Lụt do đâu?

14 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 30128)
Lụt do đâu?
Lụt do đâu?
Yếu tố con người trong trận lụt ở VN
634253709685767676_226x170






Lụt tại Hà Tĩnh
Cho đến hôm nay 22/10, số người chết vì lũ lụt tuần qua ở miền Trung Việt Nam lên tới 75 sau đợt mưa to, 140 cm kéo dài nhiều ngày, gây thiệt hại nặng cả về nhà cửa, hoa màu.

Cũng trên truyền thông Việt Nam đang có các tiếng nói nêu ra ý kiến cho rằng ngập lụt một phần do thiên tai, một phần do việc xây cất đập thủy điện và công trình giao thông làm biến đổi dòng chảy tự nhiên của nước sông suối.

Phó GS Tiến sĩ Đại học Quốc gia, trưởng ban phản biện của Hội bảo vệ Tài nguyên môi trường từ Hà Nội xác nhận với BBC về hiện tượng này.

Hiện Quốc hội Việt Nam có kế hoạch bàn thảo và kiến nghị với chính phủ về các giải pháp nhằm hạn chế tác động của việc xây cất trong vùng bị lũ.

Tuy nhiên, hiện có tranh cãi việc xây thủy điện nhiều nơi có phải là nguyên nhân chính.

Thủy điện và gì nữa?

Trả lời BBC từ Hà Nội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, ông Trần Đình Đàn nói rằng:

"Quốc hội chỉ có nhiệm vụ giám sát, xong rồi phản ánh lại để chính phủ xem xét. Chính phủ cũng rất kiên quyết trong việc này. Bây giờ từ chính phủ giao cho các bộ, phối hợp các bộ với các địa phương cho đến lúc tổ chức thực hiện thì có sai sót."

Ông nêu ví dụ "Khi lũ to nhất thì mất điện để mở cánh cống ra. Vì dùng tay người thì làm sao mà mở cánh cống được".

Tuy nhiên, ông Đàn, cũng là cựu bí thư Hà Tĩnh nói rằng "Đổ lỗi hoàn toàn cho thủy điện thì cũng không công bằng".

Theo ông, đợt lụt và ngập úng vừa qua "có lý do toàn bộ do thiên tai, biến đổi khí hậu, mưa dài ngày", và còn do quy hoạch giao thông nữa.

Ông Trần Đình Đàn nói chỉ đổ cho thủy điện là 'không khách quan'

"Ngoài thủy điện còn giao thông chắn các tuyến đường dọc, đường Quốc lộ 1 nâng cao lên, lại có các đường ngang nên có úng cục bộ, ngập vào nhà dân."

Ông cho hay sẽ có kiến nghị, phát biểu tại các diễn đàn Quốc hội.

Trả lời báo Việt Nam, ông Lê Huy Ngọ, cựu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng nói ngoài lý do chủ yếu do thiên tai, "hệ quả đó có yếu tố tác động của con người đối với môi trường".

Ông Lê Huy Ngọ, người từng phụ trách Ban Phòng, chống lụt bão Trung ương được báo Công an Nhân dân trích lời cho rằng việc miền Trung mất rừng giữ nước đầu nguồn, rừng chắn gió bão từ biển cũng là nguyên nhân:

"Việc chuyển mục đích sử dụng rừng nghèo sang trồng cây công nghiệp, phủ xanh đất trống đồi trọc; thứ hai là các tỉnh phát triển mạnh các khu công nghiệp, khu du lịch, đô thị ven biển, chiếm mất quá nhiều diện tích trồng phi lao ven biển, phá vỡ bức tường thành chặn bão và nước biển một cách tự nhiên."

Dù ông Trần Đình Đàn nói thủy điện không phải là lý do duy nhất, ông Lê Huy Ngọ lại cho rằng chính là phát triển thủy điện nhiều, lấy đi quỹ rừng rất lớn.

Ông Ngọ nói rằng trên chín tỉnh miền Trung và Tây Nguyên những năm gần đây đã phát triển tới 393 dự án thủy điện lớn nhỏ.

Còn ông Đàn, hiện là ủy viên trung ương Đảng nói với BBC rằng mảng an ninh có liên quan đến người dân sẽ được bàn cả trước Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam năm tới.

