THE SPIES WHO LOVED US

25 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 32534)
THE SPIES WHO LOVED US

THE SPIES WHO LOVED US

Hoàng Ngọc Nguyên


634166451316504680_200x278

Con người ta sinh ra người làm nghề này, ngưòi làm nghề khác. Và chẳng có nghề gì xấu. Cũng như chẳng ai chọn cha mẹ mà sinh ra, cũng chẳng ai chọn việc làm mà sáp vào. Đừng quá tự tin và lạc quan mà nghĩ rằng con người có thể chủ động tất cả - nhất là cuộc đời mình. Chúng ta đã từng sống một thời đất nước tao loạn, chiến tranh với tiếng hát day dứt của Joan Baez trong giầc ngủ: Where have all the young boys gone? Tuổi trẻ đã nhanh chóng từ giã bộ đồng phục nhà trường quần xanh áo trắng để khoác chiến y vào người. Hàng chục ngàn thiếu nữ trong thời giặc giã ở miền Nam trước đây hay hàng trăm ngàn thiếu nữ trên cả nước trong thời thanh bình hỗn loạn ngày nay khi còn nhỏ chắc hẳn đâu ngờ rằng rồi có một ngày họ phải bước vào môt cuộc sống nhầy nhụa tối tăm, có khi phải luân lạc đến những nơi đất khách quê người không biết đường về. Và có bao nhiêu nhà báo, nhà văn, nhà thơ ngày nay thuở còn đi học có thể tưởng rằng cuộc đời mình về sau này cả ngày sẽ chỉ ngổi gõ lóc cóc trước máy vi tính. Không có nghề gì xấu, kể cả những nghề xấu nhưng người hành nghề trong tâm tư biết rằng đó không phải là một cái nghề. Không có nghề gì xấu. Chỉ có con ngưòi xấu! Ngay cả trong nghề điệp viên.

Chúng ta đã sống qua một thời để hiểu biết hay cảm nhận những chuyện tình báo hay điệp viên của bên ngoài là gì. Có những điệp viên của đồng minh. Có những điệp viên của địch. Có người chỉ làm việc đơn thuần là móc nối để lấy tin, làm báo cáo. Có người công khai hay bán công khai có những âm mưu và hành động “xây dựng” hay “phá hoại”. Ví dụ như ông Lucien Conin đứng ra chỉ huy mấy ông tướng của Việt Nam tiến hành cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm vào ngày 1-11-1963 - điệp viên mà như ông chủ. Hay mấy anh Ba, chị Tư từ trong bưng lén về thành để xúi mấy ông dân biều đối lập tổ chức biều tình hay lên diễn đàn Quốc Hội tố chính quyền này nọ - đó cũng là một trường hợp táo tợn khác, chỉ khác là người ta không mua bằng tiền mà bán ảo tưởng …

Chúng ta thường gán cho tất cả những người làm việc cho CIA trước đây đều là “điệp viên”. Nhưng chữ điệp viên hay gián điệp thường dùng đề chỉ những người tàng hình, vô hình, không có tông tích, hoạt động bình thường trong xã hội nhưng thực ra việc chính là xâm

nhập những nơi cần xâm nhập để lấy tin tức. Trong khi đó, rất nhiều người trong CIA ở Saigon hoạt động công khai, tổ chức thu thập thông tin, xử lý, phân tích, báo cáo… cho thượng cấp, đề những người ở Washington D.C. có những cơ sở để làm quyết định.

Vì nghề của họ là đi thu lượm tin tức giống như nghề báo, cho nên giống như nhà báo, nhà tình báo cũng phải quan hệ rộng rãi, móc nối nhiều nơi, chỉ khác nhà báo ở chỗ họ có tiền, có thế lực cho nên có thể hứa hẹn, cho chác, và họ kín đáo hơn. Những người được CIA móc nối, ở tất cả các ngành, lập pháp , hành pháp, tư pháp, đối lập, tôn giáo, thanh niên, đảng phái… cũng thừa biế

t người đến tiếp xúc với mình là ai, từ đâu đến, và bình thường có thái độ hợp tác, cởi mở, với ít nhiều mong đợi này nọ. Không thiếu người ngây thơ từng nghĩ rằng sau lưng ta từ nay đã có CIA có nghĩa là đã có Mỹ ủng hộ, mà một khi đã được Mỹ ủng hộ thì chuyện gì chẳng làm được. Cũng bởi thế mà chảng thiếu gì người bị mang tiếng oan một cách vui vẻ là CIA, từ thủ tướng đến cố vấn, từ nhà tu đến nhà chính trị, mấy ông tướng đến những người làm trong chính quyền. Hay cả nhữ

