Vài ý nghĩ nhỏ về một thay đổi lớn

17 Tháng Năm 201012:00 SA(Xem: 31964)
Vài ý nghĩ nhỏ về một thay đổi lớn

Vài ý nghĩ nhỏ về một thay đổi lớn

GS Vương Văn Bắc


 634097837238678337_124x94 
Trong Bài viết cho tập đặc san năm trước, tôi đã tỏ ý e ngại rằng cuộc sống tha hương ly tán cộng với tuổi tác chồng chất sẽ không còn cho chúng ta cơ hội gặp lại nhau nơi giảng dường ngày trước để luận bàn về tư tưởng chính trị. Một năm lại qua, thêm đươc mấy sợi tóc bạc và mất đi một số ảo tưởng, hi vọng tái ngộ để cùng đàm đạo lại càng mong manh hơn. Bởi thế, tôi lại đành cầm bút để chia sẻ cùng các bạn sinh viên cũ một vài ý nghĩ riêng của tôi về một vấn đề thời đại. Âu cũng là mộtt cách nối dài những buổi diễn giảng thảo luận về học thuyết tư tưởng chính trị ở giảng đường Thụ Nhân ngày trước, những buổi sinh hoạt mà riêng tôi vẫn còn giữ một kỉ niệm tốt đẹp.

Nhìn vào thời cuộc trong thời gian vừa qua, ta thấy hiển nhiên là sự phá sản của ý thức hệ Cộng Sản và sự đổ vỡ tương ứng của khối Cộng Sản quốc tế đã là biến cố trọng đại nhất trong lịch sử của nửa sau thế kỷ 20. Những người từng quan tâm đến tư tưởng học thuyết chính trị không thể không chú ý đến sự thay đổi lớn lao này. Riêng chúng ta càng không có mặc cảm hay ngần ngại nào khi đề cập đến biến cố ấy, vì không phải ngày nay chúng ta mới vội vã chạy tới để xô mạnh một cánh cửa đã mở toang.

Quả thật, ngay từ những năm 60, khi khí thế của phe Cộng Sản còn mạnh mẽ, khi Cộng Sản đưa người vào vũ trụ và gởi vũ khi đến nhiều nơi trên mặt đất để mưu đồ khuynh đảo, khiến cho nhiều người lầm tưởng rằng Cộng Sản chủ nghĩa là trào lưu của tương lai, khi một phần quan trọng của dư luận trí thức tây phương còn lóa mắt trước hào quang của tư tưởng Mác-Xít, chúng ta đã nghiên cứu, thảo luận và đi đến lời kết là chủ nghĩa Cộng Sản thiếu sót và sai lầm.

Chúng ta đã nhận thức rằng một ý thức hệ duy vật, dù có khoác thêm tấm áo choàng biện chứng cũng không thể nào diễn tả thỏa đáng bản thể phong phú và khát vọng tâm linh của con người. Chúng ta đã vạch rõ tính cách thiếu khoa học của một học thuyết chắp ghép bừa bãi, một sự phân tích muốn là khách quan về đời sống xã hội của con người vói một lời tiên tri chủ quan nhất về chiều hướng biến chuyển của xã hội loài người. Chúng ta đã nêu lên mối mâu thuẩn trầm trọng giữa chiêu bài dân chủ thực sự và chủ trương giành quyền lãnh đạo cho một thiểu số người, được thần thánh hóa qua danh từ Đảng. Chúng ta đã đo lường sự cách biệt xâ xa giữa lý tưởng thế giới đại đồng, không còn người bóc lột người, với thực tại sâu xé, lầm than và áp bức quan sát thấy ở các nước Cộng Sản. Để đi đến kế luận rằng Cộng Sản chủ nghĩa, như mọi kiến trúc tinh thần không tưởng, rồi sẽ sụp đổ.

