CHIẾN THẮNG NGỌT NGÀO

03 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 24084)
CHIẾN THẮNG NGỌT NGÀO
CHIẾN THẮNG NGỌT NGÀO
Hoàng Ngọc Nguyên


634217448150010416_300x227
Có thể nói rằng đó chỉ là chuyện của tuần qua, nhung trong cách xử sự mà chúng ta đã thấy trong tuần qua, cho đến cả ngày thứ bảy cuối tuần là cao điểm của sự nghẹt thở, căng thẳng của một ngày nước Mỹ đánh dấu “kỷ niệm” chín năm cuộc tấn công của tổ chức khủng bố al Qaeda nhằm vào Tòa Tháp Đôi ở New York, Bộ Quốc Phòng ở thủ đô Washington, D.C., và có thề ở cả một vài nơi khác… thì cách kết luận duy nhất chúng ta có thể có về một tuần tưởng như hỗn loạn nhưng lại kết thúc êm đẹp là chẳng có chiến thắng nào ngọt ngào hơn, có ý nghĩa hơn, đáng suy nghị hơn cho người Mỹ.

 Chẳng có gì là điều xa lạ hay đáng ngạc nhiên là cái thế giới này tuy một mà hai, một thế giới không Hồi giáo và một thế giới Hồi giáo, cũng giống như thời trước chúng ta có một thế giới không Cộng Sản và một thế giới Cộng Sản. Sở dĩ có hai thế giới không Hồi và Hồi là vì người không Hồi giáo, cho dù sống ở nơi đâu và theo tôn giáo nào, hiều rất ít người Hồi giáo và tôn giáo của họ, và ngược lại người Hồi giáo lại càng chẳng hiểu thế giới bên ngoài, những người bên ngoài đạo Hồi, và những tôn giáo không phải là Hồi giáo, là thế nào, và tệ hơn nữa, do những hoàn cảnh lịch sử và chính trị, họ càng nghi kỵ, càng nặng ác cảm đối với ngưòi da trắng, nhất là người da trắng theo đạo Thiên Chúa. Đó là sự thật chẳng có thể phủ nhân, chối cãi được.

 Người ngoài, nhất là người da trắng, chỉ nhìn đạo Hồi xa xa, xem tôn giáo này kỳ bí như chuyện Ngàn Lẻ Một Đêm, và cái ấn tượng duy nhất về tinh thần hiếu hòa của người đạo Hồi có lẽ bị ảnh hưởng rất nhiều của những phim như kiều Lawrence of Arabia, chỉ cho thấy tính hiếu sát và tương tàn của người Hồi giáo khác giáo phái. Khi người ta không hiểu, thì dễ hiểu lầm, tức cách hiểu qua “các hiện tượng”, cách hiều dễ dàng qua những gì người ta thấy có tính cách “biểu kiến”, phối hợp chạt chẽ với những thành kiến quen thuộc, lâu đời và tùy tiện. Môt mặt khác, cũng chảng thể không nhìn nhận ảnh hưởng “giáo dục” của ngưòi Do Thái đối với những gì Mỹ Quốc hay châu Âu hiều về Hồi giáo. Bế tắc trong việc đi tìm một giải pháp cho vấn đề Palestine ở Trung Đông nếu được nhìn nhận khách quan thì phải nói “tại anh tại ả, tại cả đôi đàng”. Nhưng nhiếu người trong thế giới phương tây chỉ nhìn có một phía. Và phía của họ là những định kiến khi người ta nhìn đến những “hiện tượng” như cuộc tấn công giết hại 11 lực sĩ Do Thái ở Thế Vận hội Munich năm 1972, như chuyện cho máy bay nổ ở trên không phận của Lockerbie, Scotland, năm 1988 sát hại 270 người, như cuộc tấn công New York ngày 11-9-2001…

