Người Đức Làm Sao Thế? (Hoàng Ngọc Nguyên)

23 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 25977)
Người Đức Làm Sao Thế? (Hoàng Ngọc Nguyên)

NGƯỜI ĐỨC LÀM SAO THẾ?

Hoàng Ngọc Nguyên

 

image001_253-content 

 

Người Đức làm sao thế?

Câu hỏi đó không chỉ người ngoài đang hỏi mà ngay cả người Đức cũng đang tự hỏi mình. Và mỗi người đặt ra câu hỏi trong những trưòng hợp khác nhau với những ý nghĩ trong đầu khác nhau. Nhìn hai cách đặt câu hỏi và hai cách trả lời có thể giúp cho những người quan sát có một ý niệm về “What’s wrong with the Germans now!”

Mùa bóng tròn năm nay tại châu Âu toàn là những chuyện bất ngờ. Có những cái bất ngờ thú vị. Có những cái bất ngờ bực bội, khó chịu, vì người ta không ưa, không nghĩ tới, xem đó là một sự xúc phạm đến “công bằng”, “công lý”. Một thứ bất ngờ được xem là thách đố, nhạo báng “hệ thống giá trị” người ta vẫn nghĩ về bóng đá. Mùa bóng năm nay của châu Âu đã kết thúc trong sự tăm tối, xem thường người yêu bóng tròn như thế.

Và đó là điều được báo trước!

Nếu không có dấu hiệu cảnh báo, người ta sẽ chẳng có gì để phàn nàn, có thể đổ cho cái số trời đã định. Nhưng bao nhiêu dấu hiệu cảnh báo đã rành rành ra đấy, thế mà người ta vẫn không tránh được. Và “người ta” đây lại chính là người Đức, một giống người nổi tiếng cẩn trọng, khoa học, biết tính toán, tiên liệu, đáp ứng.

Tính bất ngờ của mùa bóng năm nay đã nổi rõ khi chúng ta thấy đội bóng Chelsea của ông bầu mafia nước Nga, Roman Abramovich, lọt vào vòng bán kết của Champions League – giải vô địch các câu lạc bộ mạnh của châu Âu. Người thủ hạ thân tín số 1 này của bạo chúa Vladimir Putin tại Điện Cẩm Linh (vừa mới đăng quang tuần trước làm tổng thống lần thứ ba của “nước Nga mới”), đã mua đội bóng này từ năm 2003, tuôn vào như nước mỗi năm hàng trăm triệu Anh kim những đồng tiền dơ bẩn nhưng được rửa qua các hoạt động khai thác dầu khí của nước Nga, cho nên trong thời gian chưa đến 10 mùa bóng đã ba lần vô địch nước Anh, bốn lần đoạt FA Cup, một lần Carling Cup. Trong mùa năm nay, thành tích trong nước của Chelsea tệ hại - cuối cùng chỉ đứng hạng sáu (sau Manchester City, Manchester United, Arsenal, Tottenham Hotspurs và cả Newcastle United, lọt số bốn hàng đầu, có nghĩa là năm tới sẽ không được dự tranh cúp Champions League nếu…

Chelsea đã vượt qua được vòng 16 đội một cách may mắn, khi loại được một đội Napoli của Ý dũng mãnh, điêu luyện, trên cơ (1-3, 4-1), và may mắn tiếp tục ở vòng tứ kết khi qua luôn cả đội Benfica vô địch của Bồ Đào Nha (thắng 1-0 trên sân đối phương và thắng luôn 2-1 trên sân nhà). Trong vòng bán kết, Chelsea gặp đội mạnh nhất châu Âu, hay mạnh nhất thế giới hiện nay, là vô địch Tây Ban Nha Barcelona đồng thời là đội đang giữ chiểc cúp Champions League này. Và như ta đã biết, Chelsea, một đội đã trở nên già cỗi và thiếu ngôi sao trầm trọng lại đang bị khủng hoảng về huấn luyện viên (người chính thức Andre Villas-Boas bị đuổi từ tháng ba, người tạm thời Di Matteo không bao giờ được hứa hẹn gì chắc chắn), lại thắng Barcelona trên sân nhà lượt đi 1-0, và cầm chân đối phương lượt về 2-2 cho dù phải đá với 10 người từ phút 37 sau khi thủ quân John Terry bị thẻ đỏ - loại một đội Barcelona đã nắm thế chủ động đàn áp trong cả hai trận đi và về nhưng không làm sao dứt điểm được và bị trừng phạt đích đáng vì danh thủ Messi đá hỏng một cú phạt đền.

