Hà Nội trong trái tim tôi

07 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 26041)
Hà Nội trong trái tim tôi
Hà Nội trong trái tim tôi

634247428428303249_400x225










Nguyễn Bính Châu
Luật sư, Đoàn Luật sư TP.HCM

Không biết tôi đã phải lòng Hà Nội tự lúc nào, nhưng với tôi Hà Nội rất thân thương đẹp như mơ và hết sức lãng mạn. Có lẽ Hà Nôi đã đi vào lòng tôi bằng những ca từ của một bản nhạc mà tôi thường nghêu ngao trong tâm trí từ thưở mới biết yêu:

Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu
Bao nhiêu mộng đẹp yêu đương thành khói tan theo mây chiều
Hà Nội ơi! Nào biết ra sao bây giờ
Ai đứng trông ai ven hồ khua nước trong như ngày xưa

(Nỗi lòng người đi –Anh Bằng)

Trước 1975, lúc đó hình như tôi đang học năm thứ hai trường Luật Sài Gòn, tôi đã nhấp nha nhấp nhổm, nháo nhác cố gắng tìm mua cho bằng được một tập san chủ đề “Nhớ về Hà Nội”. Lần đầu tiên, nhìn thấy cảnh Hồ Gươm mờ sương, có một người đàn ông trung niên buồn lặng lẽ trên một chiếc xe đạp, đường xá vắng tanh trông hết sức nghèo khổ tiêu điều, tôi bỗng thấy nao lòng và vẫn còn ghi nhớ mãi hình ảnh đó.

Tôi nghĩ và mơ về Hà Nội bằng những mộng mơ của tuổi học trò mới lớn và đến Hà Nội lần đầu tiên vào năm 1977, sau một chuyến hành trình trên chiếc tàu hỏa đầy ấp người chen chút chật như nêm. Hà Nội yên bình có nhiều cây xanh và bóng mát, nhiều ngôi chùa cổ kính thâm nghiêm, nhiều di tích văn hóa lịch sử, xe cộ chạy bóp còi inh ỏi và giao thông có vẻ hơi loạn xạ. Đẹp nhất là hồ Gươm với hàng liễu rủ và hàng cây xanh nghiêng bóng ven hồ, làm xao xuyền lòng người viễn xứ tha hương.

Mơ và thực

Lần đầu tiên, tôi tận mắt thấy bờ đê Yên Phụ, tôi mơ màng tưởng tượng đến cô Loan có cuộc đời thật oan trái nhưng rất xinh đẹp dịu dàng trong tiểu thuyết “Đoạn tuyệt” của nhà văn Nhất Linh, cô đang đi dọc theo bờ đê sông Hồng trong một chiều lộng gió. Tôi bỗng hết sức bất ngờ trước một thực tế thật phũ phàng, bờ đê đầy những rác ơi là rác. Sau này, tôi có dịp qua lại nơi đây thì thấy cấm toàn các bảng có hàng chữ nguyệch ngoạc “chó, chó”. Hỏi ra mới biết, đó là mấy tấm bảng “tiếp thị” bán “cầy tơ”, món ăn khoái khẩu của dân nhậu. Bây giờ thỉnh thỏang ta mới thấy tấm bảng năm xưa đó, do nơi đây đã là vùng đất vàng quy hoạch khu nhà biệt thự chóp nhọn kiểu Đông Âu.

Hà Nội trong trái tim tôi có những nhà văn nhà thơ học giả kịch tác gia tôi thực sự ái mộ: Khái Hưng, Nhất Linh, Nam Cao, Tô Hoài, Nguyễn Bính, Hữu Loan, Xuân Diệu, Thế Lữ…Hoài Thanh, Hòai Chân, Trần Trọng Kim, Lưu Quang Vũ..Ông Nam Cao với tác phẩm Chí Phèo làm say mê thiên hạ cả nước. Còn ông Vũ Trọng Phụng, với kiếp nghèo trong sạch của một nhà văn, chỉ nghe lóm chuyện thiên hạ ăn chơi, mà viết nên tác phẩm tả chân thật hiện đại xuất sắc “Xuân tóc đỏ”, tiếc là hình như các ông chỉ có những tác phẩm hay trong thời kỳ Pháp thuộc nơi xã hội có chốn ăn chơi bù khú và tự do báo chí chăng?

