Luật gia Lê Hiếu Đằng: Thay đổi thể chế để...

22 Tháng Mười Một 201212:00 SA(Xem: 22750)
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Thay đổi thể chế để...

Luật gia Lê Hiếu Đằng: Thay đổi thể chế

để tránh một vị Nguyễn Tấn Dũng khác

 
image001_326 


















Một cuộc biểu tình của người dân đi khiếu kiện tại Hà Nội.

Reuters
 

Thy My, RFI
 

"Vit Nam chưa có «văn hóa t chc» th hin lòng t trng ca mt v lãnh đo. Vn đ  ch «li h thng». Nếu mun không có mt v Nguyn Tn Dũng na thì phi thay đi th chế. Trong thế chế đó phi thc hin được nhng quyn dân ch ca người dân, và xây dng Nhà nước pháp quyn, xã hi dân s, và nn kinh tế nhiu thành phn".

Như tin chúng tôi đã đưa hôm qua 14/11/2012, trong phần chất vấn trước Quốc hội, đại biểu Dương Trung Quốc đã đưa ra hai câu hỏi cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trước hết là có phải ông Nguyễn Tấn Dũng đã nặng trách nhiệm với Đảng, mà nhẹ trách nhiệm với dân hay không, khi ông đã xin nhận kỷ luật trước Trung ương Đảng mà chỉ xin lỗi trước Quốc hội. Thứ hai, ông có nghĩ đến chuyện từ chức hay không ?

Thủ tướng Việt Nam đã trả lời rằng suốt 51 năm qua, ông không xin xỏ cũng không từ chối những trách nhiệm Đảng giao, và ông sẽ tiếp tục nhiệm vụ được phân công.

Sự kiện lần đầu tiên có một đại biểu Quốc hội đặt vấn đề từ chức với Thủ tướng Việt Nam đã được dư luận rất chú ý. Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhã ý trao đổi với chúng tôi về những cảm nhận của ông trong vấn đề này.

Luật gia Lê Hiếu Đằng - TP Hồ Chí Minh

 

15/11/2012
by Thụy My

 

Nghe (13:38)

 

 

 

RFI Kính chào Lut gia Lê Hiếu Đng, rt cám ơn ông đã nhn tr li phng vn ca RFI Vit ng. Thưa ông, trước hết xin ông vui lòng cho biết cm nghĩ ca ông v s kin có mt đi biu đt câu hi vi Th tướng v vic t chc ?

Lut gia Lê Hiếu Đng : Qua thông tin trên báo chí và truyền hình thì chúng tôi cũng được biết đại biểu Quốc hội đã đặt vấn đề cho Thủ tướng, đề nghị Thủ tướng từ chức là ông Dương Trung Quốc. Tôi nghĩ thật ra từ trước đến giờ Việt Nam mình người ta thường hay nói là chưa có văn hóa từ chức. Trong khi ở các nước, chỉ cần một sơ sót nào đó là người ta đã từ chức. Nó thể hiện lòng tự trọng của một vị lãnh đạo. Chứ không phải mình đến nói với sinh viên về lòng tự trọng, trong khi mình lại hành xử khác đi.

Lòng tự trọng ăn sâu vào nếp văn hóa rồi, do giáo dục từ nhỏ, trong đó có cái gọi là « văn hóa xấu hổ », thấy mình làm không được thì thôi, mình rút lui. Điều này đã ăn sâu vào những nước có thể chế dân chủ và có một nền giáo dục tốt, trước tiên là giáo dục về con người.

Tôi nhớ là trước đây tôi đi học, thì nền giáo dục chế độ cũ dạy cho tôi mấy điều thôi. Đó là yêu gia đình – ông bà cha mẹ, rồi yêu thiên nhiên, và yêu đất nước, yêu tổ quốc. Yêu con người nữa – người ta lỡ bước thì mình phải giúp đỡ, vân vân.