Lịch Sử hiện đại đã nghiệm đúng điều ấy

Từ sau ngày bức tường Bá Linh bị triệt hạ đến nay, đã có nhiều bài, nhiều sách phân tích phê bình sự suy sụp của chủ nghĩa Cộng Sản nên thiết tưởng khỏi cần trở lại những điểm vừa được nhắc lại ở trên. Tuy nhiên, trong cuộc thảo luận ồn ào theo sau sự sụp đổ của bức tường ô nhục, tôi nghe thấy một vài âm thanh quá lạc quan cũng như nhận thấy một vài im lặng khó giải thích, nên xin phép được thêm vài ý nghĩ nhỏ về vấn đề này.

Một trang sách chưa lật hẳn

Có người phát biểu rằng ngày nay câu chuyện "Cộng sản/không Cộng sản" không còn thời gian tính nữa vì sự suy tàn của Cộng Sản chủ nghĩa đã là một sự kiện được thủ đắc, một thực tại đương nhiên. Bởi vậy theo ý những người ấy, ta không nên mất thêm thì giờ để bàn luận về chuyện ấy, trái lại nên dành hết năng lực và thời gian cho những vấn đề có tính cách tích cực và xây dựng hơn, chẳng hạn như hàn gắn đổ vỡ, cải thiện kinh tế, kiện toàn cơ cấu quyền hành, v.v...

Đối với người Việt, ai mà không mong rằng đó là sự thật, vì ai mà không muốn dành những năm tháng và sức lực chót của mình cho công cuộc xây dựng quê hương và giúp đỡ đồng bào? Tuy nhiên, bình tĩnh suy xét, tôi e răng nhận định lạc quan kể trên vừa sai lầm, vừa nguy hiểm.

Quả vậy, không ai có thể chối cãi rằng từ cuối thập kỷ 80 đến nay, Công Sản chủ nghĩa đã phải chịu nhiều thất bại nặng nề, có thể là chí tử. Nhưng từ đó đến chỗ kết luận rằng ngày nay Cộng Sản không còn là một hiện thực đáng kể nữa, có một khoảng cách mà người thận trọng chẳng nên nhắm mắt vượt qua.

Trước hết, nói rằng đe dọa Cộng Sản không còn nữa và chủ nghĩa Cộng Sản thực tế đã cáo chung là nói sai sự thật, vì trong thực tế vẫn còn có những quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn, Cuba, duy trì chế độ Cộng sản; vẫn còn có nhiều đảng viên Cộng Sản hoạt động ở khắp nơi, có khi dưới danh xưng nguyên thủy, có khi dưới một danh xưng đổi mới; vẫn còn có những cử tri dồn lá phiếu của họ cho ứng cử viên Cộng Sản vì họ thất vọng, giận hờn hay lo sợ trước những tệ đoan và quá độ của chính trị cơ hội và kinh tế thị trường. Trước thực tại ấy, nói rằng vấn đề Cộng Sản không còn nữa chỉ là nhắm mắt trước sự thật, hoặc cố ý ru ngủ người khác.