ng nhà báo địa phương hay lãnh tụ sinh viên…Những điều này nói lên cái xã hội phóng khoáng, tự do của miến nam, nơi người dân có thể tha hồ tiềp xúc, gặp gỡ thoải mái với người nước ngoài, nhà báo hay nhà tình báo, ở Brodard, Continental, Majestic, Givral… miễn đừng ngồi ở La Pagode để gặp những nhà văn, nhà báo người Việt. Thực ra không chỉ tòa đại sứ Mỹ phóng phái viên đi mọi nơi để nắm tình hình. Những sứ quán lớn như Anh, Pháp, Nhật Bản, Trung Hoa, mấy ông đệ nhị bí thư, đệ tam bí thư.. cũng đi khắp nơi, chùa chiền, nhà thờ, thánh thất, đại học, để gặp người này, người nọ. Và không có gì đáng ngạc nhiên khi họ tiếp xúc với cả những người “bên kia” đang nằm vùng. Hay thu xếp cho những nhà báo như Frances Fitzgerald hay Fox Butterfield đi vào “vùng giải phóng” để làm phóng sự…

Trong nhnữg năm đó của Saigon, chúng ta biết được

một số người trong nghề tính báo của địch và của bạn. Sự xâm nhập của Cộng Sản đúng là nặng nề, nhưng thực ra không khó hiểu và khó khăn. Xã hội của chúng ta là một xã hội mở. Có người đã trèo được lên những cấp cao, như Huỳnh Văn Trọng, Vũ Ngọc Nhạ. Người được xem là nổi tiếng nhất , thành công nhất - từ đầu chí cuối, là Phạm Xuân Ẩn. Về phía Mỹ, cuốn Decent Interval của Frank Snepp cho ta biết khá nhiếu về bộ máy của CIA ở Saigon, nhưng khá “gần gũi “ với hiểu biết của chúng ta là Douglas Pike, từng hoạt động lâu năm ở tòa đại sứ Mỹ ở Saigon cho đến sau năm 1968 mới trở lại Washington, D.C.. Sau khi về hưu, ông có một Indochina Archive nổi tiếng ở Đại học Berkeley. Năm 1996, “thất thủ” ở đây, ông di tản qua Vietnam Center ở Lubbock, Texas. Ông mất năm 2002 khi được 77 tuổi. Douglas và bà Myrna Pike vẫn được những người Việt biết ông bà quí mến bởi vì đó là cách đáp lại những tình cảm của ông đối với một dân tộc ông đã theo dõi trong suốt sự nghiệp của ông để kết luận rằng người dân ở nước Đông Dương này đã chịu quá nhiếu bất công trong số phận bất hạnh của mình. Khi ông qua đời, đã c

ó một tác giả Việt Nam “nổi tiếng” viết về ông: “The Spy Who Loved Us”.

Phạm Xuân Ẩn là một điệp viên mà cuộc đời lẫn lộn giữa hư và thực, huyền thoại và thực tế. Huyền thoại là ông là một nhà báo được đào tạo chính qui tại trường báo chí tại Mỹ và hành nghề tại tờ Time trụ sở đầu đướng Tự Do. Sự thực thì những người đã học ở Mỹ đều biết rằng học hai năm báo chí ở một college ở California mà nói chuyện có B.A. thì chỉ là BS (Bull Sh

it), bởi vì có lẽ cả năm dầu là phải tập nghe cho quen, nói cho quen tiếng Mỹ! Ông chưa đưa ra được bất cứ bài báo nào trong tờ Time có tên ông mặc dù ai viêt ở tờ nay cũng có “by-line” trên bài. Và từ năm 1975 cho đến khi ông mất đi , nhà báo này đã chẳng để lại một hồi ký, bút ký nào về cuộc đời hoạt động của mình, mặc dù những người được sinh ra để làm báo thì có thể phát điên lên được nếu một ngày không viết. Nhưng cái thiếu sót lớn hơn ở ông là tuy ông cũng là người Việt, nhưng chúng ta không thể gọi ông là “The spy who loved us”. Ông đã sống ở miến Nam từ nhỏ đến lớn, hiểu được cuộc sống đọa đày, nghèo khó của người dân vì chiến tranh, vì giặc giã, vì bom đạn vì khủng bố của chính phe ông. Ông đã sống ở Saigon để hiểu chính quyền thế nào, đời sống chính trị thế nào, cuộc sống của ngươi dân thế nào, tâm tình của họ ra sao… Nhưng sau năm 1975, ông đã quay lưng, dửng dưng với họ - như những người từ Hà Nội vào hay như những người từ Nga hay Đông Đức đến.


