MỸ DÁM RA ĐI HAY CHĂNG?

14 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 33895)
MỸ DÁM RA ĐI HAY CHĂNG?


634174194030152419_400x211

MỸ DÁM RA ĐI HAY CHĂNG?

Hoàng Ngọc Nguyên


Trong mùa hè năm 1966, chán cảnh hỗn loạn của đường phố Saigon khi sinh viên học sinh xuống đường biểu tìnhđụng độ với cảnh sát trang bị đủ dùi cui và lựu đạn cay, cùng với cái nóng ngột ngạt hàng năm của tháng sáu, tôi ở lại Dalat và sống vùi trong đại học xá – cho đến khi một người bạn Mỹ đang công tác trong đoàn Thanh niên Chí nguyện Quốc tế (International Voluntary Service), anh Dick Beaird, rũ tham gia vào một chương trình y tế cộng đồng cho đồng bào Thượng ở một buông làng khá xa xôi, cách Dalat chừng 50 cây số. Trạm xá này là của Project Concern, một tổ chức từ thiện tư nhân chuyên về dịch vụ y tế cho những thành phần dân chúng bất hạnh nhất, lạc hậu nhất ở những nước bất hạnh, lạc hậu - thường được gọi dưới cái tên “đang phát triển”. Cũng chán cả cuộc sống ở Dalat chiều chiều dạo quanh khu Hòa Bình đợi báo của Saigon lên – và có khi không lên hay lên chậm vì xe đò Minh Trung bị Việt Cộng đón đường ở cây số 145 - tôi khăn gói ra đi vào chốn rừng sâu nước độc, trở thành một sinh viên thông dịch cho đồng bào Thượng, mặc dù tôi chẳng hiểu họ, mà họ cũng chẳng hiểu tôi bao nhiêu. Nhưng ở đây, tơi có dịp thực tập tiếng Anh với một số người không hẳn là người Mỹ. Và phần nào đó, được sống trong lòng “cộng đồng người nước ngoài” dù chưa phải đặt chân ra khỏi đất nước. Những nhân viên y tế ở đây, những bác sĩ và y tá người nước ngoài, làm việc cho tổ chức Project Concern tại trạm xá này nơi rừng sâu trên cao nguyên, từ Tùng Nghĩa đi vào cũng phải mất 20-30 ki-lô-mét. Họ là những người trẻ đến từ những nước như Đài Loan, Phi Luật Tân, Nam Triều Tiên, Hoa Kỳ…, làm việc có khi đến bảy ngày một tuần, và bao nhiêu giờ một ngày? Chẳng ai tính được. Nhưng vào thời đó, xe hơi hay trực thăng còn có thể đưa họ đến nơi và đón họ đi, và tiếp tế thực phẩm và thuốc men cho họ. Những người dân miền núi gặp họ không chút sợ hãi, ngồi la liệt dưới

nền đất trong những trạm xá được dựng lên khá vững chắc, sạch sẽ, ngăn

nắp, với vật liệu xây dựng tử “cơ quan USAID, USOM” mà ra. Và những người nước ngoài đó, ban ngày làm việc, ban đêm ngủ trong những căn nhà chòi đàng sau là thác nước reo và suối con róc rách, và cuối tuần hoặc đi sâu vào vùng rừng núi cắm trại hay lái xe về Dalat đi rảo quanh khu Hòa Bình. Người ta chẳng thề tưởng một nếp sống thanh bình vô sự không sợ hãi như thế trong một đất nước đang có chiến tranh ác liệt. 

Nhắc chuyện cũ bởi vì người ta hay có thói quen đem chuyện xưa và chuyện nay ra nói và so sánh. Và bởi vì nay đang có chuyện ở bên nước Afghanistan, cũng là nơi đang có một cuộc chiến tranh được nhiều người so sánh với cuộc chiến tranh Việt Nam, và đang có Tài liệu WikiLeaks tiết lộ những “bí mật” về cuộc chiến tranh Afghanistan, như 39 năm trước có Hổ sơ Ngũ Giác Đài” (Pentagon Papers) cũng đưa ra nhũng bí mật về cuộc chiến tranh Việt Nam. Một ngày đầu tháng tám, trong khu rừng ở thung lũng Sharrun Valley, nằm trên rặng núi Hindu Kush ở phía bắc nước Afghanistan, một nhóm bác sĩ, y tá, đồng hành đang cắm trại và ăn trưa vừa xong thì một toán du kích râu ria đỏ au và dài thậm thượt vũ trang đầy người của lực lượng Taliban xuất hiện. Họ áp giải những người này đi sâu vào rừng, bắt những người này đứng xếp thẳng hàng, bảy người đàn ông và ba phụ nữ, và bắn chết tất cả.

