Giải mã chiêu bài hạt nhân Bắc Triều Tiên (Lê Phước)

21 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 19613)
Giải mã chiêu bài hạt nhân Bắc Triều Tiên (Lê Phước)

Giải mã chiêu bài hạt nhân Bắc Triều Tiên

 
image001_386 
















Hình ảnh của hai thế hệ lãnh đạo họ Kim bao phủ lên Bình Nhưỡng. Ảnh ngày 01/04/2013.

REUTERS/Kyodo


Lê Ph
ước. RFI

 

Gần đây, bán đảo Triều Tiên trở thành một trong những điểm nóng nhất do đối mặt với nguy cơ hạt nhân. Nhưng cũng có những nhận định cho rằng, đó chỉ là chiêu thức quen thuộc mà trước nay chế độ Bình Nhưỡng của nhà họ Kim vẫn hay dùng, khi mà "nguy cơ sụp đổ từ bên trong".

 

L’Express đăng bài phỏng vấn giáo sư Andrei Lankov thuộc đại học Kookmin tại Seoul-một chuyên gia có uy tín về hồ sơ Bắc Triều Tiên. Chuyên gia này khẳng định : « Tôi lo ngại một cuộc sụp đổ từ bên trong ».

Giải thích cho những hành động khiêu khích quá mức và day dẳn của Bình Nhưỡng trong thời gian qua, giáo sư Andrei Lankov cho rằng đó là một dấu hiệu cho thấy chế độ nhà họ Kim không vững như người ta tưởng. Theo những thông tin riêng, ông cho biết, tại Bắc Triều Tiên nhà lãnh đạo 30 tuổi Kim Jong Un đang dần mất lòng dân.

Nguyên nhân của việc mất lòng dân đó chính là dù bị kiểm soát chặt chẽ, nhưng những thông tin về thế giới bên ngoài cũng rò rỉ được vào Bắc Triều Tiên khiến người dân nước này ngày càng hiểu ra sự lạc hậu của đất nước mình. Thêm vào đó là nạn tham nhũng tràn lan, bất bình đẳng xã hội dâng cao, kinh tế èo uột. Tất cả đã khiến Kim Jong Un phải ra chiêu bài là cố tình tạo cho người dân cái cảm giác đất nước đang bị ngoại bang bao vây vì thế vận mệnh của đất nước đang nằm trong tay người lãnh đạo.

Một khó khăn khác của Kim Jong Un được giáo sư Lankov nêu ra là, nhà lãnh đạo trẻ này đang gặp sự chống đối trong nội bộ. Bằng chứng là, hồi năm ngoái, trong giai đoạn từ giữa tháng 6 đến giữa tháng 9, ông Kim Jong Un đã toan tiến hành một vài biện pháp cải cách nông nghiệp và công nghiệp. Ông cũng đã bổ nhiệm vào ghế thủ tướng một người theo khuynh hướng mở cửa. Thế nhưng, không hiểu tại sao tất cả những cải tổ đã dừng lại, nguyên nhân rất có thể là một bộ phận quan chức lãnh đạo phản đối đường lối đó của Kim Jong Un.

Nhìn về tương lai, giáo sư Andrei cho rằng, khả năng chế độ Bắc Triều Tiên sụp đổ do nội loạn là lớn hơn khả năng xảy ra xung đột vũ trang giữa hai miền Nam Bắc. Tuy nhiên, nếu chế độ miền Bắc sụp đổ quá nhanh chóng và rối loạn, thì viễn ảnh hai miền thống nhất cũng chẳng tốt đẹp gì.

Theo giáo sư Andrei Lankov, nền kinh tế miền Nam giàu hơn gấp 50 lần so với kinh tế miền Bắc, người miền Bắc thì đa số không có ăn học, không có kinh nghiệm giao thiệp với bên ngoài, mà dù có được đi học thì cũng học những công nghệ rất lạc hậu. Bởi vậy, sau khi hai miền thống nhất, chắc chắc người miền Bắc sẽ chỉ là “công dân hạng nhì”.

Trong một viễn ảnh như vậy, theo chuyên gia này, có thể buổi đầu thống nhất người Bắc Triều Tiên khi phát hiện sự phồn thịnh bên ngoài sẽ đập phá tượng đài nhà họ Kim, nhưng rồi sau đó do sống dưới cảnh công dân hạng hai thế nào rồi họ cũng lại tưởng nhớ chế độ nhà họ Kim.