634166452762627394_284x171

 

Và nay chúng ta đang dứng trước Anna Chapman. Anna Chapman giống Anna Kournikova của chúng ta ở chỗ cả hai đều là người Nga, đều là Anna, đều xinh đẹp và gợi cảm – và không may. Nhưng Kournokova là một danh thủ quần vợt không may vì chưa hề được một Grand Slam nào cả cho đến khi rút khỏi sân quần vợt để ra sân khấu model, trong khi Chapman là một điệp viên không may vì không thành công mà chỉ thành nhơn và điếu an ủi duy nhất là cô sẽ được người Mỹ nhớ đến như là “The spy who loved us”.

Câu chuyện của 11 điệp viên Nga này bị FBI bắt trọn gói như là sân khấu soap opera. Sau khi Liên Xô sụp đổ, nước Nga trở lại, nhiều người Nga được qua Mỹ cách này hay cách khác làm lại cuộc đời. Trà trộn trong số này có những người được ông Putin, dân KGB thứ thiệt, gởi qua, với mục đích chung chung; nắm tình hình bên Mỹ xem người dân ưa Gorbachev hay Yeltsin và giới chính trị, làm chính sách có âm mưu gì với nước Nga hay chăng. Những người này nghe nói cũng được huấn luyện những mánh lới, thủ đoạn tình báo, gián điệp cơ bản trong cách liên lạc, gởi tin, nhắn tin, xóa dấu vết, hòm thư chết, hòm thư sống… Lúc họ đi, có thế họ chưa thể ngờ vai trò của computer vá xa lộ thông tin trong việc thu lượm và truyền đạt tin tức. Gần 20 năm sau, với cái computer, ngồi một chỗ người ta cũng đã có thể là nhà tình báo kiệt xuất.

Những điệp viên này đã sống lặn khá kỹ, như những công dân thường, hay những người có thẻ xanh đàng hoàng, hay những công dân của Anh, Canada sống và làm ăn bên Mỹ. Người Do Thái không độc quyền làm passport giả. Có người làm báo ở New York. Người làm ngân hàng rồi nhảy qua địa ốc. Người là nhà tư vấn đầu tư tài chánh. Có những người đóng vai vợ chồng rối sau vì tai nạn trở thành vợ chồng thiệt. Trước những chỉ thị từ Moscow chung chung và tào lao, cho nên các điệp viên này cũng làm theo cách chung chung và tào lao. Mà ở nước Mỹ này, làm tình báo chung chung và tào lao rất dễ, chẳng cần tốn tiến của và áo quần để đột nhập vào giới thượng lưu ở Washington D.C. moi móc gì cả. Miễn là gởi báo cáo mà không ghi source, bởi vì có nguồn tin đâu mà trích dẫn. Bởi vì chuyện gì báo chí cũng đã nói cả, trên internet, trên cac blog, facebook, twitter… người ta cũng biết cả. Ngay cả chuyện ông Albert Gore. Hay bà Nikki Haley ở South Carolina.

Tóm lại FBI dã biết họ từ lâu mà họ tuy là dân tình báo lại chẳng biết FBI. Và FBI đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, vì những người này vẫn hoạt động như trong những phim điệp viên, đeo kính đen, mặc áo thụng, đội mũ dạ, … nhưng chẳng làm gì cả. Dần dần FBI như hiểu ra rằng những người này đã quen với cuộc sống ở Mỹ, đầy đủ, ổn định, con cái học hành đàng hoàng, cuộc sống đàng hoàng, cho nên họ vừa quên cả nhiệm vụ của họ vừa hớ hênh nên để lộ tông tích và bị bắt cả đám. Anna, mang quốc tịch Anh vì người chồng nay dã ly dị là người Anh, quá trẻ và yêu đời để bước vào nghề. Cho nên cô bị bắt trong trường hợp buồn cười. Cô là điệp viên, đã sợ bị lộ, bị theo dõi, mà lại gọi điện thoại cho cha cô ở Moscow nói rằng “Cha ơi, con sợ quá!”. Đến hai người nghe cú điện thoại này: cha cô và FBI. Cô sợ là vì bỗng dưng có một người điện thoại cho cô, xưng tên là Roman, giống như Roman Abramovich là ông bầu người Nga của đội bóng vô địch nước Anh Chelsea, là “đệ nhị tham vụ” sứ quán Nga, muốn gặp cô ở một quán ăn ở New York để đưa hồ sơ đến cho cô. Cô chưa hề nghe hay biết ông Roman này, nhưng thế mà cũng đến nơi ngày 26-6 và nhận ở nhà ngoại giao người Nga này một passport mà cô phải giao cho một điệp viên người Nga khác. Sau khi về nhà, cô bán tin bán nghi – và cô nghi đúng: ông Roman này là người Mỹ làm cho FBI giỏi tiếng Nga và đưa cô vào tròng. Cô gọi cho cha, cũng là đệ tử ruột của Putin và cha cô khuyên cô: đem passport này đi nộp cho FBI đi. FBI giữ cô lại luôn. Sau đó, FBI nghĩ răng có thể động ổ, cho nên bắt hết cả, luôn cả ông Richard Murphy, nhưng tên thật là Vladimir Guryev (xin dọc là Guốc Dép), vợ cũng là điệp viên tên Lydia Guryev, vì ông này cũng mang tâm tư của Ana Chapman, nghĩ rằng FBI biết cả rồi nên định leo lên máy bay về lại Nga.