Chính nền giáo dục đã hình thành nên tâm hồn con người, và con người sẽ biết xử lý như thế nào. Trong khi thật ra nền giáo dục của chúng ta nó nặng về chính trị, phục vụ yêu cầu trước mắt, không phải đào tạo vì con người và cho con người. Do đó có thể nói văn hóa ứng xử rất dở, trong đó có vấn đề từ chức.

Tôi nghĩ các vị lãnh đạo Việt Nam cũng nên suy nghĩ về điều này. Mà tiền lệ thì cũng có trường hợp ông Lê Huy Ngọ, từ chức do trách nhiệm về vụ Lã Thị Kim Oanh. Nhưng từ trước đến giờ chưa có một vị cấp cao nào từ chức cả, mặc dù rõ ràng so với trách nhiệm, thì trong nền kinh tế hiện nay thất thoát rất nhiều tài sản của nhân dân.

Thế thì ai phải chịu trách nhiệm ? Thậm chí tại sao không nói thẳng đồng chí ủy viên Bộ Chính trị đó là ai ? Tôi thì trong Đảng cũng được giáo dục là phải có địa chỉ cụ thể, mà đến phiên các vị thì các vị lại không nói cụ thể, mặc dù cả nước - toàn dân và trong Đảng đều biết vị ủy viên Bộ Chính trị đó là ai.

Điều đó làm cho Nghị quyết trung ương 4 vô nghĩa. Vô nghĩa ở chỗ hô hào nói thẳng và nhìn thẳng vào sự thật, mà sự thật sờ sờ ra đó thì lại không chấp nhận. Khi tiếp xúc cử tri ở Thành phố Hồ Chí Minh, cử tri chất vấn thì Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lại nói là đồng chí X, thành ra là một ẩn số. Nó làm cho người dân càng mất tin tưởng hơn nữa. Và nghị quyết này, nghị quyết kia cũng chỉ là đầu môi chót lưỡi thôi, không thể nào trở thành hiện thực được. Bởi vì cấp cao nhất không làm gương, thì làm sao các cấp dưới noi theo được. Ví dụ tình hình chống tham nhũng chẳng hạn.

Thành ra tôi nghĩ là các vị phải mạnh dạn và có lòng tự trọng. Mình đã gây đổ vỡ cho nền kinh tế, đổ vỡ cho đất nước, thì mình phải từ chức. Ví dụ trong lãnh vực giao thông vận tải, biết bao nhiêu sự cố xảy ra, nhưng ông Bộ trưởng Giao thông Vận tải vẫn tại vị. Trong khi ở Hàn Quốc hay một số nước, chỉ cần một tai nạn gì đó là từ chức ngay. Hay mới đây ông giám đốc CIA của Mỹ, chỉ dính líu tới vụ bê bối tình cảm thì cũng từ chức.

Như vậy mới tạo được niềm tin cho người dân. Đó là thái độ cách mạng của người cán bộ, thái độ thẳng thắn, chân thật. Chứ còn gây ra tai họa cho nền kinh tế mà vẫn bình chân như vại thì không được. Do đó đại biểu Dương Trung Quốc có gợi ý đề nghị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ chức, mà nhiều người cũng nêu chứ không chỉ ông Dương Trung Quốc không thôi.

Nhưng tôi nghĩ là, thôi, chuyện đã qua rồi. Bây giờ đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, theo ý kiến riêng của tôi, thì nên bằng hành động, vực dậy nền kinh tế, chứng minh rằng đã thấy thiếu sót của mình, và có những biện pháp hiệu quả, để đưa nền kinh tế đi lên. Chứ còn bao nhiêu lời hứa hẹn, quyết tâm, nói đến lòng tự trọng này nọ… nhưng mà không có những hành động cụ thể thì người dân không tin nữa.

RFI : Thưa ông, cũng có ý kiến cho là ch trương phát trin kinh tế da trên các tp đoàn quc doanh ln là do Đng thông qua. Đành rng Th tướng là người đng đu chính ph thì phi chu trách nhim, nhưng không th bt ông Nguyn Tn Dũng lãnh trách nhim mt mình. Ông nghĩ sao v ý kiến này ?