Khiêu khích đ kiếm cu tr

Với bài viết chạy tựa “Trong suy nghĩ của Kim Jong Un”, L’Express nêu một nguyên nhân khác trong động cơ khiêu khích của Kim Jong Un, đó là ông đang lập lại chiêu thức mà cha và ông nội của ông đã thường dùng : dùng sự đe dọa hạt nhân để buộc các nước đổi lại bằng viện trợ lương thực, dầu hỏa và ngoại tệ.

Bài viết cũng cho rằng, trong tương lai gần, có thể chế độ Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục dựa dẫm vào đồng minh Trung Quốc. Thế nhưng trong dài hạn, chắc chắn Kim Jong Un sẽ phải tìm những điểm tựa khác để hạn chế việc lệ thuộc quá đà vào Bắc Kinh.

Tức là, trong dài hạn, để đảm bảo cho sự tồn tại của mình, Kim Jong Un sẽ phải cải cách mở cửa đất nước. Hồi đầu năm 2013, Kim Jong Un cũng đã tuyên bố sẽ tiến hành “một sự chuyển hướng toàn diện” để “cải thiện đời sống nhân dân”.

Thế nhưng, theo L’Express, con đường cải cách của nhà lãnh đạo họ Kim có thể mang đến nguy cơ cho sự tồn vong của chế độ, bởi khi mở cửa đón nhà đầu tư nước ngoài, thì người dân sẽ càng biết nhiều hơn về sự tệ hại của đất nước, chưa kể là những làn gió thời đại sẽ thổi vào đánh thức người Bắc Triều Tiên, một làn gió mà L’Express cho là sẽ mang tính “định mệnh” đối với chế độ Bình Nhưỡng.

Chia sẽ quan điểm với L’Express, tạp chí Le Nouvel Observateur đăng bài nhận định của chuyên gia René Backmann theo đó, hành động khiêu khích vừa qua của Bắc Triều Tiên có thể là tín hiệu cho thấy, ông Kim Jong Un muốn củng cố quyền lực đối với giới quân đội lão thành ở Bắc Triều Tiên, cũng là để tìm kiếm nguồn viện trợ kinh tế, đồng thời cũng có thể nhân đó buộc Hoa Kỳ thừa nhận Bắc Triều Tiên là cường quốc hạt nhân.

