Mất bò mới lo làm chuồng (RFA)

18 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 25584)
Mất bò mới lo làm chuồng (RFA)


Mất bò mới lo làm chuồng

Nam Nguyên, phóng viên RFA

2011-09-16

Cà phê Buôn Ma Thuột là đặc sản nổi tiếng từ đầu thế kỷ 20, người Việt Nam khi nói tới cà phê lập tức nghĩ tới Buôn Ma Thuột.

image001_127 










Source lehoicaphe.com

Tổ chức lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lớn chưa từng có tại Dak Lak


Vậy mà thương hiệu này đã bị một doanh nghiệp ở Quảng Đông Trung Quốc đăng ký bảo hộ độc quyền tới hai nhãn hiệu.

Một bài học cho các doanh nghiệp

Nếu không có phát hiện và được công bố gần đây bởi Công ty luật Bross và Cộng sự ở Hà Nội, có lẽ tỉnh Đắc Lắc và ngành cà phê có thể đã không hay biết và chưa quan tâm tới việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho Cà phê Buôn Ma Thuột bên ngoài Việt Nam. Trên thực tế hai nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột mà doanh nghiệp Trung Quốc bảo hộ độc quyền trong 10 năm chỉ mới đăng cách cách nay chưa lâu, một nhãn từ tháng 11/2010 và nhãn thứ hai từ tháng 6 năm nay.

Trả lời Nam Nguyên vào tối 15/9, ông Trần Việt Hùng trợ lý Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ, nguyên Cục trưởng Cục Sở Hữu Trí Tuệ từ Hà Nội nhận định:


“Một doanh nghiệp Trung Quốc không có hàng cà phê từ Ban Mê Thuột mà lại đăng ký nhãn hiệu như vậy tại Trung Quốc là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Do đó chắc chắn Việt Nam phải có khiếu nại để đòi lại nhãn hiệu đó.” 

 image002_45








Nhãn hiệu cà phê Buon Ma Thuot của Trung Quốc


Người Việt Nam giật mình vì Tỉnh Đắc Lắc đã được bảo hộ quốc gia từ năm 2005 về chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột, nhưng bản quyền về việc này chưa hề đăng ký bên ngoài Việt Nam. Giờ đây thì báo chí nhập cuộc một cách hào hứng, tất cả những báo mạng mà chúng tôi xem được như Lao Động, VnExpress, Saigon Giải Phóng đều khá bức xúc về việc làm thế nào để đòi doanh nghiệp Trung Quốc hủy những nhãn hiệu gian dối đó.

Trong cuộc phỏng vấn của Nam Nguyên Luật sư Lê Quang Vinh, Giám đốc phụ trách sở hữu trí tuệ Công ty Luật Bross và Cộng sự, người phát hiện vụ doanh nghiệp Trung Quốc đăng ký bảo hộ độc quyền hai nhãn hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột ở Quảng Đông, nói rằng sẽ mất thời gian nhưng trong vụ mất thương hiệu này phía Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý để đòi lại công lý. LS Lê Quang Vinh nhấn mạnh:


“Rõ ràng đây là một thông điệp chuyển tới các doanh nghiệp nói chung và tất cả những chỉ dẫn địa lý nào, khu vực quản lý nào của Việt Nam nói riêng, là chúng ta phải đặc biệt lưu ý vấn đề này để có chiến lược sách lược phù hợp trong tương lai để tránh câu chuyện này xảy ra.”


Đứng về mặt quản lý Nhà nước, Trợ lý Bộ trưởng Khoa học Công nghệ Trần Việt Hùng phát biểu với Nam Nguyên:

“Khi các nước đã tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và thừa nhận Hiệp định Swiss liên quan đến sở hữu trí tuệ, thì mỗi nước đều có những qui định để chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh, đến sự chiếm đoạt nhãn hiệu và những chỉ dẫn sai về thực tế hàng hóa. Chúng ta có thể dựa vào những điều khoản đó để khiếu kiện tại Trung Quốc, đầu tiên bằng biện pháp hành chính tại cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ tại Trung Quốc và cụ thể cơ quan nhãn hiệu của Trung Quốc và nếu không được, thì có thể khiếu nại tại tòa án Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng không hoàn toàn quá khó khăn, với những bằng chứng trong trường hợp cụ thể cà phê Buôn Ma Thuột có uy tín rộng rãi từ lâu tại Việt Nam, đã được thừa nhận về chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam

image003_21










Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột ở Dak Lak. Source giacaphe.com

từ năm 2005, như vậy tôi nghĩ rằng chúng ta có đủ bằng chứng cụ thể về chỉ dẫn địa lý hoặc thương hiệu đó bên Trung Quốc và đòi lại quyền lợi cho mình.”

