Khủng bố Boston: Học cách sống chung với khủng bố

21 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 18383)
Khủng bố Boston: Học cách sống chung với khủng bố

Khng b Boston : Hc cách sng chung vi khng b


Lê Ph
ước, RFI
 

Vụ khủng bố tại điểm đến của cuộc đua marathon ở thành phố Boston bang Massachusetts hôm 15/04/2013 là một trong những chủ đề nóng của tạp chí Pháp tuần này. Tạp chí L’Express đăng bài: “Một mùa marathon của sự kinh hoàng”.

Tờ báo nhắc lại vụ hai quả bom tự chế hẹn giờ phát nổ tại đích đến của cuộc đua marathon ở Boston vừa qua với 3 người thiệt mạng và hơn 170 người bị thương. Dù hậu quả của cuộc đánh bom không quá nặng, nhưng nó cũng đủ sức làm sống dậy bóng ma 11/9 ở khắp nước Mỹ.

Sau vụ nổ bom, rất nhiều giả thuyết được đưa ra, từ giả thuyết cho rằng do các nhóm có liên quan đến Al Qaida tổ chức đến giả thuyết nghi ngờ do các phần tử quá khích trong nước tiến hành để bày tỏ lập trường chống lại chính phủ. Tuy vậy, chưa có một giả thuyết nào là chắc chắn, bởi vậy tâm lý hoang mang càng lớn.

L’Express cho biết, tâm lý lo sợ khủng bố luôn thường trực ở người dân Mỹ. Bằng chứng là theo một cuộc thăm dò nhân 10 năm sự kiện 11/9, có đến 43% người được hỏi thừa nhận trong đầu lúc nào cũng cảm thấy có sự đe dọa tấn công khủng bố, 2/3 người được hỏi cho biết tỏ ra cẩn thận hơn đối với người ngồi bên cạnh trên xe buýt, hơn 50% cho rằng có thể sẽ có một vụ tấn công khủng bố qui mô trong những năm tới.

Tờ báo kết luận, nước Mỹ hiện tại không có cái gọi là “kẻ thù số 1” để có thể dễ dàng nhận ra, mà kẻ thù hiện tại là nhiều và không có hình dạng cụ thể, bởi vậy cần thiết phải có biện pháp đối phó thường trực, tức là cần phải học cách “sống chung với đe dọa”.

Chia sẽ quan điểm với L’Express, Courrier Internatonal trích dịch bài xã luận của tờ nhật báo USA Today tại Virginia với lời kêu gọi: “Chúng ta hãy giữ bình tĩnh bởi vì đó chính là thứ mà những kẻ khủng bố muốn chúng ta phải mất đi”. Tờ báo còn cho biết, từ sau vụ khủng bố kinh hoàng 11/9/2001 đến nay, các nhà chức trách đã phát hiện và phá vỡ khoảng 50 âm mưu khủng bố, trong đó có đến 42 vụ có thủ phạm là người trong nước.