 Ngược lại, những gì người Hồi giáo hiều về thế giới phương tây, về những người khác chủng tộc, khác màu da , khác tôn giáo với mình cũng là những cái nhìn từ xa, thậm chí chưa chắc họ đã nhìn được mà chỉ bị tuyên truyền, nhồi sọ trong những xã hội giống như một trại “học tập cải tạo” kiều Hồi giáo. Dân trí ở các nước Hồi giáo vốn đã không cao, thông tin lại bị bưng bít, và những hiểu biết về Do Thái, về Mỹ, vế phương tsây… cũng nặng tính qui điều, giáo luật như kinh Koran. Những gì phần lớn nguòi Hồi giáo, những người Hồi giáo ở Trung Đông cũng như ngưòi Hồi giáo ởc châu Phi, hiểu vế Do Thái, về Mỹ… dĩ nhiên rất khó khách quan, độc lập và được phản biện dân chủ, vì người ta chỉ nghe những người lãnh đạo chính trị hay các giáo sĩ Hồi giáo đi rao giảng hận thù. Sự thù ghét Do Thái ở nhiều nơi đã trở thành một giáo chỉ cuồng tín, không nhìn nhận quyến sống của người Do Thái mà chỉ có thúc giục ý muốn tiêu diệt. Qua bao nhiêu cuộc chiến chính thức và không chính thức với Do Thái từ năm 1948 (năm mà Do Thái được Liên Hiệp Quốc ủng hộ chuyện thành lập một quốc gia ở Trung Đông) những thảm bại liên tiếp đã chỉ làm cho tình hình thêm xấu và bế tắc, sự thâm thù người Do Thái thêm nặng, sự qui trách về thái độ ủng hộ không điều kiện của Mỹ đối với Do Thái càng thêm nghiêm trọng, và người ta cáng nghiêng về giải pháp khủng bố cũng như gia tăng sự hiện đại trong những phương tiện, vũ khí, phương thúc khủng bố. Như chúng ta đã thấy, đó là viêc mở rộng “trận địa” đến đất Mỹ và những nước châu Âu đồng minh của Do Thái. Và tập trung vào xây dựng một vài thế lực hạt nhân như Iran trong thế giới Hồi giáo để “đối trọng” và thách đố.

 Đó chính là một phần bối cảnh chính trị, quốc tế, lịch sử của ngày 11-9 năm nay ở Mỹ. Nhưng bối cảnh mạnh mẽ nhất, rõ nét nhất, chính là ngày 11-9-2001. Ngày mà Al Qaeda tấn công New York. Người dân bình thường chẳng cần phân biệt al Qaeda là ai. Họ chỉ nói tóm gọn: al Qaeda là Hồi giáo. Đó là ngày người Mỹ thấy hiểm họa Hồi giáo đã đến ngay cửa – nếu không nói đã vào trong nhà cho dù trong nước Mỹ chỉ có vài ba triệu người Hồi giáo. Người Mỹ giận dữ, kinh hoàng, thật sự chẳng hiểu phải hiều thế nào, và đối phó thế nào. Không chỉ nước Mỹ, mà cả thế giới bang hoàng từ đó có một c àm quan m ới về mối hiểm họa khủng bố quốc tế của khuynh hướng Hồi giáo cưc đoan. Và với người dân bình thường, Hồi giáo cực đoan hay không cực đoan cũng là người Hồi giáo, và không ít người Mỹ đã hướng nỗi phẫn nộ của mình nhắm vào những người Hồi giáo trên nước Mỹ. Mấy ngày sau đó, nhiếu nguòi Hồi giáo, và cả những nguòi oan uổng bị ngộ nhân là người Hời giáo bị giết chết bởi những phần tử căm hận. Ngày 17-9, Tổng thống Bush đã lên tiếng ở Trung tâm Hồi giáo ở Washington, D.C., ông nhấn mạnh phản ứng của nước Mỹ trước cuộc tấn công của khủng bố không thể là một cuốc chiến chống nguòi Hồi giáo. Cho đến giờ những người lãnh đạo của nước Mỹ rõ rệt đã cố gắng không để hận thù và thành kiến làm cho tình hình thêm tồi tệ - ở trên thế giới va nhất là ở nước Mỹ. Người ta có thể phê bình này nọ về sự khôn ngoan của ông Bush trong hai cuộc chiến tranh Afghanistan và Iraq, nhưng bài diễn văn ngày 17-9 là một tác phẩm chính trị tuyệt vời. Ông nhấn mạnh người Mỹ cần hiểu bọn khủng bố không tiêu biều cho truyền thống của người Hồi giáo. Ông nói: “Bộ mặt của bọn khủng bố không phải là tín ngưỡng thực sự của người Hồi giáo. Đạo Hồi không phải là thế. Đạo Hồi là hòa bình”.

