CHÚNG TA CHẲNG ĐƠN ĐỘC

08 Tháng Năm 201012:00 SA(Xem: 38062)
CHÚNG TA CHẲNG ĐƠN ĐỘC

634093582674316082_127x128

634093580592016982_123x130634093582011358163_166x129


CHÚNG TA CHẲNG ĐƠN ĐỘC

Hoàng Ngọc Nguyên

 

Trong tuần vùa qua, có một sự kiện đáng ghi nhận qua việc người Việt ở trên nước Mỹ tưởng niệm 35 năm ngày Saigon thất thủ và Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ. Người Việt trong năm nay đã không lên tiếng một mình. Đúng hơn, họ đã nhường lời cho một số người Mỹ, và những người Mỹ này không những đã nói thay họ, mà còn nói những điều mà chỉ có những người Mỹ nói mới có sức thuyết phục – và nay họ đã nói. Như nhà báo kỳ cựu Sol Sanders, từng là phóng viên chiến trường cho hãng tin UPI tại Việt Nam trong những năm 60, đã viết: “một nhóm mới các học giả có chủ trương nhìn lại đang chấn chỉnh cách nhìn nhận, đánh giá (về chiến tranh Việt Nam), cho dù họ phải đương đầu với một lịch sử lâu dài của những thiên lệch của giới truyền thông và kinh điển của Mỹ về thảm hoạ Việt Nam”.

Trong những bài viết, bài nói chuyện đáng để ý của những người Mỹ trong dịp này, ngoài nhận định về Việt Nam 35 năm sau của ông Sanders (Vietnam, in sadnesss but not in shame), người ta có thể kể đến đóng góp của Rufus Phillips (Ignoring lessons from the ground) và Richard Botkin (35 years after fall of Saigon). Sự lựa chọn này không phải ngẫu nhiên. Ba tác giả này thuộc những thế hệ khác nhau (người mới 54, người đã 80), kinh nghiệm khác nhau (nhà báo, tình báo và nhà đầu tư), và nhìn đến cuộc chiến tranh Việt Nam của hai người bạn đồng minh Mỹ và Việt dưới những giác độ khác nhau. Sanders năm nay 72 tuổi, là một nhà báo từng làm việc cho Business Week, U.S. News and World Report với 25 năm ở châu Á và gần năm năm ở Việt Nam. Ông từng là một học giả về lĩnh vực đối ngoại cho East-West Center ở Hawaii, và nay viết hàng tuần với tính cách là một chuyên gia quốc tế cho World Tribune và East Asia Intel. Rufus Phillips, cao niên nhất, 80 tuổi, từng là một nhân viên CIA làm việc với Thiếu tướng tình báo Edward Landsdale trong phái bộ Mỹ tại Saigon năm 1954. Landsdale là người ủng hộ mạnh mẽ ông Ngô Đình Diệm và công cuộc xây dựng nền Đệ nhất Cộng hòa. Miền Nam là địa bàn hoạt động của ông Rufus Phillips cho đến năm 1963, trong thời gian đó ông là cố vấn về quân sự cho Phái bộ Mỹ và về sau là Phó giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) tại Saigon (nằm đầu đường Lê Văn Duyệt). Trong khi đó, Richard Botkin chỉ mới 18 tuổi khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt. Ông học về ngành kinh doanh, và hiện là một nhà kinh doanh đầu tư chứng khoán thành công cho một công ty tài chánh lớn ở Roseville, California (Morgan Stanley Smith Barney), nhưng long yêu thích đời sống quân ngũ hào hùng của người lính đã từng đưa ông vào quân đội trong màu áo Thủy quân Lục chiến trong cả 15 năm (1980-1995), đóng ở Guam, Phi Luật Tân và Bàn Môn Điếm. Nay thì ông lại có tiếng là một tác giả của một cuốn sách mà ông đã bỏ ra “6.000 giờ nghiên cứu, nghiền ngẫm, điều tra” về những huyền thoại anh hùng của người lính trong cuộc chiến tranh Việt Nam! Một cuộc chiến ông không tham dự! Và về cả những người khác màu da, chủng tộc, ngôn ngữ… với ông: những người Việt Nam phục vụ trong Quân đội Việt Nam Cộng Hòa.

Mỗi tác giả nhìn lại cuộc chiến tranh Việt Nam theo cách riêng của mình.

