7 tỷ người

26 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 27154)
7 tỷ người

Loạt bài đặc biệt

 634289771178575796_400x267

 7 tỷ người

 Vào năm 2045 dân số toàn cầu dự kiến đạt chín tỷ người. Liệu trái đất có thể chịu nỗi căng thẳng này hay không?

Tác giả: Robert Kunzig

Hình: Randy Olson

Dịch và cước chú: Phạm Văn Bân, 12-21-2010

Xuất xứ

http://ngm.nationalgeographic.com/2011/01/seven-billion/kunzig-text

National Geographic Magazine, số Tháng 1-2011

Năm 1677, vào một ngày mùa Thu tại Delft [1], Antoni van Leeuwenhoek [2], một người buôn vải và được cho là người mẫu tóc dài cho hai bức tranh của Johannes Vermeer - "Nhà Thiên Văn" và "Nhà Địa Lý" - đột nhiên ngưng lại chuyện đang làm với vợ và chạy vội đến bàn làm việc. Vải là nghề nghiệp của Leeuwenhoek nhưng kính hiển vi là đam mê của ông. Ông đã có năm con với người vợ thứ nhất (nhưng bốn đứa đã chết khi còn nhỏ), và địa vị làm cha không có trong tâm tư của ông. Sau này ông viết cho Hội Hoàng Gia Luân Đôn rằng "Trước khi sáu nhịp đập của mạch xen vào," [3] đó là lúc Leeuwenhoek đang khảo sát một mẫu có thể bị hư hỏng dưới một kính phóng đại rất nhỏ. Ống kính của nó không lớn hơn một giọt nước mưa nhỏ nhưng rọi lớn mọi vật lên hàng trăm lần. Leeuwenhoek tự làm kính này, không ai khác có một cái kính mạnh mẽ như thế. Các học giả London vẫn còn cố gắng kiểm chứng tuyên bố trước đó của Leeuwenhoek rằng "những động vật rất nhỏ," [4] không thấy được, có đến hàng triệu con trong chỉ một giọt nước hồ, ngay cả trong rượu vang Pháp. Bây giờ ông có một cái gì đó tinh tế hơn để báo cáo: Tinh dịch con người cũng có những động vật rất nhỏ. Ông viết, "Đôi khi có hơn 1,000 con trong một lượng có kích thước bằng một hạt cát." Áp kính vào mắt như một thợ kim hoàn, Leeuwenhoek nhìn những động vật rất nhỏ của chính mình bơi quanh, lúc lắc chiếc đuôi dài. Người ta tưởng tượng ánh sáng mặt trời chiếu xuyên qua cánh cửa sổ bọc chì trên một gương mặt mất hồn trong trầm tư mặc tưởng, như trong các tranh của Vermeers. Người ta thấy thương cảm cho vợ ông.

 

Sau đó Leeuwenhoek bị ám ảnh một chút. Mặc dù cái lỗ nhỏ xíu cho ông đặc quyền nhìn vào một thế giới kính hiển vi chưa-bao-giờ-được-nhìn-thấy-trước-đây nhưng ông vẫn dành một khối lượng lớn thời giờ để quan sát con vật mà ngày nay gọi là tinh trùng [5]. Điều kỳ quái là tinh dịch do ông vắt từ một con cá tuyết đã là nguồn cảm hứng để ông ước tính, gần như tùy tiện, rằng có bao nhiêu người có thể sống trên trái đất.

Thời đó, không ai thực sự biết vì có ít thống kê dân số. Leeuwenhoek bắt đầu bằng một ước tính là có khoảng một triệu người ở Hà Lan. Sử dụng bản đồ và một ít phép tính hình học phẳng, ông tính rằng diện tích đất để ở trên trái đất gấp 13,385 lần Hà Lan. Khó mà tưởng tượng được toàn thể trái đất có mật độ đông dân như Hà Lan, mà vào lúc đó có vẻ như đã dày đặc. Vì vậy, Leeuwenhoek hào hứng kết luận rằng không thể có hơn 13 tỷ 385 triệu người trên trái đất - thực ra đây là một con số nhỏ so với 150 tỷ tế bào tinh trùng của chỉ một con cá tuyết! Trong cuốn Trái Đất Có Thể Gánh Bao Nhiêu Người? nhà dân số sinh học Joel Cohen viết rằng con tính nhỏ hào hứng này có lẽ là nỗ lực đầu tiên để cho một câu trả lời định lượng đối với một vấn đề mà ngày nay trở nên bức bách hơn so với thế kỷ thứ XVII. Hầu hết câu trả lời ngày nay đi quá xa mức độ hào hứng đó.

Ngày nay các sử gia ước tính vào thời của Leeuwenhoek, chỉ có khoảng nửa tỷ người trên trái đất. Sau khi tăng rất chậm qua một thiên niên kỷ, dân số chỉ mới bắt đầu tăng vọt lên. Một thế kỷ rưỡi sau đó, khi một khoa học gia khác báo cáo khám phá về tế bào trứng của con người, dân số thế giới tăng gấp đôi lên hơn một tỷ người. Một thế kỷ sau, khoảng năm 1930, dân số thế giới lại tăng gấp đôi lên đến hai tỷ người. Kể từ đó, mức độ gia tăng trở nên đáng kinh ngạc. Trước thế kỷ thứ XX, không ai phải sống qua một mật độ gấp đôi dân số nhưng ngày nay, có người phải sống với mật độ gấp ba lần. Theo Phòng Dân Số Liên Hiệp Quốc, vào khoảng cuối năm 2011, chúng ta sẽ có bảy tỷ người.

Và mặc dù chậm, sự bùng nổ hãy còn lâu mới chấm dứt. Ngày nay, không những người ta sống lâu hơn mà có rất nhiều phụ nữ khắp nơi trên thế giới đang ở trong tuổi sinh con - 1.8 tỷ phụ nữ - khiến dân số thế giới sẽ tiếp tục tăng lên trong ít nhất là vài thập niên nữa, mặc dù phụ nữ sinh ít con hơn một thế hệ trước đây. Vào năm 2050, tổng dân số có thể lên đến 10 tỷ rưỡi người, hoặc có thể ngừng ở mức tám tỷ người - đó là sự chênh lệch vào khoảng một đứa bé sinh ra/phụ nữ. Các nhà nhân khẩu của Liên Hiệp Quốc xem con số ở giữa là ước tính đúng nhất: ngày nay họ dự kiến dân số có thể đạt đến chín tỷ vào năm 2045 - trước năm 2050. Con số thống kê cuối cùng sẽ tùy thuộc vào lựa chọn mà các cặp vợ chồng quyết định khi làm hành động thân mật nhất của con người, hành động mà Leeuwenhoek ngắt ngang một cách rất bất cần, và chỉ vì lợi ích của khoa học.

Với dân số vẫn tăng khoảng 80 triệu mỗi năm, thật khó để không báo động. Ngay lúc này đây trên trái đất, các giếng nước ngầm đang suy giảm, đất bị xói mòn, băng đang tan chảy, và số lượng cá đang tiêu biến. Hàng ngày có gần một tỷ người bị đói. Trong các thập niên sắp đến, hầu chắc sẽ có thêm hai tỷ miệng ăn phải nuôi, hầu hết ở các nước kém phát triển. Sẽ có hơn hàng tỷ người muốn, và xứng đáng để tự thúc đẩy họ thoát khỏi cảnh nghèo. Nếu họ đi theo con đường "rực rỡ" của các nước giàu - phá rừng rậm, đốt than và dầu, tùy ý rải phân bón và thuốc trừ sâu - họ cũng sẽ dẫm mạnh bạo vào tài nguyên thiên nhiên của trái đất. Điều này sẽ thực sự xảy ra như thế nào?

CÓ LẼ SẼ CÓ CHÚT THOẢI MÁI để biết rằng người ta đã được báo động từ lâu rồi về dân số. Nhà nhân khẩu Pháp Hervé Le Bras nói rằng ngay từ đầu, nhân khẩu học đã tham gia vào cuộc thảo luận về sách khải huyền. Vài phúc trình được tìm thấy trong lãnh vực này đã được viết chỉ vài năm sau khám phá của Leeuwenhoek bởi Sir William Petty, người sáng lập của Hội Hoàng Gia. Ông ước tính rằng dân số thế giới sẽ sáu lần tăng gấp đôi vào ngày phán xử cuối cùng, được chờ đón trong khoảng 2,000 năm nữa. Petty nghĩ rằng vào thời điểm đó, dân số sẽ vượt quá 20 tỷ người - hơn con số mà trái đất có thể nuôi ăn. Ông viết, "Và rồi, theo tiên đoán của Thánh Kinh, phải xảy ra chiến tranh, và tàn sát khủng khiếp."

Do các dự báo tôn giáo về tận thế đã lui vào dĩ vãng, Le Bras lập luận, sự gia tăng dân số tự nó cung cấp một cơ chế khải huyền nhân tạo. Ông viết, "Nó kết tinh nỗi lo sợ ngày xưa, và có lẽ cũng là niềm hy vọng, về ngày tận thế." Năm1798 Thomas Malthus, một tu sĩ người Anh và là một kinh tế gia, đưa ra luật dân số tổng quát như sau: nhất định dân số phải phát triển nhanh hơn sức cung lương thực, cho đến khi chiến tranh, bệnh tật, và nạn đói xảy ra để giảm thiểu dân số. Sự thật chứng minh, các trận ôn dịch vừa qua đã lớn đủ để để lại một vết sẹo cho mức dân số toàn cầu vốn đã xảy ra khi Malthus viết. Các sử gia nghĩ rằng dân số thế giới không sụt giảm vì vụ Chết Đen Tối [6] vào thế kỷ thứ XIV.