Xác của họ được khám phá vào ngày thứ sáu 06-8.

Cái chết của mười nhân viên cứu trợ quốc tế đang làm việc tại Afghanistan trong tay của lực lượng Taliban đã dấy lên những đau buồn và lo ngại nơi những người đang theo dõi tình hình ở đất nước tuyệt vọng trong vùng Nam Á này. Đau buồn cho những người đã chết, và lo ngại cho hàng chục triệu người đang còn sống có thể đưỡc bàn giao cho Taliban!


Dĩ nhiên, đau thương là tình cảm tất nhiên của tất cả những ai còn con tim khi nghe tin tổ chức phiến loạn đang tâm sát hại những người đang hy sinh cuộc sống của chính mình, chấp nhận những hiểm nghẻo, nguy nan để theo

đuổi những mục đích nhân đạo trong cuộc sống, đó là giúp những ngưòi nghèo khổ, đau ốm, bệnh tật, vẫn chìm trong cuộc sống lạc hậu, bán khai giữa thời văn minh vật chất hiện đại ngày nay. Cuôc sống duy vật ngày nay đã phơi bày, hay khai thác, quá nhiều mặt bất ưng bất xứng của con người, trong một xã hội mà sự bóc lột của tầng lớp tư bản thống trị đối với giới lao động hạ lưu ngày càng tinh vi, và chỉ có những con người cao cả sống với lý

tưởng từ bi, bác ái cho chúng sinh như mười nhân viên y tế đã bỏ mình trên vùng đất hoang dã và hung bạo Afghanistan mới cho được chúng ta những chỗ dựa, những nơi để bấu víu trong tâm trạng lạc loài khi đi tìm những

giá trị của con người trong thời đại ngày nay.

Tất cả những vị anh hùng của chúng ta có một điểm chung nhất: họ đã từ bỏ những cái bả “vinh hoa, phú quí” của cá nhân, của bản thân, họ đã có dễ dàng để đến với đám đông cùng khổ đang mò mẫm ở tận đáy trong vực thẳm của nhân loại mà chẳng thấy con đường đi lên.

Theo một bài báo trên tờ New York Times, nhiều người trong đoàn này đã đi khắp thế gian trong những sứ mệnh cứu trợ nhân đạo. Bác sĩ Thomas L. Grams, 51 tuổi, vốn là một nha sĩ giàu có, kiếm tiền dễ dàng, văn phòng ở

Durango, Colorado, cho đến năm 2007, ông đóng cửa việc kinh doanh, đi xông pha vào nơi gió cát của các làng mạc vùng rừng núi gần tới đỉnh Everest, không phải vì mộng hải hồ, bởi vì trong ba lô của ông chỉ toàn là dụng cụ chữa răng và thuốc đau răng, và ông phải thường xuyên thuyết phục, lúc dọa nạt, lúc năn nỉ, các phụ nữ cởi mạng che mặt để há miệng cho ông khám răng.


Karen Woo, 36 tuổi, người Anh, là một nữ bác sĩ chuyên khoa giải phẫu với mức lương $150.000 một năm, khi còn là sinh viên đã tham gia các đoàn y tế đến tận những nơi như Nam Phi, Ùc, Papua New Guinea, Trinidad và

Tobago. Cách đây hai năm, bà có dịp đến thăm bạn ở Afghanistan và khi trở về, bà quyết định bỏ việc để đến nơi này. Khi xảy ra vụ thảm sát, bà chỉ còn vài tuẩn nữa là “lên xe hoa”. Nhưng lên hay không lên, bà đã nhất quyết chọn ở lại Afghanistan để theo đuổi một “sứ mệnh giải phóng” cho phụ nữ ở một đất nước vẫn còn khó để giải thích cho nam giới hiểu rằng cho dù luật Hồi giáo nói gì thì nói, nhưng phụ nữ vẫn là con người và phải có đủ quyền sống của con người…

