Mùa Xuân Đỏ Lửa (Hoàng Ngọc Nguyên)

05 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 26363)
Mùa Xuân Đỏ Lửa (Hoàng Ngọc Nguyên)


MÙA XUÂN ĐỎ LỬA

Hoàng Ngọc Nguyên

 

image001_40-content

Dân thủ đô Damacus tiếp đón Ngoại trưởng Nga

 

image003_9-content 

 

Quân chính phủ tiếp tục pháo kích vào Homs

 

 

Chằng có gì sai lạc hơn là gọi những cuộc nổi dậy đẫm máu chống những chế độ độc tài, chuyên chế ở Bắc Phi và Trung Đông dưới cái tên mỹ miều là “Mùa Xuân A Rập”. Mùa xuân luôn luôn nói đến cái đẹp đẽ, tươi trẻ của thiên nhiên, của thời tiết, của con người. Chằng ai gọi sự chết chóc là mùa xuân. Chẳng ai gọi sự bế tắc tuyệt vọng là mùa xuân. Nhìn đến nước Syria hiện nay chẳng hạn, nay đã bước qua mùa xuân thứ hai, có nơi nào chết chóc hơn, có nơi nào tuyệt vọng hơn, nhìn từ xa chúng ta cứ nói là mùa xuân đang diễn ra ở đó. Nhưng ngưòi dân ở thành phố Homs đang đêm ngày sợ pháo kích, sợ bố ráp, sợ tàn sát, liệu họ có thấy mùa xuân đang đến hay chăng? Hay chỉ thấy mùa đông kéo dài?

 Trong tuần qua, lực lượng đối kháng từ thành phố Homs đang tiếp tục chiến đấu để lật đổ chế độ của Tồng thống Bashar al-Assad đã nhìn đến Hội đồng Bảo an (HĐBA) của Liên Hiệp Quốc (LHQ) với hy vọng mong manh ở đây người ta sẽ thông qua một nghị quyết đòi chế độ Damacus chấm dứt sự đàn áp phe chống đối, ngưng việc giết hại thường dân và Tổng thống Assad tìm cách từ bỏ quyền lực một cách êm thắm dưới sự giám sát của Liên đoàn A Rập. Hy vọng mong manh có nghĩa là người ta thấy trước sự chống đối của hai nước Nga và Trung Quốc, là hai trong số năm thành viên thường trực của HĐBA có quyền phủ quyết những nghị quyết của hội đồng này. Và đúng là biết trước nhưng vẫn không tránh khỏi! Hai nước này đã phủ quyết thật, măc cho có sự lên án và thất vọng của nhiều nước phương tây và cả những nước A Rập.

 Nga cho rằng các nước phương Tây đã cố tình làm bi thảm hóa tình hình. Chọn vị trí “trung lập”, họ nói rằng không thể giải giới một bên chính quyền, trong khi phía nổi dậy cũng có vũ trang. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã lờ đi chuyện vũ trang của những người nổi dậy là do hàng ngàn những quân nhân đào ngũ ngày càng tăng của chế độ Assad cung cấp, và chẳng thấm gì so với vũ trang hùng hậu của quân đội đàn áp được Nga trang bị đến tận răng! Ông ngoại trưởng này, được xem là một trong số những người bạn hiếm hoi của ông Tổng thống Assad của chế độ đang bi cô lập này, cho rằng nước Nga có trong tay áo một giải pháp nhanh chóng, có hiệu quá đề tái lập ồn định và bình thường hoá tình hình ở Syria. Chi cần nhắc một sự kiện cũng đủ giúp người ta hiểu phần nào thái độ của Nga trong vụ này: từ bao nhiêu thập niên qua, nước Nga đã cung cấp, trang bị _ dĩ nhiên chẳng phải là cho không - toàn bộ vũ khí cho quân đội nước Trung Đông láng giềng của Israel vả Lebanon này, từ xe tăng, phi cơ chiến đấu, súng ống, đạn pháo, nhờ thế mà Syria vẫn luôn luôn là một sự thách đố thưởng trực cho Mỹ, cho Do Thái trong khu vực Trung Đông này - một sự thách đố phù hợp với lợi ích khu vực và toàn cầu của cả Nga và Trung Quốc. Cảng Tartus của Syria cũng là một căn cứ hải quân chiến lược duy nhất của Nga trong vùng Địa Trung hải. Hơn nữa, nếu Nga và Trung Quốc đi ủng hộ phong trào đòi tự do, dân chủ ở Syria, chẳng lẽ họ đi đàn áp phong trào đòi dân chủ ở ngay trong nước của họ hay sao! Vả lại, tuy thời Chiến tranh lạnh đã qua, nhưng não trạng không thề sớm thay đổi một sớm một chiều: làm sao tiếp tay cho “Đế quốc Mỹ” trong tình hình trật tự ở vùng Trung Đông?