Trong hai thế kỷ sau khi Malthus tuyên bố rằng dân số không thể tiếp tục tăng cao thì đó chính là điều xảy ra. Diễn trình này bắt đầu ở các quốc gia đã phát triển, nhưng sau đó vẫn phát triển. Sự lan truyền cây lương thực Tân Thế Giới như bắp và khoai tây, cùng với sự khám phá phân bón hóa học, đã giúp tiêu trừ nạn đói ở Âu châu. Các thành phố đang phát triển vẫn còn là kho rác chứa bệnh tật [7] vào lúc đầu, nhưng kể từ giữa thế kỷ thứ XIX trở về sau, ống cống bắt đầu dẫn vật phế thải của con người ra khỏi nước uống, rồi lọc và khử trùng bằng chất chlor; điều này giảm đáng kể sự truyền nhiễm của bệnh dịch tả và thương hàn.

Hơn nữa, vào năm 1798, cùng một năm mà Malthus công bố cơ quan khó tiêu hóa của ông, người đồng hương của ông là Edward Jenner viết toa thuốc chủng ngừa bệnh đậu mùa - thuốc chủng đầu tiên và quan trọng nhất trong một loạt các thuốc chủng và thuốc kháng sinh - cùng với phép dinh dưỡng và vệ sinh sẽ tăng gấp đôi tuổi thọ tại các quốc gia kỹ nghệ hóa từ 35 tuổi lên 77 tuổi vào thời nay. Sẽ phải là một người khó tính mới thấy xu thế đó là bi quan: năm 1968, nhà sinh vật dân số của đại học Stanford tên Paul Ehrlich viết, "Sự phát triển của ngành khoa học y khoa là cọng rơm làm gãy lưng con lạc đà." [8]

Cuốn sách của Ehrlich, Trái Bom Dân Số, khiến ông trở nên nổi tiếng nhất trong những người theo chủ thuyết Malthus hiện đại. Trong thập niên 1970s, Ehrlich tiên đoán, "hàng trăm triệu người sẽ chết đói," và đã quá trễ để ứng phó với điều này. Ehrlich viết, "tế bào ung thư [9]của sự gia tăng dân số ... phải bị cắt bỏ bằng cách cưỡng bức, nếu các phương pháp tự nguyện bị thất bại." Tương lai rất gần của Mỹ đang có nguy hiểm. Mặc cho hoặc có lẽ do ngôn từ như vậy, cuốn sách này trở nên loại sách bán chạy nhất, giống như cuốn sách của Malthus vậy. Và lần này cũng chứng tỏ là một quả lựu đạn không nổ. Cuộc cách mạng xanh - một kết hợp của các hạt giống cho năng suất cao, dẫn thủy nhập điền, thuốc trừ sâu và phân bón đã giúp cho sản lượng lương thực tăng gấp đôi - vốn đã được tiến hành. Ngày nay có nhiều người kém dinh dưỡng, nhưng chết đói đại quy mô là hiếm hoi.

Tuy nhiên Ehrlich đúng ở điểm dân số sẽ tăng vọt bởi vì khoa học y khoa cứu vãn nhiều mạng người. Sau chiến tranh thế giới II, các quốc gia phát triển tiếp nhận một sự lan truyền đột ngột về việc chăm sóc dự phòng, với sự giúp đỡ của các định chế như Tổ Chức Y Tế Thế Giới và UNICEF. Thuốc chủng bệnh đậu mùa Penicillin, DDT (mặc dù sau đó gây tranh cãi, đã cứu hàng triệu người thoát chết vì bệnh sốt rét) - tất cả đã xảy ra cùng lúc. Tại Ấn Độ, tuổi thọ từ 38 tuổi vào năm 1952 lên đến 64 tuổi ngày nay; tại Trung quốc, từ 41 tuổi lên 73 tuổi. Hàng triệu người tại các quốc gia đang phát triển, lẽ ra đã chết vào thời thơ ấu, đã sống sót để chính họ có con, có cái. Đó là lý do tại sao sự bùng nổ dân số lan ra khắp địa cầu: bởi vì một số lớn nhân loại đã được cứu tử.

Và bởi vì, trong một khoảng thời gian, phụ nữ tiếp tục sinh con ở tỷ suất cao. Trong thế kỷ thứ XVIII ở Âu châu hoặc đầu thế kỷ thứ XX ở Á châu, khi người phụ nữ trung bình có sáu người con, nghĩa là người phụ nữ đang thay thế cho bản thân và người bạn đời bởi vì hầu hết các người con không bao giờ sống đến khi trưởng thành. Khi tử suất của trẻ em giảm xuống, cuối cùng cặp vợ chồng sẽ có ít con hơn - nhưng sự chuyển tiếp này thường mất ít nhất là một thế hệ. Ngày nay, tại các quốc gia đã phát triển, một tỷ lệ trung bình sinh 2.1 con cho mỗi phụ nữ sẽ duy trì mức dân số ổn định; tại các quốc gia đang phát triển, tỷ suất "sinh sản thay thế" [10] có phần cao hơn. Trong thời gian để tỷ suất sinh sản được giải quyết cho cân bằng với tỷ suất tử vong thì dân số bộc phát.

Các nhà nhân khẩu học gọi sự tiến hóa này là quá trình chuyển đổi nhân khẩu. Tất cả quốc gia đều trải qua việc này vào thời gian riêng của mỗi nước. Đó là một dấu hiệu tiến bộ của loài người: tại một quốc gia đã hoàn thành việc chuyển đổi, ít nhất người ta dành quyền, từ thiên nhiên, để kiểm soát tỷ suất tử vong và sinh sản. Sự bùng nổ dân số toàn cầu là một tác dụng phụ không thể tránh khỏi, một cái gì quá lớn mà một số người không chắc rằng nền văn minh chúng ta có thể sống sót. Nhưng tỷ suất sinh sản thực sự ở đỉnh cao nhất vào lúc Ehrlich lên tiếng báo động. Vào đầu thập niên 1970s, tỷ suất sinh sản ở khắp thế giới bắt đầu giảm xuống nhanh hơn bất cứ ai đã tiên liệu. Kể từ đó, tỷ suất gia tăng dân số đã giảm xuống hơn 40%.

SINH SẢN GIẢM XUỐNG bây giờ đang trải qua khắp địa cầu, khởi sự vào những thời điểm khác nhau tại những quốc gia khác nhau. Pháp là một trong những quốc gia đầu tiên. Vào đầu thế kỷ thứ XVIII, giới phụ nữ quý tộc ở triều đình Pháp đã biết hưởng khoái lạc xác thịt mà không sinh quá hai con. Họ thường dựa vào cùng một phương pháp mà Leeuwenhoek dùng trong các nghiên cứu của ông: rút ra, hoặc gián đoạn giao cấu (bắn tinh ra ngoài). Hồ sơ giáo xứ tại các làng cho thấy xu hướng này lan rộng đến giới nông dân vào cuối thế kỷ thứ XVIII; vào cuối thế kỷ thứ XIX, sinh sản ở Pháp giảm xuống còn ba con cho mỗi phụ nữ - không cần đến dược cụ tránh thai hiện đại. Gilles Pison của Viện Nghiên Cứu Nhân Khẩu Toàn Quốc tại Paris nói, "Sự đổi mới then chốt là khái niệm, chứ không phải là tránh thai. Cho đến lúc Khai Sáng (Khải Mông thời đại), "số lượng trẻ em mà bạn có là do Thượng Đế quyết định. Người ta không thể thấu hiểu rằng việc có con có thể tùy theo họ."

Sau hết, những quốc gia Tây phương khác noi theo hướng dẫn của Pháp. Vào lúc khởi đầu chiến tranh thế giới lần thứ hai (W.W. II), mức sinh sản giảm xuống gần với mức thay thế ở một phần Âu châu và Mỹ. Rồi sau một chấm sáng bất ngờ được gọi là sự bùng nổ trẻ em [11] thì xảy ra tan vỡ, một lần nữa khiến các nhà nhân khẩu ngạc nhiên. [12] Họ giả sử bản năng sẽ dẫn dắt phụ nữ sinh con vừa đủ để bảo đảm sự sống còn cho chủng loại. Thay vào đó, tại các nước sau các nước đã phát triển, tỷ suất sinh sản giảm xuống dưới mức thay thế. Trong cuối thập niên 1990s tại Âu châu, mức sinh giảm xuống 1.4. Joel Cohen nói, "Bằng chứng mà tôi quen thuộc, có tính chất giai thoại, là phụ nữ sẽ không thể bất cẩn về việc thay thế chủng loại."

Sự kết thúc bùng nổ trẻ em có thể có hai hậu quả kinh tế lớn cho nước Mỹ. Hậu quả thứ nhất là "lợi lộc nhân khẩu" - một vài thập niên hạnh phúc khi các trẻ em này lớn lên và gia tăng lực lượng lao động, và con số thân nhân lệ thuộc (gồm người trẻ và lớn tuổi) tương đối nhỏ, và vì vậy có rất nhiều tiền để chi tiêu cho các việc khác. Rồi hậu quả thứ hai tác dụng vào [13]: họ bắt đầu về hưu. Điều được xem là trật tự nhân khẩu bền vững bị vỡ lẽ ra là một cuộc hội hè buộc phải kết thúc. Tranh luận gay gắt tại Mỹ về An Sinh Xã Hội và các cuộc đình công trong năm vừa qua tại Pháp về việc tăng tuổi về hưu là những câu trả lời cho một vấn đề tồn tại trong các nước đã phát triển: làm thế nào để nuôi dưỡng cho một dân số người già. Frans Willekens, giám đốc Viện Nhân Khẩu Đa Học Khoa Hà Lan tại Hague, nói, "Trong năm 2050, liệu sẽ có đủ người làm việc để chi trả cho tiền lương hưu không? Câu trả lời là không."

