ĐÚNG LÀ MỘT CHÍNH KHÁCH ANH HÙNG

04 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 30155)
ĐÚNG LÀ MỘT CHÍNH KHÁCH ANH HÙNG
ĐÚNG LÀ MỘT CHÍNH KHÁCH ANH HÙNG
Hoàng Ngọc Nguyên

634271015504344356_180x288

Gọi một người là chính khách, hay statesman, chúng ta thường hàm ý kính trọng người đó về kiến thức, kinh nghiệm, tư cách, sự nghiệp, tài ba trong việc giúp nước, giúp dân. Khi gọi một người là nhà chính trị (politician), thường chúng ta nghĩ đến một người quá hôn mê theo đuổi quyền lực mà trở nên cơ hội, thực dụng, thủ đoạn nhưng chẳng bao giờ có thể đạt đến đẳng cấp chính khách vì người ta thiếu đủ cả, từ kiến thức, kinh nghiệm tư cách, và lý tưởng vì dân vì nước. Alaska là một tiểu bang quá nhỏ. Nhỏ còn hơn Qatar là nước Trung Đông hôm thứ năm được Liên đoàn Túc Cầu Quốc tế FIFA lựa chọn làm nước tổ chức giải vô địch bóng tròn thế giới (World Cup) năm 2022. Một tiểu bang đất quá rộng nhưng người không đông, mà có đến hai phụ nữ đáng danh hiệu một người là anh hùng, một ngưởi là phản diện anh hùng (antiheroine); một người đáng là chính khách, một ngưòi đúng là nhà chính trị chuyên đi khách.

Hiện nay thì nhà chính trị ở Alaska nổi tiếng hơn vị chính khách. Nói cho đúng, bà đang nổi tiếng như cồn, đến độ người Việt ta mà ra tranh cử dân biểu liên bang cũng nhờ bà đến Orange County vận động. Bà nổi tiếng đến độ ngưòi ta phải nhìn nhận rằng nếu bà ra tranh cử tổng thống năm 2012 trong hàng ngũ đảng Cộng Hòa, thì bà sẽ là ứng cử viên của đảng Cộng Hòa được cử tri dễ nhận biết tên tuổi nhiều nhất. Những tên như Mitt Romney cựu thống đốc Massachusetts hay Newt Ginrich cựu chủ tịch Hạ Viện thời Tổng thống Bill Clinton hay ngay cả Mike Huckabee cựu thống đốc Arkansas không phải mọi người đều biết - nhất là đối với những người không “nghiêm chỉnh” mấy với chuyện theo dõi sân khấu chính trị. Nhưng tên tuổi bà thì ai cũng biết, trong cả 28 tháng qua, từ khi Đại hội đảng Cộng Hòa nhóm năm 2008 tại St. Paul, Minesota, để cử người ra tranh cử tổng thống và phó tổng thống. Kể từ khi John McCain bị chứng điên do thời gian ở trong Hỏa Lò của Cộng Sản Bắc Việt quá lâu, cho nên lôi bà ra sân khấu trong cuộc bầu cử tổng thống chỉ có thua năm 2008, thì tin tức liên quan đến bà, đến gia đình của bà, đến dồn dập, nhất là trong thời gian năm nay, và đặc biệt là trong một qua, sau khi có bầu cử giữa mùa. Đọc báo ở California, ngưòi ta thấy chỉ có nổi bật hai tin hàng ngày ở mục Tin Vắn Giờ Chót: thứ nhất, băng đảng ma túy Mexico giết ngưòi không gớm tay ở thành phố Ciudad Juarez sát biên giới Mỹ, làm ai cũng sợ; thứ hai, bà sẽ ra tranh cử năm 2012, tự ví mình như Ronald Reagan tái thế và khẳng định bà dư sức đánh bại ông Obama - làm cho ngưòi ta hết sợ mà phì cười.