Cô Cheryl Beckett, 32 tuổi, là người đã ở nước này lâu nhất, đến sáu năm, sau mấy năm trước đó phục vụ trong các phái bộ nhân đạo do các nhà thờ bảo trợ ở nhiều nơi trên thế giới. Beckett vẫn bị ám ảnh trước sự hiểm nghèo của những phụ nữ đang mang thai ở các làng mạc xa xôi, hẻo lánh trong vùng rừng núi Afghanistan hơn là tìm đến niềm vui và lạc thú trong đời sống tình cảm và hôn nhân… Cô làm việc trong một trạm xá khám bệnh phụ nữ, thời gian rãnh rỗi cô chăm sóc những luống rau giúp người dân chung quanh “tăng gia cải thiện”, và đang ấp ủ giấc có tiền để làm một công viên ở phía đông Kabul cho trẻ em. Cô nói rành tiếng Dari, là tiếng địa phương của người Afghanistan, cho nên xung phong có mặt trong đoàn leo đến Nuristan, là nơi họ thọ nạn, để làm thông dịch.

Trong đoàn còn có Daniela Beyer, 35 tuổi, cũng rành tiếng địa phương, con của một mục sư và chính cô cũng cống hiến đời mình cho niềm tin tôn giáo. Là người được mô tả “thầm lặng và e thẹn”, cô để nhiều thì giờ dịch các sách giáo khoa ra tiếng địa phương cho trẻ em học.

Và dĩ nhiên cũng phải nói đến hai người địa phương trong đoàn rất gần gũi với người đọc, anh Ahmed Jawed, 24 tuổi, đầu bếp, một vợ, ba con, và còn nhiếu người thân quyến ngụ trong nhà, và ông Mahram Ali, 51 tuổi, dẫn

đường, có hai con bị phế tật khiến ông ngày đêm cứ phải thở dài… Chúng ta đều hiểu rằng những người dân địa phương này khi tham gia những đoàn cứu tế của người nước ngoài, họ chỉ nghĩ đến chuyện cất đi một gánh nặng tài chánh cho gia đình và sự vui mừng trong gia đình khi đem đồng luơng hay tiền thưởng về nhà…

Tại sao Taliban lại đi dập tắt những bó đuốc trong thời đại tăm tối này của loài ngưòi chúng ta? Lý do đơn giản là họ không cần ánh sáng hay thậm chí còn sợ ánh sáng. Họ đã quen sống trong tăm tối và cảm thấy sống thoải mái hơn, làm việc dễ dàng hơn, nhìn thấy được sự vật rõ hơn để hành động trong cảnh đêm tối. Và họ cũng muốn dìm những người đồng loại (nếu họ không có ý niệm được người đồng bào, đồng hương) trong bóng đêm để chẳng nhìn thấy được xã hội chung quanh, thế giới bao quanh, để tìm ra con đường dẫn đến một cuộc sống có ý nghĩa hơn, đáng sống hơn, đáng theo đuổi hơn. Chính mười nhân viên y tế này đã đem đến cho người dân một niềm hy vọng, một niềm tin, một ý thức về cuộc sống, về định nghĩa của nó, về cách sống, về mục đích. “Tội lỗi” của họ như Taliban nói là “làm gián điệp” và đi truyền đạo Thiên Chúa. “Phản động” là cách bạo quyền thường kết tội những người không là nô lệ của cường quyền. Nhưng tội lỗi thực sự của những người này là đã tìm cách làm cho đời sống nguòi dân tốt hơn, và do đó cho ngưòi dân một ý thức đời sống của họ có thể tốt hơn, một khả năng so sánh, liên hệ, là điều mà những người Taliban không thể tưởng được họ sẽ làm cho ngưòi dân hay vận động, khuyến khích người dân làm cho cuộc sống của họ ngày một bớt tối tăm.

Người ta kể lại rằng nhóm người làm công tác nhân đạo này đều hiểu những nguy cơ, hiểm nghèo đang rình rập, chờ đợi họ, trên vùng đất này, nhưng ngưòi ta nhún vai, cho rằng mọi thử thách đều quá nhỏ đến không đáng kể nếu so với sự to lớn trong những nỗ lực “đổi đời” đối với người dân, tuy chỉ là những việc như phân phối kính đeo mắt cho người già, bàn chải đánh răng cho trẻ con, thuốc đau nhức cho những người ốm, giúp săn sóc những phụ nữ đang mang thai… đang sống ở những làng mạc hẻo lánh mà người ta phải đi bộ cả chục cây số mới đến nơi.

