Obama Ngày Nay,Nixon Ngày Xưa(Hoàng Ngọc Nguyên)

10 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 19343)
Obama Ngày Nay,Nixon Ngày Xưa(Hoàng Ngọc Nguyên)

OBAMA NGÀY NAY, NIXON NGÀY XƯA


Hoàng Ngọc Nguyên

 

U.S. Marines from the 3rd Battalion 8th Marines Regiment start their patrol in Helmand Province on June 27.


Quân Mỹ trong vùng núi đồi ở Afghanistan
 

 

coverb_med1.jpg


Quân Mỹ, tại chiến trường trên quê hương chúng ta
 

image004_57


Chiến tranh Việt Nam, trận Mậu Thân, Việt Cộng nằm chết trên đường

 

Trong tuần qua, có vài sự kiện chẳng có gì liên quan với nhau, thế mà những liên tưởng lại ràng buộc chúng với nhau. Tổng thống Barack Obama đã gặp Tổng thống Hamid Karzai của Afghanistan tại Nhà Trắng, và ông nói mục tiêu của Mỹ tại nước Nam Á này đã nằm “trong tầm tay” (our goals are now within reach). Cũng trong tuần qua, cố Tổng thống Nixon được trăm tuổi, và người ta có dịp đánh giá sự nghiệp của ông tồng thống chẳng may này không làm việc đủ hai nhiệm kỳ tại Nhà Trắng vì vụ Watergate. Vì nhìn lại ông Nixon nên chúng ta lại nghĩ đến cuộc chiến tranh Việt Nam, của Mỹ, và của Miền Nam của chúng ta, và nhớ đến câu nói bất hủ “peace is at hand” (hòa bình trong tầm tay) của ông Cố vấn An ninh Quốc gia Henry A. Kissinger, cách đây 41 năm, dẫn đến Hiệp định Chấm dứt Chiến tranh và Tái lập Hòa bình tại Việt Nam (Agreement on Ending the War and Restoring Peace in Vietnam), ký kết vào ngày 27-1973 – cách đây đúng 40 năm! Mỹ rút quân khỏi Afghanistan hiện nay và rút quân khỏi Miền Nam của chúng ta cách đây bốn thập niên, có khác gì nhau?

 Cuộc chiến tranh Afghanistan đã đươc hơn 12 năm. Tổng thống Goerge W. Bush mở ra cuộc chiến này nhằm thanh toán tồ chức khủng bố Al Qaeda của Osama Bin Laden, và bởi vì chính quyền Hồi giáo Taliban ở Kabul nhất quyết dung dưỡng Al Qaeda, cho nên một mục tiêu tất yếu của cuộc chiến này cũng là tiêu trừ Taliban, một lực lượng có thời Mỹ đã ngầm ủng hộ để chống lại quân chiếm đóng Liên Xô (1979-89) tại nước Nam Á lân bang với Pakistan này. Ông Bush đã sai lầm khi mở ra chiến tranh Iraq, và vì ông dồn lực lượng qua chiến trường Iraq, cho nên Taliban có cơ hội quật khởi, vùng dậy, đe dọa chinh quyền của ông Karzai tại Kabul trong những năm 2007-09. Ông Obama chẳng phải là người ưa dính líu quân sự trên quốc tế, nhưng năm 2009, năm đầu tiên ông vào Nhà Trắng, ông phải quyết định tăng 30.000 quân ở Afghanistan đề trấn áp Taliban, nhưng luôn luôn nói rõ sẽ chỉ giữ lực lượng này tại nước này trong hai năm.

Tình hình ở Afghanistan đã tương đối bình định. Quân đội Kabul đã được xây dựng và được Mỹ trang bị và huấn luyện, nay khả dĩ đảm đương được nhiệm vụ phòng thủ, chiến đấu, truy lùng địch. Mỹ nói riêng, và Liên quân nói chung, đang đề ra một hạn kỳ rút quân vào năm 2014, và điều đáng nói là Tổng thống Karzai cũng thường lên tiếng với ý kiến quân Mỹ nên từ bỏ nhiệm vụ chiến đấu, tuần tiểu các khu làng mạc mà chỉ nên rút về căn cứ và tập trung vào vai trò huấn luyện, cố vấn, yểm trợ. Hoặc ông nghĩ quân đội của ông đã đủ khả năng quốc phòng. Hoặc ông không muốn Mỹ có liên hệ với dân chúng. Và đụng chạm với chính quyền có nhiều tai tiếng của ông.