Tại các nước kỹ nghệ hóa, phải mất nhiều thế hệ để tỷ suất sinh sản ngang bằng với tỷ suất thay thế hoặc thấp hơn. Vì có cùng một quá trình chuyển đổi như vậy xảy ra cho các nước còn lại, điều làm cho các nhà nhân khẩu ngạc nhiên là nó đã xảy ra nhanh hơn rất nhiều. Mặc dù dân số tiếp tục phát triển, Trung quốc, nơi dân số chiếm một phần năm của thế giới, đã nằm dưới mức thay thế và đã như thế trong gần 20 năm, một phần nhờ vào chính sách một con cưỡng chế được thực hiện vào năm 1979; phụ nữ Trung quốc, gần đây nhất là năm 1965, trung bình sinh sáu người con/phụ nữ nhưng ngày nay sinh khoảng 1.5 con mà thôi. Tại Iran, với sự hỗ trợ của chế độ Hồi giáo, tỷ suất sinh sản giảm xuống hơn 70% kể từ đầu thập niên 80s. Tại nước Brazil dân chủ và Thiên chúa giáo, phụ nữ giảm tỷ suất sinh sản 50% so với cùng một phần tư thế kỷ. Hania Zlotnik, giám đốc của Phòng Nhân Khẩu Liên Hiệp Quốc, nói rằng "Chúng tôi vẫn không hiểu tại sao tỷ suất sinh sản đã đi xuống rất nhanh tại rất nhiều xã hội. Đó là sự kiện đáng ngạc nhiên." 

Zlotnik nói, "Tại thời điểm này, tôi chỉ muốn nói rằng vẫn còn một vấn đề về các tỷ suất sinh sản cao, chỉ vào khoảng 16% tổng dân số thế giới, hầu hết ở Phi châu." Phía Nam sa mạc Sahara, tỷ suất sinh sản vẫn còn năm người con/phụ nữ; tại Niger tỷ suất là bảy người. Nhưng rồi thì 17 nước trong vùng đó vẫn còn có tuổi thọ là 50 tuổi hoặc ít hơn; họ chỉ mới bắt đầu diễn trình chuyển đổi nhân khẩu. Tuy nhiên, tại hầu hết các nơi trên thế giới, khổ cỡ gia đình đã thu nhỏ đáng kể. Liên Hiệp Quốc dự kiến rằng thế giới sẽ đạt mức sinh sản thay thế vào năm 2030. Zlotnik nói, "Toàn bộ dân số đang trên con đường hướng về sự ổn định - đó là một tin mừng."

Tin buồn là năm 2030 còn đến hai thập niên nữa và lúc đó, thế hệ thanh thiếu niên đông nhất trong lịch sử sẽ đi vào giai đoạn sinh sản. Ngay cả nếu mỗi phụ nữ chỉ có hai con, dân số sẽ di chuyển từ hướng biển đi lên theo đà của họ trong một phần tư thế kỷ khác. Đây có phải là một tai họa khủng khiếp [14] gần kề không, hay rồi thì người ta sẽ có thể sống một cách nhân đạo và trong một cách không phá hủy môi trường của mình không? Một điều chắc chắn là có gần 1 trong 6 người trong nhóm sẽ sống tại Ấn Độ.

Tôi vận dụng trí óc để hiểu sự bùng nổ dân số trong một thời gian dài. Cách nay vài năm, tôi đã xúc động khi hiểu điều này vào một đêm nóng nực và hôi hám ở Delhi ... Nhiệt độ hơn hẳn 100 độ, và không khí là một đám mây bụi và khói. Đường phố dường như sống dậy với con người. Người ta ăn, người ta giặt, người ta ngủ. Người ta viếng cảnh, tranh cãi, và la hét. Người ta vung tay qua cửa sổ xe taxi, ăn xin. Người ta đại tiện và tiểu tiện. Người ta bám vào xe buýt. Người ta chăn súc vật. Người ta, người ta, người ta, người ta. - Paul Ehrlich

Năm 1966, khi Ehrlich đi chuyến taxi đó, có khoảng nửa triệu người Ấn Độ. Ngày nay có 1.2 tỷ người. Dân số của Delhi còn tăng nhanh hơn, lên đến khoảng 22 triệu, do người ta tràn ngập vào từ những làng và tỉnh nhỏ và tụ hợp đông đúc vào các khu nhà tồi tàn. Đầu tháng Sáu vừa qua, tại thành phó nóng và hôi hám này, cơn gió mùa mùa hè chưa thổi đến để tẩy rửa bụi từ vô số các khu xây cất - chỉ trút thêm bụi thổi vào từ sa mạc Rajasthan. Trên những xa lộ mới, được phân lằn đường, nhằm rót người ta vào thành phố không được hoạch định, các chiếc xe bò đang đi ngược chiều trong lằn đường chạy nhanh. Những gia đình bốn người du ngoạn bằng xe gắn máy, khăn choàng của phụ nữ vỗ như lá cờ hiệu sống động, trẻ nhỏ đeo lòng thòng trên cánh tay của họ. Những gia đình có hàng tá người hay hơn chen chúc như cá mòi vào trong những xe ô-tô kéo màu nghệ vốn được thiết kế cho hai hành khách. Trong luồng giao thông bị tắt nghẽn, người tàn tật và trẻ con bị bỏ rơi kêu khóc xin bố thí. Ngày nay Delhi bộc phát khác với thành phố Delhi mà Ehrlich viếng thăm nhưng nó cũng rất nguyên vẹn như thế.

Tại bệnh viện Lok Nayak, bên cạnh những lằn đường hỗn loạn và đông đúc con người là thành phố Delhi Xưa, một dòng người "chảy" qua cổng vào mỗi buổi sáng và tụ thành đám đông ở bên trong, trên sàn hành lang. Một buổi chiều, bác sĩ giải phẫu tên Chandan Bortamuly tự hỏi trong khi chen lấn để vào dưỡng đường thắt ống dẫn tinh rằng, "Ai có thể thấy sự kiện này mà không lo lắng về dân số của Ấn Độ? Dân số là vấn đề lớn nhất của chúng tôi." Mở ổ khóa ở cánh cửa của dưỡng đường, Bortamuly bước vào một phòng mổ nhỏ. Bên trong, hai người đàn ông nằm dài trên bàn giải phẫu, tinh hoàn của họ chĩa lên qua lỗ hổng của tấm mền màu xanh lá cây. Một cái quạt trần thổi hơi lạnh khắp phòng, từ hai máy lạnh ở cửa sổ.

Bortamuly đang ở tuyến đầu của một trận chiến đã và đang xảy ra ở Ấn Độ trong gần 60 năm nay. Vào năm 1952, chỉ năm năm sau khi dành độc lập từ Anh quốc, Ấn Độ trở nên quốc gia đầu tiên thiết lập một chính sách kiểm soát dân số. Kể từ đó, chính phủ đã nhiều lần đặt ra nhiều mục tiêu đầy tham vọng - và nhiều lần bỏ lỡ mục tiêu cả cây số. Một chính sách toàn quốc được thông qua vào năm 2000 kêu gọi cả nước đạt tới tỷ suất sinh sản thay thế là 2.1 vào năm 2010. Điều đó sẽ không xảy ra trong ít nhất một thập niên nữa. Trong dự kiến trung bình của Liên Hiệp Quốc, dân số Ấn Độ sẽ tăng hơn 1.6 tỷ một chút vào năm 2050. A. R. Nanda, cựu Trưởng Hội Dân Số Ấn Độ, một hội mang tính chất vận động, nói, "Điều không thể tránh khỏi là dân số của Ấn Độ sẽ vượt qua Trung quốc vào năm 2030. Không có gì có thể thay đổi được sự kiện đó, ngoại trừ một tai họa khủng khiếp như bom nguyên tử."

Ngày nay, triệt sinh sản là hình thức khống chế về kiểm soát sinh sản ở Ấn Độ, và đại đa số các diễn trình đó được thực hiện với phụ nữ. Chính phủ đang cố gắng để thay đổi điều đó; một sự cắt ống dẫn tinh không có dao sẽ rất ít tốn kém hơn và dễ dàng hơn đối với đàn ông hơn là thắt ống dẫn trứng cho một phụ nữ. Bortamuly làm việc một cách nhanh chóng trong phòng mổ. Khi người bệnh nhân đầu tiên nao núng với thuốc tê tại vùng giải phẫu thì ông giải thích, "Người ta nói kim chích vào như một con kiến cắn. Sau đó, căn bản là không đau, là một cuộc giải phẫu không ra máu." Sử dụng mũi nhọn của một chiếc kẹp, Bortamuly khoét một lỗ nhỏ xíu trên da của bìu và lấy ra một khối hình chữ U màu trắng, tức là ống dẫn tinh trùng từ tinh hoàn phía bên phải của bệnh nhân. Ông thắt cả hai đầu của khối hình chữ U bằng một sợi chỉ đen mỏng, cắt chỉ, và nhét vô da trở lại. Trong không quá bảy phút - một y tá đo thời gian này - bệnh nhân đi về mà không phải quấn nhiều băng. Chính phủ sẽ trả cho ông một khoản lệ phí tưởng lệ là 1,100 rupees (khoảng $ 25 đô-la), bằng tiền lương một tuần của một công nhân lao động.

Chính phủ Ấn Độ đã thử một lần trước khi thúc đẩy việc cắt ống dẫn tinh trong thập niên 1970s, khi có sự lo lắng về quả bom dân số đang ở điểm đỉnh. Thủ tướng Indira Gandhi và con trai Sanjay sử dụng các quyền lực khẩn-cấp-đất-nước để cưỡng bách gia tăng đáng kể trong việc triệt sinh sản. Từ năm 1976 đến 1977, con số giải phẫu tăng gấp ba lần, hơn tám triệu lần. Hơn sáu triệu người đã cắt ống dẫn tinh. Các công nhân theo kế hoạch hóa gia đình bị áp lực đáp ứng chỉ tiêu; tại vài tiểu bang, việc triệt sinh sản trở thành một điều kiện để được nhận nhà mới hoặc các lợi ích khác của chính phủ. Trong vài trường hợp, cảnh sát chỉ đơn giản gôm các người nghèo lại và lùa họ vào các trại triệt sinh sản.