Thì vấn đề xây dựng các tập đoàn đâu phải tự dưng ông Nguyễn Tấn Dũng làm được, phải thông qua Bộ Chính trị. Thành ra trách nhiệm về vấn đề tham nhũng là của cả tập thể Bộ Chính trị. Tôi nói « lỗi hệ thống » là ở chỗ đó.

Nhưng nói gì thì nói, chứ cá nhân cũng phải chịu trách nhiệm ! Khuyết điểm của Bộ Chính trị là ở chỗ là thông qua chủ trương mà không giám sát, theo dõi để phát hiện những sai sót, không dám đấu tranh để chấn chỉnh lại. Để cho một mình tự tung tự tác, thì sẽ dẫn đến tai hại cho nền kinh tế của chúng ta.

Tôi nghĩ, bình thường nếu một người không được giám sát chặt chẽ, dù là trước đây tốt – ví dụ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng có quá trình – nhưng do không được giám sát nên có những thiếu sót, như Bộ Chính trị trong hội nghị trung ương 6 đã phân tích.

Vấn đề ở chỗ « lỗi hệ thống ». Nếu muốn không có một vị Nguyễn Tấn Dũng nữa với những thiếu sót đó, thì phải thay đổi thể chế. Ở đó phải thực hiện được những quyền dân chủ của người dân, Quốc hội cho ra Quốc hội, Mặt trận và các đoàn thể cho ra Mặt trận và các đoàn thể, và xây dựng ba vấn đề.

Một là Nhà nước pháp quyền, hai là xã hội dân sự, và ba là nền kinh tế nhiều thành phần. Thì tự nhiên xã hội sẽ lành mạnh, theo xu hướng tiến bộ hiện nay là dân chủ xã hội. Đó là khuynh hướng không thể nào cưỡng lại được đâu. Dù có muốn ngăn chận, nhưng đó là xu hướng tiến bộ của loài người.

Chứ còn nếu muốn chống tham nhũng mà không tam quyền phân lập, rồi ruộng đất thì vẫn nói là sử hữu toàn dân, thì sẽ tiếp tục tham nhũng. Nhất là trong vấn đề ruộng đất.

Mới đây rất đau lòng : một bà cụ ở Thanh Hóa, qua xô xát với công an đã bị chết ở Hà Nội. Thì đấy, những cái chết rất là bi thảm ! Trong văn bản 157 người ký về vụ Phương Uyên, thì chúng tôi rất lo ngại. Sau nghị quyết trung ương 6, làm sao Đảng và Nhà nước phải ngăn chặn khuynh hướng dùng bạo lực, dùng các lực lượng cảnh sát, công an để đàn áp dân, để bắt bớ khi người dân có tiếng nói khác với mình.

Cái tình trạng này rất là nghiêm trọng – tình trạng công an đánh chết dân gây xúc động rất lớn ! Hay là cái hình ảnh lôi tuồn tuột hai mẹ con trần truồng ở đồng bằng sông Cửu Long…

Phải chứng minh là sau nghị quyết trung ương 6 thì Nhà nước đã có khắc phục những thiếu sót, bằng cách làm sao cho dân người ta làm chủ thật sự. Làm sao tôn trọng các quyền tự do dân chủ, và không được đàn áp những người biểu tình, đàn áp những người có ý kiến khác. Bởi vì thật ra người ta làm trong khuôn khổ của luật pháp.

Ngay cả em Phương Uyên cũng vậy thôi. Những cuộc họp báo vội vã vừa rồi cũng làm nhiều người nghi ngờ, không biết có phải thật sự như vậy hay không. Vấn đề ở chỗ là, tại sao lại đẩy những con người như em Phương Uyên, như nhạc sĩ Việt Khang đến một sự chống đối như vậy.

