Niềm Đau Chôn Dấu

15 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 34946)
Niềm Đau Chôn Dấu

NIỀM ĐAU CHÔN DẤU

 Hoàng Ngọc Nguyên


Có thể ngưòi ta chưa biết chắc được tình hình kinh tế sẽ như thế nào sang

năm, khi nước Mỹ đã có môt Hạ Viện hoàn toàn mới (dù chắc chằn vẫn còn

không ít ngưòi cũ) và một Thượng Viện tương đối mới, nhưng chẳng mấy ai

mơ hồ về con đường phục hồi kinh tế “hậu suy thoái” trong năm tháng cuối

năm. Tốt lắm, may lắm: kinh tế sẽ vẫn tăng trưởng, nhưng chậm hơn nữa

so với mức chậm đã ghi nhận được trong năm nay. Chẳng ai có thể nói được

tình hình xấu đi tận đáy là sao, nhưng ai hiện nay cũng sợ suy thoái trở lại

(double-dip recession) nếu sự “bất định khác thường” (cách ông Ben

Bernanke, chủ tịch Quỹ Dự Trữ Liên bang, mô tả tình hình hiện nay) trong

nền kinh tế càng thêm khác thường. Vấn đề hiện nay là cả nước nôn nóng,

bồn chồn: chính quyền của Tổng thống Barack Obama đứng ngồi không

yên; hai đảng chính trị Dân Chủ và Cộng Hòa cũng xôn xao, tất bật; những

người đang ra tranh cử ồn ào, sôi nổi để che đậy trạng thái điên loạn trong

đầu vì không khí “Trà Hội” chung quanh; người dân lại càng ăn không thấy

ngon, ngủ chẳng yên giấc vì những chuyện công ăn việc làm, nhà cửa, bảo

hiểm sức khỏe, tài sản … Tất cả tâm trạng đó đều xuất phát từ một nỗi lo

ám ảnh: có thể giải pháp cho tình hình hiện nay không có sẵn trong sách vở

để cho những nhà kinh tế làm chính sách tiện dụng, trong khi thực tế đòi

hỏi nhưữg kiểm nghiệm có nhiều rủi ro! Thử nghiệm một phương pháp trị

liệu mới trên một con bệnh, chỉ có một người phải lo. Thử một chính sách,

hay thậm chí chiến lược kinh tế mới, nếu tình hình đòi hỏi, sự an toàn của cả

một nước đang bị thử thách, đánh đố!


Sau khi kinh tế quí tư năm 2009 tăng trưởng ở mức tuyệt đỉnh là 5.2%,

chiều hướng phấn khởi này đã ngày càng kém hào hứng trong nửa đầu của

năm này. Tỷ lệ tăng trưởng trong quí một năm 2010: 3.7%. Qua quí hai:

2.1%. Quí ba: chẳng ai dám tin khá hơn quí hai. Quí tư: không ai dám đánh

cuộc Thanksgiving hay Christmas có khả năng làm chuyện lạ. Trong thực

tế, vì lý do kiêng cử thế nào đó, mấy tuần qua người ta tránh dùng chữ “suy

thoái”, nhưng ai cũng nói e rằng sẽ có giảm phát (deflation). Giảm phát là

tình trạng giá cả xuống, hàng hóa có vẻ ế thừa trên thị trường, khác với

lạm phát (inflation) là giá cả lên và hàng hóa có vẻ khan hiếm. Thời chúng

ta còn ở Miền Nam, sau khi Mỹ gia tăng sự có mặt trong cuộc chiến tranh

bằng cách chính thức đưa quân chiến đấu đến vào khoảng tháng ba năm

1965, nền kinh tế miền nam lao vào tình trạng lạm phát phi mã làm cho

người dân điêu đứng không kể siết và ông Tổng trưởng Kinh tế Âu Trường

Thanh nhờ thế mới trở nên nổi tiếng với biện pháp phá giá đồng bạc vào

ngày 18-6-1966. Nhưng hiện nay ở Mỹ, người ta lại mong cho có một tí lạm

phát để cho người sản xuất được nhờ, mà người sản xuất có được bát cơm

thì người đi làm công cũng có chút cháo để húp. Nay trong mối lo giảm

phát, người sản xuất chắc chắn sẽ chẳng làm gì để gia tăng sản xuất cho

hang hóa thêm ế thừa và giá cả càng thêm giảm, mà khi người sản xuất đã

tính toán như thế, thì làm sao cho tỷ lệ thất nghiệp, hiện nay vẫn ở mức

9.5%, là mức cách đây khoảng một năm, có cơ hội tìm đường đi xuống.


