XÔN XAO MỘT MÙA GIÁNG SINH

25 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 26276)
XÔN XAO MỘT MÙA GIÁNG SINH

XÔN XAO MỘT MÙA GIÁNG SINH

Hoàng Ngọc Nguyên


Để cho những thế hệ trẻ lớn lên sau này hiểu

ông bà,cha mẹ của mình đã từng sống hãi hùng như thế nào

Nếu ta hỏi những người một thời đã từng lớn lên ở quê nhà trước năm 1975 Mùa Giáng Sinh nào trong đời lắng đọng nhất trong ký ức của họ, chúng ta chắc chắn sẽ ghi nhận được rất nhiều câu trả lời khác nhau tùy hoàn cảnh riêng của mỗi người. Nhưng có lẽ hai câu trả lời thường gặp nhất phải là Nô-en năm 1972 và Nô-en năm 1975. 

Nô-en 1975 là Nô-en đẩu tiên trong đời “học tập cải tạo” của cả trăm ngàn người. Dù là ở nơi nào,Trảng Lớn,Xuân Lộc, Long Giao, hay ra ngoải bắc, và là người “trong đạo” hay “ngoại đạo”, có lẽ cả khối người đông đảo đó có cùng chung tâm sự đau đớn, cám cảnh và nhẫn nhục trước thân phận, nỗi mong đợi không thắng được sự nghi hoặc, nỗi nhớ thương những người thân yêu thêm nặng nề vì ám ảnh tuyệt vọng, có niềm tin mà vẫn thấy hoang mang. Người muốn đến với Chúa thì chỉ âm thầm buông mùng một mình cầu nguyện, bên tai cố tưởng như đang nghe vang vọng bài “Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời…” và trong hồn lẫm nhẫm “Lại một Nô-en nữa,Mấy mủa Giáng sinh buồn…”.  Những người không cùng tôn giáo vừa thông cảm với sự câm lặng của những tín đồ Thiên Chúa, vừa thấy có gì đổ vỡ ở niềm tin…

Nhưng những người nhớ đến Mùa Giáng Sinh năm 1975 có lẽ chỉ là một phần nhỏ so với con số đông đảo những người đã sống trong Mùa Giáng Sinh năm 1972 và không thể nào quên được những ngày cuối cùng của năm đó. Bởi vì năm 1972 là một trong những năm không thể quên được trong cuộc đời thời đó, và nó không thể quên được một phần lớn cũng vì Mùa Giáng Sinh năm đó nữa. Có năm nào trên đất nước chinh chiến điêu linh đến như thế trong suốt 15 năm chiến tranh ở miền Nam? Có năm nào chúng ta cảm nhận thấm thía đến như thế thân phận nhược tiều của một dân tộc không có quyền gì với vận mệnh của mình cho dù đã hết sức để tỏ ra xứng đáng? Có năm nào đời sống nguòi dân cảm thấy ngột ngạt, bế tắc đến như thế vì sinh kế hạn hẹp và sự túng thiếu đang tràn tới của thời kỳ “kinh tế kiệm ước” theo cách “Việt Nam hóa chiến tranh”? Và rồi Mùa Giáng Sinh đến, mang theo những hy vọng và mong đợi một cơ hội sinh tồn qua những đợt oanh tạc như mưa bom dội suốt 12 ngày đêm trên đất bắc. Như thế mà chẳng bao lâu sau đó, chỉ mới qua tết tây nhưng tết ta chưa đến, mà nhiều người đã có thể cảm nhận, một lần nữa, dường như chúng ta chằng hiểu được gì cả, không hiểu được địch, không hiểu được “bạn”, và còn không hiều được cả chính mình. Và bởi thế không thấy được cả những gì sẽ đến như một định mệnh đã an bài trong hai năm tới nữa.