Ở trận bán kết kia, thêm một đội Tây Ban Nha lừng lẫy bị loại, đó là Real Madrid, vô địch năm nay, đội của huấn luyện viên Jose Mourinho và cầu thù Cristian Ronaldo. Nhưng Bayern Munich, vô địch của Đức, đã loại Real Madrid một cách xứng đáng, họ đã thắng 2-1 trên sân nhà, thua lại 2-1 trên sân đối phương, và cuối cùng qua cầu nhờ đá thắng phạt đền. Bayern đá ngang ngửa, tấn công kịch liệt và chống đỡ cũng quyết liệt, qua đó nổi bật những cầu thủ có giá trị như Mario Gomez, Muller, Ribery, Arjen Robben…

Và ngày thứ bảy vừa qua 19-5 là trận chung kết – trên sân nhà của đội Đức như đã định từ trước. Kết quả như đã được viết sẵn trên tường khi người ta nghĩ rằng Bayern Munich đã được ba lợi thế thiên (thời) địa (lợi) nhân (hòa). Đương nhiên, Bayern Munich phải cảnh giác trước cái thời đang hên của Chelsea. Ngoài ra chẳng có gì đáng sợ ở đội này. Ngược lại, Bayern Munich đã cho thấy là một đội bóng có đẳng cấp cao, đá bài bản, chặt chẽ, có đấu pháp, biết kiểm soát nhịp độ trận đấu, lúc chậm lại, lúc tăng tốc, kiểm soát được khu vực trung tuyến, phòng thủ không rối loạn, tấn công biết đường tìm vào khung thành… Đúng là người Đức. Có gì Đức cũng đã ba lần vô địch thế giới. Cái cảm nhận đó về đội Bayern Munich đã có nếu người ta đã xem hai trận đội vô địch nước Đức đá với Real Madrid trong vòng bán kết, và cảm nhận đó càng rõ ràng hơn sau khi xem xong trận chung kết, đội Bayern Munich trên sân nhà cúi đầu rời sân sau hai hiệp thi đấu chính thức, hai hiệp phụ, và những cú đá phạt 11 mét đáng xấu hổ.

Ưu thế áp đảo của đội Đức đã nổi rõ nơi số lần phạt góc họ được hưởng trong 90 phút thi đấu chính thức: 18 lần. Và vấn đề của đội Đức cũng nổi rõ: họ biết đường đi đến khung thành, nhưng bị chận đứng tất cả trước khung thành! Mười tám lần phạt góc, không một lần nào chuyển được thành bàn thắng. Trong khi đó, Chelsea chỉ được một cú phạt góc duy nhất, phút 89, tức một phút trước khi trận đấu chấm dứt, và giữa lúc đang bị dẫn 1-0, họ đã khai thác được cú phạt góc này, tiền đạo Drogba người Ivory Coast của Chelsea đánh đầu vào như sao xẹt, gỡ 1-1. Bayern Munich đàn áp mãi nhưng đến phút 85 mới mở tỷ số, từ một quả đội đầu của tiền đạo Muller khi nhận một cú tạt ngang từ cánh trái. Banh dội xuống đất, bật lên cao quá tầm tay thủ môn Cech khi thủ môn người Tiệp này có phần nào hơi bị bất ngờ. Niềm sướng thỏa kéo dài vỏn vẹn bốn phút. Họ không biết kiểm soát thế trận trong năm phút cuối cho nên trả giá – đáng, phải hay không đáng, phải. Ông trời cũng cho họ một cơ hội khác, khi vừa mới vào hiệp phụ thứ nhất, Drogba truy cản sái phép tiền đạo Ribery của Đức trong vòng cấm địa. Bayern được quả phạt đền 11 mét. Khi Robben, vốn không có cái đầu lạnh, được giao nhiệm vụ quyết định này, người ta phập phòng lo ngại, và đúng là anh đá ngay vào tay của Cech, người ta hiểu số trời đã định. Và trong thi đấu luân lưu 11 mét, các cầu thủ quốc tế của Bayern Munich tha hồ đá bậy, đề cho đội của mình “mang đầu máu” ngay trên sân nhà.

Đó là lý do người mộ điệu bóng đá của Đức cứ lắc đầu trước câu hỏi: “Người Đức làm sao thế?”.

Những người không phải là người Đức cũng đang đặt câu hỏi tương tự: “Người Đức làm sao thế”, nhưng vì một lý do khác.