Không khó khăn gì đi tìm những nguyên nhân dễ thấy. Nguyên nhân đầu

tiên ai cũng nói là cái gói “kích cầu” (stimulus package) nặng chĩu trị giá

đến gấn 900 tỉ của ông Obama nay đã nhẹ bổng, chẳng còn mấy bên trong,

cho nên làm sao còn sức tác dụng được nữa. Biện pháp kích thích người ta

mua xe đã hết hiệu lực từ cuối năm ngoái (hoạt động bán xe trong bảy

tháng qua cứ trầy trật, lúc chạy lúc ngừng), biện pháp khuyến khích người

ta mua nhà cũng ngưng từ tháng tư năm nay (thị trường nhà cửa vẫn còn

cực kỳ bất ổn, bất định), và dĩ nhiên tình hình nhà nước trợ cấp bảo hiểm

thất nghiệp cũng khó mà lâu dài và ổn định… Bên cạnh đó, người ta phải

tính đến tình trạng khốn đốn của những chính quyền tiểu bang, và một

trong những nơi người ta có thế thấy rõ nhất tình hình khốn đốn này là ở

tiếu bang châu báu golden state của chúng ta. Ngân sách của California

thâm thủng, thiêu hụt triền miên vì người ta thiếu một trường Quốc gia

Hành chánh dạy cho những người có trách nhiệm xây dựng chính quyền

của dân thay vì một chính quyền theo con đường chủ nghĩa tư bản lũng

đoạn, cho nên đến nay vừa phải cho bớt công chức nghỉ viêc vừa phải cắt

những phúc lợi y tế, giáo dục, xã hội của người dân. Trong sáu tháng đầu,

chính phủ lien bang còn thuê mướn tạm thời cả triệu người tham gia công

tac kiểm tra dân số. Qua tháng sáu và tháng bảy, nhà nước liên bang hết

việc, đến 600.000 người đã phải trở về vị trí cũ là nằm nhà chờ thời.. Bởi

vậy, chỉ trong năm nay, chưa nói đến những năm trước, con số thuần

những người bị mất việc đã lên đến gần 400.000, và con số người bị mất

việc trong 30 tháng qua đã lên đến 8 triệu người. 


Chỉ những yếu tố đó mà thôi đã thấy kinh tế khó đi lên, chưa nói đến những

chuyện như phước bất trùng lai, họa vô đơn chí. Chẳng hạn như cuối tháng

tư, công ty British Petroleum đã làm cho nến kinh tế Mỹ bị một vố nặng

bằng vụ dầu loang. Người ta tính thiệt hại cho nến kinh tế Mỹ lên đến gần

400 tỷ. Ông trời còn nghĩ rằng vụ dầu loang của BP chưa đủ liều lượng đối

với nến kinh tế khổng lồ của Mỹ, cho nên tiện thể dùng “cơ chế” của nền

kinh tế toàn cầu để tấn công Mỹ bằng cuộc khủng hoảng nợ nần bên châu

Âu và sự suy giảm trong nhịp độ tăng trưởng ở những nền kinh tế đang

đóng vai đầu tàu của thế giới, là Trung Quốc và Ấn Độ. Châu Âu lâm nguy

về tài chánh thì những nhà đầu tư của Mỹ phải án binh bất động. Trung

Quốc và Ấn Độ chậm lại thì Mỹ chỉ có thể tiếp tục chịu nợ để mua hàng

“made in China” Trung Quốc mà chẳng thể bán được nhiều hàng cho Trung

Quốc, trong khi ở Mỹ ngày nay người ta đang kêu gọi Mỹ phải bắt chước các

nước Đông Á, Đông Nam Á để trỏ thành một nước “kỹ nghệ hóa với sự dẫn

dạo của xuất cảng” (export-led industrialization)!