 Trên nước Mỹ, cộng đồng người Hồi giáo là một cộng đồng nhỏ bé - chiếm chưa được 2% tổng dân số nước Mỹ. Cao nhất là 1.5% - tức khoảng 4.5-5 triệu. Người Hồi giáo đến đây phần lớn vì lý do tỵ nạn chiến tranh và nội loạn. Đến một phần ba là những người Hồi giáo da đen đến từ những nước châu Phi nhiễu nhương, loạn lạc, tàn sát, cưỡng hiếp tập thể… trong 20 năm vừa qua. Họ thuộc thế hệ di dân thứ nhất, rất ít học, không việc làm, lợi tức thấp kém, thuộc vào thành phần 17% sống dưới mức nghèo khổ ở Mỹ. Khoảng hai phần ba đến từ những nước Hồi giáo châu Á, nhiều nhất là Pakistan, Ấn Độ, và đây là thành phần ngược lại: đến đây được nhờ tiền bạc, và sống ở đây sung túc, khá giả, có học, có nghề nghiệp được trọng vọng. Như ông Bush mô tả, nước Mỹ “tính có đến hàng triệu người Hồi giáo trong hàng ngũ những công dân của mình, và những người Hồi giáo đã có những đóng góp to lớn không tưởng được cho đất nước chúng ta. Những ngừơi Hồi giáo là bác sĩ, luật sư, giáo sư luật, thành viên trong quân đội, trong giới kinh doanh, những ngưòi chủ tiệm, những người làm cha, làm mẹ.” Khi người ta hỏi tại sao người Hồi giáo không hội nhập vào xã hội Mỹ, câu trả lời là ngay cả hai nhóm Hồi giáo này hầu như chẳng có gạch nối nào giữa họ với nhau, làm sao mơ tưởng chuyện “hòa hợp, hòa giải dân tộc” giữa người Mỹ Hồi giáo và nguòi Mỹ không Hồi giáo. Người Hồi giáo giàu có, có học và thành công vào bậc nhất so với các giống dân khác ở nước Mỹ - chỉ kém người Do Thái. Đó có thể là điều đáng buồn lòng cho nguòi da đen vá ngưòi Mễ. Nhưng lại còn có một sự thực trạng khác: người Hồi giáo là cộng đồng cấn cái nhất , lúng túng nhất và bất hạnh, ít yên tâm nhất ở nước Mỹ.

 Tâm sự của ngưòi Hồi giáo trên đất Mỹ là “đứng giữa ngã ba đường”. Vì không dám di theo lối nào, họ cảm thất bất hạnh, thụ động, im lặng, tiêu cực. Họ đã chọn đổi đời bằng cuộc sống trên đất Mỹ - thực sự chứ chẳng phải là “tạm dung”. Nhưng họ lại chẳng dám khẳng định sự chọn lựa đó một cách công khai. Họ đến Mỹ vì e sợ khủng bố, nhưng chẳng hề dám lên án khủng bố đang âm mưu trên đất Mỹ. Một đàng họ hiểu người Mỹ có lẽ còn lâu mới hết dị ứng” cái khăn choàng đầu, mạng che mặt và áo quấn thậm thượt của họ. Những cái đó chỉ nhắc nhớ đến al Qaeda. Nhưng họ chẳng bỏ những thứ đó như một điều tối thiểu để xác nhân sự lựa chọn hay thiện chí hội nhập của những người biết điều. Thay vì tìm cách đến với người Mỹ, họ lại chọn đứng riêng, tách rời ngay trong lòng của “xã hội của người ta”. Trong sự lựa chọn đó, lại còn có bóng dáng đầy đe dọa của al Qaeda. Họ biết al Qaeda đang đi tuyển mộ “chiến sĩ biệt động” trong hang ngũ những người Hồi giáo - chủ yếu là da đen hay đến từ những nước A Rập nhỏ như Yemen chẳng hạn. Bởi thế, tuy đã ở đây vài đời, những người Mỹ có gốc Hồi giáo vẫn chưa dám khẳng định thái độ chính trị của mình. Bởi thế mà ngay trên đất Mỹ những người Mỹ không Hồi giáo và những người Hồi giáo không hẳn là Mỹ vẫn có một hố sâu thăm thẳm ở giữa.
Cái hố sâu đó nổi lên rõ trong những ngày gần đây, khi người Hồi giáo cứ đòi xây một trung tâm Hồi giáo cho bằng được ở nơi Ground Zero – là nơi Osama Bin Laden đã làm sụp đổ nguyên cả một khu phố chọc trời chôn vùi gần 3.000 người dưới gạch vụn, đổ nát. Nhiếu người không xem đó là trung tâm văn hóa và tôn giáo của ngừoi đạo Hồi, mà là Tượng Đài kỷ niệm chiến thắng 11-9 để vinh danh Osama Bin Laden và al Qaeda. Bởi thế, một ông mục sư ở Florida đã có quyết định chọn đúng ngáy 11-9 đê tổ chức một lễ đốt kinh Koran.