 Kể từ khi phong trào chống chính quyền, đòi lật đổ triều đại cua gia đình ông Assad đã cai quản đất nước này trong 40 năm qua, bùng nổ vào tháng ba năm ngoái, vào khi Mùa Xuân A Rập đang lan mạnh ở Bắc Phi và Trung Đông, nhà cầm quyền đã chủ trương ngay từ đầu dùng bạo lực quân sự để tiêu diệt sự chống đối. Theo những ưóc tính, đả có ít nhất 5.000-7.000 thường dân bị thiệt mạng cùng với 14.000 ngưòi đã bị bắt sau gần một năm ngưòi dân nổi dậy. Cuộc nởi dậy bắt đầu ở thành phố phía nam có tên là Deraa vào tháng ba, khi người địa phương tập họp đòi phóng thích 15 học sinh bị bắt và bị tra tấn vì tội viết bậy trên tường một khẩu hiệu có tính phổ biến thời thượng vào thời Mùa Xuân A Rập đang bùng nổ ở Ai Cập và Tunisia: “Ngưòi dân muốn chế độ phải sụp đổ”. Những người chống đối cũng đòi dân chủ, tự do, nhưng không buộc ông Assad phải từ chức. Lực lượng an ninh địa phương tuy thế đã mạnh tay, bắn vào đoàn ngưòi biễu tình khi họ diễn hành vào ngày 18-3 đi qua thành phố. Bốn người chết trong biến cố này. Ngày hôm sau, khi người dân họp lại để tang cho những người tử nạn, lực lượng an ninh lại bắn chết them một ngưòi nữa. Trong mấy ngày, bạo động ở Deraa đã vượt ngoài khả năng kiêm soát của nhà chức trách địa phương. Cuối tháng ba, sư đoàn thiết giáp thứ tư của quân đội do ngưòi em của Tồng thống Assad làm tư lệnh được gởi đên đây để dẹp cuộc nổi dậy. Hàng chục ngưòi bị giết, xe tăng nả pháo vào những khu dân cư và quân đội tấn công vào nhà dân chúng bắt đi những ngưòi họ nghi là có dinh líu với những cuộc biều tình. Cuộc nổi dậy bạo động ở Deraa vẫn không dẹp được, mà còn kích thích sự chống đối chính quyên tại những thành phố và thị trấn khác trên cả nưóc, trong đó có Baniyas, Homs, Hama và vùng ngoại ô Damacus. Quân đội sau đó tìm cách phong tỏa những nơi này, gọi đó là sự phá hoại của những “băng đàng và quân khủng bố có vũ trang”. Đến giữa tháng năm, con số tử vong đã lên đến cả ngàn người.

