Mỹ thúc ép châu Âu giải quyết khủng hoảng (RFI)

18 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 25883)
Mỹ thúc ép châu Âu giải quyết khủng hoảng (RFI)

Mỹ thúc ép châu Âu giải quyết khủng hoảng

 image001_128











Bộ trưởng Tài chính Mỹ tại Wroclaw

Reuters

Tú Anh

Cuộc họp cấp bộ trưởng tài chính châu Âu khai mạc tại Wroclaw- Ba Lan. Lần đầu tiên có sự tham dự của đồng sự Mỹ. Bị đặt trước đường cùng, Mỹ thúc giục châu Âu nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng nợ công.

Dưới sức ép của thị trường, các bộ trưởng tài chính của Liên Hiệp Châu Âu có hai ngày để hoàn tất kế hoạch thỏa thuận hôm 21/07/2011.

Theo chương trình nghị sự, các chính phủ châu Âu phải vượt qua những chướng ngại còn lại để thực hiện kế hoạch thứ hai 160 tỷ cứu Hy Lạp công bố hồi giửa mùa hè. Thứ đến là cảnh cáo những thành viên được xem là « móc xích yếu » trong Liên Hiệp điển hình là Tây Ban Nha vẫn chưa có biện pháp mạnh củng cố hệ thống ngân hàng bị chấm điểm xấu qua cuộc trắc nghiệm tính vững chắc .

Ba Lan, với tư cách chủ tịch luân lưu Liên Hiệp Châu Âu đã mời bộ trưởng tài chính Mỹ Timothy Geithner tham dự.

Sự hiện diện của ông Timothy Geithner tại hội nghị Wroclaw gần như là chuyện ngoại lệ nhưng cho thấy Hoa Kỳ rất quan ngại trước thái độ chần chừ của châu Âu.

Thái độ chậm chạp trong việc thi hành giải pháp cứu nguy cho Hy Lạp và giảm thiểu nợ công đã làm cho tình hình khủng hoảng tăng thêm với hiện tượng các sàn giao dịch bị trượt dốc trong ngày thứ Hai đen (12/09/11).

Hôm qua, Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế IMF nhận định là các nền kinh tế Tây phương đang « rơi vào vòng luẩn quẩn » và càng ngày càng « nghiêm trọng hơn do thái độ chần chừ của giới lãnh đạo chính trị ». Theo bà Christine Lagarde thì Tây phương bị nợ quá nhiều gây ra nhiều bất trắc trên toàn thể các nền kinh tế, trong ngành ngân hàng tại châu Âu và trong các gia đình tại Mỹ.

Nhưng tại sau châu Âu lại chậm chạp trong việc chửa cháy ?

Nguyên nhân cơ bản vẫn là do cấu trúc của khu vực đồng tiền chung euro không được tổ chức theo kiểu liên bang như Hoa Kỳ. Tuy Ngân hàng trung ương châu Âu BCE có thẩm quyền trên vấn đề tiền tệ nhưng các chính phủ thành viên lại giữ chủ quyền về chính sách kinh tế và tài chính. Do vậy họ vừa không « điều hợp » nhịp nhàng một chính sách kinh tế chung lại bị lệ thuộc vào sự biểu quyết của quốc hội mỗi khi có một quyết định liên quan đến quyền lợi quốc gia.

Nói cách khác các nước châu Âu không phải là « vô kế khả thi ».

Theo bộ tài chính Pháp thì khủng hoảng đã trở thành « toàn diện » nhưng bộ trưởng François Baroin giải thích là các ngân hàng Pháp tuy cho Hy Lạp vay đến 8 tỷ euro nhưng họ đã thu lời đến 11 tỷ trong sáu tháng đầu năm 2011 và đã củng cố quỹ dự trữ riêng 50 tỷ euro. Trong trường hợp Hy Lạp không đủ sức trả nợ thì cũng không gây tác hại gì.

Ngày hôm qua, các ngân hàng trung ương trên thế giới đã tuyên bố sẵn sàng đổ tiền mặt hỗ trợ cho các ngân hàng khác. Điều này đã tạo ra một luồng dưỡng khí trên thị trường chứng khoáng từ Á sang Âu.

Áp lực được giải tỏa, giờ đây các bộ trưởng tài chính phải tập trung cứu nguy Hy Lạp một cách cụ thể và dưới sức ép của Mỹ.

Bộ trưởng tài chính Timothy Geithner thẩm định là châu Âu phải « Hành động nhanh hơn, phải nỗ lực chung với Hoa Kỳ ».

Nói cách khác phải đổ thêm tiền vào quỹ cứu trợ và đừng đẩy Hy Lạp vào bước đường cùng. Vì Hy Lạp vỡ nợ thì không một quốc gia nào thoát nạn.

Mối lo âu này đã được chính tổng thống Mỹ Obama cảnh báo hồi đầu tuần : « các nhà lãnh đạo vùng euro phải chứng tỏ tinh thần trách nhiệm. Hy Lạp là lối lo đầu tiên nhưng nếu Ý và Tây Ban Nha bị thị trường tài chính tấn công thì tình thế sẽ nghiêm trọng hơn ».