Vừa qua, một cựu dân biểu bảo thủ người Cộng Hòa ở Florida, nay là một ngưòi dẫn chương trình cho MSNBC, đã nói rằng “Những ngưòi Cộng Hòa có một vấn đề. Nhân vật được nói đến nhiều nhất trong đảng hiện nay, một ngôi sao truyền hình trong chương trình phô diễn đời thực, không thể thắng cử. Thế nhưng chính những ngưòi lãnh đạo của đảng vẫn lo ngại rằng Sarah Palin sẽ làm cho đảng tan tác vào năm 2012 lại quá hãi sợ nên không dám nói công khai những gì họ đều than phiền riêng tư với nhau”. Ông nói rõ hơn “Dù là chuột hay là người với bộ não con ngưòi hoạt động đầy đủ và một bản thành tích mỏng như bà cũng chẳng ai dám tơ tưởng chuyện ra tranh cử. Lý lịch của bà làm cho tiều sử chính trị của Barack Obama trông đồ sộ như của Winston Churchill… Đúng là bà đang theo đuổi một giấc mơ của kẻ khật khùng”. Ông cũng đề cập một cách phê phán việc bà so sánh resumé của bà với resumé của ông Reagan, việc bà phê bình dòng họ Bush là kiêu kỳ, xa rời quần chúng, việc bà thôi ngang nhiên nhiệm kỳ thống đốc bất kể dư luận và trách nhiệm đối với cử tri, và nay bà đang chạy theo việc làm tiền bằng chuyện lên đài làm show và bán sách.

Nhưng có một chuyện ông Joe Scarborough đã không nói tới. Đó là thái độ của bà đối với bà thượng nghị sĩ cùng tiêu bang và cùng đảng Cộng Hòa của bà. Bả đã lỡ một dịp có thể được xưng tụng là một chính khách với tư cách lỗi lạc. Cho nên rõ ràng suốt đời bà sẽ chỉ là một nhà chính trị. Vì người ta chờ đợi bà sẽ gọi cho bà thượng nghị sĩ, chúc mừng bà đã thành công trong bầu cử, và cũng nói rằng ông Joe Miller, ngưòi ra tranh cử chiếc ghế này tại Alaska, sẽ ngưng chuyện kiện tụng, khiếu nại về kết quả bầu cử, vể sự chính xác trong chuyện đếm phiếu. Bằng cách điện thoại như vậy, bả sẽ cho thấy chẳng phải chỉ có đàn ông mới biết anh hùng, mã thượng, quân tử, mà đó là đặc tính của con ngưòi nhân bản, văn minh, có tư cách, đặc tính của một chính khách. Tiếc thay, bà đã không làm được chuyện đơn giản đó, hoặc là vì mải miết chạy theo chuyện bán sách, nhưng chính yếu là vì cái tâm của bà không có, hoặc có mà quá nhỏ, cho nên những chuyện hận thù cá nhân đố kỵ ganh ghét phá hoại làm mờ đi nhu cầu phải có một hành động phải đạo, có thể làm cho con ngưòi bỗng dưng lớn hẳn.

Gia đình bà thượng nghị sĩ có một truyền thống chính trị ở tiểu bang này. Cha bà nguyên là Thống đốc Alaska, đã chỉ định bà làm thượng nghị sĩ năm 2002, và năm 2004 thì bà được bầu làm thượng nghị sĩ của tiếu bang - phụ nữ đầu tiên từ Alaska được bầu vào Quốc Hội,và cũng là người đầu tiên đượ sinh ra ở tiểu bang này có vinh dự đó. Nhưng cha bà lại thua nhà chính trị trong cuộc bầu cử thống đốc năm 2006 bởi vì ông không chú tâm đúng mức đến vòng sơ bộ của Cộng Hòa. Trong cuộc bầu cử ở Alaska năm nay, bà thượng nghị sĩ tái ứng cử, nhưng vấp phải Joe Miller là người của Tea Party và của nhà chính trị đưa ra trong vòng sơ bộ của đảng Cộng Hòa. Bà nghị sĩ thua ở sơ bộ - giống như cha mình bốn năm trước đó. Nhưng bà tin ở quấn chúng ủng hộ mình. Bà không tin bà cựu thống đốc thực sự được người dân Alaska ủng hộ. Cho nên bả đã ra tranh cử dưới tính cách một ứng cử viên “ghi danh”. Có nghĩa là ngoài hai ứng cử viên của Cộng Hòa và Dân Chủ có tên in sẵn trên phiếu bầu, ai muốn bỏ cho bà sẽ phải mang theo bút mực đề viết tên bà vào. Kết quả bầu cử bị đình trệ mãi, vì ứng cử viên Cộng Hòa, ngưòi của nhà chính trị, cứ đòi phải đếm lại từng phiếu và dò từng chữ xem ngưòi ta viết tên bà có đúng không. Đúng là ông này “cao kiến”. Tên bà thượng nghị sĩ khó nhớ, khó viết đối với người thường, mà đến 99.58% cử tri là người thưòng cả. Dễ viết sai hay thiếu chữ này, chữ nọ. Nhưng cuối cùng, thì Ủy ban bầu cử loan báo bà thượng nghị sĩ vẫn thắng với hơn 10.000 phiếu trong tổng số hơn 100.000 phiếu bà nhận được. Ông Joe Miller này, tính còn “đàn bà” hơn cả nhà chính trị, cho nên đi kiện nữa. Ông giống người chính trị bảo trợ ông ở chỗ không bao giờ tự hỏi làm sao sau này mình có thề nhìn thẳng vào mặt những người khác một cách “đàn ông” .