 Những ngưòi đối kháng ban đầu chỉ nói lên những nguyện vọng về nới rộng dân chủ và tự do tại một trong những nước vẫn được xem là áp bức nhất trong thế giới A Rập. Tuy nhiên, kể từ khi lực lượng an ninh xả súng bắn vào những cuộc biều tình hòa bình và quân đội được huy động vào việc đàn áp người dân, thì ngưòi biểu tình bắt đầu đòi ông Assad phải từ chức. Ông Assad một mặt từ chối rút lui, một mặt đưa ra những hứa hẹn cải cách dân chủ. Vấn dề là người ta không tin ở củ cà rốt của ông khi cây gậy cứ giáng xuống đầu dân. Những ngưòi đi biểu tình vẫn bị sát hại, bắt bớ, tra tấn… Một trong những đòi hỏi khác của người biểu tình là chấm dứt sắc luật về tình trạng khần cấp đã tồn tạị 48 năm - một thứ thiết quân luật! Assad hủy bỏ luật này vào ngày 21-4, nhưng quân đội vẫn cứ bắn vào người biểu tình và cảnh sát an ninh cứ bắt bớ, thủ tiêu người dân. Phía chống đối cũng đòi hỏi chấm dứt việc sát hại và tra tấn người chống chính quyền, phóng thích tù chính trị và những người đi biểu tình bị bắt và chuyển tiếp xây dựng một chế độ dân chủ, tự do và đa nguyên. Assad một mặt bác bỏ những lời tố cáo về chề độ tàn bạo của ông ta, đồng thời hứa mở ra “đối thoại quốc gia” để xem lại luật bầu cử, cho phép các đàng phái chính trị khác ngoài đảng Baath tham gia bầu cử. Phía đối lập đã bác bỏ đối thoại với Asad vì ông vẫn mạnh tay đàn áp trong khi nói chuyên hòa hợp, hòa giải.

 Theo những tin tức tử Damacus, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã được tiếp đón còn hơn cả một anh hùng quốc gia, một nguyên thủ hay lãnh đạo tôn giáo được dân chúng sùng bái, khi xe của ông lăn bánh chậm chạp tiến vào trung tâm thủ đô Syria trong một “mission impossible”: thuyết phục nhà cầm quyền Syria tìm kiếm một giải pháp hòa bình với lực lượng đối kháng và chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị ở nước này, dựa trên kế hoạch đưa ra bởi Liên đoàn A Rập. Làm sao Lavrov có thể được tiếp đón dưới mức đó: nước Nga cùng với Trung Quốc đã cứu cho chế độ này một bàn thua trông thấy khi họ phủ quyết nghị quyết của Liên Hiệp Quốc được sự ủng hộ của cả phương tây và khối A Rập có ý buộc nhà cầm quyền của Tổng thống Assad ngưng chuyện tấn công tàn sát đồng thời tăng cường sự giám sát quốc tế đối với tình hình ở nước này trong một giải pháp chuyển giao quyền lực trong hòa bình. Nga và Trung Quốc trong khi đó rõ rệt không sẵn sàng trước việc ông Assad ra đi, vì họ cũng hiểu bất cứ chính quyền mới nào ở Damacus cũng chẳng khoái gì hai nước đại cường ít hội nhập toàn cấu nhất thế giới này. Hàng ngàn người tràn ra đường đón đoàn xe của ông Lavrov, tay họ cầm cờ nước Nga và nước Syria. Trong cùng hôm đó, Lavrov đã tiến hành hội đàm với Tổng thống Assad, và sau hội đàm này, Lavrov bắt chước một câu của Kissinger nói cách đây hơn 40 năm tại Paris sau khi gặp Lê Đức Thọ: “peace is at hand” (hòa bình trong tâm tay). Ông nói Assad vẫn muốn “đối thoại” với những người đối lập, và một ủy ban đặc biệt đã hoàn thành dự thảo tu chỉnh hiến phaá để đưa ra trưng cầu dân ý.

