TỰ DO, DUNG CHẤP VÀ HỘI NHẬP

11 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 24454)
TỰ DO, DUNG CHẤP VÀ HỘI NHẬP
TỰ DO, DUNG CHẤP VÀ HỘI NHẬP
Hoàng Ngọc Nguyên

Trong tuần này có một chuyện mà người ta có thể nhắc nhở và suy nghĩ lâu dài, tuy chỉ là một chuyện thuộc vào tuần qua xem như đã xong - nhưng chắc chắn chưa xong. Trên đất nước của những nguòi di dân này, chẳng có vấn đề gì có thể nhậy cảm hơn là vấn đề chủng tộc và tôn giáo, đa số và thiều số. Đó là một vấn đề có tính cách là thử thách thường trực nhất của nước Mỹ. Cũng là vấn đề bất trắc nhất, dễ bị lợi dụng và lạm dụng nhất ở đất nước tự do, dân chủ với Đệ nhất Tu chính án bảo vệ cho cả những ngưòi nói năng lảm nhảm, điên rồ, thù hận, bất đắc chí. Đó là những gì chúng ta đã chứng kiến được trong tuần qua. Và trong cách người ta vượt qua được một “cơn bão trong tách trà” nhưng có khả năng gây phong ba ở khắp nơi trên thế giới, chúng ta có thể đạt đến những kết luận có tính cách tất nhiên.
Thứ bảy vừa qua 11-9 là ngày đánh dấu chín năm tổ chức khủng bố quốc tế al Qaeda mở cuộc tấn công vào nước Mỹ mà mục tiêu chính là New York và tòa nhà Ngũ Giác Đài ở Washington D.C. Với gần 3.000 người bị chôn vùi dưới gạch vụn, đổ nát khi hai máy bay bị không tặc lao vào Twin Tower, cuộc tấn công có tính cách lịch sử này đã củng cố vững chắc hình ảnh rùng rợn của người Hồi giáo trong óc, trong tim người Mỹ. Và thời gian qua hình ảnh đó chỉ thêm hằn nét với hai cuộc chiến tranh dai dẳng ở Iraq, Afghanistan, sự thách đố thường trực của Iran và tình hình đánh bom tự sát đẫm máu thường xuyên ở Pakistan. Cộng đồng người Hồi giáo ở Mỹ còn rất nhỏ so với những cộng đồng khác - nhiều nhất cũng chưa đến 2% dân số toàn nước Mỹ, so với 16% của người Latino/Hispanic, 10% của người da đen không Hồi giáo… Trong tình hình ngưòi Mỹ nhìn ngưòi Hồi giáo xa xa từ sa mạc Trung Đông hay các nước châu Phi như vậy, quan hệ giữa ngưòi Mỹ không Hồi giáo và người Mỹ Hồi giáo trên đất Mỹ đương nhiên khó hữu hảo, nhất là khi người Mỹ cảm thấy người Hồi giáo đã vào Mỹ mà vẫn sống tách rời, biệt lập “một cách khả nghi”, nhập gia nhưng chẳng tùy tục, đàn bà con gái vẫn khăn quàng kín đầu, mạng che mặt, thường chỉ lộ ra một đôi mắt rất Ngàn Lẻ Một Đêm, áo dài phủ kín đến cả gót chân. Người Hồi giáo ở Mỹ sống khép kín, không thoải mái tham dự, không cởi mở, không hòa đồng, hội nhập – đó là nhận xét của chính người Hồi giáo về chính họ. Cộng đồng Hồi giáo khá phức tạp, đến 35% là người đến từ châu Phi, những nước như Somalia, Uganda, Sudan… nghèo khổ, ít học, thuộc thế hệ di dân thứ nhất, trong khi đến cả một nửa được xem là thành phần di dân thành công nổi bật, đến từ những nước châu Á, học cao, giàu có, thành đạt trong xã hội… Ngay cả giữa người Hồi giáo với nhau, người ta còn có những khoảng cách giàu nghèo, giáo phái, chủng tộc, làm sao lại chẳng có khoảng cách với ngưòi Mỹ không Hồi giáo đã ở nước này từ bao đời.