Ngoài ra, ta cần nhận xét rằng những người Cộng Sản còn lại, chẳng những không biểu lộ một xu hướng nào nhằm tự giải thể hoặc thay đổi thật sự, trái lại còn tỏ ra kiên quyết cưỡng lại mọi diễn biến khả dĩ đe dọa điạ vị độc tôn của họ. Nhìn về Việt Nam chẳng hạn, ta thấy sự hiện hữu của Cộng Sản trong quốc hiệu, trong hiến pháp, ở tất cả các cơ cấu quyền lực và trong tất cả sinh hoạt cộng đồng. Chính sách đổi mới kinh tế với sự chấp nhận cơ chế thị trường, mà có người cho là dấu hiệu của sự chối bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin một cách mặc thị và che giấu, đã tỏ ra chỉ là một phương tiện nhằm cứu vãn chế độ Cộng Sản khỏi tình trạng phá sản kinh tế và những bất bình phẩn nộ của người dân. Đại hội mơiđấy của đảng cầm quyền đã xác quyết một lần nữa lòng trung thành của họ với chủ thuyết Mác-Lênin. Ngay sau đó, nhiều bản án tù đã được đưa ra trừng trị những phần tử chống đối, chứng tỏ rằng lời cam kết trung thành với chủ thuyết Cộng Sản chẳng phải là một lời tuyên bố suông mà chính là một định hướng cơ bản. Trước bối cảnh ấy, rõ ràng Cộng Sản chủ nghĩa chưa phải là một trang sách đã hoàn toàn được lậ qua. Có người tự cho là khôn ngoan và thức thời khi mỉa mai rằng lúc này còn nói đến chuyện chống đối chế độ Cộng Sản thì thật là vô vọng và lỗi thời, viện cớ có bao nhiêu người Mỹ, người Nhật, thậm chí đến người Đài Loan, người Đại Hàn... lũ lượt kéo đến Việt Nam xin buôn bán đầu tư. Cách dẫn chứng này chỉ là ngụy biện, vì giới tài phiệt quốc tế không thể nào được xem như những vị thầy tư tưởng của chúng ta. Họ đi kiếm danh lợi chứ không tìm tự do dân chủ. Họ muốn chiếm thị trường tiêu thụ hóa phẩm và dịch vụ của họ, muốn sử dụng tài nguyên và nhân công địa phương với giá rẻ, muốn tránh khỏi những câu thúc của luật lệ nước họ về các mặt bảo vệ người lao động, bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường. Những cứu cánh và quan tâm ấy hoàn toàn không liên can gì đến lý tưởng độc lập, tự do, dân chủ, thịnh vượng mà dân tộc ta theo đuổi, trái lại là khác.

Một điểm tận cùng hư ảo

Một thái độ lạc quan quá đáng khác là xem sự sụp đổ của khối Cộng Sản ở Liên Xô và Đông Âu nư đánh dấu sự chấm dứt tất cả những tranh chấp và khó khăn lớn của nhân loại, khiến cho từ nay trở đi thế giới hòa bình và vững bước tiến lên, theo những khuôn mẫu dân chủ tự do và kinh tế thị trường, những khuôn mẫu ngày nay được toàn thể loài người chấp nhận.

Tiêu biểu cho khuynh hướng lạc quan cực kỳ đơn giản này là tác phẩm của một người Mỹ gốc Nhật với nhan dề "Sự Tận Cùng Của Lịch Sử". Kín đáo hơn nhưng không kém phần lạc quan là thành ngữ một "Trật Tự Mới Của Thế Giới", do một vị nguyên thủ Hoa Kỳ đưa ra khi say men chiến thắng sau cuộc chiến tranh vùng Vịnh. Hàm ý ngày nay đã có sự đồng thuận về những giá trị cơ bản và không còn sự xung đột lớn giữa những ý thức hệ đối nghịch nữa, thế giới sẽ có thể giải quyết một cách hòa bình và ổn thỏa những vụ tranh chấp nhỏ, thông qua sự chứng giám và bảo trợ của siêu cường quốc độc nhất còn lại.

Niềm lạc quan giản dị ấy đã bị thực tại phủ nhận phũ phàng. Từ ngày khối Cộng Sản Đông Âu tan rã đến nay, các uv tranh chấp xung đột đẫm máu, thay vì tan biến hay lắng dịu lại bùng nổ dữ dội hơn bao giờ hết, ở Bosnia, Chechnya, Kurdistan, Phi Châu, Cận Đông, Địa Trung Hải...Như thế sự tan biến của mối đe dọa chiến tranh nguyên tử toàn cầu đã có hiệu lực kích thích những vụ xung đột địa phương, vốn âm ỉ từ lâu.