Sai một li đi một dặm

Báo chí chính thống ở Việt Nam như Lao Động bản điện tử và Saigon Giải Phóng Online nhận định rằng, Tỉnh Đắc Lắc với bảo hộ quốc gia về chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột từ năm 2005, nhưng cho đến nay chưa hề đăng ký nhãn hiệu hàng hóa với quốc gia nào trên thế giới. Chính sự lơ là này đã tạo cơ hội cho doanh nghiệp Trung Quốc đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu. Luật sư Lê Quang Vinh nói với chúng tôi rằng, Tuy không trung thực nhưng về nguyên tắc doanh nghiệp Trung Quốc không phạm luật, vì phía Việt Nam chưa đăng ký chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột của mình ở Trung Quốc hay lãnh thổ nào khác.

Báo chí đưa tin Tỉnh Đắc Lắc sợ tốn kinh phí nên không đăng ký nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột ra phạm vi toàn cầu theo hệ thống Madrid. Có điều trớ trêu là Đắc Lắc đã cố gắng quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột khá tốn kém và không nghĩ đến việc bảo vệ “đứa con” của mình. Sau khi được bảo hộ quốc gia về chỉ dẫn địa lý, trong 6 năm qua Đắc Lắc tiêu tốn 50 tỷ tiền ngân sách và đóng góp của doanh nghiệp để tổ chức 3 Lễ hội Cà Phê Buôn Ma Thuột. Theo báo chí, chỉ cần 1/10 số tiền này là có thể đăng ký nhãn hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột ra thế giới và tránh được việc bị mất thương hiệu như đã xảy ra.

Tỉnh Đắc Lắc được mô tả là quá chậm trễ trong việc quản lý, sử dụng và đầu tư phát triển nhãn hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột. Theo Lao Động Online, có trong tay quyền bảo hộ quốc gia về chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột từ năm 2005, nhưng phải đến tháng 8/2011, Sở Khoa học và công nghệ Đắc Lắc mới cấp chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột cho 8 thành viên của Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột. Các doanh nghiệp này chỉ chi phối một phần rất nhỏ về diện tích và sản lượng cà phê trên điạ bàn Đắc Lắc, cụ thể là gần 9.000ha cây cà phê sản lượng 26.000 tấn/năm. Trong khi Đắc Lắc có tổng diện tích cà phê

 image004_12









Các loại cà phê Robusta được nhập kho. AFP

100.000ha với sản lượng 325.000 tấn/năm. Như vậy vẫn còn một diện tích rất lớn trong vùng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột.

Chúng tôi không có thông tin là Đắc Lắc chậm trễ cấp chứng nhận cho doanh nghiệp, hay là quá ít doanh nghiệp làm thủ tục xin cấp chứng nhận sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột.


Ông Đỗ Hà Nam, một đại gia trong ngành xuất khẩu cà phê, công ty của ông chi phối 25% tổng xuất khẩu cà phê của Việt Nam phát biểu với tư cách cá nhân:


“Ở Việt Nam chưa quan tâm nhiều về chứng nhận chỉ dẫn địa lý, chỉ nói chung là cà phê Việt Nam thôi. Mặc dù địa phương đã có đăng ký, nhưng chưa bao giờ người mua yêu cầu là nó xuất xứ ở đâu và giao hàng là cà phê Việt Nam thôi. Chúng tôi là những người xuất khẩu nhiều thấy rằng người mua không ai đòi hỏi điều đó vì nếu thế giá mua phải khác, trên thực tế họ mua bất cứ loại cà phê nào, việc này dẫn tới việc nếu bán có thương hiệu thì phải tách nó ra và có giá khác, phải có tiêu chuẩn để bảo đảm khi sử dụng người ta thấy được sự khác biệt giữa cà phê có chứng nhận xuất xứ Buôn Ma Thuột so với các tỉnh khác như Lâm Đồng Gia Lai hay Đồng Nai…” 
 

Theo VnExpress, không chỉ nhãn hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột bị mất về tay Trung Quốc. Một thương hiệu lớn hơn vì phủ trùm địa danh Buôn Ma Thuột là Cà Phê Dak Lak (Đắc Lắc) cũng bị Công ty ITM Entreprises ở Pháp đăng ký độc quyền nhãn hiệu dưới tên mình và được Cơ quan Sở hữu Trí tuệ Pháp cấp chứng nhận từ tháng 9/1997, công ty này còn đăng ký bảo hộ ở hơn một chục quốc gia khác.


