Bức tranh ảm đạm về xung đột ở Biển Đông (Thanh Hà)

03 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 23222)
Bức tranh ảm đạm về xung đột ở Biển Đông (Thanh Hà)

Bức tranh ảm đạm về xung đột ở Biển Đông


image001_12 











Bản đồ yêu sách chủ quyền (đường chấm đỏ) của Trung Quốc tại Biển Đông

Thanh Hà


Dưới hàng tựa " Các chuyên gia phác họa bức tranh ảm đạm về xung đột ở Biển Đông", báo Jakarta Post trên mạng, ngày 21/09/2012, đã trình bày các nhận định và phân tích của giới chuyên gia tham dự cuộc hội thảo "Hòa bình, Ổn định tại Biển Đông và Thái Bình Dương, tổ chức ngày 20/09/2012 tại thủ đô Indonesia. RFI lược dịch bài viết này.

Tại hội thảo « Hòa bình, Ổn định tại Biển Đông và châu Á Thái Bình Dương : Sự đoàn kết của ASEAN và can dự của các cường quốc vào khu vực » tổ chức tại Jakarta, Indonesia, ngày 20/09/2012, các chuyên gia đã phác họa ra một bức tranh ảm đạm về các tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông và nhận định, sức mạnh quân sự của Trung Quốc càng gia tăng thì nguy cơ xung đột giữa các thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN càng lớn và do đó, việc tìm kiếm giải pháp trong khối này càng thêm khó khăn.

Ông Andi Widjajanto, một chuyên gia về quốc phòng thuộc đại học Indonesia (UI), được báo Jakarta Post trích dẫn, cho rằng, vào lúc Trung Quốc gia tăng sức mạnh và trở nên quyết đoán hơn, một vài nước ASEAN sẽ nghiêng về phía Mỹ và một số khác thì sẽ liên kết với siêu cường châu Á là Trung Quốc. Việc Bắc Kinh thay đổi về chiến lược quân sự, từ phòng thủ chuyển sang tấn công, sẽ tác động đến các nước ASEAN.

Ông Andi nói : « Việc phát triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc sẽ tác động đến sự đoàn kết của ASEAN, các nước thành viên sẽ bị chia rẽ giữa hai cường quốc vì những lợi ích riêng của mình »

Vẫn theo chuyên gia này, ngoài việc gia tăng sức mạnh quân sự, sức mạnh kinh tế của Trung Quốc cũng có thể lôi kéo một số quốc gia vào vòng ảnh hưởng của mình. Ví dụ, đối với những nước không có đòi hỏi chủ quyền, như Cam Bốt, lợi ích của họ không liên quan đến Biển Đông. Họ quan tâm hơn đến những gì có thể có được từ phía Trung Quốc, cường quốc kinh tế.

Trong bối cảnh bế tắc đó, Indonesia có thể đóng một vai trò quan trọng qua việc làm cầu nối giữa các bên, đưa ra các sáng kiến ngoại giao nhằm ngăn ngừa những căng thẳng có thể xẩy ra trong khu vực. Thế nhưng, chuyên gia Andi nhấn mạnh, ảnh hưởng của Indonesia cũng hạn chế. Không thể thuyết phục được Trung Quốc từ bỏ những đòi hỏi về chủ quyền ở Biển Đông và vai trò của Indonesia không thể giúp tìm ra được một giải pháp cho tình hình này. Tuy vậy, Jakarta có thể trì hoãn và thậm chí ngăn ngừa xẩy ra xung đột.

Ông Jose Tavares, vụ trưởng phụ trách hợp tác an ninh và chính trị với ASEAN, thuộc bộ Ngoại giao Indonesia, tán đồng quan điểm nói trên và cho rằng các tổ chức quốc tế và khu vực có thể đóng vai trò trung gian. Nhưng, các tổ chức này lại không ở trong vị thế thuận lợi nhất để tìm ra một giải pháp bền vững cho cuộc tranh chấp lãnh thổ. Ông nói : « Bản thân các tổ chức này cũng không đạt được đồng thuận về một giải pháp cuối cùng cho các cuộc tranh chấp lãnh thổ ».

Trong hai năm qua, căng thẳng đã gia tăng trong hồ sơ Biển Đông.

Năm 2010, Hà Nội tố cáo Trung Quốc cắt cáp thăm dò dầu khí của tàu Việt Nam. Tình hình lại càng xấu đi khi Philippines thông báo cấp các giấy phép thăm dò mới đối với các vùng biển ở ngoài khơi đảo Palawan, hồi tháng 02/2012.

Trong tháng 03/2012, căng thẳng leo thang khi Trung Quốc bắt giữ 23 ngư dân Việt Nam với lý do là họ đánh bắt hải sản trái phép và tiến gần quần đảo Hoàng Sa.

Tuy nhiên, sự cố nghiêm trọng nhất xẩy ra trong tháng 02/2012, khi nhiều tàu đánh cá Trung Quốc hoạt động ở vùng bãi đá Scarborough và Hải quân Philippines có ý định bắt giữ số ngư dân này.

Đối với ông Ralf Emmer thuộc trường Nghiên cứu Quốc tế S.Rajaratnam, bế tắc trên hồ sơ Biển Đông còn nghiêm trọng hơn, không chỉ vì khu vực này có nhiều tài nguyên thiên nhiên, mà còn vì nơi đây có tầm quan trọng chiến lược đối với giao lưu thương mại hàng hải quốc tế.