Sự thái quá đã khiến toàn thể quan điểm về kế hoạch hóa gia đình mang một ý tứ xấu xa. Shailaja Chandra, cựu Trưởng Quỹ Ổn Định Dân Số Toàn Quốc nói, "Các chính quyền kế tiếp nhau đã từ chối đụng chạm đến vấn đề này." Tuy nhiên, tỷ suất sinh sản ở Ấn Độ dù sao cũng đã giảm, dù không nhanh như ở Trung quốc, nơi mà tỷ suất sinh sản đã cắm đầu giảm xuống ngay cả trước khi chính sách hà khắc một-con có hiệu lực. Tỷ suất trung bình ở Ấn Độ hiện nay là 2.6 con/phụ nữ, ít hơn một nửa so với tỷ suất lúc Ehrlich thăm viếng. Một nửa phía Nam và một số ít tiểu bang ở nửa phía Bắc đã nằm ở mức sinh sản thay thế hoặc dưới đó.

Tại Kerala, trên bờ biển phía Tây Nam, các khoản đầu tư vào y tế và giáo dục đã giúp tỷ suất sinh sản giảm xuống mức 1.7. Các nhà nhân khẩu nói rằng điểm then chốt là tỷ suất biết đọc, biết viết của phụ nữ: vào khoảng 90%, đây là tỷ suất dễ dàng đứng vào hạng cao nhất ở Ấn Độ [15]. Các thiếu nữ, có đến trường học, khởi sự có con trễ hơn các cô không đến trường học. Họ cởi mở hơn trong việc tránh thai và hầu chắc hiểu rõ hơn họ có những lựa chọn nào.

ĐẾN NAY XU HƯỚNG NÀY, được tổ chức như là một mô hình quốc tế, không phổ biến [16] tại những tiểu bang nghèo của vùng Bắc Ấn Độ - trong "vành đai Hindi" trải dài suốt nước đến tận phía Nam Delhi. Gần một nửa sự gia tăng dân số của Ấn Độ đang xảy ra tại Rajasthan, Madhya Pradesh, Bihar và Uttar Pradesh, nơi mà tỷ suất sinh sản vẫn còn lơ lửng giữa ba và bốn trẻ em/phụ nữ. Hơn một nửa phụ nữ trong vành đai Hindi không biết chữ, và nhiều người kết hôn trước khi đến lứa tuổi luật định 18. Họ nhận được tiếng khen trong xã hội nhờ vào việc mang thai - và thường không ngừng nghỉ cho đến khi có ít nhất một đứa con trai.

Để thay thế cho mô hình Kerala, một số người hướng về tiểu bang Andhra Pradesh ở phía Nam, nơi các "trại" triệt sản - tức là những phòng giải phẫu tạm thời thường thiết lập tại các trường học - được giới thiệu trong thập niên 70s và là nơi mà tỷ suất triệt sinh sản vẫn còn cao do các bệnh viện được cải thiện đã thay thế các trại. Trong một thập niên duy nhất bắt đầu từ đầu thập niên 1990s, tỷ suất sinh sản giảm xuống từ khoảng ba con đến ít hơn hai con. Không giống như ở Kerala, một nửa số phụ nữ ở tiểu bang Andhra Pradesh vẫn còn mù chữ.

Amarjit Singh, giám đốc điều hành đương nhiệm của NPSF, tính toán rằng nếu bốn tiểu bang lớn nhất của vành đai Hindi đi theo mô hình Andhra Pradesh thì họ sẽ tránh được 40 triệu vụ sinh sản - và những chịu đựng đáng kể. Singh nói, "Bởi vì nếu 40 triệu được sinh ra thì sẽ có 2.5 triệu trẻ em chết. Ông nghĩ nếu như toàn thể Ấn Độ chấp nhận các chương trình phẩm-chất-cao để khuyến khích triệt sinh sản, tại các bệnh viện chứ không phải tại các trại, Ấn Độ có thể có 1.4 tỷ người vào năm 2050 thay vì 1.6 tỷ người.

Các chỉ trích về mô hình Andhra Pradesh, chẳng hạn như ông Nanda của cơ quan Định Chế Dân Số nói rằng người Ấn Độ cần có chăm sóc y tế tốt hơn, đặc biệt tại những vùng nông thôn. Họ chống các mục tiêu số lượng đã gây áp lực đối với nhân viên chính phủ trong việc triệt sinh sản hoặc những khuyến bằng tiền đã bóp méo sự lựa chọn của các cặp vợ chồng về khổ cỡ gia đình. Nanda nói, "Đó là một quyết định riêng tư."

Ngày nay tại các thành phố Ấn Độ, nhiều cặp vợ chồng đang làm những lựa chọn giống như đối tác của họ tại Âu châu hoặc Mỹ. Sonalde Desai, một thành viên kỳ cựu của Hội Đồng Quốc Gia về Nghiên Cứu Kinh Tế Ứng Dụng tại New Delhi, giới thiệu tôi với năm phụ nữ đang làm việc tại Delhi, là những người chi tiêu phần lớn tiền lương của họ cho học phí tại các trường tư và dạy kèm sau giờ học; mỗi người có một hay hai con và không hoạch định có nhiều hơn. Trong một cuộc khảo sát toàn quốc với 41,554 gia đình, nhóm nghiên cứu của Desai khám phá ra một đội tiên phong nhỏ nhưng ngày càng tăng của các gia đình đô thị một con. Bà nói, "Chúng tôi hoàn toàn bị bật ngửa [17] vì trọng điểm mà cha mẹ đặt trên con cái. Nó bất ngờ khiến bạn hiểu - đó là lý do tại sao tỷ suất sinh sản đang giảm." Trung bình, trẻ em Ấn Độ được giáo dục tốt hơn nhiều so với cha mẹ.

Điều đó không mấy đúng ở vùng nông thôn. Cùng với nhóm Desai, tôi đi đến Palanpur, một ngôi làng ở tiểu bang Uttar Pradesh - một tiểu bang nằm trong vành đai Hindi, có đông dân như Brazil. Đi bộ vào làng, chúng tôi đi qua một tháp điện thoại di động nhưng cũng đi qua các kinh nước thải chạy dọc theo các tuyến đường của những căn nhà gạch nhỏ. Dưới bóng cây xoài, người gác của khu vườn nói rằng ông thấy không có lý do để cho ba con gái đi học. Dưới một cây sầu đâu ở giữa làng, tôi hỏi hàng chục nông dân điều gì sẽ cải thiện cuộc sống của họ nhất. Một người nói đùa, "Nếu chúng tôi có thể nhận được một ít tiền, đó sẽ là điều tuyệt vời."

Almas Ali của cơ quan Định Chế Dân Số nói với tôi khi tôi nói chuyện với ông một vài ngày sau đó, "Mục tiêu ở Ấn Độ không nên nhắm vào giảm tỷ suất sinh sản hay dân số. Mục tiêu là nên làm thế nào cho làng mạc có thể sinh sống được. Bất cứ khi nào chúng ta nói về dân số ở Ấn Độ, ngay cả ngày nay, điều chúng ta nhớ đến là những con số ngày càng tăng. Và những con số này được xem xét trong sợ hãi. Sự ám ảnh này thâm nhập vào tâm trí quá sâu đến nỗi tất cả trọng tâm đều nhằm giảm con số xuống. Trọng tâm về con người bị đẩy về phía sau."

Phải mất bốn giờ để lái xe trở về Delhi từ Palanpur, trải qua một đêm tụ tập Chủ Nhật. Chúng tôi bị nghẽn lưu thông ở từng thị trấn một, mỗi một thị trấn nảy ra hoạt động mà đôi khi như nhận chìm cả xe. Khi chúng tôi đi xuống một cái cầu ven đường dẫn vào Moradabad, tôi thấy một người đàn ông đẩy một chiếc xe lên ngọn đồi thẳng dốc, chất đống với một trọng tải quá lớn đến nỗi tầm nhìn của ông bị chặn lại. Tôi nghĩ về nhận thức thực tế đã bất chợt đến [18] với Ehrlich trên chuyến xe taxi vào những thập niên về trước. Người ta, người ta, người ta, người ta - đúng vậy. Nhưng tôi cũng tràn ngập cảm giác về năng lực, về cố gắng, về khát vọng của họ.

BUỔI HỌP hàng năm của Hiệp Hội Dân Số Mỹ (PAA) là một trong các buổi tập hợp đầu tiên của các nhà nhân khẩu trên thế giới. Tháng Tư vừa qua, sự bùng nổ dân số toàn cầu đã không được đưa vào chương trình nghị sự. Hervé Le Bras nói, "Vấn đề đã trở thành dĩ vãng chút đỉnh." Nói chung, các nhà nhân khẩu học vững tin rằng vào khoảng nửa cuối thế kỷ này, chúng ta sẽ kết thúc một kỷ nguyên độc đáo trong lịch sử - sự bùng nổ dân số - và đi vào một kỷ nguyên khác, trong đó dân số sẽ giữ nguyên [19] hoặc thậm chí giảm xuống.

Nhưng chúng ta sẽ có quá nhiều người chăng? Tại buổi họp PAA, tại Hyatt Regency Dallas, tôi biết rằng dân số hiện tại của trái đất có thể chứa gọn trong tiểu bang Texas, nếu Texas được định cư đông đúc như thành phố New York. Sự so sánh này khiến tôi bắt đầu suy nghĩ như Leeuwenhoek. Nếu vào năm 2045 có chín tỷ người sống trên sáu lục địa, mật độ dân số thế giới sẽ hơn một nửa so với nước Pháp ngày nay. Thường thì Pháp không được xem là một địa ngục. Liệu rồi thế giới sẽ là địa ngục chăng? Một số nơi rất có thể; một số nơi là địa ngục vào lúc này. Hiện nay có 21 thành phố có dân số lớn hơn 10 triệu người, và vào năm 2050 sẽ có nhiều thêm nữa. Mỗi năm Delhi có thêm hàng trăm ngàn di dân, và những người này đến Delhi để biết rằng "không có kế hoạch nào được thực hiện cho vấn đề nước, nước thải, hoặc nhà ở," Shailaja Chandra nói. Ngày nay Dhaka ở Bangladesh và Kinshasa ở Cộng Hòa Dân Chủ Congo đã lớn gấp 40 lần so với năm 1950. Các xóm nhà lụp xụp dơ bẩn của họ có đầy người nghèo, và trong một cách tuyệt vọng, họ đã bỏ chạy cảnh nghèo đói tồi tệ hơn ở nông thôn.