Tuy nhiên, tờ báo nhấn mạnh, không nên lấy đó để hoàn toàn yên tâm bởi vi đe dọa khủng bố là thường trực, nhà chức trách không thể nào bảo đảm an ninh được cho tất cả các địa điểm có đông người tụ tập, và cũng không thể cảnh báo trước hành động bất chợt của một người nào đó.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Tám 2010(Xem: 35002)
Niềm Đau Chôn Dấu Trong khi còn nhiều kết luận có thể nói thêm từ tình trạng hiện nay, có một điều chắc chắn: sự bế tắc hiện nay của Mỹ không thuần là bế tắc kinh tế. Do đó giải đáp cũng không thể là thuần kinh tế. Sự tìm kiếm chỉ mới bắt đầu, nếu người ta đủ can đảm nhìn nhận phải bắt đầu tìm kiếm. Hoàng Ngọc Nguyên
14 Tháng Tám 2010(Xem: 33954)
MỸ DÁM RA ĐI HAY CHĂNG? Và chúng ta, người Việt đang sống ở đất khách, quê người, chăc chắn phải có giây phút chạnh lòng: chẳng hiểu được cách đây 40 năm, khi các bên trong cuộc chiến tranh Việt Nam tới tấp đưa ra những “giải pháp hòa bình”, có ai ở Mỹ đặt câu hỏi “What happens if we leave South Vietnam” hay không? Hoàng Ngọc Nguyên
04 Tháng Tám 2010(Xem: 26885)
Ph ầ n B : Xã hội dân sự quốc tế Từ xã hội dân sự quốc gia đến xã hội dân sự quốc tế Mở ra ở đây những trang đầu của hồ sơ xã hội dân sự quốc tế chính là để trước hết chúng ta lấy lại giờ, không phải giờ của những năm 1945, hay 1954, 1975 mà giờ những năm 2000. Gs. Trần Thanh Hiệp
25 Tháng Bảy 2010(Xem: 32616)
Con n gười ta sinh ra người làm nghề này, ngưòi làm nghề khác. Và chẳng có nghề gì xấu. Cũng như chẳng ai chọn cha mẹ mà sinh ra, cũng chẳng ai chọn việc làm mà sáp vào. Đừng quá tự tin và lạc quan mà nghĩ rằng con người có thể chủ động t ất c ả - nhất là cuộc đời mình. Hoàng Ngọc N guyên
11 Tháng Sáu 2010(Xem: 29768)
Xã Hội Dân Sự Việt Nam & Xã Hội Dân Sự Quốc Tế Lời giới thiệu : Mấy năm gần đây nhiều nguồn dư luận, ở trong cũng như ở ngoài nước, đều cho rằng hình thành và phát triển một «xã hội dân sự» ở Việt Nam là một trong những bước mở đường dân chủ hóa không thể không có. Thành ngữ xã hội dân sự là thuật ngữ rất mới trong ngôn ngữ chính trị Việt Nam, được dùng để chuyển tải vào tiếng Việt những thành ngữ tiếng Pháp ‘société civile’ và tiếng Anh ‘civil society’. Gs. Trần Thanh Hiệp & Lê Đình Thông, Ph.D.
11 Tháng Sáu 2010(Xem: 31937)
Lịch Sử Đang Rảo Bước Trong Vùng Đông Nam Á Rõ ràng Lịch Sử đang rảo bước đi nhanh trong vùng này. Nhịp gia tốc làm chóng mặt này khác hẳn với mức chậm chạp, trì trệ của biến thiên chính trị trong thời chiến tranh lạnh ... Gs. Vương Văn Bắc
01 Tháng Sáu 2010(Xem: 33448)
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng chuyên về khoa kinh tế học, nhưng có lẽ vì hai khoa kinh tế và kinh doanh có liên quan, cho nên xem chừng ông cũng rành về kinh doanh, nhất là kinh doanh thực hành. Hoàng Ngọc Nguyên
17 Tháng Năm 2010(Xem: 32065)
Tôi biết giữa những cuộc bàn luận sôi nổi về: dự án đầu tư, phát triển khu vực, khế ước, doanh lợi, hoa hồng v.v..những ý kiến trên đây có thể trái mùa và lạc điệu. Nhưng thiết tưởng việc phục hưng những giá trị đạo đức truyền thống cũng là việc cần, và trong những giá trị đó chắc phải có đức chung thủy. Gs Vương Văn Bắc
08 Tháng Năm 2010(Xem: 34527)
Nhìn lại cái dịp “35 năm nhìn lại” tuần qua, chúng ta dường như đã đạt được một số kết luận về quá khứ để cho tương lai thấy nhẹ nhàng hơn. Hoàng Ngọc Nguyên
08 Tháng Năm 2010(Xem: 34021)
T hầy xưa bạn cũ ngàn nhung nhớ Tỉnh giấc mơ xưa nối nhịp cầu Tháng tư năm Mão* buồn muôn thuở Bách niên chi kế vạn sầu đau. Lê Đình Thông
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468