Hôm thứ sáu tuần trước, tại một cuộc họp báo, ông Obama nói rằng Mỹ đang tiến đến việc “kết thúc môt cách có trách nhiệm” cuộc chiến Afghanistan đã kéo dài một con giáp. Xem chừng ông muốn đẩy mạnh tiến độ rút 66.000 quân Mỹ còn lại để việc này hoàn thành nội trong năm nay. Trong thỏa thuận giữa hai bên, cũng có chuyện bàn giao nhà tù giam giữ các phần tử khủng bố cho chủ nhà, và lính Mỹ còn ở lại Afghanistan sau 2014 sẽ được hưởng qui chế đặc miễn tư pháp. Có một điều chưa rõ ràng giữa hai bên: Mỹ định để lại bao nhiêu quân sau đó. Dường như Bộ Quốc Phòng Mỹ va cả ông Karzai muốn một lực lượng khoảng 15.000-20.000 lính, nhưng ý của ông Obama là từ 3.000-9.000, với nhiệm vụ là huấn luyện cùng theo đuổi tàng dư của Al Qaeda tại nước này. Cũng đáng ghi nhận là cả hai lãnh đạo ủng hộ chuyện thương lượng với Taliban, là chuyện đã được thăm dò trong những tháng gần đây. Họ đồng ý cho Taliban có văn phòng tại Qatar để tạo điều kiện hòa đàm. Điều đáng để ý là Obama luôn luôn có thái độ tôn trọng Karzai, tiếp ông ta đàng hoàng, tử tế tại Nhà Trắng và họp báo chung với tuyên bố chung.

Người Mỹ ngày càng chán cuộc chiến tranh này, thăm dò cho thấy chỉ khoàng một phần tư dân chúng ủng hộ cuôc chiến - chỉ vì nó kéo dài lâu quá. Nhưng cũng có nhiều người tỏ ý ái ngại cho người dân ở nước này. Lực lượng Taliban này rùng rợn, ma quỉ, đáng ghê tởm không thua gì Al Qaeda. Cứ xem luât lệ của họ với phụ nữ, cắt tai, cắt mũi, ném đá đến chết những người “phạm tội” chỉ vì muốn đi học, muốn tự do ra đường, chống sự kềm kẹp của chế độ nô lệ hóa phụ nữ. Cứ xem những vụ khủng bố nổ bom tàn sát dân lành mà Taliban đã tiến hành thường xuyên trong mấy năm qua đề xác nhận họ vẫn còn đó. Những người dân Afghanistan hiểu chuyện cũng muốn Mỹ có mặt thường trực ở nước của họ dưới một hình thức nào đó để chống lại những thế lực Hồi giáo lân bang muốn chi phối nội tình ở nước này, như Iran, Pakistan, Iraq chẳng hạn… Mà nói chuyện với Taliban sẽ đi đến đâu? Họ sẽ “hoà giải, hòa hợp”, tham gia bầu cử dân chủ? Hay họ chỉ chờ cho Mỹ và Liên quân rút hết để bùng lên trở lại, thành lập “mặt trận giải phóng”, “chính phủ cách mạng lâm thời” và dùng bạo lực, khủng bố đánh đuổi chính quyền Kabul hiện nay? Cho nên nói “mục tiêu của Mỹ nay trong tầm tay” chỉ là nói cho xong phần của Mỹ. Giống như Kissinger cũng từng nói “peace is at hand” cách đây hơn 40 năm để có thể nói “xong” với cuộc chiến Việt Nam.

Nhưng người dân Afghanistan còn may. Vì tổng thống Mỹ hiện nay là Barack Hussein Obama, khơng phải là Richard Milhous Nixon! Ông Obama nói đến một “responsible end”. Và ông đã không hành động đến mang tiếng “phản bội”, “tắc trách”, “bỏ rơi” đồng minh ở Kabul. Dù sao thì Mỹ cũng còn để lại một lực lượng ở nước này. Và giữa Mỹ và Afghanistan đang còn thương lượng để tái tục một Hiệp ước Liên minh Phòng vệ Hỗ tương có giá trị đến năm 2024. 

Nhìn lại cuộc chiến tranh Việt Nam, chúng ta đã trả giá chết người cho những suy tính lạc quan, chủ quan, thất thố, thiếu hành động, thiếu quyết đoán của mình. Và chúng ta cũng có thể nhìn lại kế hoạch rút quân của Tổng thống Nixon thời đó để thấy rõ sự ấu trĩ và vô trách nhiệm của một chính khách hàng đầu của nước Mỹ được xem là con cáo già và nổi tiếng với tên gọi là “Tricky Dick” (ông Dick mưu mẹo).