Tôi nghĩ là do thiếu sót của mình. Bởi vì ai tham nhũng? Rõ ràng là Đảng tham nhũng chứ ai nữa! Ai yếu ớt, nhu nhược trong việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ? Thì cũng lãnh đạo Đảng và Nhà nước chứ ai! Các em nói như thế là nói lên một cái thực tế, mà là thực tế nhức nhối hiện nay, chúng ta không thể phủ nhận được. Thay vì đối thoại với các em thì mình lại đi trấn áp, bắt bớ.

Vì vậy mà bên cạnh “văn hóa từ chức” thì còn phải xác định trách nhiệm của từng người lãnh đạo. Và khi có sự cố gì xảy ra thì phải xử lý thật nghiêm minh chứ không thể bỏ qua được.

RFI Có v công vic trước mt còn rt là b bn... Dân khiếu kin khp nơi, càng đưa ra x nhng v b nhà nước gi là « âm mưu ni dy chng chính quyn » thì li càng có thêm nhng tiếng nói phn đi. Lúc nãy ông có nói, vn đ bây gi là hành đng, thì liu Th tướng Vit Nam có d dàng sa cha sai lm bng hành đng phù hp lòng dân hay không ?

Vấn đề xin lỗi trước dân, từ trước đến nay (chưa có) thôi thì người dân người ta thấy cũng được. Không phải nói như ông Dương Trung Quốc trước đây là « an tâm ». Người ta không an tâm đâu, nhưng người ta thấy tình thế trước những sai lầm rất nghiêm trọng, lần đầu tiên các nhà lãnh đạo Việt Nam buộc phải nhận thiếu sót trước dân và xin lỗi dân. Điều đó không thể không làm được. Đáng lẽ phải có kỷ luật, phải cách chức …

Nhưng vấn đề ở đây là người ta trông chờ, xem thử những lời xin lỗi đó thể hiện được trên thực tế ra sao. Xin lỗi thì rất dễ, nhưng thể hiện bằng hành động cụ thể trong quản lý kinh tế, trong điều hành đất nước như thế nào.

Tôi cho đây là một thách thức rất lớn đối với Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam, ở chỗ là sau nghị quyết trung ương 6, nếu không có những biện pháp hiệu quả, nếu giữa lời nói với việc làm không đi đôi với nhau thì người dân lại càng mất lòng tin.

Và thật ra mới có những ý kiến phản đối chứ dân chưa có ai nổi loạn đâu. Người ta có ý kiến thế này thế kia, thì tôi nghĩ rằng không nên đàn áp. Phải tôn trọng và lấy đối thoại làm chính.

Ví dụ tại sao các nhân sĩ trí thức, gồm những người có tên tuổi – và trong kiến nghị gởi Chủ tịch Trương Tấn Sang gần đây, có cả gia đình giáo sư Ngô Bảo Châu. Thì Nhà nước phải trả lời ! Đó là văn hóa – người dân người ta có kiến nghị thì phải trả lời được hay không được. Đó là một cái lịch sự tất nhiên, cái văn hóa của người lãnh đạo.

Trong khi hô hào xây dựng nền văn hóa, nhưng bản thân cách hành xử của Nhà nước và chính quyền chúng ta lại không có văn hóa. Cái điều mà trước đây Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh gọi là « sự im lặng đáng sợ », rất là kỳ. Ngay cả với đại tướng Võ Nguyên Giáp, mà thư của đại tướng cũng không được báo chí đăng, rồi cũng không được trả lời ! Như vậy là các vị lãnh đạo đã rất coi thường dân, coi thường nhân sĩ trí thức, và kể cả coi thường những vị khai quốc công thần như đại tướng Võ Nguyên Giáp.

RFI Thưa ông, còn mt ý kiến khác là theo nguyên tc thì Th tướng phi là y viên B Chính tr. Nếu ông Nguyn Tn Dũng t chc thì liu có khuôn mt nào khác được người dân tín nhim hay không ?