 Trong vụ ông mục sư Terry Jones muốn làm Tân Thủy Hoàng này, người Mỹ đã cho thấy một cách cư xử tuyệt vời, có văn minh, văn hóa trong một chề độ xem trọng quyền dân chủ tự do của cá nhân và lợi ích to lớn hơn của tập thề cùng quốc gia. Bao nhiêu người đã lên tiếng, từ Tổng thống Obama đến Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates đến Đại tướng David Petraeus từ chiến trường A Phú Hãn, những người Dân chủ và Cộng Hòa… và nhất là cac phương tiện truyền thông, báo chí… . Có thề có những ý xa gần như “oán thù nên cởi chẳng nên buộc”, hay “ném chuột vỡ đồ”, hay “chén đá đụng chén kiểu”… nhưng áp lưc của dư luận, áplực cua lẽ phải, cuối cùng đã thức tỉnh ông Jones trước những nguy cơ, hậu quả có thể vô cùng tai hại trước mắt cũng như lâu dài – nếu ông tiến hành dự định đó. Thái độ đó, cách cư xử đó, nói lên một truyền thống trước những vấn đề phải giải quyết, người ta tìm kiềm môt lý lẽ đúng nhất, phù hợp nhất “American values” cho mọi trường hợp để người ta có thể thể hiện được tinh thần dung chấp, hòa hợp và cố gắng bảo vệ nguyên tắc “Sống và để người khác sống”.

 Nay người ta nhìn lại trung tâm Hồi giáo. Một ông giáo sĩ đầu đàn gì đó của người Hôi giáo cuối tuấn qua cứ nhất quyết xây một trung tâm ở nơi đó để “tạo sự hiểu biết” của người Mỹ về Hồi giáo ngõ hầu “tránh những tâm lý ác cảm, thù hằn, xung đột” giữa người Hồi giáo và không Hồi giáo trên đất Mỹ. Ông cũng nói thành lập trung tâm này là để “gián chỉ” bọn khủng bồ Hồi giáo. Nếu người Hồi giáo ôn hòa không chủ xướng việc này, “al Qaeda sẽ nhảy váo chiếm chỗ”. Lời nói nghe như giỡn nhưng có tinh cách đe dọa xuẩn động. Như một nhân vật Hồi giáo khác nhân định, đây là dịp đề cho người Hồi giáo nhận thức được trach nhiệm của mình trên đất nước mới này. Nếu người Mỹ biết “live and let live”, không lẽ người Hồi giáo chỉ biết “live and let die” - sống vá cứ để mặc người khác chết?

 Theo tin tức báo chí trong ngày thứ bảy tuần qua, bầu không khí không phải đã hết căng thẳng, nhưng đã bớt căng thẳng khi đã có những người bình tĩnh chứng minh rằng Giá trị nước Mỹ là ở chỗ đó, nó không chỉ ở chỗ Đệ nhất Tu Chính án cho phép người ta nói và làm những gì nguòi ta muốn miễn là hợp pháp, mà thuyết phục người ta nên làm và nói những gì phù hợp với những mẫu mực (norms) phổ quát nơi American Values: sống, nhưng cũng để người khác sống. Theo ghi nhận của những người quan sát chính trị ở New York và Los Angeles, cuối cùng, điếu người ta chờ đợi dường như đã ló dạng. Không phải là quyết định hủy bỏ kế hoạch chọn Ground Zero để xây trung tâm Hồi giáo. Nhưng nhiều người, nhiều nhóm Hồi giáo dường như đang hiều rằng nội dung chủ yếu của Đệ nhất Tu chính án là ở chỗ đó: Sống và đế người khác sống. Và muốn biết để cho người khác sống là thế nào, chính người Hồi giáo, một thiểu số nhỏ trong nước Mỹ này, phải học tập giá trị nước Mỹ là gì, chấp nhân những giá trị đó như điếu kiện tiên quyết, để vươn ra xã hội và tìm cách chuyển oán thù và hãi sợ của người Mỹ thành sự kính trọng lận nhau, bảo vệ lẫn nhau và dung chấp lận nhau. Người ta đang thấy rằng những người Hời giáo ôn hòa lẽ ra trong chin năm qua phải tím cách nói chuyện và gây cảm thông nơi người Mỹ - thay vì giữ thái độ tiêu cực im lặng và thụ động. Ý thức công dân là điều phải có thứ tự ưu tiên ma cộng đống Hời giáo phải đạt ra cho những thành viên của mình. Đúng là điều mà một giáo sĩ Hồi giáo nhìn nhận: “Tôi nghĩ rằng là người Hồi giáo, chúng ta cần cởi mở hơn một tí, tham dự hơn, là một phần của xã hội này, của cơ thề nước Mỹ”.