Nói chung, Miền Nam đã có nhiều kinh nghiệm với Cộng Sản, ít nhất đã có những năm “sống chung” Quốc Cộng 1945-46, đã có một hiệp định Geneve 1954, thế nhưng vẫn chấp nhận tham gia hòa đàm - chấp nhận trong tư thế “không được mạnh” khi chúng ta không có mặt như một thành viên chính thức đầy đủ. Tại hòa đàm, trong gần bốn năm ròng rã, chúng ta cũng không bày tỏ được một cách cương quyết lập trường của mình, nhất là nhấn mạnh những điểm có tính cách sinh tử không thể nhân nhượng được của chế độ của chúng ta, và mạnh dạn tẩy chay khi đối phương có thái độ ngoan cố, trịch thượng, kiêu căng, không thực tâm. Chúng ta vừa bị đồng minh khống chế, lại vừa bị đồng minh qua mặt. Mãi đến ngày 25-1-1972, Nixon tiết lộ, chúng ta mới biết Mỹ đã có mật đàm với Cộng Sản Bắc Việt được 12 phiên từ tháng chín năm 1969.

Trong chúng ta có nhiều người vẫn phiền trách Tổng thống Lyndon Baines Johnson bỏ cuộc sau vụ Tết Mậu Thân (Ngày 31-3-1968, ông lên đài tuyên bố không ra tranh cử tồng thống môt nhiệm kỳ thứ hai nữa và đề nghị hòa đàm không điều kiện với Hà Nội). Điều cần nhớ là ở nơi ông trước đó, ý chí chiến thắng hay giữ ưu thế là thấy rõ. Chỉ trong ba năm, ông đã ủng hộ tích cực Đại tướng Westmoreland tại Saigon và đưa lực lượng Mỹ tại Miền Nam lên đến 540.000 – chưa kể lực lượng của những đồng minh khác trong cuộc chiến (Đại Hàn, Thái Lan, Úc, Tân Tây Lan, Phi Luật Tân…). Và nếu chúng ta không bị bất ngờ một cách lạ lùng vì cuộc tổng tấn công của Cộng Sản trong dịp Tết Mậu Thân, thì lực lượng Cộng Sản đã bị tan tác khắp nơi ở miền nam.

Tuy nhiên, một ngưòi nhiều mưu mẹo như Nixon lại để cho mọi ngưòi thấy hết, và đương nhiên một kẻ địch mưu mẹo như Cộng Sản hẳn thấy trước hết, ý đồ của mình đối với cuộc chiến: kết thúc sự can thiệp của Mỹ trong vòng bốn năm nhiệm kỳ đầu bằng bất cứ giá nào! Nixon vẫn được tiếng là một người Cộng Hoà bảo thủ diều hâu và chống cộng từ thời làm phó tổng thống cho ông Eisenhower (1952-60). Nhưng đối với cuộc chiến tranh Việt Nam mà Tổng thống Eisenhower đã từng ủng hộ, Nixon tiến vào hòa đàm với tư thế không điều kiện, rút quân không điều kiện, rồi còn tìm cách mật đàm với Hà Nội. Làm sao đối phương hiểu sai được ý định của Nixon và sự “thiếu tôn trọng” của Mỹ đối với “đống minh” của mình. Ông ta không một lần mời Tổng thống Thiệu đếhn Tòa Bạch Cung! Cùng lắm là San Clemente vào năm 1973 sau khi có hiệp định!

Đáng nói hơn nữa là cách Nixon rút quân, chỉ trong vòng chưa đến bốn năm đã rút sạch không còn một người tại Việt Nam – không để lại cho dù một lực lượng cố vấn, huấn luyện hay yềm trợ… Hay tượng trưng cho thấy sự “cam kết” (commitment) của Mỹ với Miền Nam, như lời ông ta hứa với ông Thiệu. Với cách rút quân đó, làm sao địch có thể nhầm lẫn được ý định của Nixon và cần hòa đàm mà không bắt bí Nixon? Hơn nữa, 540.000 lính mà rút trong bốn năm thì khoàng trống đó chương trình “Việt Nam hóa chiến tranh” nào có thể lấp được. Những chiến thắng của chúng ta tại Cổ Thành, tại An Lộc, tai Kontum năm 1972 là anh dung, phi thường, nhưng cũng nói rõ một điều quân đội của ta rất cần sự yểm trợ đầy đủ của không lực, của pháo binh… Cách rút quân của Nixon đã khiền cho bốn năm nhiệm kỳ đầu của ông là bốn năm sát hại sinh linh tàn bạo nhất, từ những đợt oanh tạc miền bắc năm 1969 và 1972, đến cuộc tấn công qua Cambodia năm 1970, chiến dịch Hạ Lào năm 1971, và Mùa Hè Đỏ Lửa mà Cộng Sản đã dấy lên năm 1972. Ông ta coi rẻ mạng người không thua gì Cộng Sản miền bắc. Và nếu người ta còn mơ hồ về Nixon, cứ xem cách ông ta đồng ý cho Hà Nội giữ lại lực lượng ở miền nam sau khi có “ngưng bắn da beo” thì cũng thấy được “hảo ý” của ông ta với miền nam như thế nào.