Việt Nam đã từng mất thương hiệu thuốc lá Vinataba ở rất nhiều quốc gia khác trong thập niên 1990, rồi cà phê Trung Nguyên cũng mất nhiều thời gian tranh chấp ở Hoa Kỳ và sau này đã đăng ký thương hiệu ở 60 quốc gia trên thế giới.


Mất bò mới lo làm chuồng, nhưng câu chuyện thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột bị rơi vào tay người Trung Quốc “vừa là đồng chí vừa là anh em” thì quả là vẫn còn thiếu cảnh giác. 

 

( Nguồn: RFA )

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Mười 2022(Xem: 2583)
"Xin chuyển đến các bạn Thư Vận Động Gây Quỹ của DUACT với ước mong Tổ Chức Thiện Nguyện của chúng ta có được nhiều hưởng ứng và tiếp tay phổ biến."
23 Tháng Mười 2022(Xem: 2441)
"Một sáng tác mới của nhạc sĩ Tuấn Khanh từ trong nước với tựa đề “Hãy Gấp Trang Báo, Và Tắt Tivi” đang được lan truyền trên mạng như con gió lớn lan tràn qua khắp ngõ đường Việt Nam."
13 Tháng Mười 2022(Xem: 2356)
"Trong Kinh Thánh, Sứ Thần thờ lạy Kính Kính Mừng kính bái Nữ Vương Lời kinh hạt ngọc tình thương Ave ơn phước giáo đường tụng kinh (1)"
17 Tháng Chín 2022(Xem: 2375)
Blue Nature Chopin - Sonata No. 9 - Piano - Hy-Van
15 Tháng Chín 2022(Xem: 2416)
"Jennifer Tran sinh ra và lớn lên tại Mỹ. Mặc dù nói tiếng Việt với bố mẹ trong gia đình nhưng cô không thể đọc và viết tiếng Việt cho tới gần đây khi vào đại học."
07 Tháng Chín 2022(Xem: 2491)
"Buổi chiều 30 tháng 8, vua Bảo Đại đứng trước nhà mình. Ông kiên nhẫn chờ phái đoàn Trần Huy Liệu đến để trao ấn kiếm, vĩnh viễn chấm dứt chế độ vua chúa nghìn năm trên nước Việt."
25 Tháng Tám 2022(Xem: 2401)
"Những tên lưu manh trộm cướp thường được liệt vào hạng ma lanh quỷ quái chứ ngu quá thì làm sao mà đi ăn cướp được. Ấy thế mà có những tên cướp ngu một cách lãng nhách không thể tưởng tượng được. "
12 Tháng Tám 2022(Xem: 2481)
Sáng tác: Quách Beem | Hồ Hoàng Yến trình bày
04 Tháng Tám 2022(Xem: 2682)
"Bộ mặt Sài gòn, lúc 1955, người ta còn thấy những thầy Cảnh Sát được gọi là Mã Tà, đứng huýt còi ở các ngã tư đường. Vậy mà chẳng bao lâu chữ gọi mã tà đó đã biến mất. Và sau này, sẽ còn nhiều cái biến mất như thế. Nhiều cái biến mất như thế để Sài Gòn như hôm nay."
05 Tháng Bảy 2022(Xem: 2737)
Ban đại diện Thụ Nhân VN đã thống nhất tổ chức Họp mặt Truyền Thống vào ngày Chủ Nhật 18/12/2022 tại Đà Lạt. Để thuận tiện cho việc đi lại, ăn ở và sinh hoạt tại Đà Lạt, Ban tổ chức đã lên chương trình Tour SG-Dalat và chi phí từng phần cho các gia đình cựu SV và thân hữu bốn phương về tham dự.
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468