nghiệp thâm canh được phát triển nhanh chóng trên toàn vùng châu thổ và khuynh hướng này ngày càng được khuyến khích, tiếp theo chính sách đổi mới được ban hành vào năm 1986, định hướng VN theo kinh tế thị trường. Do đó, những vùng đất phèn rộng lớn ở Đồng Tháp, khu Tứ giác Long Xuyên và bán đảo Cà Mau, từ trước không thể sử dụng cho canh tác nông nghiệp, nay được cải biến để trồng lúa, nhờ mạng lưới kinh đào được bành trướng. Những giống lúa có năng suất cao được chọn lựa, thêm vào đó là sử dụng phân bón, hoá chất nông nghiệp kết hợp với những kỹ thuật canh nông cải tiến, giúp nâng cao năng suất.

Phát triển các cơ sở hạ tầng nhằm kiểm soát và phân phối nguồn nước trong châu thổ ĐBCLVN để gia tăng sản xuất nông nghiệp được thực hiện qua 3 loại công trình: đào kinh, đắp đê bao và thiết kế các cống thủy lợi.

RFI: Như vậy những công trình cụ thể có những tác động như thế nào đến vùng châu thổ sông Cửu Long, trước hết là mùa lũ?

TS Huỳnh Long Vân: Trong điều kiện thiên nhiên, nước lũ tăng từng bực, bắt đầu ở thượng nguồn tràn dần xuống hạ nguồn của châu thổ. Mực nước tiếp tục dâng cao trên sông chánh, lên đến ngang mặt bờ sông và từ từ tràn bờ, bao phủ các cánh đồng. Tiếp đó toàn thể bề mặt của đồng bằng châu thổ trở thành trục lộ chánh để nước di chuyển xuống phần dưới của châu thổ.

Kế hoạch kiểm soát và phân phối nguồn nước làm thay đổi tiến trình thủy học tự nhiên này trong châu thổ ĐBCLVN. Kinh đào và đê bao đã phân chia môi trường châu thổ thành từng mảnh, khiến cho mô hình của dòng chảy thay đổi và động tính của “nước tràn bờ” trở nên phức tạp.

Ở những vùng trồng lúa 3 mùa, đê bao ngăn chận hoàn toàn “nước tràn bờ” và nước lũ với khối lượng lớn bị giữ lại trong các dòng sông và kinh đào chánh. Trong các sông chánh, nước chảy mạnh hơn nên làm sạt bờ và làm biến dạng các con sông; ngoài ra các chất rắn và chất trầm tích to hạt được vận chuyển xuống hạ nguồn khiến những đoạn sông ở hạ nguồn bị bồi lắng và cạn dần. Trong trường hợp này, thì chỉ một trận lụt nhỏ cũng đủ làm cho các vùng ở hạ nguồn bị ngập lụt trầm trọng và gây nhiều thiệt hại, vì ở đây không có những đê phòng lụt.

Theo kết quả nghiên cứu của “Australian Mekong Resource Centre, Sydney University”, thì từ sau khi hệ thống đê bao được thiết lập ở các vùng phía trên châu thổ, thì một số bãi đất ngầm đã xuất hiện trên các đoạn sông thuộc hạ nguồn, và rõ ràng hơn nữa là một trong hai cửa sông Bình Thủy, nằm cách Cần Thơ 5km về phía Tây đã bị bồi lấp.

Thêm vào đó mặc dù mực nước ở phần trên của châu thổ tại Tân Châu, trong những năm gần đây xuống thấp hơn trước kia, nhưng mực nước sông Hậu ở Cần Thơ ngược lại lên cao khoảng 20cm; điều này cho thấy, có thề là đọan này của sông Hậu đã bị làm cạn bởi chất trầm tích, mà đúng ra nếu không có đê bao đã bồi lấp các cánh đồng nằm ở phần trên của châu thổ.

Ở các vùng trồng lúa 2 mùa, vào lúc cao điểm của trận lụt, nước lụt tràn các bờ đê. Tuy nhiên do bề mặt của châu thổ gồ ghề vì các đê bao, nên nước lũ di chuyển rất chậm xuống phần dưới của châu thổ. Nếu gặp phải một trận lụt lớn như vào tháng 9 tháng 10 năm 2000, lụt sẽ kéo dài và nước ngập rất sâu.

RFI: Còn ảnh hưởng của các kinh đào và đê bao vào mùa khô thì như thế nào?

TS Huỳnh Long Vân: Trong điều kiện thiên nhiên, sau cao điểm của mùa nước lụt, mực nước sông chính hạ thấp, và khối nước tích trữ trong các cánh đồng vào mùa lũ sẽ chảy ngược ra và cung cấp nước cho các con sông chính vào đầu mùa khô.