Những phóng sự của những nhà báo Mỹ vế cuộc sống của người dân quê Afghanistan ngày nay chăc chắn phải làm cho nhiếu người Việt bàng hoàng, ngay cả những người đã từng sống ở miến Bắc trong thời chiến tranh.

Những xóm làng hiếm có đường đi, chẳng có mấy chợ búa, chơ vơ, hẻo lánh giữa vùng đồi núi chưa chan ánh nắng vá mê mệt dưới sức nóng của mặt trời. Người dân sống trong những khu xóm tồi tàn, không có điện, nước,

phương tiện đi lại, nhà cửa thô sơ, mái tôn, vách đất. mùa hè quá nóng, mùa đông tuyết xuống quá lạnh. Cái cùng khổ của họ trong nhà cửa, trong cuộc sống, có thể tương đương với cuộc sống của những người dân Phát Diệm, như được mô tả trong cuốn “Đường Xưa Lối Cũ” của ông Vũ Ngọc Ánh từng dạy sử tại trường Chu Văn An trong những năm 60 tại Saigon. Nhưng đó là những người dân Phát Diệm của những năm 20, 30 thế kỷ trước. Và những người dân còn có hạnh phúc sống trong niềm tin ở Chúa. Người dân quê Afghanistan chẳng có gì để tin, bởi vì có quá nhiều thứ đề sợ. Sợ lính “quốc gia”. Sợ bom đạn của quân đồng minh bắn nhầm. Nhưng rùng rợn nhất là sợ khủng bố từ phía Taliban. Sợ luật Hồi giáo sharia của lực lượng quá khích này. Sợ người ta ban đêm đến bắt đi làm “dân quân”, chẳng mấy hồi trở thành “liệt sĩ”, hay đi làm những người chuyển hàng, là cac loại ma túy trồng ở những vùng “chiến khu” là nguồn lợi kinh tế nuôi dưỡng “cách mạng”.

Những người nước ngoài đã có dịp ở Afghanistan, những người chiến đấu, hay những người làm các công tác dân sự, hay những người tham gia các phái bộ nhân đạo… đều không mơ hồ ở tinh thần “nhân đạo” của Taliban. Đây là một trong những nơi hiếm hoi trên thế giới ngưòi ta không công nhận luật bất thành văn về việc cho phép hoạt động, đi lại của những người làm việc cho những tổ chức nhân đạo, từ thiện, y tế… Taliban đã đuợc hình thành, phát triển và nắm được nền “chuyên chính” của mình trong “tim óc” người dân nhờ vào hai sách: thù hận với phương tây, nhất là Thiên chúa giáo, và khủng bố, trấn áp với người dân. Sự tàn bạo rõ nhất là buộc phụ nữ và trẻ em đi làm những Lê Văn Tám của thời đại Hồi giáo lkhủng bố, làm những người đánh bom tự sát bất đắc dĩ. Tuần báo Time, trong số đầu tháng, đã nêu lên câu hỏi “What happens if we leave Afghanistan”(Những gì sẽ xảy ra nếu chúng ta rời Afghanistan), với hình ảnh một cô gái 17 tuổi bị Taliban cắt mũi cắt tai bởi vì tìm cách trốn chạy sự bạo hành và cưỡng hiếp của toàn thể nhà bên chồng (nay Aisha đang ở Los Angeles để được “chữa trị”). Tại Kabul, sự chống đối Taliban mãnh liệt nhất đến từ phụ nữ, vì họ biết rằng một khi những người Hồi giáo này trở lại thủ đô trong những công thức chính trị “liên hiệp” gì đó mà Tổng thống Hamid Karzai đang khẩn khoản mời gọi và Mỹ có vẻ muốn thăm dò như một giải pháp đề triệt thoái “trong danh dự”, thì ác mộng sẽ trở lại với phụ nữ: không được đi học, không được ra đường, không được cởi mạng, bị ném đá đến chết nếu bị chồng tố tội ngoại tình, bị đánh đòn nếu để lộ bàn chân ra ngoài… Người ta nói rằng lực lượng Taliban đang tin rằng “chiến thắng trong tầm tay”, và do đó phải thêm tàn bạo để có thể nói “peace is at hand” (hòa bình trong tầm tay) – như Kissinger đã từng nói hồi tháng mười năm 1972. Và khi họ đã nắm quyền, chẳng ai còn có thể kếm chế được sự tàn bạo của họ, nhất là khi họ chủ trương làm cho dân sợ tốt hơn làm cho dân theo.