 Ngoại trừ những chính khách Cộng Hòa, nhất là những ứng cử viên tổng thống Cộng Hòa, hoặc ngay tình hoặc cố tình, không hiểu cơn khùng hoảng nợ nần nghiêm trọng ở châu Âu, mọi người Mỹ bình thường đều có thể hiểu rằng cơn khủng hoảng bên kia bờ Đại Tây Dương, kéo dài bốn năm năm nay không có lối thoát, có thể đang trầm trọng thêm, và ít nhiều có thể tác hại đến Mỹ, nhất là trong tình hình nước Mỹ năm nay có bầu cử tổng thống khiến cho phản ứng của Mỹ có thể không thỏa đáng, không đúng mức, khiến cho sự trầm trọng có thể càng gia tăng. Nói tóm tắt, có đến 11 nền kinh tế của châu Âu đã trở lại suy thoái, và tỷ lệ thất nghiệp trung bình trên toàn Liên Âu là 10.2%, tỷ lệ này riêng ở khu vực đồng euro (eurozone) là 10.9%. Cái diện của cuộc khủng hoảng này nổi lên khắp nơi, nhưng nổi bật nhất là ở Hy Lạp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, gần đây là Pháp. Nhưng nay người ta nói đến nhiều nhất là Hy Lạp và Pháp, là hai nơi đang quyết liệt nhất chống chính sách “khắc khổ” mà người ta nói là do Đức “áp đặt” như một phưong thuốc “chống gia tăng thiếu hụt” cùng “thúc đẩy tăng trưởng”. Chính sách khắc khổ có nghĩa là chính quyền cắt giảm chi tiêu trên mọi mặt, ảnh hưởng đến công ăn việc làm, đến phúc lợi xã hội, đến lợi tức của người dân. Đức buộc những nước khác khắc khổ đơn giản bằng cách không để cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) mà Đức kiểm soát dễ dàng ứng tiền cho những chính phủ của các nước đang thiếu hụt ngân sách nặng nề nói trên. Làm sao “khắc khổ” có thề thúc đẩy tăng trưởng, người ta chưa thấy, chỉ thấy khắc khổ làm cho người ta khổ một cách khắc nghiệt, phải sống ngày càng khắc khổ đến mức không chịu đựng được.

Trong tính hình thất nghiệp vẫn lên cao trên các nước thành viên, suy thoái vẫn tấn công mạnh mẽ, và các nước Hy Lạp và Pháp đang đặt vấn đề một cách nghiêm chỉnh và nghiêm trọng (Hy Lạp dọa trưng cầu dân ý vào tháng tới để xem người dân có muốn rút ra khỏi eurzone để có thể chủ động về tiền tệ hay chăng; ở Pháp, ngưòi ta bầu ra tổng thống mới Francois Hollande của đảng Xã Hội là đảng có truyền thống hứa bất kể với chiêu bài “khắc khổ không phải là con đường duy nhất). Đương nhiên mọi người đều quay nhìn cái “điểm” là bà Angela Merkel, thủ tướng Đức, để xem bà hành động như thế nào.

Khả năng hành động của bà rất hạn chế!

Đức có một nền kinh tế mạnh, có tiềm năng, sinh lực – hầu như là nền kinh tế duy nhất còn khả năng tăng trưởng, xuất cảng, phát triển thương mại trong cũng như ngoài eurozone và Liên Âu. Vai trò lãnh đạo, điều khiển của Đức là điều đương nhiên trong nền kinh tế eurozone, mà mặt lãnh đạo có ý nghĩa nhất là chính sách phát hành tiền tệ qua vai trò của Ngân hàng Trung ương châu Âu. Là một ngân hàng trung ương, đương nhiên người ta phải thận trọng và “độc lập” trong chính sách phát hành tiền. Chúng ta đều hiểu ngân hàng trung ương nào cũng chịu áp lực của chính phủ của mình muốn được ‘ứng tiền” để chi tiêu ngân sách - nhiều khi vô tội vạ. Huống chi cái ngân hàng này chịu áp lực của đến 17 chính phủ của 17 nước trong eurozone!. Nước Đức không cứng cựa, bà Angela Merkel không phải là người đàn bà thép, thì cái máy in tiền euro ở Thụy Sĩ chắc phải chạy mệt nghỉ.

Áp lực chính trị trong nước Đức là một mặt khác: người Đức ngày càng phản ứng khi có cảm tưởng cả khối eurozone “sống trên lưng” của mình.

Cho nên bà Merkel “lưỡng đầu thọ địch”.