Hồ sơ này lại càng nóng bỏng hơn với sự can thiệp của Hoa Kỳ. Vì quyền lợi của mình, Mỹ muốn duy trì nguyên tắc tự do thông thương hàng hải ở vùng biển quốc tế trong lúc Trung Quốc tăng cường khả năng hải quân và lại có thái độ quyết đoán trong các tranh chấp chủ quyền.

Theo chuyên gia Emmer, Trung Quốc gia tăng sức mạnh hải quân và có thể sử dụng để hỗ trợ các đòi hỏi về chủ quyền. Ông nói : « Hoa Kỳ có thể tham chiến tại châu Á-Thái Bình Dương để bảo vệ nguyên tắc tự do lưu thông hàng hải. Quyền tự do này là một nguyên tắc chủ chốt mà Mỹ sẽ không thể có một sự nhượng bộ nào ».

Hoa Kỳ muốn nhấn mạnh điểm này tại các diễn đàn ASEAN, nhưng đối với Trung Quốc thì đây lại là một vấn đề nghiêm trọng, bởi vì Bắc Kinh lo ngại mọi ý đồ quốc tế hóa hồ sơ Biển Đông và chỉ muốn đàm phán song phương với từng nước nhỏ bé hơn trong ASEAN, đang có tranh chấp chủ quyền.

(Nguồn: viet.rfi.fr)


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Mười Một 2021(Xem: 4449)
"5G là công nghệ (Technology) cao, tạo ra công nghiệp (Industry) thần kỳ. Dựa vào đặc tính quan trọng là nối kết, công nghiệp nầy sản xuất ra những dụng cụ, gọi là thiết bị thông minh. "
06 Tháng Mười Một 2021(Xem: 4500)
"Hai hãng dược Pfizer và Merck đã phát triển thuốc viên chống virus chứng tỏ hiệu quả hứa hẹn trong các cuộc thử nghiệm trên các bệnh nhân COVID có nguy cơ cao bị bệnh nặng."
05 Tháng Mười Một 2021(Xem: 4638)
"Mỹ đang đối mặt với tình trạng lạm phát cao nhất trong vòng 13 năm với giá cả các mặt hàng tăng vọt, khiến cho đời sống dân lao động Mỹ gặp khó khăn. Nguyên nhân có phải là do khủng hoảng năng lượng toàn cầu, sự gián đoạn của chuỗi cung hay các gói ứng cứu khổng lồ của chính quyền Joe Biden?"
02 Tháng Mười Một 2021(Xem: 4140)
"Năm 1975 khi qua Mỹ, cụ tiếp tục là một tiếng nói đóng góp vào dòng chính để nước Mỹ hiểu chính nghĩa của Việt Nam Cộng Hòa. Đồng thời, cụ đi khắp nơi để trao truyền bó đuốc cách mạng cho những thế hệ trẻ về sau."
02 Tháng Mười Một 2021(Xem: 4336)
"Việc Facebook đặt lợi nhuận lên trên hết không chỉ dẫn đến hậu quả là ‘để cho tin giả tràn lan’, ‘khuyến khích sự nóng giận của người dùng’ mà còn ‘dập tắt tiếng nói của sự thật theo yêu cầu của các nhà nước độc tài’, một kỹ sư công nghệ thông tin người Mỹ gốc Việt vốn dành nhiều thời gian theo dõi Facebook nói với VOA."
31 Tháng Mười 2021(Xem: 4477)
"Trong một đất nước độc tài, toàn trị thì những ý kiến gì không hợp với chính quyền đều bị coi là những ý tưởng đến từ thế lực thù địch. "
30 Tháng Mười 2021(Xem: 4523)
"Nhân ngày Chiến Sĩ Trận Vong 1-11, ngày Quốc Khánh Đệ nhất VNCH 26-10, ngày Giỗ TT Ngô Đình Diệm, xin kinh dâng nén tâm hương chân thành tưởng nhớ đến các vị anh hùng đã bỏ mình vì Tổ Quốc." PCT
29 Tháng Mười 2021(Xem: 4253)
"Mối quan hệ sinh tử của sự sống là Đất và Nước được kết chặt vào nhau bằng Rừng. Năm mươi năm nay, với lòng tham vô độ, bất chấp mọi lời kêu cứu thất thanh, ta đã chặt đứt cái khâu sinh tử: Rừng."
26 Tháng Mười 2021(Xem: 4521)
"Thơ của em, Night sky with exit wound (Trời đêm với những vết thương xuyên thấu) và quyển tiểu thuyết Trên trái đất chúng ta một thoáng huy hoàng (On the earth, we’re gorgeous) được dịch ra 30 thứ tiếng kể cả tiếng Việt ở VN, quyển tiểu thuyết được báo New York Times cho là “biến cố văn chương” của năm 2019, và nằm trong danh sách best sellers trong 6 tuần liên tiếp."
25 Tháng Mười 2021(Xem: 4175)
"Tuy sự kiện Giáo sư, Tiến sĩ Y khoa Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai ở Hà Nội bị khởi tố vì “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” (1) không làm thiên hạ ngạc nhiên nhưng cảm xúc về sự kiện này trên mạng xã hội vẫn phức tạp, đó là sự đan xen lẫn lộn giữa buồn, tiếc và ngán ngẩm..."
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468