Bởi vì phương thức của mình nó cũ kỹ quá rồi. Từ Đảng chỉ định qua thì cũng chỉ có từng ấy người. Chứ nếu chúng ta dùng phương thức bầu cử, thì tất nhiên trong xã hội có những người tài, người ta sẽ ra ứng cử. Còn nếu tiêu chuẩn phải là ủy viên Bộ Chính trị thì hẳn nhiên là 14 vị đó thôi. Nếu mà bầu cử thật sự - vừa rồi bầu cử ở Mỹ, thì nó công khai minh bạch để người dân người ta lựa chọn.

Mà tôi nghĩ không phải là Việt Nam không có nhân tài, không phải là không có người có thể đứng ra quản lý đất nước. Nhưng do định chế chính trị hiện nay như vậy đó.

Ví dụ hội nghị trung ương vừa rồi, một trong những nội dung bàn là quy hoạch các vị trong Bộ Chính trị, trong Ban chấp hành trung ương, Ban bí thư…Thì như vậy có nghĩa là Đảng đã lựa chọn trước rồi. Từ Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ương giới thiệu qua chính quyền, mà chính quyền, Quốc hội đại đa số là đảng viên, thì bầu cử sẽ vô nghĩa. Thành ra người ta nói là « Đảng cử, dân bầu ».

Một thể chế dân chủ thì không thể đi bằng con đường như vậy được.

Vì vậy trong góp ý sửa đổi Hiến pháp, Mặt trận Tổ quốc Trung ương cũng có đề nghị là phải luật hóa sự lãnh đạo của Đảng. Đảng lãnh đạo thì phải như thế nào, và ai kiểm soát Đảng, ai giám sát ? Chứ Đảng không thể là một thứ siêu quyền lực, đứng ngoài và đứng trên luật pháp được. Và đảng viên không phải là điều kiện để được làm lãnh đạo. Lãnh đạo thậm chí phải tổ chức thi tuyển đủ thứ, thông qua bầu cử… thì lúc đó nhân tài sẽ xuất hiện.

RFI : Chúng tôi xin rt cơn Lut gia Lê Hiếu Đng đã vui lòng dành thì gi trao đi vi RFI Vit ng.