Mò kim đáy bể
634247431989477504_226x170






Nhiều người còn mãi đi tìm công lý

1000 năm Thăng Long dầu có hay không, thì người dân lỡ bị bản án oan sai cũng mang trong lòng thật đầy niềm tin và hy vọng, khăn gói lặn lội tới Hà Nội, hy vọng là sẽ mong nhờ đến “đèn trời soi xét”, tìm Công lý chốn công đường, nộp đơn xin Giám đốc thẩm (án oan sai) hoặc Tái thẩm (án xử thiếu sót, nay có tình tiết mới) tại Tòa án Nhân dân Tối cao. Trình tự này cực kỳ “nhiêu khê mờ ảo”, nếu như nhà văn Nam Cao và Ngô Tất Tố còn sống, các ông chỉ cần đến tại nơi đây, thì chắc các ông sẽ có hàng tá truyện hay “cười ra nước mắt”, “hay ho” cỡ Chí Phèo chị Dậu trở lên.

Luật quy định là thời hạn xét giám đốc thẩm là 03 năm, thế nhưng người dân vẫn kiên trì chờ đợi 4,5 năm là chuyện bình thường. Ai già quá chờ không nổi thì thôi, âu là “số phận”. Tức cảnh mà thành thơ, nên có thơ VỊNH GIÁM ĐỐC THẨM rằng:

“Nộp đơn xong cứ về chờ”
Nghe câu phán đã “hớn hơ” tấc lòng (hớn hở)
“Gừng cay muối mặn” ngóng trông
“Bóng chim tăm cá” khiến lòng “hón heo” (héo hon) (Thi sĩ Vô Duyên)

Để tránh sự lạm quyền của tòa án và phát huy dân chủ thật sự trong xét xử, các nước tiên tiến trên thế giới hiện nay (như Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Hong Kong..) thường sử dụng chế định bồi thẩm đoàn (Hội thẩm Nhân dân) (12-16 người) cho một phiên xét xử. (Ở VN ta, nếu bồi thẩm đoàn là hội viên Hội Luật gia thì càng lý tưởng). Tòa án ta xét xử theo nguyên tắc biểu quyết “đa số”, nhưng do thành phần xét xử quá ít (3-5 người) khiến dễ có tình trạng “móc ngoặc - chạy án” trong xét xử gây oan trái cho nhân dân.

Cho tới nay ngành Tư pháp vẫn chưa tìm ra được phương thuốc đặc trị về “chạy án”, chưa tìm được phương án nào để ngăn chặn việc thẩm phán áp đặt bản án oan sai cho người dân. Chẳng lẽ để tiêu diệt án oan sai, ta phải lập Hội đồng Kỷ luật Thẩm phán để tiếp nhận đơn tố cáo của Luật sư, đi ngược quy chế đạo đức hành nghề của Luật sư là phải tôn trọng thẩm phán?

Tôi cũng như mọi người công dân bình thường khác, vẫn thầm ước mong cho những người nông dân tay lấm chân bùn, cả đời vất vả một nắng hai sương, sẽ không còn bị lâm cảnh đền bù giá rẻ.

Có đại biểu Quốc hội đã bức xúc trước tình trạng “quá xá tải” của ngành Tòa án và Viện Kiểm sát về việc giám sát bản án theo yêu cầu khiếu kiện bản án oan sai của người dân, và phát biểu câu “xin Giám đốc thẩm như mò kim đáy bể” thế nhưng rồi mọi chuyện vẫn “chưa thấy lối ra”, và vẫn “thả gió cho mây ngàn bay”.

Tôi xin đề nghị các Chánh án Tòa án phải có trách nhiệm về án oan sai của Thẩm phán dưới quyền, phải trả lời đơn khiếu nại của Luật sư (theo từng luận điểm pháp lý mà Luật sư nêu ra), và gửi cho Tỉnh ủy, Thành ủy và Ủy ban Pháp luật Quốc hội, để giám sát hoạt động trong sáng minh bạch nhân danh Công lý nước CHXHCN Việt Nam của Tòa án. Tôi xin đề nghị Tòa án Tối cao có văn bản yêu cầu không nên xét xử lưu động (dễ nhếch nhác lắm) và bắt buộc các phiên tòa phải được ghi âm lưu trữ (tránh hỏi một đàng, tuyên một nẻo), các tài liệu chứng cứ phải scan làm thành một file có mã số riêng, cung cấp cho Luật sư để tránh tình trạng Luật sư phải chờ chực xin xỏ, tài liệu chứng cứ nhạt nhòe, bị giao thiếu hồ sơ, hoặc cúp điện photo hỏng, có nhiều đoạn “mò hoài mà không ra”.