Với người Đức của bà, đương nhiên bà thấy người ta có lý.

Với ngưòi châu Âu, Hy Lạp, Pháp, Tây Ban Nha, Ý… bó tay bó chân người ta cũng là chuyện nguy hiểm.

Thế nhưng đừng đơn giản tưởng có sẵn một giải pháp thay thế. Nếu có, ngưòi ta đã nói đến rồi. Cho đến giờ, người ta nói chung chung rất nhiều, nhưng cụ thể, vẫn ngoài tầm tay với.

Trật tự tài chánh, tiền tệ ở eurozone sẽ như thế nào nếu trường hợp xấu nhất xảy ra: Hy Lạp ra khỏi eurozone?

Nếu Hy Lạp ra khỏi eurozone, đó có phải là trường hợp xấu nhất chưa, hay tình hình đó chỉ mới là “phần nổi của tảng băng”.

Và nước Mỹ có thể làm gì để chận đứng cơn đại hồng thủy đó. Hay Mỹ cũng bị chìm luôn khi cơn nước đến?

Ngẫm nghĩ lại chuyện cũ, nguy hiểm thay một ý nghĩ hoang đường trong những năm 90 lại trở thành sự thật: hình thành một khu vực eurozone 17 nước dùng chung một đồng tiền với 17 chế độ khác nhau và độc lập, không có một chính quyền chung, quyền lực chung, như một thách đố vai trò chủ tể của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ 50 tiểu bang, trong thời đại “post America world” (thế giới sau nước Mỹ).

Phải chăng chúng ta thấy người Đức không bỏ được cái bệnh chủ quan trong những mong ước bá chủ của mình?

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 3817)
"Hôm trước vụ xử án Đoan Trang, rồi hôm sau là Bá Phương..ngày mai...ngày kia nữa...người dân vẫn thờ ơ? trí thức vẫn say sưa ngủ?"
14 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 3947)
"Số chuyến bay hạn chế, yêu cầu xét nghiệm, cách ly, giá vé đắt đỏ cùng khả năng chưa chắc chắn Việt Nam cho mở lại các chuyến bay thường lệ khiến cho đường về Việt Nam ăn Tết của nhiều Việt kiều còn xa, theo tìm hiểu của VOA."
14 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 3701)
"Tầm vóc của quốc gia này ở châu Á và trên thế giới sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của chính người Việt Nam trong việc mở rộng và phát triển các thể chế chính trị và xã hội. Tôi nghĩ nhiều người Việt Nam có chung quan điểm đó."
12 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 3621)
"Le Monde ghi nhận, là quốc gia nằm trong số những nước nghèo nhất cách đây nửa thế kỷ, Trung Quốc nay sắp sửa vượt qua Hoa Kỳ. Phương Tây ngỡ rằng việc mở cửa Hoa lục sẽ đi kèm với dân chủ hóa, nhưng đã lầm lẫn lớn."
09 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 3849)
"Rất mong các nhà chức trách giải quyết dứt điểm. Người dân ở Việt Nam sẽ không thể nào hiểu nổi là một đất nước "chuyên chính vô sản", có thể làm được những chuyện tầy trời mà lại không thể xử lý được một chuyện cỏn con thế này."
08 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 3980)
"Hoa Kỳ (rộng ra là Châu Âu, Nhật Bản và nhiều nước khác) với Trung Quốc, nước nào là dân chủ thực sự, nước nào là dân chủ “tào lao” như kiểu nói của ông Nguyễn Xuân Phúc, chủ tịch nước Việt Nam?"
07 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 3603)
"Mỗi năm đều có rất nhiều, nếu không phải là quá nhiều, sách viết về kinh tế, chính trị Trung Quốc. Nhưng 'Red Roulette', của Desmond Shum, thuộc dạng hiếm có vì đây là hồi ký về một cặp vợ chồng từng leo lên tột đỉnh danh vọng, theo hầu giới chóp bu trước khi sa cơ."
01 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 3551)
"Những ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron đã được phát hiện ở Anh, sau khi các nhà khoa học Nam Phi nêu nguy cơ biến thể này có thể khá nguy hiểm."
30 Tháng Mười Một 2021(Xem: 4512)
"Trong khi thế giới kêu gọi chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo để chống biến đổi khí hậu, liệu một ngày nào đó ở Việt Nam và Hoa Kỳ xăng dầu sẽ không còn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế mà thay vào đó sẽ là điện gió, điện mặt trời hay điện sinh học?"
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468