Ba Lan, chủ tịch luân lưu Liên Hiệp Châu Âu còn bi quan hơn. Bộ trưởng tài chính Jacek Rostowski tuyên bố « châu Âu đang bị đe dọa. Nếu vùng euro rạn nứt thì Liên Hiệp Châu Âu không đủ sức tồn tại với hậu quả là nguy cơ xảy ra chiến tranh trong 10 năm tới đây ».

( Nguồn: RFI )

Bị đặt trước đường cùng, Mỹ thúc giục châu Âu nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng nợ công.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Ba 2011(Xem: 26470)
Vụ nổ thứ ba tại nhà máy điện nguyên tử Nhật BBC Lại có thêm một vụ nổ tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima Daiichi vốn bị ảnh hưởng động đất ở N hật Bản, gây quan ngại về phóng xạ. Vụ nổ xảy ra tại lò phản ứng số 2 của nhà máy , hiện đang được các nhân viên kỹ thuật tìm cách bình ổn sau khi hai lò phản ứng khác cũng đã bị nổ.
14 Tháng Ba 2011(Xem: 27137)
Lại nổ ở nhà máy điện nguyên tử Nhật Bản BBC Một vụ nổ lại xảy ra tại nhà máy điện nguyên tử ở Nhật Bản, vốn đã bị ảnh hưởng trong trận động đất thứ Sáu tuần trước. Tuy nhiên giới chức cho hay vụ nổ thứ hai không gây đổ vỡ trong nhà máy.
13 Tháng Ba 2011(Xem: 25954)
Nhân ch ứng kể về động đất ở Nhật BBC "Khi vụ động đất nổ ra, tôi đang trong phòng làm việc và chạy vội vào phòng khách, chui xuống gầm bàn, bật TV lên và nghe thấy tin và cảnh báo sóng thần, thấy hình ảnh khói lửa."
26 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 26428)
THỜI SỰ TRONG HAI TUẦN QUA - Các nhà kinh tế Việt Nam kêu gọi khôi phục sự tin cậy vào tiền đồng - Trung Quốc trong vòng "kềm nhẹ" của Mỹ và các láng giềng châu Á - Nhật Bản xem Bắc Triều Tiên và Trung Quốc là mối đe dọa về an ninh - Mỹ và các đồng minh châu Á tìm chiến lược đối phó với Bình Nhưỡng - Sáng lập viên WikiLeaks Julian Assange nhận được nhiều hậu thuẫn nặng ký - Hội nghị biến đổi khí hậu đạt thỏa thuận. .....
26 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 26651)
Tiền đồng 'đang có vấn đề rất nghiêm trọng' Thực trạng cán cân thanh toán xấu đi, nền kinh tế yếu và thâm hụt mậu dịch đang tạo "sức ép lớn đáng kể " đối với tiền đồng, Stewart Newnham, chuyên viên nghiên cứ u chiến lược tiền tệ tại Morgan Stanley nói tại một hội nghị ở Tp HCM.
26 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 26360)
Tập đoàn V inashin đến hạn phải trả nợ 60 triệu đô la Tú Anh Trong bối cảnh bị thất thoát nhiều tỷ đô la và gây ra tai tiếng chính trị, Vinashin đã yêu cầu chủ nợ gia hạn thêm thời gian một năm số tiền phải trả đầu tiên là 60 triệu đôla trong số 600 triệu đôla vay mượn
26 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 26375)
Việt Nam có ng uy cơ tụt hậu so với các láng giềng Trọng Ngh ĩa, rfi Từng được đánh giá là một "con hổ châu Á" tiềm tàng hai thập kỷ trước đây, Việt Nam bắt đầu bị tụt lại sau nhiều nước trong vùng. Vài ngày trước lúc các nhà tài trợ cho Việt Nam họp hội nghị thường niên tại Hà Nội (ngày 07-08/12/2010), nhiều tiếng chuông báo động đã liên tiếp vang lên
26 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 23619)
Trung Quố c tung bạc tỷ vào Cam Bốt để đánh bật Hoa Kỳ (và Việt Nam) Phạm Phan / Trọng Nghĩa Trong những năm gần đây, nhờ hàng tỷ đô la đổ vào Cam Bốt một cách dễ dãi, Trung Quốc đang tăng cường ảnh hưởng so với Mỹ và Việt Nam
08 Tháng Mười Một 2010(Xem: 24173)
Thời Sự Trong Tuần 23/10 - 30/10/10: - Nhật lo ngại Trung-Triều leo thang quân sự. - Bauxite VN:Công luận ngày càng bức xúc... - NT Clinton:"Các tranh chấp trên biển phải được giải quyết bằng luật pháp quốc tế". - Việt Nam làm bạn với thế giới (và Mỹ) để đối phó với TQ. Và một số tin khác.
11 Tháng Mười 2010(Xem: 26616)
Mêkông cạn kiệt : Các nước hạ nguồn có thái độ gay gắt hơn với Trung Quốc Trọng Nghĩa, rfi Thiên tai hay nhân họa ? Tranh cãi về lý do khiến cho mực nước sông Mêkôn g bị hạ thấp đáng kể trong thời gian gần đây đã bùng lên trở lại một cách gay gắt giữa Trung Quốc và 4 nước hạ nguồn của dòng sông chính chảy qua vùng Đông Nam Á.
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468