Hiện nay có hai khuynh hướng đánh giá về những thành quả của chính

quyền trong việc vực dậy kinh tế. Chẳng cần đọc nhiều, chúng ta cũng có

thể biết những nhận xét tích cực đến từ ai, và họ nói gì, những nhận xét

tiêu cực từ đâu ra và lời người ta nặng nhẹ ra sao. Trên tờ New York Times

(dĩ nhiên), hôm thứ ba người ta tung ra bài của Bộ trưởng Ngân khố

Timothy Geithner, khẳng định “chúng ta đang trên đường trở lại tăng

trưởng kinh tế”. Ông cho rằng “những hành động chúng ta đã áp dụng vào

lúc cao điềm của suy thoái để kích thích kinh tế có tác dụng chận lại sự rơi

tự do của kinh tế, ngăn cản sự sụp đổ nặng nề hơn nữa và đưa kinh tế trên

đường phục hồi”. Trong khi nhấn mạnh một lập luận của chính quyền là

“phục hồi kinh tế từ một cuộc khủng hoảng ở mức độ này sẽ chẳng đến

nhanh chóng và phục hồi sẽ không đi theo một con đường thẳng”, ông đã

đưa ra nhiều dẫn chứng để cho thấy “chúng ta đã chịu một cú đấm khủng

khiếp, nhưng chúng ta dang phục hồi trở lại.” Trong khi đó, trên tờ Wall

Street Journal (cũng dĩ nhiên), một giáo sư kinh tế tại Carnegie Mellon

University, có khuynh hướng đi theo chủ trương kinh tế của cố Tổng thống

Ronald Reagan (người ta gọi là Reaganomics), đã viết một bài bắt đầu với

câu hỏi “Tại sao kinh tế Obama thất bại” (Why Obamanomics has failed).

Ông Allan Meltzer khẳng định “Chương trình kích thích của chính quyền đã

thất bại. Tăng trưởng chậm và nạn thất nghiệp còn cao. Tổng thống, bạn

ông và những người cố vấn nói không ngừng về những hoàn cảnh họ thừa

kế như là một cách để tránh trách nhiệm cho 18 tháng mà họ phải chịu

trách nhiệm. Nhưng họ lại muốn có những biện pháp kích thích mới – chính

là những chứng cớ có sức thuyết phục là chính họ cũng nhìn nhận những

biện pháp trước đây dã thất bại”. Theo tác giả, nói một cách vắn tắt, sự

thất bại này là do chính quyền đã chi tiêu quá trớn, và không chịu cắt giảm

thuế cho giới kinh doanh như cách làm của những tổng thống của đảng

Cộng Hòa, cụ thề là ông Reagan và ông George Bush.


Như thế, tình cờ mà người ta thấy được một sự “nhất trí cao” giữa hai đảng

Dân Chủ và Cộng Hòa. Tuy hai cách đánh giá hiện trạng khác nhau, nhưng

hai bên đều đồng ý rằng gói kích thích là nguyên nhân của tất cả hiện

trạng. Tình hình thật ra không khả quan như người cầm quyền nói và

không tệ như ngưòi đối lập nói. Như vậy hai bên có thể sai ở chỗ nào.


Trong tình hình bình thường, người ta có thể lý luận theo kiểu lý thuyết kinh

tế tân cổ điển của John Maynard Keynes khuyến khích nhà nước lợi dụng

quyền lực ngân sách, tài chánh của mình để chi tiêu, đầu tư, vừa tạo mãi

lực cho người dân, vừa tạo công ăn việc làm cho họ, với hiệu ứng số nhân

(mưltiplier effect) có thể phát triển nhanh chóng, 1 đồng bỏ ra, về sau lấy

lại được 3-4 đồng. Nói cách khác, đây là chính sách “chính phủ cứ tiêu đi”.