Người dân miền Nam càng ngày càng sống gần gũi với chiến tranh sau Tết Mậu Thân năm 1968. Với “học thuyết Nixon” (Nixon doctrine) đòi hỏi mỗi nước phải tự cứu mình trước khi mong Mỹ cứu, và kế hoạch “Việt Nam hóa chiến tranh” của ông nhằm “thay màu da trên xác chết”, cuộc tấn công của quân lực miền Nam qua Campuchia năm 1970 và cuộc hành quân Hạ Lào Lam Sơn 719 vào năm 1971 đã trở thành tất yếu, cũng tất yếu là chiến dịch của Cộng quân Mùa hè Đỏ lửa năm 1972, Mỹ còn gọi là cuộc tồng tấn công Mủa Phục Sinh (Easter Offensive) để phô trương thanh thế và làm áp lực cho Mỹ nhanh chóng chấp nhận những điều kiện của Bắc Việt trong “hòa đàm Paris”. Địch phát động một chiến dịch kéo dài cả sáu tháng rõ rệt nhằm cho miền Nam tan tác, suy yếu, bị lấn chiếm, để cho đến khi có giải pháp “hòa bình” thì chỉ cònlà một cái xác không hồn.

Ngày 30-3, Miền Bắc bắt đầu mở chiến dịch, ba sư đoàn, với hơn 200 thiết giáp, vượt qua vùng giới tuyến – hủy bỏ cam kết bốn năm trước đó với Tổng thống Johnson là không bao giờ “vượt qua song Bến Hải”. Đồng thời, quân miền Bắc tiến vào vùng thung lũng Ashau theo đường 9 Nam Lào, đe dọa cố đô Huế. Quân Bắc Việt cũng tập trung ở vùng Tây nguyên – đe dọa Kontum và Pleiku. Ba sư đoàn từ Campuchia cũng tiến vào vùng 3, đe dọa thủ đô Saigon. Mùa hè đỏ lửa đúng là khủng khiếp,kinh hoàng, làm rực cháy cả miền nam, nếu chúng ta chỉ nhớ đến sự thất thủ của Quảng Trị với cảnh tất tả chạy giặc của hàng trăm ngàn người trên “con đường buồn thiu” (Street without Joy) dài đến 50 cây số vào đến Huế. Hay sự tháo chạy loạn lạc của hàng chục ngàn thường dân gốc Thượng ra khỏi vùng An Lộc, Bình Long ở biên giới tây nam. Thế nhưng nổi bật nhất trong ký ức của người dân miền nam về những ngày tháng đó cũng là chiền thắng kiêu hùng giành lại được Cổ Thành Quảng Trị ngày 16-9 sau khi rơi vào tay địch từ ngày 1-5. Đến gần 8.000 quân miền bắc đã bỏ xác lại trên trận địa trong khi phía miến nam, chưa đến 1.000 chiến sĩ hy sinh. Và một chiến thắng cũng anh dũng khác là giải tỏa được An Lộc sau 94 ngày bị bao vây, cố thù và chịu mưa pháo dội đêm ngày trên đẩu. Có thể nói rằng trong hơn nửa năm, người dân hậu phương phải nín thở theo dõi chiến trường trên khắp nước, và cùng vui mừng khi thấy sau một cơn thử thách quyết liệt như thế đất nước vẫn vẹn toàn. Điều mà những nhà quân sự có thể kết luận sau khi “trài qua một cuộc bể dâu” trong cảnh “mịt mù bay trong bụi thắng, Ngọn cờ khăn sô màu trắng”, như Mùa hè Đỏ lửa là quân đội miến Nam có khả năng chống trả bất cứ cuộc xâm lăng nào của địch, miễn được Mỹ quân viện đầy đủ như địch được Nga Tàu quân viện đầy đủ, cũng như được không trợ đầy đủ để chống lại viểc địch tràn ngập.