Phụ trang cuối tuần báo Le Monde cũng có quan điểm tương tự khi cho đăng tóm lược những lần Bắc Triều Tiên dùng chiêu bài hạt nhân để kiếm nguồn viện trợ nhằm giải quyết khó khăn kinh tế trong nước. Lần đầu tiên theo tờ báo có lẽ là vào năm 1993, khi ấy Bắc Triều Tiên đã rút khỏi Hiệp ước chống phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) mà nước này đã tham gia ký kết vào năm 1985. Một năm sau đó, nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành-người khai sinh chế độ Bình Nhưỡng, đã đổi ý và chấp nhận ký thỏa thuận với Mỹ để được nhận nguồn viện trợ 500 000 tấn dầu/năm. 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Giêng 2011(Xem: 22760)
Các điểm cần biết về biến động Tháng 1/2011 tại Ai Cập Phạm Văn Bân Dưới đây l à những vấn đề then chốt trong mối tương quan Mỹ-Ai Cập, được rút ra từ các báo cá o được công bố tuần này bởi Jeremy Sharp, chuyên viên của Sở Dịch Vụ Nghiên Cứu Quốc Hội, và bởi Jon Alterman, Giám Đốc chương trình Trung Đông thuộc Trung Tâm Chiến Lược và Nghiên Cứu Quốc Tế tại Washington.
17 Tháng Giêng 2011(Xem: 26789)
MỘT TẤN BI KỊCH CÓ HẬU Hoàng Ngọc Nguyên Những con ngư ời lý tưởng đang mong đợi nhờ một bi kịch này mà ngôi nhà nước Mỹ sẽ là một thay vì phân hóa, rã rời. Người ta cũng dè dặt vừa kêu gọi vừa tin tưởng trước nỗi đau buồn củ a đất nước, con người sẽ có ý thức hơn về nhu cầu phải có lý lẽ (common sense) v à lễ độ trong cuộc sống xã hội để có thể gần nhau hơn và lâu dài hơn – không chỉ trong những lúc đau buồn, tang khó.
17 Tháng Giêng 2011(Xem: 26201)
MỘT NĂM TRÔI QUA, MỘT THẬP NIÊN CHẤM DỨT, NHỮNG GÌ CÒN ĐỌNG LẠI Hoàng Ngọc Nguyên Có thể xem đó là thông lệ nhìn lại năm qua và thập niên qua đã trôi theo dòng đời như một giấc mơ. Tuy nhiên, cũng có lẽ ít có một khoảng thời gian nào trong đời lại có những tác động mạnh mẽ trong tâm tư và cuộc sống của chúng ta đến như 10 năm đã qua.
01 Tháng Giêng 2011(Xem: 26725)
LỜI NG ƯỜI RA ĐI Hoàng Ngọc Nguyên Hôm nay là ngày cuối của Arnold Schwarzennegger ở Sacramento. Ngày mai đây, ông sẽ trở lại làm thường dân – như chúng ta. Nhìn lại đoạn đường bảy năm vừa qua, ông nói rằng ông vẫn xứng đáng để được nguời ta gọi là “Terminator” - Người Sát Thủ - vai trò quen thuộc của ông trong điện ảnh trước khi ông bước vào đời thực với trách nhiệm thống đốc ...
01 Tháng Giêng 2011(Xem: 25639)
CALIFORNIA 2010 TRONG TRÍ NHỚ Hoàng Ngọc Nguyên Mỗi cộng đồng có một cách riêng nhìn lại địa phương của mình. Người Việt chúng ta ở California chẳng hạn, sẽ không nhìn 10 sự kiện lớn nhất trong năm hoàn toàn giống như người Mễ, ngưới da đen, người da trắng… Nhưng cũng dĩ nhiên sẽ có sự trùng hợp.
01 Tháng Giêng 2011(Xem: 24228)
CUỐI NĂ M BÌNH LUẬN CHUYỆN SANG NĂM Hoàng Ngọ c Nguyên Một ngườ i bình luận dè dặt hẳn phải nói: tình hình bây giờ khá hơn trước và hy vọng không bằng tình hình trong tương lai. Có lẽ đó là điếu ít nhất một người dè dặt có thể nói và ghi phát biều của mình vào sử sách.
26 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 27155)
Loạt bài đặc biệt 7 tỷ người Robert Kun zig Dịch và cước chú: Phạm Văn Bân, 12-21-2010 Cuộc tranh luận xuất hiện trong sự phát sinh của chủ trương báo động dân số, ở ngay chính cá nhân Giáo Sĩ Thomas Malthus. Vào cuối cuốn sách, trong đó ông lập khuôn khổ cho một luật cứng rắn rằng sự gia tăng dân số không được kiểm soát sẽ dẫn đến nạn đói...
26 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 25431)
THẤT NGH IỆP - TRỢ CẤP- GIẢM THUẾ Hoàng Ngọc Nguyên Đối với ngưòi dân, một hai tuần qua là một thời gian chẳng lành, tuy là người ta đã qua mùa Lễ Tạ Ơn, môt phần vì những tin không hay từ thị trường lao động bay tới, một phần vì sự leo thang trong chiến dịch khủng bố người dân. Hiện nay ai cũng lo lắng, ưu tư về vấn đề công ăn việc làm, ngay cả những ngưòi hiện không bị thất nghiệp.
25 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 26273)
XÔN XAO MỘT MÙA GIÁNG SINH Hoàng Ngọc Nguyên Nếu ta hỏi những người một thời đã từng lớn lên ở quê nhà trước năm 1975 Mùa Giáng Sinh nào trong đời lắng đọng nhất trong ký ức của họ, chúng ta chắc chắn sẽ ghi nhận được rất nhiều câu trả lời khác nhau tùy hoàn cảnh riêng của mỗi người. Nhưng có lẽ hai câu trả lời thường gặp nhất phải là Nô-en năm 1972 và Nô-en năm 1975.
23 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 21174)
Về mối quan hệ giữa Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường Mai Thái Lĩnh Trong phạm vi của bài viết này, tôi chỉ tập trung vào một số chi tiết có liên quan đến cuộc đời hoạt động của Phan Châu Trinh - nhất là mối quan hệ giữa nhà dân chủ yêu nước này với nhà yêu nước Phan Văn Trường nhằm giúp cho độc giả có được cái nhìn khách quan, đúng đắn hơn về một trào lưu đã có ảnh hưởng nhất định đến lịch sử của nước ta trong thế kỷ 20, nhưng những di sản để lại vẫn còn có ảnh hưởng kéo dài qua thế kỷ 21.
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468