Ngày nay cả nước phải đương đầu với áp lực dân số, mà đối với chúng ta, có vẻ như không thể vượt qua giống như Ấn Độ đã gây ra cho Ehrlich vào năm 1966. Bangladesh là một trong những quốc gia đông dân nhất trên thế giới và là một nước bị sự biến đổi khí hậu đe dọa ngay lập tức nhiều nhất; mực nước biển tăng lên có thể tản cư hàng chục triệu người Bangladesh. Tương tự, Rwanda cũng là một trường hợp đáng báo động. Trong cuốn sách Sụp Đổ, Jared Diamond lý luận rằng vụ thảm sát diệt chủng khoảng 800,000 người Rwandans vào năm 1994 là kết quả của vài yếu tố, không chỉ vì thù hận chủng tộc mà còn vì thặng dư dân số - có quá nhiều nông dân chia sẻ cùng một miếng đất thành từng miếng ngày càng nhỏ khiến đất không còn đủ để nuôi sống gia đình của người nông dân. Điamon kết luận, "Đôi khi tình huống tệ hại nhất của Malthus có thể được hiểu ra."

Nhiều người lo ngại một cách có lý rằng cuối cùng Malthus sẽ được chứng minh là đúng trên một quy mô toàn cầu - rằng trái đất sẽ không thể nuôi ăn cho chín tỷ người. Lester Brown, người sáng lập Viện Quan Sát Thế Giới và hiện nay là Trưởng cơ quan Viện Chính Sách Địa Cầu tại Washington, tin rằng tình trạng thiếu thực phẩm có thể gây ra sự sụp đổ cho nền văn minh toàn cầu. Brown lý luận rằng nhân loại đang sống dựa trên tư bản tự nhiên, việc xói mòn đất và giếng nước ngầm bị tiêu hao nhanh hơn nguồn bổ sung. Tất cả điều đó sẽ nhanh chóng gây lúng túng cho sự sản xuất thực phẩm. Kế Hoạch B của Brown để cứu nền văn minh sẽ đặt cả thế giới trên nền tảng thời chiến - như Mỹ sau vụ Trân Châu Cảng - để ổn định khí hậu và sửa chữa các thiệt hại sinh thái. Ông viết, "Giải quyết khoảng cách trong kế hoạch gia đình có thể là điều mục cấp bách nhất trong chương trình nghị sự toàn cầu," vì vậy nếu chúng ta không giữ dân số thế giới ở mức tám tỷ bằng cách giảm sinh sản thì thay vào đó, tỷ suất tử vong có thể tăng lên.

Tám tỷ người tương ứng với dự kiến thấp nhất của Liên Hiệp Quốc cho năm 2050. Trong hoàn cảnh lạc quan đó, Bangladesh có một tỷ suất sinh sản 1.35 vào năm 2050, nhưng vẫn có hơn ngày nay 25 triệu người. Tỷ suất sinh sản của Rwanda cũng giảm xuống dưới tỷ suất thay thế, nhưng dân số vẫn tăng lên hơn gấp đôi so với lúc chưa xảy ra vụ thảm sát diệt chủng. Người ta có thể tranh luận rằng nếu đó là hoàn cảnh lạc quan thì tương lai sẽ thực sự ảm đạm.

Nhưng người ta cũng có thể rút ra một kết luận khác là việc sửa chữa các con số về dân số không phải là cách tốt nhất để đối đầu với tương lai. Những người chen chúc trong các căn nhà tồi tàn cần được giúp đỡ, nhưng vấn đề cần giải quyết là tình trạng nghèo và thiếu vắng cơ sở hạ tầng, chứ không phải là thặng dư dân số. Giả sử mỗi phụ nữ đều tham gia vào các dịch vụ kế hoạch gia đình là một ý tưởng tốt - Chandra gọi đó là "một chiến lược có thể tạo ra khác biệt lớn nhất đối với đời sống của phụ nữ." Tuy nhiên, chương trình kiểm soát dân số tích cực nhất và không thể tưởng tượng này sẽ không cứu được Bangladesh từ sự dâng lên của mực nước biển, hoặc Rwanda từ một nạn diệt chủng khác, hoặc tất cả chúng ta từ những vấn đề rất to lớn về môi trường.

Sự nóng lên toàn cầu là một thí dụ hay. Thán khí thải ra từ nhiên liệu hóa thạch đang phát triển nhanh nhất ở Trung quốc, do sự bùng nổ kinh tế kéo dài, nhưng tỷ suất sinh sản ở đó đã ở dưới tỷ suất thay thế, không còn gì nhiều lắm để có thể thực hiện kiểm soát dân số. Ở những nơi dân số tăng trưởng nhanh nhất, ở vùng cận Sahara Phi châu, lượng thán khí trên mỗi đầu người chỉ chiếm một vài phần trăm so với Mỹ - vì vậy, sự kiểm soát dân số sẽ có ít ảnh hưởng lên khí hậu. Brian O'Neill của Trung Tâm Nghiên Cứu Khí Quyển Quốc Gia tính toán rằng nếu dân số đạt được 7.4 tỷ người vào năm 2050 thay vì 8.9 tỷ người thì thán khí sẽ giảm 15%. Joel Cohen nói, "Những người nói toàn thể vấn đề là do dân số là sai lầm. Ngay cả nói dân số là yếu tố chế ngự cũng không đúng." Để ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu, chúng ta sẽ phải chuyển từ nhiên liệu hóa thạch qua năng lượng thay thế - bất kể khối dân số lớn như thế nào.

Tất nhiên, con số người không thành vấn đề. Nhưng người ta tiêu thụ tài nguyên như thế nào là vấn đề quan trọng hơn nhiều. Một số chúng ta để lại dấu vết lớn hơn nhiều so với những người khác. Trọng điểm thách thức cho tương lai của con người và địa cầu là làm thế nào để giải thoát nhiều người hơn nữa ra khỏi cảnh nghèo - chẳng hạn như: khu cư dân tồi tàn Delhi,các nông dân còn lại ở Rwanda, đồng thời giảm thiểu tác động của mỗi người chúng ta lên trên địa cầu.

Ngân Hàng Thế Giới dự đoán rằng vào năm 2030, có hơn một tỷ người trong các nước đang phát triển sẽ thuộc về "tầng lớp trung lưu toàn cầu," so với 400 triệu người vào năm 2005. Đó là một điều tốt. Nhưng nó sẽ là một điều khó khăn cho địa cầu nếu những người này ăn thịt và lái xe ô tô chạy bằng xăng ở mức tương tự như người Mỹ đang làm bây giờ. Đã quá trễ để ngăn chặn sự sinh sản tầng lớp trung lưu mới của năm 2030; nhưng không quá trễ để thay đổi họ và nhóm còn lại của chúng ta sẽ sản xuất và tiêu thụ thực phẩm và năng lượng như thế nào. Le Bras nói, "Ăn ít thịt có vẻ hợp lý hơn cho tôi hơn là nói, 'Hãy có ít con hơn!"

Trái đất có thể gánh được bao nhiêu người? Cohen đã dành nhiều năm để xem xét tất cả các nghiên cứu kể từ thời Leeuwenhoek. Ông nói, "Tôi viết cuốn sách trong suy nghĩ rằng tôi có câu trả lời. Tôi nghiệm ra rằng câu hỏi đó không thể trả lời được với tình trạng kiến thức hiện nay." Thay vào đó, điều mà ông tìm ra là một phạm vi rất lớn của "các con số mang tính chất chính trị nhằm mục đích thuyết phục mọi người" qua cách này hay cách khác.

Trong nhiều thế kỷ, những người bi quan về dân số tung lời cảnh báo tận thế vào những người lạc quan do bẩm sinh, tức là những người tin tưởng từ trong xương cốt rằng nhân loại sẽ tìm ra phương cách để đối phó và thậm chí, cải thiện rất nhiều. Cho đến nay, xét trên đại thể, lịch sử đã yểm trợ cho những người lạc quan, nhưng lịch sử không phải là một hướng dẫn chắc chắn đối với tương lai. Cũng không phải là khoa học. Nó không thể dự đoán kết quả của Nhân Loại đối với Trái Đất, bởi vì tất cả các sự kiện của trường hợp này - chúng ta sẽ có bao nhiêu người và chúng ta sẽ sống như thế nào - tùy thuộc vào những lựa chọn mà chúng ta chưa thực hiện và những ý kiến mà chúng ta chưa nghĩ ra. Thí dụ, Cohen nói, "Chúng ta có thể xem vấn đề như là: tất cả trẻ em được nuôi nấng đầy đủ để đi đến trường học và được giáo dục đầy đủ để giải quyết những vấn đề mà chúng sẽ phải đương đầu khi trưởng thành." Điều đó sẽ thay đổi tương lai một cách đáng kể.

Cuộc tranh luận xuất hiện trong sự phát sinh của chủ trương báo động dân số, ở ngay chính cá nhân Giáo Sĩ Thomas Malthus. Vào cuối cuốn sách, trong đó ông lập khuôn khổ cho một luật cứng rắn rằng sự gia tăng dân số không được kiểm soát sẽ dẫn đến nạn đói, ông tuyên bố rằng pháp luật là một điều tốt: Nó gỡ bỏ những hư hỏng của chúng ta. Nó dẫn dắt chúng ta chinh phục thế giới. Malthus viết, "Đàn ông," và ông cũng đã phải bao gồm luôn phụ nữ, "là trơ trơ, lờ đờ, và không thích lao động, trừ khi bị bắt buộc bởi nhu cầu." Nhưng ông thêm rằng nhu cầu mang lại hy vọng:

 “Các nỗ lực mà đàn ông thấy cần thiết phải làm, để hỗ trợ cho bản thân hoặc gia đình, thường đánh thức các khả năng mà nếu không thì có thể mãi mãi ngủ yên, và thường được ghi nhận rằng những tình huống mới và bất thường thường tạo ra những tâm trí thích hợp để vật lộn với những khó khăn mà họ liên quan đến."