Người dân bây giờ chỉ có duy nhất một nguyện vọng là pháp luật phải được tôn trọng nghiêm minh, xã hội phải được văn minh công bằng nhân ái, ai cũng có quyền được làm việc học hành, mưu cầu được ấm no hạnh phúc. Bất cứ nguyện vọng chính đáng nào của Nhân dân, của các tổ chức tôn giáo đoàn thể xã hội, đều phải được các cấp Chính quyền (nhất là Thủ tướng) , chủ tịch UBND, Hội đồng Nhân dân và Mặt trận Tổ quốc quan tâm xem xét.

Tôi cũng như mọi người công dân bình thường khác, vẫn thầm ước mong cho những người nông dân tay lấm chân bùn, cả đời vất vả một nắng hai sương, sẽ không còn bị lâm cảnh đền bù giá rẻ (quá cách biệt với giá thị trường) để các tổ chức cá nhân xin được dự án quy hoạch không còn có thể làm giàu bất chính, vui sướng trên sự mất mát của người dân.

Ủy ban, Công an cùng Tòa án phải là chỗ dựa tin cậy của người dân, giáo dục lương tri và lẽ phải, thực thi công lý và công bằng xã hội, đem lại sự bình yên trong tâm hồn, sự an lành trong cuộc sống cho nhân dân. Nhân tài là nguyên khí của quốc gia, phải được trân trọng, bồi dưỡng sử dụng và đãi ngộ xứng đáng, không phân biệt đối xử, làm thui chột cơ hội đóng góp canh tân và phát triển đất nước, để đất nước chúng ta ngày càng giàu đẹp văn minh và nhân bản.

Điều ước

Nhân 1000 năm Thăng Long Hà Nôi, các kiến trúc sư tâm huyết thì vẫn có một ước mơ việc quy hoạch và xây dựng Hà Nội sẽ mang dáng dấp hài hòa giữa một thành phố cổ xưa, đầy cây xanh và các di tích lịch sử cổ kính, với những con đường và kiến trúc hiện đại. Thành phố sẽ xanh hơn sạch hơn và mang đầy dáng vẻ một thành phố đẹp từ trong ra ngòai, quyến rũ yên bình và thơ mộng, làm say đắm lòng người.

Tôi không may mắn được tham dự Đại lễ mừng 1000 năm Thăng Long, nhưng cũng rất náo nức trong ngày hội. Ngân hàng HSBC có mở cuộc thi viết về điều mơ ước của các em nhân dịp Hà Nội mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long.

Có những mơ ước rất mộc mạc, rất dễ thương tự nhiên, như mong muốn Hà Nội vẫn giữ mãi vẻ đẹp cổ kính, vẫn còn mãi hình ảnh của Hồ Gươm thơ mộng, Hà Nội vẫn xinh đẹp trang nhã lịch sự, xứng đáng tự hào là trái tim cả nước. Có em ước mong Hà Nội không còn cảnh kẹt xe ngập lụt nhếch nhác, không còn các trẻ em ăn xin thất học, mọi người đều xích lại gần nhau và luôn nở nụ cười hạnh phúc.

Nhiều người nước ngoài thì lại mong muốn Hà Nội vẫn giữ mãi nét đẹp thân quen của các cụ già bán hàng rong kiếm sống trên đường phố. Tôi vẫn cầu mong các ước mơ đó sẽ trở thành hiện thực, để Hà Nội ngày một tươi đẹp hơn, ai cũng có cơm ăn áo mặc ấm no hạnh phúc, trẻ em ai cũng được học hành, người già thì có nơi nương tựa và yên tâm trong việc được xã hội chăm sóc chữa bệnh, thể hiện một thành phố đầy nghị lực và nhân bản.“Sữa tặng em thơ, lụa tặng già”.

Hà Nội vẫn sống mãi trong lòng những ai đã có dịp đến viếng thăm và những ai tuy chưa từng đến Hà Nội nhưng cũng đã...lỡ yêu Hà Nội.

Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả, đang sống ở TP. HCM.

