Nga-Trung bị chỉ trích về Syria (BBC)

05 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 27934)
Nga-Trung bị chỉ trích về Syria (BBC)


Nga-Trung bị chỉ trích về Syria


Cập nhật: 04:32 GMT - chủ nhật, 5 tháng 2, 2012


image001_239-content










Giới vận động nói việc Nga và Trung Quốc phủ quyết dự thảo LHQ về Syria là tạo điều kiện cho chính quyền Damascus 'tiếp tục giết chóc'.

Ủy ban Quốc gia Syria, nhóm đối lập của người Syria, thì kêu gọi Bắc Kinh và Moscow đổi ý.

Quyết định phủ quyết của hai nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an đã gây tức giận trong giới ngoại giao phương Tây. Các nhà vận động cũng đã tổ chức biểu tình trước sứ quán Syria ở nhiều nơi trên thế giới.

Tại Syria, có tin hàng chục người thiệt mạng hôm thứ Bảy trong một ngày thuộc loại đẫm máu nhất kể từ khi đợt biểu tình bắt đầu tháng Ba năm ngoái.

Các nhóm nổi dậy cho hay chính quyền đã tấn công thành phố Homs vào tối thứ Sáu, dùng xe tăng và pháo kích đánh vào các khu dân cư.

Một nhóm đối lập nói 62 người đã chết ở Homs, trong khi các nhóm khác cho hay con số người chết trên 200.


Quyền phủ quyết

Nga và Trung Quốc một lần nữa đã dùng quyền phủ quyết của mình để đóng băng một dự thảo nghị quyết về Syria trong phiên biểu quyết tại Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc hôm thứ Bảy ngày 4/2.

Dự thảo nghị quyết này phản ánh kế hoạch của Liên đoàn Ả Rập kêu gọi ‘một quá trình chuyển tiếp sang một hệ thống chính trị dân chủ, đa nguyên do người Syria lãnh đạo’.

Ngoài lá phiếu chống của Nga và Trung Quốc, dự thảo nghị quyết đã được toàn bộ 13 quốc gia thành viên khác của Hội đồng bảo an ủng hộ.

Nga cho rằng dự thảo nghị quyết chỉ nhắm vào một mình chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad và không có các biện pháp ngăn chặn các nhóm vũ trang đối lập với ông Assad.

Vitaly Churkin, đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc, phát biểu rằng dự thảo nghị quyết này thiếu sự cân bằng.

 “Không may là một số thành viên có thế lực của cộng đồng quốc tế... đã và đang phá hoại cơ hội đạt đến giải pháp chính trị, kêu gọi thay đổi chế độ và đẩy phe đối lập lên nắm quyền,” ông lên án.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sẽ có cuộc nói chuyện với ông Assad ở Damascus vào thứ Ba ngày 7/2.

Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Lý Bảo Đông nói nghị quyết này nếu được thông qua sẽ ‘phản tác dụng’.

“Trung Quốc luôn cho rằng trong tình hình hiện tại, tập trung quá mức vào việc gây áp lực đối với chính phủ Syria... hay áp đặt bất kỳ giải pháp nào sẽ không giúp giải quyết vấn đề Syria,” ông nói.

Những người ủng hộ chính phủ ở thủ đô Damascus của Syria đã hoan nghênh lập trường của Nga và Trung Quốc.

“Tôi tin rằng Hội đồng bảo an còn nhiều vấn đề quan trọng hơn để giải quyết... chẳng hạn như nạn đói ở Somalia và [tình trạng bạo lực ở] dải Gaza,” một người ủng hộ chính phủ nói với BBC.

“Chẳng nhẽ Hội đồng bảo an không còn việc gì khác để giải quyết ngoài chúng tôi?”


Phương Tây giận dữ

Các quốc gia phương Tây đã lên án Nga và Trung Quốc phủ quyết nghị quyết.

Mỹ nói việc phủ quyết này là ‘đáng hổ thẹn’, trong khi Anh nói nó ‘làm người dân Syria thất vọng’. Pháp cũng lên án việc nghị quyết về Syria bị phong tỏa tại Hội đồng bảo an.

Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, bà Susan Rice, phát biểu rằng lá phiếu chống của Nga và Trung Quốc cho thấy hai nước này muốn ‘bán rẻ người dân Syria và che chở cho một nhà độc tài.”

“Bất cứ sự đổ máu nào thêm nữa sẽ là do họ tạo ra,” bà nói thêm.

Sau đó bà cũng viết trên trang Twitter rằng bà cảm thấy ‘ghê tởm với việc Nga và Trung Quốc ngăn chặn Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc hoàn thành mục đích duy nhất của mình.’

Ngoại trưởng Anh William Hague phát biểu thái độ của Moscow và Bắc Kinh đã ‘làm người dân Syria thất vọng’ và chỉ càng khích lệ chế độ tàn bạo của Tổng thống Assad gia tăng bắn giết.

Từ Paris, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy phát biểu trong một thông cáo rằng ông ‘cực lực lên án’ sự phủ quyết của Nga và Trung Quốc.

Tuy nhiên ông cũng nói thêm rằng nước ông sẽ không từ bỏ nỗ lực tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng tại Syria.

“Thảm kịch tại Syria phải chấm dứt,” ông nói.

Mohammed Loulichki, đại sứ Marocco tại Liên Hiệp Quốc và là thành viên Ả Rập duy nhất đang có ghế tại Hội đồng bảo an, đã thể hiện ‘sự thất vọng và hối tiếc sâu sắc’ với việc Moscow và Bắc Kinh đã ngăn chặn nghị quyết được thông qua.


‘Thất vọng sâu sắc’


image002_102








Nga vẫn luôn thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với Tổng thống Bashar al-Assad


Từ New York, phóng viên BBC chuyên trách Liên Hiệp Quốc Barbara Plett nhận xét rằng nghị quyết về Syria giờ đây đã đổ vỡ tan tành sau hai lá phiếu chống của Nga và Trung Quốc.

“Mức độ nghiêm trọng của thất bại này được thể hiện trong sự u ám trên gương mặt của đại sứ các nước phương Tây và các nước Ả Rập và trong các cuộc trao đổi chua chát trong hội đồng sau phiên biểu quyết,” phóng viên Plett cho biết.

“Sự thất vọng lần này còn sâu sắc hơn nữa bởi vì đây là lần phủ quyết kép thứ hai cho một nghị quyết về Syria và vì lần này dường như sự đồng thuận là hoàn toàn có thể,” bà nói thêm.

Bà Plett cũng cho biết là trong các cuộc đàm phán căng thẳng, các nhà ngoại giao phương Tây dường như đã đáp ứng nhiều đòi hỏi của phía Nga: họ đã bỏ những câu chữ nhắc đến bất cứ điều gì có thể được diễn dịch là sự ủng hộ các lệnh trừng phạt hay cấm vận vũ khí và thêm vào các bảo đảm rằng nghị quyết này không thể được sử dụng để cho phép can thiệp quân sự hay thay đổi chế độ.

Họ cũng bỏ qua và không đề cập rõ ràng đến các nội dung của bản kế hoạch hòa bình của Liên đoàn Ả Rập – nhất là lịch trình chuyển giao quyền lực của Tổng thống Asssad cho vị phó của ông ta, người sẽ giám sát quá trình chuẩn bị cho một cuộc bầu cử mới, Plett cho biết.

“Bất chấp tất cả, Nga vẫn phủ quyết,” bà nói.

“Dường như là giai đoạn tiếp theo của sự can thiệp ngoại giao quốc tế sẽ chuyển sang nỗ lực hòa giải của phía Nga với chuyến thăm Damascus vào thứ Ba (ngày 7/2) của Ngoại trưởng Sergei Lavrov và người đứng đầu cơ quan tình báo nước ngoài của Nga,” bà nhận xét.