Tài liệu “bí mật” vế chiến tranh Afghanistan của những kẻ vô lại và bệnh hoạn đưa ra còn lâu mới có thể được so sánh với Hồ sơ Ngũ Giác Đài không chỉ vì chúng chẳng nói lên điều gì thực sự mới, thực sự bí mật, thực sự

“shocking” về chiến tranh Afghanistan (cái gì chúng ta thực sự chưa biết: sự tham nhũng vô hiệu của chế độ Kabul? Tổn thất và thương vong của thường dân vì bom đạn của đồng minh? Sự tàn bạo của Taliban? Sự phản

bội của Pakistan?). Người ta không để ý đến tàiliệu này vì chúng chẳng chỉ ra được giải đáp cho câu hỏi “Lương tâm của chúng ta ở đâu khi để cho người dân Afghanistan nộp mạng trong tay của Taliban”.


Và chúng ta, người Việt đang sống ở đất khách, quê người, chăc chắn phải có giây phút chạnh lòng: chẳng hiểu được cách đây 40 năm, khi các bên trong cuộc chiến tranh Việt Nam tới tấp đưa ra những “giải pháp hòa bình”, có ai ở Mỹ đặt câu hỏi “What happens if we leave South Vietnam” hay không?




634174199597280840_300x398

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Mười 2012(Xem: 23115)
S ức mạnh quân sự của Trung Quốc càng gia tăng thì nguy cơ xung đột giữa các thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN càng lớn và do đó, việc tìm kiếm giải pháp trong khối này càng thêm khó khăn.
03 Tháng Mười 2012(Xem: 23335)
Chủ quyền quốc gia không thể nhân nhượng khi nhân danh thứ tình hữu nghị vừa giả dối lại mơ hồ giữa hai nước tự nhận là anh em nhưng khi giao tiếp lại phải cần phiên dịch.  Những phát biểu cốt mua sự an toàn cho bản thân, cho chế độ hay đảng phái không thể qua mắt nhân dân.
31 Tháng Bảy 2012(Xem: 22835)
" Đây là điều nhắc nhở ta rằng Không thể bịt miệng một dân tộc Mà người ta không thể khuất phục Bằng lưỡi kiếm của đao phủ.”  (Luis Aragon)
08 Tháng Sáu 2012(Xem: 28143)
Ukraina đã bị việt vị… TT Đức đã hủy bỏ chuyến viếng thăm Ukraina hồi tháng 5, và sự việc nghiêm trọng nhất là 27 nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu đe dọa xét lại thỏa ước về tự do mậu dịch vừa ký với Ukraina hồi tháng 3.
02 Tháng Sáu 2012(Xem: 26660)
…như vậy là tổ tiên chúng ta đã vốn sẵn tự chủ, không để nỗi nhục dìm mình xuống đất đen, mà biết biến cái nhục thành niềm vinh quang cho dân tộc được trường tồn một cách xứng đáng.
25 Tháng Năm 2012(Xem: 26659)
Bỏ qua một bên chính khách xôi thịt, giới sĩ phu nước Mỹ, ai có thể ngồi yên trước cảnh tuy không đến nổi “nước mất nhà tan” nhưng đúng như cố Tổng thống Abraham Lincoln đã nói, “a divided house” như hiện nay.
24 Tháng Năm 2012(Xem: 25517)
Chữ Thái bình chỉ có ý nghĩa duy nhất là “hòa bình”. Vậy hai nước lớn nhất trên bờ biển này là Mỹ và Trung Quốc đã đồng ý ở một chữ “thái bình” chăng?
24 Tháng Năm 2012(Xem: 23382)
Tôi chỉ nêu ra những nhận xét dưới đây, tất cả đều nhằm vào những gì mà ông Nguyễn Xuân Nghĩa cùng các bài diểm sách đã không thấy đề cập tới.
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468