Giữa người Mỹ không Hổi giáo và người Mỹ Hồi giáo, sự hiểu biết lẫn nhau có lẽ rất ít, và khi người ta không có chỗ để hiểu nhau, thì có dư chỗ cho sự hiểu lầm, thành kiến, ngộ nhận ngày càng có khuynh hướng phát tác mạnh mẽ. Nhận định đơn giản nhất, không ít ngưòi Mỹ nhìn ngưòi Hồi giáo như những ngưòi khủng bố, đa sát. Và người Hồi giáo xem người Mỹ vừa như người đỡ đầu, vửa như “tay sai” của những thế lực chính trị và tài phiệt của ngưòi Do Thái. Trong tâm trạng lấn cấn và thiếu tự nhiên này, người Hồi giáo theo thăm dò cũng được ghi nhân là thành phấn thiếu số cảm thấy “bất an, bất toại” nhất. Điều đáng ghi nhận như một niềm tự hào của nước Mỹ, mặc dù có những ác cảm, ngộ nhận, kéo dài như vậy, những “tội ác do thù ghét” (hate crimes) chống Hồi giáo chỉ có rất ít, chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn sau ngày 11-9-2001, con số không bằng những âm mưu sát hại qui mô của những phần tử Hồi giáo khủng bố quá khích nhằm vào người Mỹ trên đất Mỹ.
Chẳng thấy ở đâu một dự định, kế hoạch biến ngày kỷ niêm vụ khủng bố tấn công New York năm nay thành một ngày lễ lớn, ngày “quốc hận”, cho đến khi những người Hồi giáo ở New York đưa ra kế hoạch xây dựng một trung tâm Hồi giáo và giáo đường tại New York, ở một địa điểm chỉ cách Ground Zero – nơi chín năm trước khủng bố đã tấn công và làm sụp đổ Tòa Tháp Đôi - chỉ hai khu phố. Đệ nhất Tu chính án bảo đảm quyển tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng… Kế hoạch này về mặt luật pháp đương nhiên chẳng có vấn đề. Nhưng cuộc sống xã hội hay đời sống chính trị của một nước có những trường hợp có những lý lẽ mà luật pháp không dự kiến được và trở nên bất lực. Đó chính là cái chuyện xây trung tâm ở một nơi mà người hoan nghênh kịch liệt nhất phải là Osama Bin Laden. Vì có chuyện này nên có chuyện một ông mục sư ở Florida của một nhà thờ nhỏ ở thị trấn Gainesville đã phát khùng cũng có một kế hoạch của riêng ông: đốt kinh Koran vào đúng sáng ngày 11-9. Ông cũng dựa trên Đệ nhất Tu chính án!
Cũng dựa trên Đệ nhất Tu chính án về quyển tự do ngôn luận, đã có nhiếu ý kiến được nói lên về hai vấn đề này. Về cái trung tâm Hồi giáo, những ý kiến phần lớn đến từ những nguòi Mỹ không Hồi giáo, chẳng ai chống việc có một trung tâm như thế, nhưng cũng chẳng ai đống tình về địa điểm được lựa chọn. Vấn đề đúng là nhậy cảm, và người ta thấy như ở đây thiếu lý lẽ, thiếu sự biết điều, thiếu sự chính đáng trong đòi hỏi. Đáng tiếc nhất, từ phía những ngưòi Hồi giáo, chúng ta chưa nghe được một ý kiến nào cho thấy sự dè dặt. mà chỉ toàn là những sự khẳng định đây là một kế hoạch “tuyệt vời” để cho al Qaeda thấy người Mỹ có tinh thần dung chấp cao, sáng tỏ lý tưởng hòa đồng tôn giáo, không câu chấp và sẵn sàng quên vụ khủng bố này (!). Sẵn sàng quên sao được khi nó đã là mốc dấu trên chặng đường lịch sử? Khi “khách đi qua đó chạnh lòng đau”, nếu phải nhìn một trung tâm Hồi giáo lảng vảng hình ảnh của Bin Laden ở một nơi đã từng có đến 3.000 người vô tội bị vùi thây. Luật pháp cho phép họ làm, nhưng về lý lẽ trong cuộc sống với nhau, họ dám làm không.