Nhờ thế mà thủy lượng của dòng sông chánh ở hạ nguồn giãm sút không đáng kể so với thượng nguồn.Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đào kinh cấp 1 để rút nước từ sông chính, khiến thủy lượng của các con sông trở nên giảm sút vào mùa khô và tiếp tục giảm dần dọc theo hạ nguồn.

Trồng thêm lúa trên những vùng đầm lầy ngậm phèn ở Đồng Tháp và Khu Tứ giác Long Xuyên gây ra những ảnh hưởng đáng kể, làm giảm thủy lượng của dòng sông chính, vì một khối lượng khổng lồ nước từ các con sông chính được thu rút để rửa đất tháo phèn.

Hậu quả của tác động này là kéo dài thời gian nước biển xâm nhập vào nội địa và phạm vi ngập mặn bành trướng. Những dữ kiện được thu thập từ thập niên 1980 đến nay cho thấy thời gian nước mặn xâm nhập vào các sông Tiền, sông Hậu đã kéo dài thêm. Những vùng nhiễm mặn mỗi năm càng rộng lớn hơn, như nhận thấy ở Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và cả đến Hậu Giang trong hai năm gần đây.

Nước biển xâm nhập sâu hơn vào châu thổ ĐBCLVN khó tránh khỏi, vì trong tương lai sẽ có thêm nhiều kế hoạch kiểm soát và phân phối nguồn nước được thực hiện, thêm vào đó là dân số ngày càng gia tăng, tiếp theo là đô thị hóa và kỹ nghệ hoá vùng châu thổ sẽ tạo thêm sức ép lên nguồn nước. Đây là mối đe dọa nghiêm trọng đối với ĐBCLVN bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực gây ra bởi các đập thủy điện và các hồ chứa ở thượng nguồn Cửu Long.

RFI: Còn về ảnh hưởng trên vận chuyển và phân phối khối lượng phù sa?

TS Huỳnh Long Vân: Trong điều kiện thiên nhiên, toàn vùng châu thổ mỗi năm được phù sa bồi lấp nhờ “lũ tràn bờ”; tuy nhiên trong những năm gần đây bị hạn chế hay hoàn toàn bị chận đứng từ khi có các đê bao. Sự gián đọan bồi lấp này làm năng xuất nông nghiệp của đất bị giảm sút (phù sa làm đất phì nhiêu, cung cấp oxygen làm đất không bị dẽ cứng, giúp rễ mọc tốt, hấp thụ chất dinh dưỡng, đồng thời tránh phóng thích khí SH2 có hại cho mùa màng).

“Lũ tràn bờ” bị ngăn chận, phù sa được giữ lại trong sông chánh và kinh rạch. Ở những kinh lớn nước chảy mạnh có thể di chuyển phù sa ra khỏi sông chính. Đó là trường hợp kinh đào cấp 1, dọc theo khu Tứ giác Long Xuyên, đã rút và chuyên chở một khối lượng đáng kể chất trầm tích mịn của sông Hậu ra vịnh Thái Lan; hậu quả là lượng phù sa mịn chảy ra biển Đông đã giảm đi một cách rõ rệt, khiến bờ biển phía Đông và mũi Cà Mau không còn được bồi lấp nhanh chóng như trước.

RFI: Ảnh hưởng do cải tạo đất phèn như thế nào?

TS Huỳnh Long Vân: Một trong những mục đích của các dự án kiểm soát và phân phối nguồn nước là đào kinh nhằm gia tăng khối nước ngọt rút từ các sông chánh và dùng để cải tạo các khu vực đất phèn, đồng thời cải thiện hệ thống tháo nước phèn bị ứ đọng ở nhiều nơi trong châu thổ.

Đây là trường hợp được áp dụng ở Đồng Tháp. So với những năm 1980’s, thì hiện nay ¾ vùng đất ngậm phèn đã được cải biến và thời gian ngậm phèn giảm từ 6 tháng xuống còn 3 tháng mỗi năm.Tuy nhiên, công tác làm giảm độ tác hại của nước phèn chỉ có hiệu quả tại chổ, vì các kinh đào một mặt giúp cải thiện đất đai trong vùng, nhưng mặt khác làm gia tăng khối lượng acid phóng thích từ vùng đất phèn ra môi trường.