Ngược lại, kinh tế đối nghịch với Keynes xuất phát từ kinh tề gia của Mỹ

Milton Friedman hầu như chủ trương một chính sách kinh tế thị trường

laissez-faire tuyệt đối, và nhà nước thay vì hướng đến người dân như kinh

tế học Keynes thì hướng đến những nhà tư bản, giới kinh doanh, chỉ cần

chính phủ hỗ trợ nhưng không muốn chính phủ can thiệp, dòm ngó, muốn

chính phủ cứ để cho họ được “tự do tung hoành” – laissez-faire. Chính sách

của Cộng Hòa là “tư bản cứ sản xuất đi” nếu chính phủ cắt thuế, tháo gỡ

các cơ chế giám sát, kiểm soát…


Cảm giác bất lực, tuyệt vọng ở các nhà chính trị, các nhà kinh tế, và ngay

cả dân chúng là ở chỗ đứng ở đâu người ta cũng thấy thực sự giải pháp cho

sự bế tắc kinh tế hiện nay không ở trong những lý thuyết thực hành người

ta đã có. Bởi vì chẳng có lý thuyết nào có thể đứng vững trước những thay

đổi trên thế giới “toàn cầu” “hậu chiến tranh lạnh” (mà nay ta đang chứng

kiến) và trong nước Mỹ (sự suy yếu trong khả năng cạnh tranh quiốc tế

cũng như xuống cấp trên mọi mặt của chính trị, kinh tế, xã hội của Mỹ, mà

nay ta đang thấm), cuối cùng dẫn đến sự thay đổi nơi chính người Mỹ -

mạnh mẽ là ở tâm tư và thể hiện trong cách sống hiện nay của họ. Trong

khi bên châu Âu, người ta đang kêu gọi dân chúng sống “khắc khổ”, làm

cho chúng ta nhớ tới một thời “kiệm ước”, trị giá gia tăng, vào tháng mười

năm 1970 của ông Tổng trưởng Kinh tế Phạm Kim Ngọc ở Saigon, bên Mỹ

người ta vẫn phải kêu gọi dân chúng rán chi tiêu mạnh vào, mặc dù người

ta biết rằng tiết kiệm là đức tính nên có không nên bỏ, và người Mỹ thực ra

đang cạn tiền để dành vửa vì bị suy thoái đánh tơi tả vửa vì một tập quán

chi tiêu lâu đời cho nên trở tay không kịp. Nhưng nói vắn tắt, từ một khuynh

hướng tiêu thụ (propensity of saving) của người dân là 2.1% cách đây ba

năm nhảy lên cách sống mới làm được 100 đồng tiềt kiệm 6.5 đồng, thì làm

sao mà chính sách kích thích của ông Obama phát huy đầy đủ tác dụng

được. Mặt khác, những người Cộng Hòa trong thâm tâm chăc chắn không

thiếu gì người hiều rằng mình đang tự lừa dối mình. Nền kinh tế này không

đi lên được không vì thiếu “tax cuts”, mà quá dư “tax cuts” - tức sự ưu đãi

của chính quyền cho giới kinh doanh - cho nên bị lạm dụng và bị phá hoại

tan tành, bởi chính những giới tư bản đã dẫn đến khủng hoảng nhà cửa,

sụp đổ thị trường tài chánh…


Trong khi còn nhiều kết luận có thể nói thêm từ tình trạng hiện nay, có một

điều chắc chắn: sự bế tắc hiện nay của Mỹ không thuần là bế tắc kinh tế.

Do đó giải đáp cũng không thể là thuần kinh tế. Sự tìm kiếm chỉ mới bắt

đầu, nếu người ta đủ can đảm nhìn nhận phải bắt đầu tìm kiếm.





Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Mười 2012(Xem: 23115)
S ức mạnh quân sự của Trung Quốc càng gia tăng thì nguy cơ xung đột giữa các thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN càng lớn và do đó, việc tìm kiếm giải pháp trong khối này càng thêm khó khăn.
03 Tháng Mười 2012(Xem: 23335)
Chủ quyền quốc gia không thể nhân nhượng khi nhân danh thứ tình hữu nghị vừa giả dối lại mơ hồ giữa hai nước tự nhận là anh em nhưng khi giao tiếp lại phải cần phiên dịch.  Những phát biểu cốt mua sự an toàn cho bản thân, cho chế độ hay đảng phái không thể qua mắt nhân dân.
31 Tháng Bảy 2012(Xem: 22835)
" Đây là điều nhắc nhở ta rằng Không thể bịt miệng một dân tộc Mà người ta không thể khuất phục Bằng lưỡi kiếm của đao phủ.”  (Luis Aragon)
08 Tháng Sáu 2012(Xem: 28143)
Ukraina đã bị việt vị… TT Đức đã hủy bỏ chuyến viếng thăm Ukraina hồi tháng 5, và sự việc nghiêm trọng nhất là 27 nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu đe dọa xét lại thỏa ước về tự do mậu dịch vừa ký với Ukraina hồi tháng 3.
02 Tháng Sáu 2012(Xem: 26660)
…như vậy là tổ tiên chúng ta đã vốn sẵn tự chủ, không để nỗi nhục dìm mình xuống đất đen, mà biết biến cái nhục thành niềm vinh quang cho dân tộc được trường tồn một cách xứng đáng.
25 Tháng Năm 2012(Xem: 26659)
Bỏ qua một bên chính khách xôi thịt, giới sĩ phu nước Mỹ, ai có thể ngồi yên trước cảnh tuy không đến nổi “nước mất nhà tan” nhưng đúng như cố Tổng thống Abraham Lincoln đã nói, “a divided house” như hiện nay.
24 Tháng Năm 2012(Xem: 25517)
Chữ Thái bình chỉ có ý nghĩa duy nhất là “hòa bình”. Vậy hai nước lớn nhất trên bờ biển này là Mỹ và Trung Quốc đã đồng ý ở một chữ “thái bình” chăng?
24 Tháng Năm 2012(Xem: 23382)
Tôi chỉ nêu ra những nhận xét dưới đây, tất cả đều nhằm vào những gì mà ông Nguyễn Xuân Nghĩa cùng các bài diểm sách đã không thấy đề cập tới.
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468