Lụt do đâu?

14 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 30067)
Lụt do đâu?
Lụt do đâu?
Yếu tố con người trong trận lụt ở VN
634253709685767676_226x170






Lụt tại Hà Tĩnh
Cho đến hôm nay 22/10, số người chết vì lũ lụt tuần qua ở miền Trung Việt Nam lên tới 75 sau đợt mưa to, 140 cm kéo dài nhiều ngày, gây thiệt hại nặng cả về nhà cửa, hoa màu.

Cũng trên truyền thông Việt Nam đang có các tiếng nói nêu ra ý kiến cho rằng ngập lụt một phần do thiên tai, một phần do việc xây cất đập thủy điện và công trình giao thông làm biến đổi dòng chảy tự nhiên của nước sông suối.

Phó GS Tiến sĩ Đại học Quốc gia, trưởng ban phản biện của Hội bảo vệ Tài nguyên môi trường từ Hà Nội xác nhận với BBC về hiện tượng này.

Hiện Quốc hội Việt Nam có kế hoạch bàn thảo và kiến nghị với chính phủ về các giải pháp nhằm hạn chế tác động của việc xây cất trong vùng bị lũ.

Tuy nhiên, hiện có tranh cãi việc xây thủy điện nhiều nơi có phải là nguyên nhân chính.

Thủy điện và gì nữa?

Trả lời BBC từ Hà Nội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, ông Trần Đình Đàn nói rằng:

"Quốc hội chỉ có nhiệm vụ giám sát, xong rồi phản ánh lại để chính phủ xem xét. Chính phủ cũng rất kiên quyết trong việc này. Bây giờ từ chính phủ giao cho các bộ, phối hợp các bộ với các địa phương cho đến lúc tổ chức thực hiện thì có sai sót."

Ông nêu ví dụ "Khi lũ to nhất thì mất điện để mở cánh cống ra. Vì dùng tay người thì làm sao mà mở cánh cống được".

Tuy nhiên, ông Đàn, cũng là cựu bí thư Hà Tĩnh nói rằng "Đổ lỗi hoàn toàn cho thủy điện thì cũng không công bằng".

Theo ông, đợt lụt và ngập úng vừa qua "có lý do toàn bộ do thiên tai, biến đổi khí hậu, mưa dài ngày", và còn do quy hoạch giao thông nữa.

Ông Trần Đình Đàn nói chỉ đổ cho thủy điện là 'không khách quan'

"Ngoài thủy điện còn giao thông chắn các tuyến đường dọc, đường Quốc lộ 1 nâng cao lên, lại có các đường ngang nên có úng cục bộ, ngập vào nhà dân."

Ông cho hay sẽ có kiến nghị, phát biểu tại các diễn đàn Quốc hội.

Trả lời báo Việt Nam, ông Lê Huy Ngọ, cựu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng nói ngoài lý do chủ yếu do thiên tai, "hệ quả đó có yếu tố tác động của con người đối với môi trường".

Ông Lê Huy Ngọ, người từng phụ trách Ban Phòng, chống lụt bão Trung ương được báo Công an Nhân dân trích lời cho rằng việc miền Trung mất rừng giữ nước đầu nguồn, rừng chắn gió bão từ biển cũng là nguyên nhân:

"Việc chuyển mục đích sử dụng rừng nghèo sang trồng cây công nghiệp, phủ xanh đất trống đồi trọc; thứ hai là các tỉnh phát triển mạnh các khu công nghiệp, khu du lịch, đô thị ven biển, chiếm mất quá nhiều diện tích trồng phi lao ven biển, phá vỡ bức tường thành chặn bão và nước biển một cách tự nhiên."

Dù ông Trần Đình Đàn nói thủy điện không phải là lý do duy nhất, ông Lê Huy Ngọ lại cho rằng chính là phát triển thủy điện nhiều, lấy đi quỹ rừng rất lớn.