Chúng ta sẽ sớm đạt tới bảy tỷ người, chín tỷ vào năm 2045. Hãy hy vọng rằng Malthus đã đúng về tâm trí khéo léo của chúng ta.

 Special Series

7 Billion

By 2045 global population is projected to reach nine billion. Can the planet take the strain?

By Robert Kunzig

Photograph by Randy Olson

One day in Delft in the fall of 1677, Antoni van Leeuwenhoek, a cloth merchant who is said to have been the long-haired model for two paintings by Johannes Vermeer—“The Astronomer” and “The Geographer”—abruptly stopped what he was doing with his wife and rushed to his worktable. Cloth was Leeuwenhoek’s business but microscopy his passion. He’d had five children already by his first wife (though four had died in infancy), and fatherhood was not on his mind. “Before six beats of the pulse had intervened,” as he later wrote to the Royal Society of London, Leeuwenhoek was examining his perishable sample through a tiny magnifying glass. Its lens, no bigger than a small raindrop, magnified objects hundreds of times. Leeuwenhoek had made it himself; nobody else had one so powerful. The learned men in London were still trying to verify Leeuwenhoek’s earlier claims that unseen “animalcules” lived by the millions in a single drop of lake water and even in French wine. Now he had something more delicate to report: Human semen contained animalcules too. “Sometimes more than a thousand,” he wrote, “in an amount of material the size of a grain of sand.” Pressing the glass to his eye like a jeweler, Leeuwenhoek watched his own animalcules swim about, lashing their long tails. One imagines sunlight falling through leaded windows on a face lost in contemplation, as in the Vermeers. One feels for his wife.

Leeuwenhoek became a bit obsessed after that. Though his tiny peephole gave him privileged access to a never-before-seen microscopic universe, he spent an enormous amount of time looking at spermatozoa, as they’re now called. Oddly enough, it was the milt he squeezed from a cod one day that inspired him to estimate, almost casually, just how many people might live on Earth.

Nobody then really had any idea; there were few censuses. Leeuwenhoek started with an estimate that around a million people lived in Holland. Using maps and a little spherical geometry, he calculated that the inhabited land area of the planet was 13,385 times as large as Holland. It was hard to imagine the whole planet being as densely peopled as Holland, which seemed crowded even then. Thus, Leeuwenhoek concluded triumphantly, there couldn’t be more than 13.385 billion people on Earth—a small number indeed compared with the 150 billion sperm cells of a single codfish! This cheerful little calculation, writes population biologist Joel Cohen in his book How Many People Can the Earth Support?, may have been the first attempt to give a quantitative answer to a question that has become far more pressing now than it was in the 17th century. Most answers these days are far from cheerful.

Historians now estimate that in Leeuwenhoek’s day there were only half a billion or so humans on Earth. After rising very slowly for millennia, the number was just starting to take off. A century and a half later, when another scientist reported the discovery of human egg cells, the world’s population had doubled to more than a billion. A century after that, around 1930, it had doubled again to two billion. The acceleration since then has been astounding. Before the 20th century, no human had lived through a doubling of the human population, but there are people alive today who have seen it triple. Sometime in late 2011, according to the UN Population Division, there will be seven billion of us.

And the explosion, though it is slowing, is far from over. Not only are people living longer, but so many women across the world are now in their childbearing years—1.8 billion—that the global population will keep growing for another few decades at least, even though each woman is having fewer children than she would have had a generation ago. By 2050 the total number could reach 10.5 billion, or it could stop at eight billion—the difference is about one child per woman. UN demographers consider the middle road their best estimate: They now project that the population may reach nine billion before 2050—in 2045. The eventual tally will depend on the choices individual couples make when they engage in that most intimate of human acts, the one Leeuwenhoek interrupted so carelessly for the sake of science.

With the population still growing by about 80 million each year, it’s hard not to be alarmed. Right now on Earth, water tables are falling, soil is eroding, glaciers are melting, and fish stocks are vanishing. Close to a billion people go hungry each day. Decades from now, there will likely be two billion more mouths to feed, mostly in poor countries. There will be billions more people wanting and deserving to boost themselves out of poverty. If they follow the path blazed by wealthy countries—clearing forests, burning coal and oil, freely scattering fertilizers and pesticides—they too will be stepping hard on the planet’s natural resources. How exactly is this going to work?

THERE MAY BE SOME COMFORT in knowing that people have long been alarmed about population. From the beginning, says French demographer Hervé Le Bras, demography has been steeped in talk of the apocalypse. Some of the field’s founding papers were written just a few years after Leeuwenhoek’s discovery by Sir William Petty, a founder of the Royal Society. He estimated that world population would double six times by the Last Judgment, which was expected in about 2,000 years. At that point it would exceed 20 billion people—more, Petty thought, than the planet could feed. “And then, according to the prediction of the Scriptures, there must be wars, and great slaughter, &c.,” he wrote.

As religious forecasts of the world’s end receded, Le Bras argues, population growth itself provided an ersatz mechanism of apocalypse. “It crystallized the ancient fear, and perhaps the ancient hope, of the end of days,” he writes. In 1798 Thomas Malthus, an English priest and economist, enunciated his general law of population: that it necessarily grows faster than the food supply, until war, disease, and famine arrive to reduce the number of people. As it turned out, the last plagues great enough to put a dent in global population had already happened when Malthus wrote. World population hasn’t fallen, historians think, since the Black Death of the 14th century.

In the two centuries after Malthus declared that population couldn’t continue to soar, that’s exactly what it did. The process started in what we now call the developed countries, which were then still developing. The spread of New World crops like corn and the potato, along with the discovery of chemical fertilizers, helped banish starvation in Europe. Growing cities remained cesspools of disease at first, but from the mid-19th century on, sewers began to channel human waste away from drinking water, which was then filtered and chlorinated; that dramatically reduced the spread of cholera and typhus.

Moreover in 1798, the same year that Malthus published his dyspeptic tract, his compatriot Edward Jenner described a vaccine for smallpox—the first and most important in a series of vaccines and antibiotics that, along with better nutrition and sanitation, would double life expectancy in the industrializing countries, from 35 years to 77 today. It would take a cranky person to see that trend as gloomy: “The development of medical science was the straw that broke the camel’s back,” wrote Stanford population biologist Paul Ehrlich in 1968.

Ehrlich’s book, The Population Bomb, made him the most famous of modern Malthusians. In the 1970s, Ehrlich predicted, “hundreds of millions of people are going to starve to death,” and it was too late to do anything about it. “The cancer of population growth … must be cut out,” Ehrlich wrote, “by compulsion if voluntary methods fail.” The very future of the United States was at risk. In spite or perhaps because of such language, the book was a best seller, as Malthus’s had been. And this time too the bomb proved a dud. The green revolution—a combination of high-yield seeds, irrigation, pesticides, and fertilizers that enabled grain production to double—was already under way. Today many people are undernourished, but mass starvation is rare.

Ehrlich was right, though, that population would surge as medical science spared many lives. After World War II the developing countries got a sudden transfusion of preventive care, with the help of institutions like the World Health Organization and UNICEF. Penicillin, the smallpox vaccine, DDT (which, though later controversial, saved millions from dying of malaria)—all arrived at once. In India life expectancy went from 38 years in 1952 to 64 today; in China, from 41 to 73. Millions of people in developing countries who would have died in childhood survived to have children themselves. That’s why the population explosion spread around the planet: because a great many people were saved from dying.

And because, for a time, women kept giving birth at a high rate. In 18th-century Europe or early 20th-century Asia, when the average woman had six children, she was doing what it took to replace herself and her mate, because most of those children never reached adulthood. When child mortality declines, couples eventually have fewer children—but that transition usually takes a generation at the very least. Today in developed countries, an average of 2.1 births per woman would maintain a steady population; in the developing world, “replacement fertility” is somewhat higher. In the time it takes for the birthrate to settle into that new balance with the death rate, population explodes.

Demographers call this evolution the demographic transition. All countries go through it in their own time. It’s a hallmark of human progress: In a country that has completed the transition, people have wrested from nature at least some control over death and birth. The global population explosion is an inevitable side effect, a huge one that some people are not sure our civilization can survive. But the growth rate was actually at its peak just as Ehrlich was sounding his alarm. By the early 1970s, fertility rates around the world had begun dropping faster than anyone had anticipated. Since then, the population growth rate has fallen by more than 40 percent.

THE FERTILITY DECLINE that is now sweeping the planet started at different times in different countries. France was one of the first. By the early 18th century, noblewomen at the French court were knowing carnal pleasures without bearing more than two children. They often relied on the same method Leeuwenhoek used for his studies: withdrawal, or coitus interruptus. Village parish records show the trend had spread to the peasantry by the late 18th century; by the end of the 19th, fertility in France had fallen to three children per woman—without the help of modern contraceptives. The key innovation was conceptual, not contraceptive, says Gilles Pison of the National Institute for Demographic Studies in Paris. Until the Enlightenment, “the number of children you had, it was God who decided. People couldn’t fathom that it might be up to them.”

Other countries in the West eventually followed France’s lead. By the onset of World War II, fertility had fallen close to the replacement level in parts of Europe and the U.S. Then, after the surprising blip known as the baby boom, came the bust, again catching demographers off guard. They assumed some instinct would lead women to keep having enough children to ensure the survival of the species. Instead, in country after developed country, the fertility rate fell below replacement level. In the late 1990s in Europe it fell to 1.4. “The evidence I’m familiar with, which is anecdotal, is that women couldn’t care less about replacing the species,” Joel Cohen says.