Đây không phải là chỗ phân tích những nguyên nhân và diễn biến của những cuộc tranh chấp ấy. Chỉ cần nhận xét rằng các vụ hành chấp ấy chứng tỏ là những giá trị, như thể chế dân chủ tự do hay cơ cấu kinh tế thị trường, không phải là liều thuốc vạn năng chữa được các căn bệnh thế giới, trong đó nhiều người, nhiều tập thể vẫn còn đang vùng lên đòi quyền sống, quyền được tôn trọng, quyền được tồn tại như những dân tộc có sắc thái và văn hóa riêng biệt. Có thể nói rằng "Cộng Sản chủ nghĩa là đáp số sai lầm cho một bài toán có thực". Một bài toán mà dữ kiện là những chênh lệch, bất công, những phao phí, băng hoại do một nền kinh tế tư bản không tiết chế, không đoái hoài đến những giá trị tinh thần có thể xảy ra. Chừng nào chưa dung hòa được tiến bộ kinh tế và công bằng xã hội, nhu cầu cạnh tranh để giúp cho kỹ thuật tiến lên và nhu cầu tương trợ để nâng đỡ những người bị bỏ lại bên lề đường phát triển, khát vọng hòa đồng và khát vọng tồn tại như những tập thể có cá tính nhất định, sự cần thiết gia tăng hiệu năng và sự cần thiết bảo vệ môi sinh, cũng như bảo vệ sức khỏe thể xác và tinh thần con người...chừng ấy tư tưởng chính trị vẫn chưa thể ngừng lại, cũn như chưa ngừng lại lịch sử, hành trình đầy đau khổ nhưng cũng đầy hào hứng của loài người.

Sự suy tàn của Cộng Sản chủ nghĩa, dù cho trọn vẹn chăng nữa, nhưng đây chưa phải là trường hợp, cũng không phải là điểm tận cùng, mà chỉ là khởi điểm của một kỷ nguyên mới tốt đẹp hơn và phong phú hơn, của lịch sử và tư tưởng chính trị.

Những điều chưa thể quên

Rất nhiều người đã hoan hô sự sụp đổ của bức tường Bá Linh và quá trinh rạn vỡ tiếp theo cuả khối Cộng Sản. Nhưng lạ thay, trong hợp khúc hoan ca vĩ đại ấy, rất ít tiếng nói nhắc đến những người đã làm cho sự sụp đổ ấy, từ một giấc mơ khó tin, trở thàn một hiện thực sáng chói.

Sự lặng thinh tương đối này làm ta ngạc nhiên vì đã hiể nhiên rằng sự sụp đổ của khối Cọng Sản, không phải là một biến cố ngẫu nhiên hay tự phát. Nó không thể là món lương thánh ân từ trên trời rơi xuốmg, hay trái sung chín tư nhiên rụng vào miệng kẻ nằm chờ dưới ogc cây. Nếu Cộng Sản đang ở thế hung hăng bành trướng bỗng phải chùn bước rồi quỵ ngã, đó là vì, đã có những người sáng suốt và can trường, dám đứng lên chống lại, bằng lời nói, bằng ngòi bút hay bằng hành động, vạch trần tính chất sai trái và khả năng tác hại của chủ nghĩa ấy.

Những người ấy ngày nay hầu hết đã rơi vào quên lãng hoặc thờ ơ, nếu không bị chê bai mai mỉa. Trong ký ức tôi, một số hình ảnh hiệ ra, không theo một thứ tự nào. Tôi nhớ đếnSoljennitsyn, một văn hào dám chống lại cả một đế quốc hung hãn, ngày nay đã trở về quê nhà, sống trong sự ghẻ lạnh của một xã hội mới đang đuổi theo bạc tiền . Tôi nhớ đến Regan, vị tổng thống già không có bằng cấp đầy mình nhưng có đủ lương tri và can đảm lên án đế quốc tội ác ngày nay đã mất trí và đang chờ chết. Tôi nhớ đến Welesa, lãnh tụ nghiệp đoàn đã dám thách thức cả bộ máy kìm kẹp của chính quyền Cộng Sản Ba Lan, ngày nay thất cử và trở về xưởng máy cũ. Tôi mhớ đến Dức Giáo Hoàng Gioan-PhaoLồ II, đã xung phong làm sống lại đức tin trong lòng các nước Cộng Sản. Ngài bị chỉ trích vì những quan điểm bị coi là cực đoan về đạo lý luân thường...Gần gủi hơn nữa và tha thiết hơn nữa, tôi nhớ đến hàng trăm ngàn, hàng triệu đồng bào mình đã hi sinh đời sống, mang thương tích tật nguyền, bị giam cầm hành hạ vì đã dám nói: "không!" với Cộng Sản chủ nghĩa. Nhắc đến những người này không phải để đào sâu thù hận mà chỉ làm theo lương tâm và công lý. Bàn đến sự suy tàn của Cộng Sản chủ nghĩa và việc xây dựng xã hội hậu Cộng Sản, làm sao có thể không nhắc đến những người đã phải trả cho sự thay đổi lớn lao ấy bằng máu xương, tự do và yên ổn của bản thân mình?