Kinh nghiệm của Sol Sanders ở Việt Nam và ở châu Á đủ cho ông viêt một cáo trạng hùng hồn về chiến tranh Việt Nam. Chỉ tựa của bài viết đã nói lên đầy đủ: In sadness but not in shame. Trong đau buồn nhưng không hỗ thẹn. Chắc chắn ngày 30-4 là một quá khứ đau buồn cho hàng triệu người, những người phải bỏ chạy trong những ngày đó, những người ở lại để chui đầu vào các trại tập trung, hay ở ngoài trại phải vất vả chiến đấu cho sự sống còn hàng ngày, và cả mấy trăm ngàn người đã trở thành thuyền nhân rong những năm sáu đó. Đúng là quá khứ đau buồn, nhưng khi nhìn lại thời gian đó, vá chứng kiến những gì đang xảy ra ở nước Việt ngày nay, họ chẳng có gì hỗ thẹn vì những gì họ đã mất, bởi vì những mất mát gây ra cho dân tộc, cho đất nước bởi những người đang thống trị còn to lớn và đáng hỗ thẹn hơn ngàn lần. Ông Sanders đã phân tích hiện tình của Việt Nam từ chính trị, lãnh đạo, và đối ngoại trong đó nổi bật ảnh hưởng của Trung Quốc cho đến một nền kinh tế mà sự đóng góp bằng “kiều hối” của Việt kiều gởi về nước có tính quyết định.

 Richard Botkin là người thuộc thề hệ sau, và ông nhấn mạnh vào tính cách đặc biệt của cuộc chiến này: misreported and misremembered – tin tức sai lầm và hồi tưởng lệch lạc. Vỉ tin tức không đúng, báo cáo không đúng cho nên người ta không thấy hết tính cách anh hùng và chiến thắng của phía Mỹ và đồng minh Việt trong cuộc chiến. Vì hồi tưởng sai lầm, tức không đúng, cho nên người ta nghĩ đơn giản cuộc chiến đó là một “sai lầm”, một “phí phạm” của Mỹ. Ông cho rằng phải nhìn những “cái được” (gains) của cuộc chiến đó trước đây và những cái được của ngày nay. Cái được trước đây là nhờ có sự cầm chân Cộng Sản ở Việt Nam nên Đông Nam Á mới phát triền được thịnh vượng như ngày nay. Cái được ngày nay là sự thành công của cộng đống người Việt trong nước Mỹ - như tác giả ghi nhận được ở California.

Nhưng đáng cho chúng ta tìm hiểu nhất vẫn là những kinh nghiệm của một nhà tình báo, là người đủ thông tin và đủ kinh nghiệm hoạt động để tránh những thành kiến, lệch lạc và suy luận một chiều. Nếu không ông đã không hoàn thành được tác phẩm Why Vietnam matters? (Tại sao phải tính đến Việt Nam?) ra mắt vào năm 2008. Rufus Phillips đến Saigon khi ông mới 24 tuổi, năm 1954, vào “những ngày cực kỳ hỗn loạn, một triệu người di cư vào miền nam, quân đội Việt Nam rệu rã, người Pháp bị đánh bại và chán chường nhưng vẫn không chịu đi. Một số lực lượng ở miền nam như muốn nổi loạn; tổng tham mưu trưởng Tướng Nguyện Văn Hinh, đe dọa đảo chánh; và ông thủ tướng chẳng kiểm soát được tình hình”. Nhưng ông kể lại từ năm 1954 đến 1962, như có phép mầu, tình hình đã nhanh chóng ổn định, quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã trưởng thành, và cuộc chiến đấu kiểm soát nổi dậy theo ông là có hiệu quả. Tuy nhiên, “nhiều thành quả đã bị tan rã sau tháng mười một năm 1963 qua các cuộc đảo chánh và thay đổi chính quyền”. Ông cho rằng trong thời gian 1964-1968, Mỹ hóa chiến tranh cho thấy “cơ cấu chỉ huy Hoa Kỳ đã trở nên ngày càng thiếu nhậy cảm trước những vấn đề xã hội và chính trị, thường làm hỏng sự đoàn kết, thống nhất trong mục tiêu có tinh cách sống còn”. Ông cho rằng Việt Nam hóa chiến tranh là một bước đi đúng, nhưng lẽ ra phải là chủ trương ngay từ đầu, và khi được Nixon đưa ra thì đã muộn màng, “vì chẳng may thay, đến lúc này sự ủng hộ của người Mỹ phần lớn đã tiêu tan”. Ông phê phán người Mỹ đối với đồng minh thì không chủ ý đến khía cạnh chính trị và đối với địch thì chẳng có kế sách gì đương đầu với chiến tranh nhân dân theo sách của Mao. Ông cũng chẳng ngần ngại phê phán lãnh đạo Miền Nam ở Saigon đã không nhận chân được sự cần thiết của việc đoàn kết quốc gia, và hy sinh những dị biệt cá nhân vì môt sự nghiệp cao cả hơn, “ngay cả khi họ đứng trư1ơc những nguy cơ hiểm nghèo to lớn”. Ông nhận định rằng “Phần nào chúng ta đã không giải thích cho người dân chúng ta đầy đủ chiến tranh Việt Nam thực sự là gì tính về mặt nhân bản, và chúng ta vẫn chưa làm đúng mức nhnữg gì chúng ta phải làm”. Và ông có một kết luận với nhiều thiện cảm: “Làm việc với binh sĩ từ năm 1955 và rồi trong các năm 1962 và 1964 ở những tỉnh thành, làng mạc, xã ấp và trong những lần đến Việt Nam sau này những năm 1965 cho đến 1968, tôi đã thấy nhiều để tin rằng người Việt Nam luôn luôn có ngọn lửa trong họ sẽ cháy bùng lên khi gặp thời thế khi họ đề sự chia rẽ chính trị qua một bên và tin vào mình và vào người lãnh đạo của mình. Tôi tin rằng cái kết quả cuối cùng bất ưng đó không thề làm cho tinh thần đó mai một được”.