The end of a baby boom can have two big economic effects on a country. The first is the “demographic dividend”—a blissful few decades when the boomers swell the labor force and the number of young and old dependents is relatively small, and there is thus a lot of money for other things. Then the second effect kicks in: The boomers start to retire. What had been considered the enduring demographic order is revealed to be a party that has to end. The sharpening American debate over Social Security and last year’s strikes in France over increasing the retirement age are responses to a problem that exists throughout the developed world: how to support an aging population. “In 2050 will there be enough people working to pay for pensions?” asks Frans Willekens, director of the Netherlands Interdisciplinary Demographic Institute in The Hague. “The answer is no.”

In industrialized countries it took generations for fertility to fall to the replacement level or below. As that same transition takes place in the rest of the world, what has astonished demographers is how much faster it is happening there. Though its population continues to grow, China, home to a fifth of the world’s people, is already below replacement fertility and has been for nearly 20 years, thanks in part to the coercive one-child policy implemented in 1979; Chinese women, who were bearing an average of six children each as recently as 1965, are now having around 1.5. In Iran, with the support of the Islamic regime, fertility has fallen more than 70 percent since the early ’80s. In Catholic and democratic Brazil, women have reduced their fertility rate by half over the same quarter century. “We still don’t understand why fertility has gone down so fast in so many societies, so many cultures and religions. It’s just mind-boggling,” says Hania Zlotnik, director of the UN Population Division.

“At this moment, much as I want to say there’s still a problem of high fertility rates, it’s only about 16 percent of the world population, mostly in Africa,” says Zlotnik. South of the Sahara, fertility is still five children per woman; in Niger it is seven. But then, 17 of the countries in the region still have life expectancies of 50 or less; they have just begun the demographic transition. In most of the world, however, family size has shrunk dramatically. The UN projects that the world will reach replacement fertility by 2030. “The population as a whole is on a path toward nonexplosion—which is good news,” Zlotnik says.

The bad news is that 2030 is two decades away and that the largest generation of adolescents in history will then be entering their childbearing years. Even if each of those women has only two children, population will coast upward under its own momentum for another quarter century. Is a train wreck in the offing, or will people then be able to live humanely and in a way that doesn’t destroy their environment? One thing is certain: Close to one in six of them will live in India.

I have understood the population explosion intellectually for a long time. I came to understand it emotionally one stinking hot night in Delhi a couple of years ago… The temperature was well over 100, and the air was a haze of dust and smoke. The streets seemed alive with people. People eating, people washing, people sleeping. People visiting, arguing, and screaming. People thrusting their hands through the taxi window, begging. People defecating and urinating. People clinging to buses. People herding animals. People, people, people, people.—Paul Ehrlich

In 1966, when Ehrlich took that taxi ride, there were around half a billion Indians. There are 1.2 billion now. Delhi’s population has increased even faster, to around 22 million, as people have flooded in from small towns and villages and crowded into sprawling shantytowns. Early last June in the stinking hot city, the summer monsoon had not yet arrived to wash the dust from the innumerable construction sites, which only added to the dust that blows in from the deserts of Rajasthan. On the new divided highways that funnel people into the unplanned city, oxcarts were heading the wrong way in the fast lane. Families of four cruised on motorbikes, the women’s scarves flapping like vivid pennants, toddlers dangling from their arms. Families of a dozen or more sardined themselves into buzzing, bumblebee-colored auto rickshaws designed for two passengers. In the stalled traffic, amputees and wasted little children cried for alms. Delhi today is boomingly different from the city Ehrlich visited, and it is also very much the same.

At Lok Nayak Hospital, on the edge of the chaotic and densely peopled nest of lanes that is Old Delhi, a human tide flows through the entrance gate every morning and crowds inside on the lobby floor. “Who could see this and not be worried about the population of India?” a surgeon named Chandan Bortamuly asked one afternoon as he made his way toward his vasectomy clinic. “Population is our biggest problem.” Removing the padlock from the clinic door, Bortamuly stepped into a small operating room. Inside, two men lay stretched out on examination tables, their testicles poking up through holes in the green sheets. A ceiling fan pushed cool air from two window units around the room.

Bortamuly is on the front lines of a battle that has been going on in India for nearly 60 years. In 1952, just five years after it gained independence from Britain, India became the first country to establish a policy for population control. Since then the government has repeatedly set ambitious goals—and repeatedly missed them by a mile. A national policy adopted in 2000 called for the country to reach the replacement fertility of 2.1 by 2010. That won’t happen for at least another decade. In the UN’s medium projection, India’s population will rise to just over 1.6 billion people by 2050. “What’s inevitable is that India is going to exceed the population of China by 2030,” says A. R. Nanda, former head of the Population Foundation of India, an advocacy group. “Nothing less than a huge catastrophe, nuclear or otherwise, can change that.”

Sterilization is the dominant form of birth control in India today, and the vast majority of the procedures are performed on women. The government is trying to change that; a no-scalpel vasectomy costs far less and is easier on a man than a tubal ligation is on a woman. In the operating theater Bortamuly worked quickly. “They say the needle pricks like an ant bite,” he explained, when the first patient flinched at the local anesthetic. “After that it’s basically painless, bloodless surgery.” Using the pointed tip of a forceps, Bortamuly made a tiny hole in the skin of the scrotum and pulled out an oxbow of white, stringy vas deferens—the sperm conduit from the patient’s right testicle. He tied off both ends of the oxbow with fine black thread, snipped them, and pushed them back under the skin. In less than seven minutes—a nurse timed him—the patient was walking out without so much as a Band-Aid. The government will pay him an incentive fee of 1,100 rupees (around $25), a week’s wages for a laborer.

The Indian government tried once before to push vasectomies, in the 1970s, when anxiety about the population bomb was at its height. Prime Minister Indira Gandhi and her son Sanjay used state-of-emergency powers to force a dramatic increase in sterilizations. From 1976 to 1977 the number of operations tripled, to more than eight million. Over six million of those were vasectomies. Family planning workers were pressured to meet quotas; in a few states, sterilization became a condition for receiving new housing or other government benefits. In some cases the police simply rounded up poor people and hauled them to sterilization camps.

The excesses gave the whole concept of family planning a bad name. “Successive governments refused to touch the subject,” says Shailaja Chandra, former head of the National Population Stabilisation Fund (NPSF). Yet fertility in India has dropped anyway, though not as fast as in China, where it was nose-diving even before the draconian one-child policy took effect. The national average in India is now 2.6 children per woman, less than half what it was when Ehrlich visited. The southern half of the country and a few states in the northern half are already at replacement fertility or below.

In Kerala, on the southwest coast, investments in health and education helped fertility fall to 1.7. The key, demographers there say, is the female literacy rate: At around 90 percent, it’s easily the highest in India. Girls who go to school start having children later than ones who don’t. They are more open to contraception and more likely to understand their options.

SO FAR THIS APPROACH, held up as a model internationally, has not caught on in the poor states of northern India—in the “Hindi belt” that stretches across the country just south of Delhi. Nearly half of India’s population growth is occurring in Rajasthan, Madhya Pradesh, Bihar, and Uttar Pradesh, where fertility rates still hover between three and four children per woman. More than half the women in the Hindi belt are illiterate, and many marry well before reaching the legal age of 18. They gain social status by bearing children—and usually don’t stop until they have at least one son.

As an alternative to the Kerala model, some point to the southern state of Andhra Pradesh, where sterilization “camps”—temporary operating rooms often set up in schools—were introduced during the ’70s and where sterilization rates have remained high as improved hospitals have replaced the camps. In a single decade beginning in the early 1990s, the fertility rate fell from around three to less than two. Unlike in Kerala, half of all women in Andhra Pradesh remain illiterate.

Amarjit Singh, the current executive director of the NPSF, calculates that if the four biggest states of the Hindi belt had followed the Andhra Pradesh model, they would have avoided 40 million births—and considerable suffering. “Because 40 million were born, 2.5 million children died,” Singh says. He thinks if all India were to adopt high-quality programs to encourage sterilizations, in hospitals rather than camps, it could have 1.4 billion people in 2050 instead of 1.6 billion.

Critics of the Andhra Pradesh model, such as the Population Foundation’s Nanda, say Indians need better health care, particularly in rural areas. They are against numerical targets that pressure government workers to sterilize people or cash incentives that distort a couple’s choice of family size. “It’s a private decision,” Nanda says.

In Indian cities today, many couples are making the same choice as their counterparts in Europe or America. Sonalde Desai, a senior fellow at New Delhi’s National Council of Applied Economic Research, introduced me to five working women in Delhi who were spending most of their salaries on private-school fees and after-school tutors; each had one or two children and was not planning to have more. In a nationwide survey of 41,554 households, Desai’s team identified a small but growing vanguard of urban one-child families. “We were totally blown away at the emphasis parents were placing on their children,” she says. “It suddenly makes you understand—that is why fertility is going down.” Indian children on average are much better educated than their parents.

That’s less true in the countryside. With Desai’s team I went to Palanpur, a village in Uttar Pradesh—a Hindi-belt state with as many people as Brazil. Walking into the village we passed a cell phone tower but also rivulets of raw sewage running along the lanes of small brick houses. Under a mango tree, the keeper of the grove said he saw no reason to educate his three daughters. Under a neem tree in the center of the village, I asked a dozen farmers what would improve their lives most. “If we could get a little money, that would be wonderful,” one joked.

The goal in India should not be reducing fertility or population, Almas Ali of the Population Foundation told me when I spoke to him a few days later. “The goal should be to make the villages livable,” he said. “Whenever we talk of population in India, even today, what comes to our mind is the increasing numbers. And the numbers are looked at with fright. This phobia has penetrated the mind-set so much that all the focus is on reducing the number. The focus on people has been pushed to the background.”

It was a four-hour drive back to Delhi from Palanpur, through the gathering night of a Sunday. We sat in traffic in one market town after another, each one hopping with activity that sometimes engulfed the car. As we came down a viaduct into Moradabad, I saw a man pushing a cart up the steep hill, piled with a load so large it blocked his view. I thought of Ehrlich’s epiphany on his cab ride all those decades ago. People, people, people, people—yes. But also an overwhelming sense of energy, of striving, of aspiration.