Tôi biết giữa những cuộc bàn luận sôi nổi về: dự án đầu tư, phát triển khu vực, khế ước, doanh lợi, hoa hồng v.v..những ý kiến trên đây có thể trái mùa và lạc điệu. Nhưng thiết tưởng việc phục hưng những giá trị đạo đức truyền thống cũng là việc cần, và trong những giá trị đó chắc phải có đức chung thủy.

Vương Văn Bắc

(Đặc San Thụ Nhân 1998 - Houston, Texas)





Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Mười 2012(Xem: 23115)
S ức mạnh quân sự của Trung Quốc càng gia tăng thì nguy cơ xung đột giữa các thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN càng lớn và do đó, việc tìm kiếm giải pháp trong khối này càng thêm khó khăn.
03 Tháng Mười 2012(Xem: 23335)
Chủ quyền quốc gia không thể nhân nhượng khi nhân danh thứ tình hữu nghị vừa giả dối lại mơ hồ giữa hai nước tự nhận là anh em nhưng khi giao tiếp lại phải cần phiên dịch.  Những phát biểu cốt mua sự an toàn cho bản thân, cho chế độ hay đảng phái không thể qua mắt nhân dân.
31 Tháng Bảy 2012(Xem: 22834)
" Đây là điều nhắc nhở ta rằng Không thể bịt miệng một dân tộc Mà người ta không thể khuất phục Bằng lưỡi kiếm của đao phủ.”  (Luis Aragon)
08 Tháng Sáu 2012(Xem: 28143)
Ukraina đã bị việt vị… TT Đức đã hủy bỏ chuyến viếng thăm Ukraina hồi tháng 5, và sự việc nghiêm trọng nhất là 27 nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu đe dọa xét lại thỏa ước về tự do mậu dịch vừa ký với Ukraina hồi tháng 3.
02 Tháng Sáu 2012(Xem: 26660)
…như vậy là tổ tiên chúng ta đã vốn sẵn tự chủ, không để nỗi nhục dìm mình xuống đất đen, mà biết biến cái nhục thành niềm vinh quang cho dân tộc được trường tồn một cách xứng đáng.
25 Tháng Năm 2012(Xem: 26659)
Bỏ qua một bên chính khách xôi thịt, giới sĩ phu nước Mỹ, ai có thể ngồi yên trước cảnh tuy không đến nổi “nước mất nhà tan” nhưng đúng như cố Tổng thống Abraham Lincoln đã nói, “a divided house” như hiện nay.
24 Tháng Năm 2012(Xem: 25517)
Chữ Thái bình chỉ có ý nghĩa duy nhất là “hòa bình”. Vậy hai nước lớn nhất trên bờ biển này là Mỹ và Trung Quốc đã đồng ý ở một chữ “thái bình” chăng?
24 Tháng Năm 2012(Xem: 23382)
Tôi chỉ nêu ra những nhận xét dưới đây, tất cả đều nhằm vào những gì mà ông Nguyễn Xuân Nghĩa cùng các bài diểm sách đã không thấy đề cập tới.
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468