Ông Ngọ nói rằng trên chín tỉnh miền Trung và Tây Nguyên những năm gần đây đã phát triển tới 393 dự án thủy điện lớn nhỏ.

Còn ông Đàn, hiện là ủy viên trung ương Đảng nói với BBC rằng mảng an ninh có liên quan đến người dân sẽ được bàn cả trước Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam năm tới.

(Nguồn: bbc.co.uk)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Năm 2012(Xem: 25975)
Người Đức làm sao thế? Câu hỏi đó không chỉ người ngoài đang hỏi mà ngay cả người Đức cũng đang tự hỏi mình. Và mỗi người đặt ra câu hỏi trong những trưòng hợp khác nhau với những ý nghĩ trong đầu khác nhau.
23 Tháng Năm 2012(Xem: 23728)
Trung úy phi công Franz Stiegler của Luftwaffe (Không Quân Đức) đã tha mạng cho do Trung úy phi công Charles Brown cùng phi hành đoàn 10 người trên một oanh tạc cơ Hoa Kỳ đang khốn đốn trên bầu trời.
14 Tháng Tư 2012(Xem: 26402)
Ai trách nhiệm về sự điên khùng này, nếu chẳng phải là giới chính trị, những người vốn sinh ra để làm những chuyện ích nước lợi dân nhưng từ lâu nhiều người cứ thích làm điều ngược lại: phản dân hại nước.
14 Tháng Tư 2012(Xem: 26186)
Chính vì sự chính trị hóa và xã hội hóa niềm tin tôn giáo đã dẫn đến sự lung lay niềm tin, sự thất vọng, khiến chúng ta đang đứng trước một hiện tượng mà một tác giả nổi tiếng đã gọi là “Kết thúc của một nước Mỹ Cơ Đốc”.
14 Tháng Tư 2012(Xem: 25955)
Một năm sau khi Nguyễn Đức Quang qua đời, hát lại các bài ca của anh viết từ những năm chinh chiến cũ, chúng ta vẫn thấy những lời ca tha thiết của anh còn rất cần thiết cho các bạn trẻ hiện nay.
14 Tháng Tư 2012(Xem: 25460)
Chuyên gia Lâm Hòa Lập cũng lưu ý là các nhà lãnh đạo cộng sản có « truyền thống lâu đời sử dụng những nhân vật cải cách triệt để và những ngưòi có tư tưởng tự do về kinh tế như những con tốt trong các thủ đoạn chính trị, để rồi sau đó gạt bỏ chúng đi khi trận chiến giành quyền lực kết thúc ».
14 Tháng Tư 2012(Xem: 21563)
Trước gọng kềm của Trung Quốc ngày càng xiết chặt trên Việt Nam từ hai phía Biển Đông và sông Mêkông, một lối thoát cho Việt Nam có lẽ là tích cực tham gia vào khối Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP do Hoa Kỳ khuyến khích và đang trên đường hình thành?
14 Tháng Tư 2012(Xem: 25284)
Vụ án này đang phơi bày sự phân hóa chủng tộc ở Mỹ vẫn còn là một vấn đề như ngưòi ta có thể đã lo sợ, thấy trước. Và khi “chủng tộc” đi vào, công lý coi chừng khó ở lại. Và khi công lý đã đi ra, thì vụ này sẽ bùng nổ như thế nào, chẳng ai đoán trước được.
25 Tháng Ba 2012(Xem: 26515)
“Thứ nhất, nhớ dùng cái đầu của mình và cố suy nghĩ lý lẽ trước khi nói ra quan điểm của mình; và thứ hai, trưóc khi nói, nhớ xem lại đồng hồ – nay là năm 2012, chẳng phải là những năm 70 đâu”. Ngưòi nhắc nhở Romney là nhà lãnh đạo nước Nga Dmitry Medvedev.
25 Tháng Hai 2012(Xem: 24485)
Giới hạn của bài này là nói về âm mưu bành trướng Bắc Kinh tại Á Châu. Biển Đông và một phần Thái Bình Dương là trọng điểm của âm mưu đó.
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468