(Nguồn: viet.rfi.fr)
 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Hai 2011(Xem: 26374)
Đời sống cô dâu Việt ở xứ Hàn: Hội nhập một chiều Anh Vũ, RFI Sau một th ời gian tạm lắng xuống, bởi những bi kịch hôn nhân Việt - Hàn như báo chí đã đăng tả i, phong trào đi làm dâu xứ sở Kim chi của các cô gái Việt Nam gần đây tăng trở lại. Theo thống kê, tính đến cuối 2010, tại Hàn Quốc có gần 40.000 cô dâu Việt, xếp đầu danh sách các cô gái nước ngoài đến làm dâu tại Hàn Quốc.
19 Tháng Hai 2011(Xem: 25109)
G20 bất đồng về việc đo lường những mất cân đối của kinh tế thế giới Thanh Phương, RFI Với tư cách l à chủ tịch nhóm G20, mục tiêu của Pháp là cân đối lại nền kinh tế thế giới, nhưng muốn như thế thì phải đo lường được những sự mất cân đối hiện có giữa các nền kinh tế. T rong cuộc họp chính thức đầu tiên hai ngày, hôm nay 18/2 và ngày mai tại Paris, trước hết nhóm G20 phải đạt đến một thỏa thuận trên vấn đề này. Nhưng giữa các thành viên G20, bao gồm các nước giàu và các nước đang trỗi dậy, vẫn còn rất nhiều bất đồng.
19 Tháng Hai 2011(Xem: 26516)
10% gạo sản xuất tại Trung Quốc bị nhiễm độc Mai Vân, RFI Theo một công trình nghiên cứu của Đại Học Nam Kinh, được báo chí Trung Quốc tiết lộ ngày 16/02/2011, có đến 10% gạo sản xuất tại Trung Quốc bị nhiễm các chất kim loại nặng độc hại. Đây là hệ quả của tình trạng phát triển công nghiệp nhanh chóng nhưng bừa bãi trong thời gian qua.
19 Tháng Hai 2011(Xem: 26316)
Có nhất thiết tăng trưởng bằng mọi cách? Vũ Hoàng, phóng viên RFA Gần đây , hàng loạt các bài phân tích về những rủi ro bên trong nền kinh tế Việt Nam, mà đáng chú ý nhất là những đánh đổi mà Việt Nam đang làm bằng mọi cách để có được sự phát triển kinh tế. Nhưng liệu những biện pháp thúc đẩy ấy của chính phủ có thực sự đem lại kết quả như mong muốn hay không.
13 Tháng Hai 2011(Xem: 27294)
Đây là tập sách kỷ niệm chân thành của Tạp Chí Những Người Bạn Huế Xưa dành cho Linh Mục Cristoforo Borri. Ông xứng đáng như thế. Linh Mục Cristoforo Borri là người đầu tiên mô tả sản vật, con người, chính quyền, tín ngưỡng và phong tục tập quán của đất nước An Nam. Và ông đã mô tả xuất sắc.
13 Tháng Hai 2011(Xem: 22530)
Nội bộ Tòa Bạch Ốc dưới nhãn quan của Cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Donald Rumsfeld Phạm Văn Bân dịch Dưới tựa đề Nội bộ Tòa Bạch Ốc dưới nhãn quan của cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Donald Rumsfeld (Inside the White House: The Rumsfeld View), tờ nhật báo Wall Street Journal, ấn bản điện tử, tóm lược một số nét chính của cuốn hồi ký Known and Unknown của ông Donald Rumsfeld vào ngày 7 tháng 2,2011. Ngoài ra, Ms. Kimberly Strassel viết cho báo Journal's Potomac Watch, đã thực hiện một buổi phỏng vấn với ông Donald Rumsfeld về cuốn hồi ký, vào ngày 4 tháng 2, 2011.
05 Tháng Hai 2011(Xem: 27013)
VN là đồng minh 'đáng xấu hổ' của Mỹ BBC Tạp chí có ti ếng Foreign Policy - Chính sách Ngoại giao - đã đưa Việt Nam vào danh sách "các đồng minh đáng xấu hổ nhất" của Hoa Kỳ nhân các diễn biến ở Ai Cập nơi Tổng thống Hosni Mubarak là người được Hoa Kỳ hậu thuẫn.
05 Tháng Hai 2011(Xem: 25618)
MAY MÀ CÓ RIZZO, ĐỜI CÒN DỄ THƯƠNG Hoàng Ngọc Nguyên Cả tuần nay chúng ta sống trong đau buồn, ảm đạm vì biến cố bi thương ở Tucson, Arizona. Cuối tuần trở lại với gia đình, vợ con cháu chắt chung quanh, có lẽ cần phải có cái gì vui hơn. Ít nhất over the weekend. Cũng “may mà có Rizzo, Đời còn dễ thương”.
05 Tháng Hai 2011(Xem: 25143)
BABY BOOM, BÍ NH TUẤT - HAI THẾ HỆ TUY MỘT MÀ HAI Hoàng Ngọc Nguyên Là người sinh ra trong năm Bính Tuất, năm dương lịch là 1946, hiện đang sống ở Mỹ và vừa lĩnh thẻ Medicare được mấy tuần nhưng tôi chẳng thể bá vai bá cổ được một cách dễ dàng với một ô ng Mỹ da đen cao to hơn mình gấp hai gấp ba lần và hoan hỉ nhận vơ: hai chúng mình đều là baby-boomers.
05 Tháng Hai 2011(Xem: 26347)
MỘT THỜI THÁCH ĐỐ (Tự Phỏng vấn Hoàng Ngọc Nguyên) Tự phỏng vấn là phương pháp viết báo hiện đại nhất, không phải là vì người ta thích được phỏng vấn mà đợi mãi chẳng ai phỏng vấn mình. Quan trọng hơn, người viết muốn trình bày tóm gọn những điều mình muốn chuyển đến độc giả, muốn trọn quyền đặt những câu hỏi theo cách thuận lợi nhất, phù hợp cho câu trả lời đã có sẵn trong đầu
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468