(Nguồn: bbc.co.uk)



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Ba 2022(Xem: 3110)
"Các vị sứ giả có nhiệm vụ phát ngôn thông điệp ‘‘chiến tranh chỉ là sự điên cuồng’’. Đây là việc làm chưa từng có. Ngài tuyên bố đất nước Ukraine đang bị hủy diệt và kêu gọi các bên ngưng giao tranh, thiết lập hành lang nhân đạo."
05 Tháng Ba 2022(Xem: 3364)
"Hiện nay thật khó để dự đoán cuộc chiến tại Ukraine cuối cùng sẽ diễn tiến như thế nào. Tin tức từ chiến trường, nền ngoại giao bị tắt tiếng, sự thống khổ của những người dân bị mất nhà cửa, tất cả có thể đã quá choáng ngợp."
03 Tháng Ba 2022(Xem: 3191)
‘Người Nga có muốn chiến tranh không?’ Cháu luôn nghĩ là “Không.” Bởi một bạo chúa không phải là cả nước Nga, cả dân tộc Nga. Misha Đoàn
28 Tháng Hai 2022(Xem: 3186)
"Biết được quả “bom nguyên tử SWIFT” được cấu thành ra sao và hoạt động thế nào sẽ hiểu vì sao ngay khi vừa xảy ra cuộc khủng hoảng Ukraine đã có hơn 20 quốc gia kêu gọi áp dụng biện pháp mạnh này để đối phó với hành động hung hãn của Nga."
27 Tháng Hai 2022(Xem: 3389)
"Sau Ukraine, xu thế Ác thắng Thiện sẽ tiếp diễn tại những “điểm nóng” khác trên thế giới, với Đài Loan và Biển Đông là các nạn nhân được xếp ưu tiên trong danh sách những mục tiêu cần thanh toán của Trung Quốc. "
14 Tháng Hai 2022(Xem: 3434)
"Thiệt hại kinh tế sẽ rất nghiêm trọng, thiệt hại nhân đạo là vô cùng tàn khốc. Tuy nhiên, Nga vẫn tăng cường lực lượng bao vây Ukraine, và phương Tây tiếp tục đe dọa hậu quả nghiêm trọng nếu họ bước một chân qua biên giới."
11 Tháng Hai 2022(Xem: 3281)
"Nhân dịp tưởng niệm hai năm biến cố 39 người Việt, nhập cư bất hợp pháp vào Anh, bị thiệt mạng hồi tháng 10/2019, Đài RFA thực hiện loạt bài phóng sự như là một chứng tích của lịch sử Việt Nam hiện đại, ghi chép lại các cuộc hành trình của những ‘thùng nhân’ Việt đến Châu Âu."
08 Tháng Hai 2022(Xem: 3404)
"Dù Tập Cận Bình và Vladimir Putin đã trình diễn màn thắm tình đoàn kết trong dịp khai mạc Thế Vận Hội mùa đông Bắc Kinh, nhưng không có nghĩa là Bắc Kinh đứng về phía Matxcơva một cách mù quáng trong hồ sơ Ukraina."
04 Tháng Hai 2022(Xem: 3566)
"Thủ tướng Chu Ân Lai, một con người học thức uyên thâm đã biết quá rõ về lịch sử nhà Hán cũng như những triều đại khác nên rất khâm phục khí phách của người Việt. Liệu câu chuyện bóng đá ngày mùng 1 Tết Nhâm Dần có được giới chức TQ suy nghĩ?"
03 Tháng Hai 2022(Xem: 3386)
"Từ hai năm qua, thế giới đã và đang trải qua một cơn đại dịch khủng khiếp làm thế giới điêu đứng, khoảng 5.5 triệu người chết, nhiều nền kinh tế kiệt quệ, nhiều công ty kỹ nghệ và gia đình bị phá sản, nhóm người cực nghèo tăng thêm khoảng 120 triệu, nhưng thế giới lại tăng thêm 493 tỉ phú trong đó có ít nhứt 9 tỉ phú làm giàu nhờ thuốc chủng COVID. "
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468