Về sau này, Nixon và Kissinger đều đổ thừa cho Quốc Hội Mỹ, dân Mỹ và truyền thông Mỹ đã bỏ rơi Miền Nam khiến cho Miền Nam thiếu quân viện và thất thủ. Họ vẫn không nhìn nhận đã ký vào một hiệp định thua thiệt, không có hiệu lực ngay từ ngày đầu.

Nixon từng mơ tưởng là một tổng thống kiệt xuất của nước Mỹ với hàng loạt thành tích đi Nga, đi Tàu, chấn chỉnh đồng đô-la trên quốc tế vào năm 1971, chấm dứt cuộc chiến tranh Việt Nam theo cách của ông ta… Nhưng ông chẳng phải là người theo đạo Phật nên không biết chuyện quả báo. Do đó, ông chỉ nghĩ ông bị tổ trác khi phải thân bại danh liệt vì vụ Watrergate…. 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Giêng 2023(Xem: 2906)
"Cách đây hơn 50 năm, chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Lyndon Baines Johnson tuyên bố "súng là công cụ chính gây nên cái chết của giới tội phạm Mỹ" và nói rằng vấn đề này "chính là kết quả từ thái độ bình thường của nền văn hóa chúng ta đối với súng đạn và di sản công dân được trang bị vũ khí, tự bảo vệ mình".
03 Tháng Mười Một 2022(Xem: 3054)
"Bắt đầu từ cuộc bầu cử tổng thống năm 2000, báo đài ở Mỹ bắt đầu sử dụng hai màu xanh và đỏ để phân biệt ảnh hưởng của hai đảng tại các tiểu bang."
14 Tháng Mười 2022(Xem: 3696)
"Trước khi chết, Sarina Esmailzadeh, 16 tuổi, nói rằng thế hệ của cô muốn sống như những người trẻ ở New York"
12 Tháng Mười 2022(Xem: 3587)
"Vụ nữ đại gia Trương Mỹ Lan, chủ nhân tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị bắt trong một vụ án kinh tế sẽ là bước đầu tiên để khui ra và ‘đốt lò’ các vị tai to mặt lớn từ đương chức đến đã nghỉ hưu, theo nhận định của nhiều nhà quan sát ở Việt Nam."
10 Tháng Mười 2022(Xem: 3423)
"Một cuốn sách của hai tác giả Phương Tây nêu ra ba lý do khiến nền tảng quyền lực của Đảng Cộng sản và Nhà nước XHCN ở Việt Nam rất bền vững."
17 Tháng Chín 2022(Xem: 3244)
"Giờ đây, tuy vẫn làm chủ cuộc chơi, nhưng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với nhiều đợt sóng ngầm trong nội bộ. “Bộ Tam” về tổng thể, tuy không còn cố kết với nhau như cách đây mấy tháng. Các chân ghế của “Bộ Tam” cũng đang lần lượt bị rung lắc dữ dội."
13 Tháng Chín 2022(Xem: 3006)
"Nhiều sự kiện thời sự khiến tiểu nhân chợt nhớ Nguyễn Công Hoan (1903 – 1977) và “Người ngựa, ngựa người” - truyện ngắn khoảng 3.000 chữ, viết đầu thập niên 1930, lúc Việt Nam còn thuộc Pháp, kể lại đêm giao thừa của một người phu kéo xe - của cụ (1)..."
08 Tháng Chín 2022(Xem: 2917)
"Năm 1904, Halford John Mackinder – nhà địa lý học người Anh – từng nói: « Ai thống trị được "Heartland" thì chỉ huy cả thế giới »... Hơn một thế kỷ sau, cuộc chiến giành « Heartland » giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra gay gắt hơn bao giờ hết."
12 Tháng Tám 2022(Xem: 3152)
“Không có ai được quyền đứng trên luật pháp ở đất nước này”, ông Merrick Garland, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã nói như thế vào ngày 20/7, khi được các phóng viên hỏi."
07 Tháng Bảy 2022(Xem: 3170)
"Nhan đề trang bìa nhiều báo tập trung vào các hiểm họa hàng đầu với thế giới đương đại. Courrier International nói về nạn đói đe dọa các quốc gia nghèo nhất với việc Nga sử dụng "vũ khí lúa mì". L’Express ám ảnh bởi nỗi lo sợ "bội chi ngân sách công" không sớm thì muộn dẫn đến thảm họa."
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468