Về chuyện ông mục sư Terry Jones muốn đốt kinh, mặc dù chẳng đốt thì cũng chẳng mấy ngưòi đọc, cũng có nhiều ý kiến. Chúng ta đã nghe từ Đại tướng David Petraeus, tư lệnh Mỹ tại chiến trường Afghanistan, nói về sự gia tăng hiểm nguy cho binh sĩ Mỹ nếu các phần tử khủng bố quá khích nổi điên hay Osama Bin Laden chớp thời cơ nhảy vào ăn có; đến Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates, cũng cùng chung quan điểm, và Tổng thống Barack Obama phải lên tiếng kêu gọi người Mỹ hãy cùng nhìn về một hướng thay vì nhìn nhau để thấy sự khác biệt, rồi cơ quan điều tra liên bang FBI đến làm việc với ông Jones, cố gắng phân tích cho ông mục sư thấy những hâu quả có thể xảy ra vì việc làm của ông. Chưa kể hàng loạt người khác trong nước và ngoài nước đều bày tỏ sự lo ngại tương tự… Phản ứng rõ ràng và mạnh mẽ nhất là từ nước Afghanistan, trong vài ngày liền có những đám biều tình nổi lên như những đám cháy rãi rác. Tổng thống Indonesia cũng nói việc đốt kinh Koran sẽ đe dọa “hòa bình thế giới”.
Trong khi người ta đang cứ ngẩn ngơ vì sao một cá nhân đơn độc như ông Terry Jones, dường như bản thân cũng đang có nhiều tai tiếng trong giáo hội của ông, bỗng trở nên “tai tiếng lẫy lừng” và lại đe dọa cả hòa bình thế giới mà chẳng ai làm gì được, thì bỗng dưng ông Jones thay đổi thái độ, từ từ, lưỡng lự, rồi nhanh chóng và cả quyết. Ông quyết định không đốt kinh nữa, và sẽ không bao giờ tính đến chuyện đó, cho dù những người Hồi giáo ở New York chưa có quyết định về việc có “dời đô” hay không trong việc xây Trung tâm Hồi giáo.
Như vậy, việc gì đã xảy ra? Ông đã hồi tâm trước sức mạnh của dư luận? Chắc cũng có một phần. Ông đã tạo đủ tiếng tăm và tai tiếng cần thiết ông muốn có? Chắc cũng có. Ông run sợ khi nghĩ đến hậu quả có thể xảy ra do dự tính ngông cuồng của ông. Chắc chẳng thề không.
Nhiều người đã bình luận trên các phương tiên truyền thông, báo chí theo hướng tích cực. Giáo sư Jack Balkin ở trường luật của Đại học Yale đã đề cao công hiệu của Đệ nhất Tu chính án trong đời sống dân chủ ở Mỹ. Ông cho rằng nhờ tu chính án này mà một cá nhân như ông Terry Jones có thề bày tỏ được quan điêm của ông về tôn giáo, cho dù quan điểm đó được đón nhận như thế nào đối với người chung quanh. Tuy nhiên, cũng nhờ tu chính án này mà tập thể, xã hội có thể mạnh dạn, bác bỏ những gì đa số nghĩ là trái khuấy, không phù hợp với những giá trị truyền thống, mặc nhiên được chấp nhân của đất nước, thậm chí còn có thể nguy hiểm cho sự phát triển của xã hội… Và “mặc dù hệ thống không hẳn là toàn hảo,” tác giả tin ở một cơ chế vô hình trong hệ thống xã hội, trên nền tảng của Đệ nhất Tu chính án, làm những việc hợp lý, hợp lẽ mà luật pháp, tòa án… có khi bó tay.
  1. Giáo sư Julian Zelizer của Đai học Princeton đề cập đến tính ưu viêt của văn hóa Mỹ, đó là triết lý sống chấp nhận “dung chấp” và sẵn sàng lên án sự “không dung chấp” giữa các chủng tộc với nhau. Nói cách khác, một triết lý sống được đơn giản hóa trong nhóm từ “Live and let live” - sống và đề cho người khác sống. Mọi người đều có quyền sống theo cách mình lựa chọn, miễn là không có tính xâm phạm đến quyền này của người khác và vi phạm pháp luật. Đó là “live and let live” của người Mỹ - khác với “live and let die” (sống và để mặc người khác chết) của một số người Hồi giáo. Nếu không hiểu được đặc tinh của nước Mỹ là nước của di dân, không hiểu được điều kiện để sống còn và phát triển của Mỹ là dung chấp, thì không sao hiểu được tại sao người Hồi giáo có cơ hôi đến đây và sinh sống.