Câu chuyện kết thúc có hậu – bởi vì đúng là thời Chiên tranh Lạnh đã hết. Mỹ biết rằng mấy điệp viên này ham vui (ở Mỹ ai chẳng ham vui), chứ không làm hay chưa làm gì hại dân hại nước cả dù đã gần 20 năm, cho nên tha cả, theo đúng chủ trương tiết kiệm ngân sách nhà tù. Đúng hơn thì đây là chương trình “giao lưu văn hóa”: đổi 11 người Nga này làm vỉệc cho Nga lấy 4 người Nga làm vỉệc cho Mỹ đang bị ở tù mọt gông bên Nga. Nhiều người Nga khi ra đi bước chân lên tàu nước mắt như mưa: họ đã quen với đời sống bên Mỹ. Nhiều người trước khi lên máy bay đề đến Áo, từ Áo mới trở lại Nga, đã cố trưng ra thẻ xanh để xin được ở lại, nhưng nhân viên FBI lạnh lùng bảo: thẻ giả.

Dù sao, ý đổ của “đế quốc” Mỹ là thâm độc. Đây là “những người điệp viên yêu mến chúng ta” – the spies who loved us, như bình luận gia Thomas Friedman trên tờ New York Times nhận định. Đưa họ trở lại Nga không phải là thả cọp về rừng mà tăng cường những phài viên ngoại giao nhiệt tình, thành tín cho Sứ quán Mỹ tại Moscow để cổ vũ cho “American way of life”.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Mười 2012(Xem: 23115)
S ức mạnh quân sự của Trung Quốc càng gia tăng thì nguy cơ xung đột giữa các thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN càng lớn và do đó, việc tìm kiếm giải pháp trong khối này càng thêm khó khăn.
03 Tháng Mười 2012(Xem: 23335)
Chủ quyền quốc gia không thể nhân nhượng khi nhân danh thứ tình hữu nghị vừa giả dối lại mơ hồ giữa hai nước tự nhận là anh em nhưng khi giao tiếp lại phải cần phiên dịch.  Những phát biểu cốt mua sự an toàn cho bản thân, cho chế độ hay đảng phái không thể qua mắt nhân dân.
31 Tháng Bảy 2012(Xem: 22835)
" Đây là điều nhắc nhở ta rằng Không thể bịt miệng một dân tộc Mà người ta không thể khuất phục Bằng lưỡi kiếm của đao phủ.”  (Luis Aragon)
08 Tháng Sáu 2012(Xem: 28143)
Ukraina đã bị việt vị… TT Đức đã hủy bỏ chuyến viếng thăm Ukraina hồi tháng 5, và sự việc nghiêm trọng nhất là 27 nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu đe dọa xét lại thỏa ước về tự do mậu dịch vừa ký với Ukraina hồi tháng 3.
02 Tháng Sáu 2012(Xem: 26660)
…như vậy là tổ tiên chúng ta đã vốn sẵn tự chủ, không để nỗi nhục dìm mình xuống đất đen, mà biết biến cái nhục thành niềm vinh quang cho dân tộc được trường tồn một cách xứng đáng.
25 Tháng Năm 2012(Xem: 26659)
Bỏ qua một bên chính khách xôi thịt, giới sĩ phu nước Mỹ, ai có thể ngồi yên trước cảnh tuy không đến nổi “nước mất nhà tan” nhưng đúng như cố Tổng thống Abraham Lincoln đã nói, “a divided house” như hiện nay.
24 Tháng Năm 2012(Xem: 25517)
Chữ Thái bình chỉ có ý nghĩa duy nhất là “hòa bình”. Vậy hai nước lớn nhất trên bờ biển này là Mỹ và Trung Quốc đã đồng ý ở một chữ “thái bình” chăng?
24 Tháng Năm 2012(Xem: 23382)
Tôi chỉ nêu ra những nhận xét dưới đây, tất cả đều nhằm vào những gì mà ông Nguyễn Xuân Nghĩa cùng các bài diểm sách đã không thấy đề cập tới.
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468