Chúng ta lâu nay quả có lo ngại rằng với ảnh hưởng của truyền thông “qui ước” của Mỹ cũng như của những nhà nghiên cứu có tính “kinh điển” của Mỹ, những thế hệ sau này, người Mỹ và người Mỹ gốc Việt, sẽ nhìn lại cuộc chiến “chẳng ra sao cả”. Năm nay với nhưng tác giả như Rufus Phillips, Sol Sanders, Richard Botkin…, chúng ta có thể bắt đầu hy vọng: viễn ảnh chẳng đến nỗi đáng quá lo như thế.



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Ba 2022(Xem: 3063)
"Nhiều nhà phân tích đã nói rằng dù kết cục cuộc chiến có thế nào thì Putin cũng đã thua và sẽ chẳng còn có thể có ảnh hưởng gì đáng kể trên thế giới."
18 Tháng Ba 2022(Xem: 3521)
"Theo phán quyết của CIJ, nước Nga phải chấm dứt ngay xâm lược và rút quân đội về nước. Tuy nhiên, cơ quan tài phán của LHQ không có phương tiện buộc nước Nga phải tôn trọng phán quyết."
14 Tháng Ba 2022(Xem: 3152)
"Sau khi các đường bay sang châu Âu bị cấm hồi đầu tháng 3, dân Nga đi xe hơi sang Phần Lan hoặc tìm cách tới các nước láng giềng như Armenia, Azerbaijan, Gruzia, và bay tới Thổ Nhĩ Kỳ."
12 Tháng Ba 2022(Xem: 3098)
"Phóng viên BBC Quentin Sommerville và người quay phim Darren Conway có một tuần đi cùng các binh sỹ Ukraine ở Kharkiv khi họ chiến đấu để chặn bước tiến quân Nga. Phóng sự này có chứa các hình ảnh thương vong."
10 Tháng Ba 2022(Xem: 3407)
"Chính các đại biểu quốc hội, thuộc cả hai đảng đã thúc đẩy khiến ông Biden phải quyết định. Nhưng 79% dân Mỹ ủng hộ hành động này. Người Mỹ chấp nhận bớt đổ xăng để dân Ukraine bớt đổ máu."
10 Tháng Ba 2022(Xem: 3235)
"Như vậy hai điều kiện sau đều để cho lá phiếu của người Dân quyết định dưới sự giám sát của Liên hợp quốc, chứ không theo ép buộc hay ý chí áp đặt của bất cứ ai. Và đó chính là "Lối thoát Danh dự "cho cả hai."
07 Tháng Ba 2022(Xem: 3106)
"Hai nhà khoa học chính trị có ảnh hưởng sâu rộng của Hoa Kỳ, đều đã qua đời, đã từng đưa ra nhận định của họ về mối quan hệ phức tạp giữa Nga và Ukraine."
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468