Đó là những chuyện tích cực có thể kết luận từ những diễn tiến tuần qua.
 Nhưng có những chuyên “không hoàn hảo” đáng bận tâm. Ví dụ như sự lợi dụng, lạm dụng nguy hiểm Đệ nhất Tu chính án như ta đã thấy ở ông Terry Jones hay ở người đứng đấu WikiLeaks, Julian Assange, công bố những bí mật nguy hại cho cuộc chiến tranh Afghanistan. Hay như sự dung chấp của người Mỹ không được đáp ứng tương xứng bằng một thái độ tham gia, hội nhập của người Hồi giáo, đừng theo kiểu “sống chết mặc bây” (live and let die!).

Đúng là chẳng có gì tuyệt đối trong xã hội “vầy vậy” này.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Giêng 2023(Xem: 2917)
"Cách đây hơn 50 năm, chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Lyndon Baines Johnson tuyên bố "súng là công cụ chính gây nên cái chết của giới tội phạm Mỹ" và nói rằng vấn đề này "chính là kết quả từ thái độ bình thường của nền văn hóa chúng ta đối với súng đạn và di sản công dân được trang bị vũ khí, tự bảo vệ mình".
03 Tháng Mười Một 2022(Xem: 3060)
"Bắt đầu từ cuộc bầu cử tổng thống năm 2000, báo đài ở Mỹ bắt đầu sử dụng hai màu xanh và đỏ để phân biệt ảnh hưởng của hai đảng tại các tiểu bang."
14 Tháng Mười 2022(Xem: 3708)
"Trước khi chết, Sarina Esmailzadeh, 16 tuổi, nói rằng thế hệ của cô muốn sống như những người trẻ ở New York"
12 Tháng Mười 2022(Xem: 3597)
"Vụ nữ đại gia Trương Mỹ Lan, chủ nhân tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị bắt trong một vụ án kinh tế sẽ là bước đầu tiên để khui ra và ‘đốt lò’ các vị tai to mặt lớn từ đương chức đến đã nghỉ hưu, theo nhận định của nhiều nhà quan sát ở Việt Nam."
10 Tháng Mười 2022(Xem: 3430)
"Một cuốn sách của hai tác giả Phương Tây nêu ra ba lý do khiến nền tảng quyền lực của Đảng Cộng sản và Nhà nước XHCN ở Việt Nam rất bền vững."
17 Tháng Chín 2022(Xem: 3248)
"Giờ đây, tuy vẫn làm chủ cuộc chơi, nhưng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với nhiều đợt sóng ngầm trong nội bộ. “Bộ Tam” về tổng thể, tuy không còn cố kết với nhau như cách đây mấy tháng. Các chân ghế của “Bộ Tam” cũng đang lần lượt bị rung lắc dữ dội."
13 Tháng Chín 2022(Xem: 3010)
"Nhiều sự kiện thời sự khiến tiểu nhân chợt nhớ Nguyễn Công Hoan (1903 – 1977) và “Người ngựa, ngựa người” - truyện ngắn khoảng 3.000 chữ, viết đầu thập niên 1930, lúc Việt Nam còn thuộc Pháp, kể lại đêm giao thừa của một người phu kéo xe - của cụ (1)..."
08 Tháng Chín 2022(Xem: 2923)
"Năm 1904, Halford John Mackinder – nhà địa lý học người Anh – từng nói: « Ai thống trị được "Heartland" thì chỉ huy cả thế giới »... Hơn một thế kỷ sau, cuộc chiến giành « Heartland » giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra gay gắt hơn bao giờ hết."
12 Tháng Tám 2022(Xem: 3155)
“Không có ai được quyền đứng trên luật pháp ở đất nước này”, ông Merrick Garland, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã nói như thế vào ngày 20/7, khi được các phóng viên hỏi."
07 Tháng Bảy 2022(Xem: 3182)
"Nhan đề trang bìa nhiều báo tập trung vào các hiểm họa hàng đầu với thế giới đương đại. Courrier International nói về nạn đói đe dọa các quốc gia nghèo nhất với việc Nga sử dụng "vũ khí lúa mì". L’Express ám ảnh bởi nỗi lo sợ "bội chi ngân sách công" không sớm thì muộn dẫn đến thảm họa."
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468