Như ở Đồng Tháp, nước sông Tiền được dùng để rửa phèn vùng đất phía Tây và lượng phèn xả ra theo dòng nước chảy về hướng Đông trước khi đổ vào sông Vàm Cỏ Tây. Khối lượng acid phóng thích vào sông Vàm Cỏ Tây gia tăng từ khi có chương trình kiểm soát và phân phối nguồn nước ở Đồng Tháp. Từ những kinh nghiệm thu thập được trong việc cải biến đất phèn ở vùng Hunter River, nằm dọc bờ biển phía Đông thuộc tiểu bang NSW, Australia, theo ước tính, hằng năm cải tạo đất phèn ở châu thổ ĐBCLVN có thể phóng thích đến hàng trăm ngàn tấn acid sulphuric vào các kinh rạch, hủy diệt rất nhiều sinh vật và những hệ môi sinh trong vùng.

RFI: Những cơ sở hạ tầng có gây tác hại đến chất lượng nguồn nước hay không?

TS Huỳnh Long Vân: Những thay đổi về thủy tính của dòng nước, di chuyển của các chất trầm tích, cùng với dân số trong vùng gia tăng và trồng lúa thâm canh đã tạo ra những ảnh hưởng có tính tích luỹ làm cho phẩm chất nguồn nước trở nên tồi tệ hơn.

Nước ở kinh rạch gần vùng xả phèn, có tính acid rất cao, chỉ số pH từ 2.5 – 4.0, ngoài ra còn chứa nhiều độc tố như các kim loại nặng Fe, Al, Cd, chất hữu cơ, hóa tố N, P, thuốc trừ sâu và mầm gây bệnh từ phân người và chất phế thải trong nông trại.

Ngoại trừ 2 sông Tiền và Hậu, gần như toàn thể nguồn nước mặt của ĐBCLVN đều có chứa chất hữu cơ và các hoá tố. Nguồn nước ô nhiễm khiến thỉnh thoảng cá nuôi trong các bè trên sông vùng Hồng Ngự, Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ bị chết hàng loạt.

Còn về ảnh hưởng trên môi sinh, kế hoạch qui mô kiểm soát và phân phối nguồn nước làm giảm dần diện tích của những vùng có hệ sinh thái gần như thiên nhiên (vì một số đất ở khu Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp giờ đây được đưa vào canh tác)

Đào kinh, đắp đê bao, đặt cống thủy lợi đã phân lô và ngăn chia hệ sinh thái của châu thổ ĐBCLVN, vì nó ngăn cản sự vận chuyển tự nhiên của dòng nước và phù sa, ngăn cản sự hoán trú của sinh vật, thay đổi môi trường sinh sống của sinh vật và loại bỏ dần dần tính đa dạng sinh học của môi trường: chỉ những sinh vật có tính thích ứng cao mới có thể tồn tại trong môi trường ngày càng thiếu an toàn.

RFI: Xin cám ơn tiến sĩ Huỳnh Long Vân, Nhóm Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai Cửu Long, Úc châu.

(Nguồn: viet.rfi.fr)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Sáu 2023(Xem: 2087)
- Thư Ngõ của Hội Thiện Nguyện Cựu Sinh Viên Viện Đại Học Đà Lạt (DUACT). - Chương Trình Giáo Dục, Từ Thiện, Xã Hội ... - Tổng Kết Hoạt Động Của DUACT VN Năm 2022.
30 Tháng Ba 2023(Xem: 2623)
Kappa Delta Kỷ niệm 50 năm - Chung Thế Hùng thực hiện – YouTube
14 Tháng Ba 2023(Xem: 2641)
"Tâm đã tịnh, đóa từ bi vừa nở Vườn vô ưu trăng vẫn dõi theo người."
16 Tháng Giêng 2023(Xem: 2685)
Designed by Chung Thế Hùng K10 - Kính chúc An Khang & Thịnh Vượng - Ban Biên Tập Diễn Đàn Thụ Nhân www.thunhan.org
09 Tháng Giêng 2023(Xem: 2471)
Lá Thư Thụ Nhân From: Hansi Phan Date: January 8, 2023 Subject: SỚ TÁO QUÂN
08 Tháng Giêng 2023(Xem: 2341)
"Bài viết này chỉ là “tí con con” để nói về “xuân đi xuân lại lại” trong tứ phương đồ. Ngày nay, người Việt ở rải rác bốn phương trời, mười phương phật, có dịp trải nghiệm mùa xuân tứ thời vậy."
24 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 2308)
Kính chúc Giáng Sinh vui vẽ và Năm Mới an lành.
24 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2761)
"Ngày 12/11, Lê Thạch Trúc đã bỏ “bể sầu”, để lại ba bài thơ được coi là tuyệt bút của LYSA, Nhan Ánh Xuân, Thanh Tuyền, theo thứ tự đề thơ."
08 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2290)
"Điều Phi Thường Của Một Phụ Nữ Việt hay Hành Trình Của Lá Cờ Bất Khuất"
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468