(Nguồn: bbc.co.uk)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Tám 2010(Xem: 34989)
Niềm Đau Chôn Dấu Trong khi còn nhiều kết luận có thể nói thêm từ tình trạng hiện nay, có một điều chắc chắn: sự bế tắc hiện nay của Mỹ không thuần là bế tắc kinh tế. Do đó giải đáp cũng không thể là thuần kinh tế. Sự tìm kiếm chỉ mới bắt đầu, nếu người ta đủ can đảm nhìn nhận phải bắt đầu tìm kiếm. Hoàng Ngọc Nguyên
14 Tháng Tám 2010(Xem: 33946)
MỸ DÁM RA ĐI HAY CHĂNG? Và chúng ta, người Việt đang sống ở đất khách, quê người, chăc chắn phải có giây phút chạnh lòng: chẳng hiểu được cách đây 40 năm, khi các bên trong cuộc chiến tranh Việt Nam tới tấp đưa ra những “giải pháp hòa bình”, có ai ở Mỹ đặt câu hỏi “What happens if we leave South Vietnam” hay không? Hoàng Ngọc Nguyên
04 Tháng Tám 2010(Xem: 26861)
Ph ầ n B : Xã hội dân sự quốc tế Từ xã hội dân sự quốc gia đến xã hội dân sự quốc tế Mở ra ở đây những trang đầu của hồ sơ xã hội dân sự quốc tế chính là để trước hết chúng ta lấy lại giờ, không phải giờ của những năm 1945, hay 1954, 1975 mà giờ những năm 2000. Gs. Trần Thanh Hiệp
25 Tháng Bảy 2010(Xem: 32602)
Con n gười ta sinh ra người làm nghề này, ngưòi làm nghề khác. Và chẳng có nghề gì xấu. Cũng như chẳng ai chọn cha mẹ mà sinh ra, cũng chẳng ai chọn việc làm mà sáp vào. Đừng quá tự tin và lạc quan mà nghĩ rằng con người có thể chủ động t ất c ả - nhất là cuộc đời mình. Hoàng Ngọc N guyên
11 Tháng Sáu 2010(Xem: 29754)
Xã Hội Dân Sự Việt Nam & Xã Hội Dân Sự Quốc Tế Lời giới thiệu : Mấy năm gần đây nhiều nguồn dư luận, ở trong cũng như ở ngoài nước, đều cho rằng hình thành và phát triển một «xã hội dân sự» ở Việt Nam là một trong những bước mở đường dân chủ hóa không thể không có. Thành ngữ xã hội dân sự là thuật ngữ rất mới trong ngôn ngữ chính trị Việt Nam, được dùng để chuyển tải vào tiếng Việt những thành ngữ tiếng Pháp ‘société civile’ và tiếng Anh ‘civil society’. Gs. Trần Thanh Hiệp & Lê Đình Thông, Ph.D.
11 Tháng Sáu 2010(Xem: 31911)
Lịch Sử Đang Rảo Bước Trong Vùng Đông Nam Á Rõ ràng Lịch Sử đang rảo bước đi nhanh trong vùng này. Nhịp gia tốc làm chóng mặt này khác hẳn với mức chậm chạp, trì trệ của biến thiên chính trị trong thời chiến tranh lạnh ... Gs. Vương Văn Bắc
01 Tháng Sáu 2010(Xem: 33429)
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng chuyên về khoa kinh tế học, nhưng có lẽ vì hai khoa kinh tế và kinh doanh có liên quan, cho nên xem chừng ông cũng rành về kinh doanh, nhất là kinh doanh thực hành. Hoàng Ngọc Nguyên
17 Tháng Năm 2010(Xem: 32049)
Tôi biết giữa những cuộc bàn luận sôi nổi về: dự án đầu tư, phát triển khu vực, khế ước, doanh lợi, hoa hồng v.v..những ý kiến trên đây có thể trái mùa và lạc điệu. Nhưng thiết tưởng việc phục hưng những giá trị đạo đức truyền thống cũng là việc cần, và trong những giá trị đó chắc phải có đức chung thủy. Gs Vương Văn Bắc
08 Tháng Năm 2010(Xem: 34512)
Nhìn lại cái dịp “35 năm nhìn lại” tuần qua, chúng ta dường như đã đạt được một số kết luận về quá khứ để cho tương lai thấy nhẹ nhàng hơn. Hoàng Ngọc Nguyên
08 Tháng Năm 2010(Xem: 34017)
T hầy xưa bạn cũ ngàn nhung nhớ Tỉnh giấc mơ xưa nối nhịp cầu Tháng tư năm Mão* buồn muôn thuở Bách niên chi kế vạn sầu đau. Lê Đình Thông
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468