Niềm uất hận của miền nam là ở chỗ những gì quân dân miền Nam đã không ngại xương máu để cố gắng chứng tỏ, cố gắng thuyết phục với người bạn Mỹ “đồng minh” trong năm 1972 cũng như trong những năm trước đó, thực ra vô ích, và điều này không cần nhìn lại mới thấy mà có thể chiêm nghiệm được ngay từ năm đó - trừ phi ngưòi ta không chịu chiêm nghiệm. Trong năm 1972, nhiều điều đã rõ ra trên chính trường và bàn hội nghị ở Paris hay biệt thự mật đàm ở La Celle Saint Cloud. Nhưng có lẽ giới lãnh đạo và chính trị ở Saigon quá ham quyền và quá bất lực nên hoặc không thấy hoặc thấy mà lơ, hoặc không lơ mà không dám hành động. Còn người dân? Họ có cảm nhận tuyệt vọng của mình. Nhưng càng đi sâu vào công cuộc “Việt Nam hóa chiến tranh”, cuộc sống kinh tế của người dân càng khốn khổ. Không khốn khổ sao được khi cả 500.000 quân Mỹ rút chỉ trong một sớm một chiều (đến cuối năm 1972 chỉ còn 25.000 quân) so với khoảng 540.000 vào giữa năm 1969, khi Mỹ bắt đầu triệt thoái), biết bao người dân vừa mất tiền vừa mất việc. Viện trợ kinh tế một thời như núi với các chương trình CIP (Commercial Import Program), PL480 (Public Law 480 – Lương thực phục vụ Hòa bình) mất cả 300-400 trịệu một năm. Hối suất đồng đô la từ 118 đồng lên 275 lên 425 đồng một Mỹ kim. Và bỗng nhiên, bên tai người dân nghe đủ loại thuế: thuế kiệm ước (austerity tax), thuế trị giá gia tăng (value-added tax), thuế phân suất quân bình (per equation tax)… Trong xã hội chiến tranh,người ta không thấy người thất nghiệp, nhưng rất dễ dàng thấy bóng người tỵ nạn chiến tranh, người nghèo, người không nhà không cửa… Và cuộc sống về đêm với sự thác loạn của một thiểu số quyền quí nhờ chiến tranh. Khi người ta bị buộc phải sống qua ngày, làm sao có ai còn lòng dạ nào nghĩ đến chiến tranh hay hòa bình, đến trung lập hay liện hiệp, đến hai thành phần hay ba thành phần.

Thế nhưng người dân Saigon phần lớn cũng biết Nixon đang ở trong một năm bầu cử, và đơn giản ông muốn có một “hiệp định hòa bình” bằng bất cứ mọi giá trước khi người Mỹ đi bỏ phiếu cho ông tiếp tục ở lại Nhà Trắng vào đầu tháng 11. Tánh của ông muốn là cho bằng được, nhất là khi ông đã là tổng thống nước mạnh nhất thế giới, và đã từng nổi tiếng với tên gọi”Tricky Dick”. Và đó là điều ông đã tính trước, cho nên mới có mật đàm với miền bắc ngay từ ngày 21-2-1970 giữa Henry A. Kissinger với Lê Đức Thọ. Và bởi thế mà ngay từ 21-8-1972 Kissinger và Thọ đã có thỏa thuân căn bản về một hiệp định ngưng bắn,rút quân, trao trả tù binh, chính phủ liên hiệp ba thành phần. Chỉ đến ngày 2-10-1972, ông Kissinger mới cho phụ tá là Tướng Alexander Haig, gặp Tổng thống Nguyện Văn Thiệu tại Saigon để thông báo và giải thích nội dung các điều khoản chính của dự thảo hiệp định. Cả Saigon chấn động trước những tình tiết như ngưng bắn da beo, quân miến bắc không phải rút về miền bắc, liên hiệp ba thành phần… Saigon phản ứng quyết liệt vì chính ông Thiệu cũng thấy mình lâm nguy, cho dù Mỹ và Bắc Việt xem việc ông Thiệu vẫn còn tồn tại trong thời chuyển tiếp như một nhượng bộ,một đặc ân… Đến ngày 19-10, Kssìnger đích thân đến Saigon, nhưng ông Thiệu vẫn giữ vững lập trường đòi Bắc Việt rút và chống liên hiệp với Cộng Sản…