Bà thượng nghị sĩ đúng là một chính khách. Bà giải thích rất rõ lý do vì sao bà vẫn tranh cử. Và lý do nào bà đã thắng. Bà nói: “Trong một cuộc bầu cử, vấn đề là người ra ứng cử có gì cho cử tri của mình. Rõ rệt là Joe Miller có sức thu hút đối với những ngưòi bảo thủ nặng kí. Nhưng trong tiều bang của chúng tôi, chúng ta có đến hơn 54% cử tri không muốn xếp hàng với ai cả, không Cộng Hòa, không Dân Chủ, không đảng xanh. Không gì cả. Cho nên, cần bào đảm rằng tất cả những người dân Alaska, cho dù màu sắc chính trị là thế nào, phải cảm thấy yên tâm là họ có ngưòi đại diện đúng lợi ích của họ. Cuộc bầu cử ở đây là như thế. Người dân muốn có ngưòi thể hiện sự nhất trí của cử tri, một nguòi có thể kết hợp được mọi nguòi lại với nhau để bảo đảm hiệu quả nơi chính phủ”. Bà thượng nghị sĩ hiều được sự thách đố của Tea Party và nhà chính trị, nên bà công khai tìm đến cả với người Dân Chủ và độc lập. Bà nói: “Tôi không nhìn cử tri là những người Cộng Hòa, người Dân chủ hay độc lập. Tôi nhìn họ là người dân Alaska có cùng chung niềm mong đợi: chúng tôi phải đại diện cho được họ. Hãy làm việc với những người có quan điểm đối nghịch để có những chính sách tốt khiến cho tiêu bang này, đất nước này có hướng tích cực đi tới”.

Trong phát biểu về thành công của mình, bà đã nói một chân lý không chỉ đúng với Alaska mà còn đúng cho cả nước, những điều bà nói rất đáng cho những ngưòi lãnh đạo Dân Chủ và Cộng Hòa, tại Hạ Viện và Thượng Viện, lắng nghe và suy gẫm. Bởi vậy, bà đáng là một chính khách hơn là một nhà chính trị tầm thường. Bà nói: “Tôi không cho rằng cừ tri của chúng ta đi tìm một người chấp nhận một thử nghiệm về giáo điều trung kiên của đảng này hay đảng nọ và sẽ chẳng bao giờ đi chệch hướng của đảng. Tôi nghĩ rằng cử tri muốn chúng ta suy nghĩ, và tôi nghĩ cử tri muốn chúng ta phải làm việc với nhau. Cho nên, đó là lời hứa của tôi với người dân Alaska, dù đây là người Cộng Hòa bảo thủ nhất hay là người Dân Chủ phóng khoáng nhất, tôi sẽ cố tìm ra một cách khiến chúng ta có thề tìm ra những điểm chung thỏa hiệp để cùng phục vụ tiều bang và phục vu đất nước”.