 Đó đúng là điều cần hơn là cái đền Hồi giáo ở Ground Zero!
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Mười Một 2021(Xem: 4373)
Với nhiều bài Tưởng Niệm và hai phần Giáo Sư Vũ Quốc Thúc trả lời phỏng vấn RFI về "Phải chọn con đường vì dân tộc" và về hồi ký Thời Đại Của Tôi.
22 Tháng Mười Một 2021(Xem: 3746)
"Phải chờ hàng chục năm mới biết kết quả có như vậy hay không. Nhưng khi đạo luật “Tái thiết Tốt hơn” (BBB) được thi hành xã hội Mỹ sẽ thay đổi."
21 Tháng Mười Một 2021(Xem: 4083)
"Hậu quả thê thảm của đợt dịch COVID-19 thứ tư tại Việt Nam là do đầu tư cho y tế cơ sở chưa thỏa đáng. Y tế - nền tảng bảo đảm sức khỏe toàn dân – thiếu đủ thứ, kể cả nhân lực. Chính sách thì chắp vá (3)!.."
19 Tháng Mười Một 2021(Xem: 3484)
""Mọi thứ đều khác với trong hợp đồng chúng tôi đã ký ở Việt Nam - cuộc sống rất tồi tệ, đồ ăn thức uống, thuốc, mọi thứ đều rất tồi tệ," người công nhân này nói thêm."
19 Tháng Mười Một 2021(Xem: 3895)
"Vào sáng Thứ Sáu, ngày 19 Tháng Mười Một, TT Joe Biden tạm thời trao quyền sang cho Phó TT Kamala Harris khi ông vào viện Walter Reed Medical Center thực hiện khám sức khỏe định kỳ."
17 Tháng Mười Một 2021(Xem: 3676)
"Họ sẵn sàng đánh đổi mạng sống để đi bởi vì không đằng nào ở Việt Nam họ cũng chết đói và nếu họ ốm họ không chữa được bệnh thì sao. Thì họ vẫn chết. Đấy là họ nghĩ thế chứ không phải tôi nghĩ."
17 Tháng Mười Một 2021(Xem: 3869)
"Khi phá hủy vệ tinh bằng cách phóng thẳng tên lửa, cho dù điều này gây nguy hiểm cho các phi hành gia trên Trạm Không Gian Quốc Tế ISS, Matxcơva đã lao vào chạy đua chiến lược với Mỹ."
14 Tháng Mười Một 2021(Xem: 4058)
"Phải nói tôi mãi bị ám ảnh với dằn vặt và hối tiếc. Suy nghĩ lúc đó của Đại sứ Martin, và của Ngoại trưởng Henry Kissinger là sự biến đi của ông Thiệu sẽ giúp họ có được một thỏa thuận với phe cộng sản... Họ bị đối phương lừa ngay từ đầu và tin kẻ thù hơn tin chính người của mình."
11 Tháng Mười Một 2021(Xem: 3771)
"Trả lời BBC News Tiếng Việt ngày 10/11, Giáo sư Mullaly Siobhán, Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc cảnh báo một số công ty xuất khẩu lao động ở Việt Nam đã làm giả danh tính, khai gian tuổi tác để đưa trẻ vị thành niên đến Saudi Arabia."
10 Tháng Mười Một 2021(Xem: 4088)
“Tôi cho rằng hạnh phúc có bốn rường cột: tình yêu thương, lòng trắc ẩn, buông bỏ, và nghiệp nhân quả, có thể dễ dàng chiêm nghiệm được mọi lúc mọi nơi trong cuộc đời mỗi người."
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468