(Nguồn: bbc.co.uk)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Tám 2010(Xem: 35004)
Niềm Đau Chôn Dấu Trong khi còn nhiều kết luận có thể nói thêm từ tình trạng hiện nay, có một điều chắc chắn: sự bế tắc hiện nay của Mỹ không thuần là bế tắc kinh tế. Do đó giải đáp cũng không thể là thuần kinh tế. Sự tìm kiếm chỉ mới bắt đầu, nếu người ta đủ can đảm nhìn nhận phải bắt đầu tìm kiếm. Hoàng Ngọc Nguyên
14 Tháng Tám 2010(Xem: 33958)
MỸ DÁM RA ĐI HAY CHĂNG? Và chúng ta, người Việt đang sống ở đất khách, quê người, chăc chắn phải có giây phút chạnh lòng: chẳng hiểu được cách đây 40 năm, khi các bên trong cuộc chiến tranh Việt Nam tới tấp đưa ra những “giải pháp hòa bình”, có ai ở Mỹ đặt câu hỏi “What happens if we leave South Vietnam” hay không? Hoàng Ngọc Nguyên
04 Tháng Tám 2010(Xem: 26886)
Ph ầ n B : Xã hội dân sự quốc tế Từ xã hội dân sự quốc gia đến xã hội dân sự quốc tế Mở ra ở đây những trang đầu của hồ sơ xã hội dân sự quốc tế chính là để trước hết chúng ta lấy lại giờ, không phải giờ của những năm 1945, hay 1954, 1975 mà giờ những năm 2000. Gs. Trần Thanh Hiệp
25 Tháng Bảy 2010(Xem: 32618)
Con n gười ta sinh ra người làm nghề này, ngưòi làm nghề khác. Và chẳng có nghề gì xấu. Cũng như chẳng ai chọn cha mẹ mà sinh ra, cũng chẳng ai chọn việc làm mà sáp vào. Đừng quá tự tin và lạc quan mà nghĩ rằng con người có thể chủ động t ất c ả - nhất là cuộc đời mình. Hoàng Ngọc N guyên
11 Tháng Sáu 2010(Xem: 29769)
Xã Hội Dân Sự Việt Nam & Xã Hội Dân Sự Quốc Tế Lời giới thiệu : Mấy năm gần đây nhiều nguồn dư luận, ở trong cũng như ở ngoài nước, đều cho rằng hình thành và phát triển một «xã hội dân sự» ở Việt Nam là một trong những bước mở đường dân chủ hóa không thể không có. Thành ngữ xã hội dân sự là thuật ngữ rất mới trong ngôn ngữ chính trị Việt Nam, được dùng để chuyển tải vào tiếng Việt những thành ngữ tiếng Pháp ‘société civile’ và tiếng Anh ‘civil society’. Gs. Trần Thanh Hiệp & Lê Đình Thông, Ph.D.
11 Tháng Sáu 2010(Xem: 31937)
Lịch Sử Đang Rảo Bước Trong Vùng Đông Nam Á Rõ ràng Lịch Sử đang rảo bước đi nhanh trong vùng này. Nhịp gia tốc làm chóng mặt này khác hẳn với mức chậm chạp, trì trệ của biến thiên chính trị trong thời chiến tranh lạnh ... Gs. Vương Văn Bắc
01 Tháng Sáu 2010(Xem: 33448)
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng chuyên về khoa kinh tế học, nhưng có lẽ vì hai khoa kinh tế và kinh doanh có liên quan, cho nên xem chừng ông cũng rành về kinh doanh, nhất là kinh doanh thực hành. Hoàng Ngọc Nguyên
17 Tháng Năm 2010(Xem: 32068)
Tôi biết giữa những cuộc bàn luận sôi nổi về: dự án đầu tư, phát triển khu vực, khế ước, doanh lợi, hoa hồng v.v..những ý kiến trên đây có thể trái mùa và lạc điệu. Nhưng thiết tưởng việc phục hưng những giá trị đạo đức truyền thống cũng là việc cần, và trong những giá trị đó chắc phải có đức chung thủy. Gs Vương Văn Bắc
08 Tháng Năm 2010(Xem: 34529)
Nhìn lại cái dịp “35 năm nhìn lại” tuần qua, chúng ta dường như đã đạt được một số kết luận về quá khứ để cho tương lai thấy nhẹ nhàng hơn. Hoàng Ngọc Nguyên
08 Tháng Năm 2010(Xem: 34021)
T hầy xưa bạn cũ ngàn nhung nhớ Tỉnh giấc mơ xưa nối nhịp cầu Tháng tư năm Mão* buồn muôn thuở Bách niên chi kế vạn sầu đau. Lê Đình Thông
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468