Những lộn xộn hạ lưu hiện nay ở Hạ Viện và Thượng Viện trong mấy ngày tuần này, chỉ vì người ta không biết nói như chính khách mà chỉ có ngôn ngữ hàm hồ của những nhà chính trị!
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Hai 2011(Xem: 24992)
SỐNG TRONG XÃ HỘI “ĐA VĂN HÓA” Hoàng Ngọc Nguyên Đa văn hóa là mạnh ai nấy sống, và vừa sống vừa ngoảnh lại, hay đa văn hóa là tìm cách sống chung, hội nhập với nhau bằng cách cùng nhau nhìn về phía trước. Đây là điều cần phải suy nghĩ không chỉ cho những nguời di dân Hồi giáo!
20 Tháng Hai 2011(Xem: 26846)
ƯỚC GÌ TA LÀ NGƯỜI HỒI GIÁO! Hoàng Ngọc Nguyên Những gì đ ang xảy ra là sự trỗi dậy đáng bàng hoàng của lực lượng quần chúng, chứng tỏ bấy lâu nay họ không ngủ mê mệt như ngưòi dân ở nhiều nơi khác.
19 Tháng Hai 2011(Xem: 26033)
Phe đối lập Barhain bác bỏ đề nghị đối thoại với chính quyền Thanh Phương, rfi Phe đối lập B arhein hôm nay đã bác bỏ đề nghị đối thoại do hoàng thái tử đưa ra, đòi là trước tiên, chính phủ phải từ chức, ngoài việc quân đội rút khỏi quảng trường Manama, nơi mà binh lính đã nổ súng vào đoàn biểu tình tối hôm qua, khiến hàng chục người thiệt mạng. Theo tin giờ chót, để gia tăng áp lực lên chính quyền, các công đoàn tại Bahrein đã kêu gọi tổng đình công kể từ ngày mai.
19 Tháng Hai 2011(Xem: 25441)
Nông nghiệp: Thiên đường mới của giới đầu cơ Mai Vân, rfi L’Humanit é đưa tít lớn trên trang nhất tố cáo : « Nông nghiệp Cõi thần tiên mới của giới đầu cơ ». Để đối phó với nạn đầu cơ, biện pháp hữu hiệu nhất là chính phủ tung ra thị trường một phần dự trữ của mình. Có điều theo tờ báo, Pháp và Châu Âu không còn chính sách dự trữ. Trong tình hình đó, có lên tiếng chống đầu cơ cũng bằng thừa.
19 Tháng Hai 2011(Xem: 25160)
Những rào cản của nền kinh tế Việt Nam Khánh An, RFA Tuy nhiên, một vấn đề mà Việt Nam đang gặp phải là đất nước bị chi phối bởi những người thân cận giàu có của các Đảng viên. Những người này có khả năng làm mất ổn định kinh tế, họ có thể “lái” các chính sách theo hướng có lợi riêng cho bản thân nhưng dĩ nhiên là vẫn tuân thủ đường hướng mà họ biết chắn chắn là sẽ xảy ra,
19 Tháng Hai 2011(Xem: 28149)
Nhận định về tình hình Iran bbc.co.uk Rõ ràng l à các cuộc biểu tình hôm thứ Hai ở Iran là ngạc nhiên lớn cho cả chính phủ và các lãnh đạo của Phong trào Xanh đối lập. Việc người dân sẵn sàng xuống đường bất chấp lực lượng an ninh chứng tỏ còn biết bao giận dữ trong một số bộ phận dân chúng đối với chính quyền. Nó cũng vạch ra sự trống rỗng của những tuyên bố chính phủ rằng Phong trào Xanh đã hết thời.
19 Tháng Hai 2011(Xem: 24450)
Mubarak: gậy ông lại đập lưng ông Trọng Thành Theo báo ch í Pháp, trong 30 năm qua, Mubarak đã xây dựng một hệ thống quyền lực, để rồi trở thà nh nạn nhân của sự "củng cố, khoá chặt" của hệ thống này. Chính cũng vì Mubarak quan tâm vào việc tập trung quyền hành, mà ông đã không nhìn thấy khát vọng của dân chúng, bỏ lỡ cơ hội thực hiện cải cách dân chủ.
19 Tháng Hai 2011(Xem: 25866)
Liên hoan điện ảnh Berlin: mùa săn giải Gấu vàng T uấn Thảo Tại thủ đô nước Đức, tháng này còn được gọi là ‘‘Mùa săn Gấu vàng’’ Liên hoan Berlin lần thứ 61 được tổ chức từ ngày 10/2 đến 20/2. Tính tổng cộng, có đến 385 phim đến từ gần 60 quốc gia trên thế giới tham dự liên hoan phim năm nay.
19 Tháng Hai 2011(Xem: 26969)
Biểu tình bị đàn áp dữ dội tại nhiều nước Ả rập Thanh Phương/Trọng Thành/Đức Tâm Cảnh sát B ahrain, Libya và Yemen đàn áp dữ dội người biểu tình làm cho nhiều người chết và bị thương. Ở Ai Cập, nhiều ngàn người đã quay lại quảng trường Tahrir, một tuần sau k hi ông Mubarak bị lật đổ để ăn mừng sự kiện nàyđồng thời duy trì áp lực lên quân đội để đòi dân chủ. Còn tại Iran, chính quyền Iran đã huy động hàng ngàn người xuống đường chống lại phe đối lập.
19 Tháng Hai 2011(Xem: 25203)
Cách mạng: Iran - Thiên An Môn - Ai Cập Tiến sỹ Mark Almond Điều kiệ n cần thiết để biến sự bất mãn âm ỉ của hàng triệu người thành đám đông trên đường phố là tia lửa khơi dậy nguồn điện kết nối họ. Những cái chết bạo lực là chất xúc tác phổ biến nhất trong việc biến bất mãn thành cách mạng trong 30 năm qua.
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468