 Trong khi đó, quân đội Syria vẫn làm điều mà phương tây tố cáo là tiếp tục cuộc tán sát ở Homs sau khi việc phủ quyết của Nga và Trung Quốc tại HĐBA được xem là đã bật đèn xanh cho chính quyền Assad làm tới trong việc dẹp tan sự nổi dậy. Theo tin từ BBC, quân đội hôm thứ ba đã tấn công vào thành phố bằng trọng pháo, vừa dùng súng liên thanh hạng nặng từ những cứ điềm của họ nhằm vào dân chúng tụ họp ngoài đường phố. Xe thiết giáp do Nga trang bị đã xuất hiện gần trung tâm thành phố, như đang chuẩn bị một chiến dịch lớn đánh vào những nơi lực lượng chống đối tụ tập. Kế từ đợt pháo kích vào ngày thứ sáu tuần trước, người ta nói đã có hang trăm ngưòi thiêt mạng. Và trong ngày thứ hai đầu tuần mà thôi, số người tử nạn lên đến 95 – là con số người chết cao nhất trong một ngày kể từ khi có nổi dậy.

 Vấn đề đơn giản là hòa bình còn lâu mới trong tầm tay, khi nước đã tràn không thể hốt lại được. Ngưòi ta nay chẳng còn tin ở ông Assad. Lực lượng đối kháng nay đã tồ chức được Quân đội Syria Tự do (SFA). Một hội đống Quốc gia Syria (SNC) cũng đã được thành lập. Sự can thiệp của Nga chỉ làm cho tình hình xung đột thêm kéo dài, máu sẽ thêm đỏ thắm Mùa Xuân Syria – nhưng khó thể làm thay đổi kết quả. Một khi người dân đã có ý chí cụ thể hóa mục tiêu dân chủ của mình bằng hành động!


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Ba 2022(Xem: 3051)
"Nhiều nhà phân tích đã nói rằng dù kết cục cuộc chiến có thế nào thì Putin cũng đã thua và sẽ chẳng còn có thể có ảnh hưởng gì đáng kể trên thế giới."
18 Tháng Ba 2022(Xem: 3455)
"Theo phán quyết của CIJ, nước Nga phải chấm dứt ngay xâm lược và rút quân đội về nước. Tuy nhiên, cơ quan tài phán của LHQ không có phương tiện buộc nước Nga phải tôn trọng phán quyết."
14 Tháng Ba 2022(Xem: 3091)
"Sau khi các đường bay sang châu Âu bị cấm hồi đầu tháng 3, dân Nga đi xe hơi sang Phần Lan hoặc tìm cách tới các nước láng giềng như Armenia, Azerbaijan, Gruzia, và bay tới Thổ Nhĩ Kỳ."
12 Tháng Ba 2022(Xem: 3093)
"Phóng viên BBC Quentin Sommerville và người quay phim Darren Conway có một tuần đi cùng các binh sỹ Ukraine ở Kharkiv khi họ chiến đấu để chặn bước tiến quân Nga. Phóng sự này có chứa các hình ảnh thương vong."
10 Tháng Ba 2022(Xem: 3402)
"Chính các đại biểu quốc hội, thuộc cả hai đảng đã thúc đẩy khiến ông Biden phải quyết định. Nhưng 79% dân Mỹ ủng hộ hành động này. Người Mỹ chấp nhận bớt đổ xăng để dân Ukraine bớt đổ máu."
10 Tháng Ba 2022(Xem: 3234)
"Như vậy hai điều kiện sau đều để cho lá phiếu của người Dân quyết định dưới sự giám sát của Liên hợp quốc, chứ không theo ép buộc hay ý chí áp đặt của bất cứ ai. Và đó chính là "Lối thoát Danh dự "cho cả hai."
07 Tháng Ba 2022(Xem: 3101)
"Hai nhà khoa học chính trị có ảnh hưởng sâu rộng của Hoa Kỳ, đều đã qua đời, đã từng đưa ra nhận định của họ về mối quan hệ phức tạp giữa Nga và Ukraine."
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468