Thấy Saigon không chịu, Hà Nội ngúng nguẩy, Nixon nổi máu Watergate lên. Một mặt ông ta đe dọa ông Thiệu phải coi chừng số phận của chính ông và số phận của miền Nam nếu không chịu hiệp định hòa bình này. Đối với miền bắc, ông biết khó bảo hơn, nên ra lệnh tiến hành oanh tạc trong 12 ngày đêm,không chừa bất cứ mục tiêu nào cả,kể cả Hà Nội và Hải Phòng.

 Trong mùa Giáng Sinh năm 1972, khi thấy Nixon đánh phá miền bắc dữ đằn như thế, người dân miền Nam bắt dầu chắp tay cầu nguyện. Miền Bắc chắc sẽ chẳng chịu nổi, và chắc chắn sẽ phải chịu rút quân. Nixon quyết liệt như thế đấy, chắc chẳng bao giờ ông bỏ miến Nam, sẽ chẳng bao giờ đề miền Nam thiếu quân viện. Giải pháp chính trị? Hậu xét. Đó là mùa Giáng sinh dài nhất trong chờ đợi, trong hy vọng nhỏ nhoi, bấp bênh, mong manh về sự sống còn của chế độ Miền Nam.

 Nhưng chẳng bao lâu sau đó, và từ sau đó mà đi, người dân càng thấy mình sai hết, chẳng hiểu gì hết. Hiệp định Paris đư ợc ký kết ngày 27-1, và quân miền Bắc chẳng hề rút. Người ta ký hiệp định chỉ đề cho Mỹ rút “trong danh dự” và đưa được tù binh vế trình diện cho người dân Mỹ, đồng thời từ từ giảm bớt sự cam kết với miền Nam. Chế độ miền bắc có lợi thế là chưa hề phải bận tâm với miếng cơm manh áo của người dân. Cho nên, họ chỉ có một việc. Trong thời thất thế họ còn không ngại hy sinh bao thế hệ cả mấy triệu người cho tham vọng chính trị. Nay với bao sự thuận lợi về quân sự và chính trị, họ ngại gì việc đẩy mạnh công cuộc “giải phóng miền nam”. Trong khi đó, giới lãnh đạo và chính trị “quốc gia” ở miền Nam đã có qua nhiều bài học, nhưng có lẽ người ta học không thấm vì mục đích của việc học không phải để cứu dân cứu nước, họ không có muc tiêu nào lớn hơn, xa hơn là quyền lực, quyền lợi của chính bản thân họ. Năm 1971, ông Thiệu độc diễn tranh cử tổng thống. Tháng 11 năm 1972, ông lập ra đảng Dân Chủ của ông và tháng 12 ông chế ra luật giải tán tất cả những đảng không phải là đảng của ông – cho dù những đảng này đã thủy chung từng ủng hộ ông mấy năm qua nhưng ông chẳng biết thủy chung lại. Đầu năm 1974, trong tham vọng làm tổng thống trọn đời, ông lại ép Quốc Hội sửa Hiến Pháp cho ông ra một nhiệm kỳ thứ ba nữa. Các đảng phái chính trị phần thì khoanh tay, phần thì bó tay, cho dù cuối năm 1974 Phong trào chống tham nhũng của Linh mục Trần Hữu Thanh cũng không đánh thức được ý thức về hiểm hoạ mất nước đề cho người ta đoàn kết hơn, thống nhất hơn trong một mặt trận chung.

Ở Mỹ có một thế hệ được gọi là baby-boomers - những người được sinh ra sau Đệ nhị Thế chiến cho đến năm 1964. Ở Việt Nam cũng có thế hệ những người được sinh ra trong cuộc chiến tranh chống Pháp (1945-54) và lớn lên trong cuộc chiến chống Cộng (1960-75)- chiến tranh Đông Dương thứ hai. Những người thế hệ đó nay đã 55-65. Họ đều có thể nhớ lại ít nhiếu mùa Giáng Sinh bồn chồn năm đó để cho những người cùng sống trong năm đó có thể nhớ được rằng mình đã từng một thời cùng cảnh ngộ. Và để có thể nói với các thế hệ con cháu: mỗi thế hệ đều có cái mất và cái được. Hãy hiểu cái được là cái mà những thế hệ đi trước không có. Và cái mất là cái giá phải trả cho những cái có được ngày nay.

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Giêng 2023(Xem: 2917)
"Cách đây hơn 50 năm, chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Lyndon Baines Johnson tuyên bố "súng là công cụ chính gây nên cái chết của giới tội phạm Mỹ" và nói rằng vấn đề này "chính là kết quả từ thái độ bình thường của nền văn hóa chúng ta đối với súng đạn và di sản công dân được trang bị vũ khí, tự bảo vệ mình".
03 Tháng Mười Một 2022(Xem: 3063)
"Bắt đầu từ cuộc bầu cử tổng thống năm 2000, báo đài ở Mỹ bắt đầu sử dụng hai màu xanh và đỏ để phân biệt ảnh hưởng của hai đảng tại các tiểu bang."
14 Tháng Mười 2022(Xem: 3713)
"Trước khi chết, Sarina Esmailzadeh, 16 tuổi, nói rằng thế hệ của cô muốn sống như những người trẻ ở New York"
12 Tháng Mười 2022(Xem: 3600)
"Vụ nữ đại gia Trương Mỹ Lan, chủ nhân tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị bắt trong một vụ án kinh tế sẽ là bước đầu tiên để khui ra và ‘đốt lò’ các vị tai to mặt lớn từ đương chức đến đã nghỉ hưu, theo nhận định của nhiều nhà quan sát ở Việt Nam."
10 Tháng Mười 2022(Xem: 3431)
"Một cuốn sách của hai tác giả Phương Tây nêu ra ba lý do khiến nền tảng quyền lực của Đảng Cộng sản và Nhà nước XHCN ở Việt Nam rất bền vững."
17 Tháng Chín 2022(Xem: 3251)
"Giờ đây, tuy vẫn làm chủ cuộc chơi, nhưng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với nhiều đợt sóng ngầm trong nội bộ. “Bộ Tam” về tổng thể, tuy không còn cố kết với nhau như cách đây mấy tháng. Các chân ghế của “Bộ Tam” cũng đang lần lượt bị rung lắc dữ dội."
13 Tháng Chín 2022(Xem: 3011)
"Nhiều sự kiện thời sự khiến tiểu nhân chợt nhớ Nguyễn Công Hoan (1903 – 1977) và “Người ngựa, ngựa người” - truyện ngắn khoảng 3.000 chữ, viết đầu thập niên 1930, lúc Việt Nam còn thuộc Pháp, kể lại đêm giao thừa của một người phu kéo xe - của cụ (1)..."
08 Tháng Chín 2022(Xem: 2924)
"Năm 1904, Halford John Mackinder – nhà địa lý học người Anh – từng nói: « Ai thống trị được "Heartland" thì chỉ huy cả thế giới »... Hơn một thế kỷ sau, cuộc chiến giành « Heartland » giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra gay gắt hơn bao giờ hết."
12 Tháng Tám 2022(Xem: 3157)
“Không có ai được quyền đứng trên luật pháp ở đất nước này”, ông Merrick Garland, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã nói như thế vào ngày 20/7, khi được các phóng viên hỏi."
07 Tháng Bảy 2022(Xem: 3183)
"Nhan đề trang bìa nhiều báo tập trung vào các hiểm họa hàng đầu với thế giới đương đại. Courrier International nói về nạn đói đe dọa các quốc gia nghèo nhất với việc Nga sử dụng "vũ khí lúa mì". L’Express ám ảnh bởi nỗi lo sợ "bội chi ngân sách công" không sớm thì muộn dẫn đến thảm họa."
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468