THE ANNUAL meeting of the Population Association of America (PAA) is one of the premier gatherings of the world’s demographers. Last April the global population explosion was not on the agenda. “The problem has become a bit passé,” Hervé Le Bras says. Demographers are generally confident that by the second half of this century we will be ending one unique era in history—the population explosion—and entering another, in which population will level out or even fall.

But will there be too many of us? At the PAA meeting, in the Dallas Hyatt Regency, I learned that the current population of the planet could fit into the state of Texas, if Texas were settled as densely as New York City. The comparison made me start thinking like Leeuwenhoek. If in 2045 there are nine billion people living on the six habitable continents, the world population density will be a little more than half that of France today. France is not usually considered a hellish place. Will the world be hellish then?

Some parts of it may well be; some parts of it are hellish today. There are now 21 cities with populations larger than ten million, and by 2050 there will be many more. Delhi adds hundreds of thousands of migrants each year, and those people arrive to find that “no plans have been made for water, sewage, or habitation,” says Shailaja Chandra. Dhaka in Bangladesh and Kinshasa in the Democratic Republic of the Congo are 40 times larger today than they were in 1950. Their slums are filled with desperately poor people who have fled worse poverty in the countryside.

Whole countries today face population pressures that seem as insurmountable to us as India’s did to Ehrlich in 1966. Bangladesh is among the most densely populated countries in the world and one of the most immediately threatened by climate change; rising seas could displace tens of millions of Bangladeshis. Rwanda is an equally alarming case. In his book Collapse, Jared Diamond argued that the genocidal massacre of some 800,000 Rwandans in 1994 was the result of several factors, not only ethnic hatred but also overpopulation—too many farmers dividing the same amount of land into increasingly small pieces that became inadequate to support a farmer’s family. “Malthus’s worst-case scenario may sometimes be realized,” Diamond concluded.

Many people are justifiably worried that Malthus will finally be proved right on a global scale—that the planet won’t be able to feed nine billion people. Lester Brown, founder of Worldwatch Institute and now head of the Earth Policy Institute in Washington, believes food shortages could cause a collapse of global civilization. Human beings are living off natural capital, Brown argues, eroding soil and depleting groundwater faster than they can be replenished. All of that will soon be cramping food production. Brown’s Plan B to save civilization would put the whole world on a wartime footing, like the U.S. after Pearl Harbor, to stabilize climate and repair the ecological damage. “Filling the family planning gap may be the most urgent item on the global agenda,” he writes, so if we don’t hold the world’s population to eight billion by reducing fertility, the death rate may increase instead.

Eight billion corresponds to the UN’s lowest projection for 2050. In that optimistic scenario, Bangladesh has a fertility rate of 1.35 in 2050, but it still has 25 million more people than it does today. Rwanda’s fertility rate also falls below the replacement level, but its population still rises to well over twice what it was before the genocide. If that’s the optimistic scenario, one might argue, the future is indeed bleak.

But one can also draw a different conclusion—that fixating on population numbers is not the best way to confront the future. People packed into slums need help, but the problem that needs solving is poverty and lack of infrastructure, not overpopulation. Giving every woman access to family planning services is a good idea—“the one strategy that can make the biggest difference to women’s lives,” Chandra calls it. But the most aggressive population control program imaginable will not save Bangladesh from sea level rise, Rwanda from another genocide, or all of us from our enormous environmental problems.

Global warming is a good example. Carbon emissions from fossil fuels are growing fastest in China, thanks to its prolonged economic boom, but fertility there is already below replacement; not much more can be done to control population. Where population is growing fastest, in sub-Saharan Africa, emissions per person are only a few percent of what they are in the U.S.—so population control would have little effect on climate. Brian O’Neill of the National Center for Atmospheric Research has calculated that if the population were to reach 7.4 billion in 2050 instead of 8.9 billion, it would reduce emissions by 15 percent. “Those who say the whole problem is population are wrong,” Joel Cohen says. “It’s not even the dominant factor.” To stop global warming we’ll have to switch from fossil fuels to alternative energy—regardless of how big the population gets.

The number of people does matter, of course. But how people consume resources matters a lot more. Some of us leave much bigger footprints than others. The central challenge for the future of people and the planet is how to raise more of us out of poverty—the slum dwellers in Delhi, the subsistence farmers in Rwanda—while reducing the impact each of us has on the planet.

The World Bank has predicted that by 2030 more than a billion people in the developing world will belong to the “global middle class,” up from just 400 million in 2005. That’s a good thing. But it will be a hard thing for the planet if those people are eating meat and driving gasoline-powered cars at the same rate as Americans now do. It’s too late to keep the new middle class of 2030 from being born; it’s not too late to change how they and the rest of us will produce and consume food and energy. “Eating less meat seems more reasonable to me than saying, ‘Have fewer children!’ ” Le Bras says.

How many people can the Earth support? Cohen spent years reviewing all the research, from Leeuwenhoek on. “I wrote the book thinking I would answer the question,” he says. “I found out it’s unanswerable in the present state of knowledge.” What he found instead was an enormous range of “political numbers, intended to persuade people” one way or the other.

For centuries population pessimists have hurled apocalyptic warnings at the congenital optimists, who believe in their bones that humanity will find ways to cope and even improve its lot. History, on the whole, has so far favored the optimists, but history is no certain guide to the future. Neither is science. It cannot predict the outcome of People v. Planet, because all the facts of the case—how many of us there will be and how we will live—depend on choices we have yet to make and ideas we have yet to have. We may, for example, says Cohen, “see to it that all children are nourished well enough to learn in school and are educated well enough to solve the problems they will face as adults.” That would change the future significantly.

The debate was present at the creation of population alarmism, in the person of Rev. Thomas Malthus himself. Toward the end of the book in which he formulated the iron law by which unchecked population growth leads to famine, he declared that law a good thing: It gets us off our duffs. It leads us to conquer the world. Man, Malthus wrote, and he must have meant woman too, is “inert, sluggish, and averse from labour, unless compelled by necessity.” But necessity, he added, gives hope:

“The exertions that men find it necessary to make, in order to support themselves or families, frequently awaken faculties that might otherwise have lain for ever dormant, and it has been commonly remarked that new and extraordinary situations generally create minds adequate to grapple with the difficulties in which they are involved.”

Seven billion of us soon, nine billion in 2045. Let’s hope that Malthus was right about our ingenuity.

 Robert Kunzig is National Geographic’s senior editor for the environment.

 



[1] Delft là tên một thành phố thuộc tỉnh Nam Hà Lan, nằm giữa Rotterdam và The Hague. 

[2] Antoni van Leeuwenhoek (24/10/1632 – 26/8/1723) là một thương gia và khoa học gia, sống tại Delft, Hà Lan. Ông thường được gọi là "cha đẻ ngành vi sinh vật học." Dùng kính hiển vi tự chế, ông là người đầu tiên quan sát và mô tả những động vật đơn bào và gọi chúng là animalcules: những động vật rất nhỏ hay vi sinh vật nguyên sinh. Ông không viết cuốn sách nào nhưng viết nhiều thư từ.

[3] Bối cảnh của câu nói lấp lửng này là: ông ngưng việc đang giao cấu với vợ trước khi có đứa con thứ sáu, và vì lúc đó, ông vẫn bị ám ảnh về việc khảo sát một mẫu tinh trùng nên ông vội vàng chạy đến bàn làm việc để tiếp tục khảo sát. Cách viết văn của tác giả Robert Kunzig khá lủng củng, bóng gió và mông lung trong toàn bài viết! Hầu chắc dưới đây là nguyên văn bức thư mà Robert Kunzig lấy ý để viết:

 

I have divers times examined the same matter (human semen) from a healthy man... not from a sick man... nor spoiled by keeping... for a long time and not liquefied after the lapse of some time... but immediately after ejaculation before six beats of the pulse had intervened; and I have seen so great a number of living animalcules... in it, that sometimes more than a thousand were moving about in an amount of material the size of a grain of sand... I saw this vast number of animalcules not all through the semen, but only in the liquid matter adhering to the thicker part.

Antoni van Leeuwenhoek

Letter to W. Brouncker, President of the Royal Society, undated, Nov 1677. In The Collected Letters of Antoni van Leeuwenhoek (1957), Vol. 2, 283-4.

 

Tôi đã nhiều lần khảo sát về cùng một vấn đề (tinh dịch con người) của một người đàn ông khỏe mạnh ... không phải của một người đàn ông bệnh hoạn ... cũng không để mẫu tinh dịch hư hỏng vì lưu giữ ... trong một thời gian dài và không bị hóa lỏng sau một khoảng thời gian trôi qua ... nhưng ngay sau khi xuất tinh trước khi sáu nhịp đập của mạch can dự vào; và tôi đã thấy một số lượng quá nhiều những động vật rất nhỏ ... trong đó, đôi khi có hơn một ngàn con đang chuyển động trong một lượng có kích thước bằng một hạt cát ... Tôi thấy số lượng lớn những động vật rất nhỏ này không phải qua cả khối mẫu tinh dịch, mà chỉ qua chút chất lỏng dính vào phần dày hơn.

Antoni van Leeuwenhoek

Thư gửi đến W. Brouncker, Chủ Tịch Hội Hoàng Gia, không đề ngày, Tháng 11, 1677. Trích trong bộ Sưu Tập Thư của Antoni van Leeuwenhoek (1957), Vol. 2, 283-4.

[4] "những động vật rất nhỏ" dịch chữ animalcules, xuất phát từ tiếng Latin animal: động vật và tiếp vĩ ngữ rất nhỏ culum. Đây là tiếng rất xưa, ngày nay người ta dùng tiếng protozan: động vật nguyên sinh, xuất phát từ tiếng Hy Lạp proto: đầu tiên và zoa, : động vật.

[5] tinh trùng dịch chữ spermatozoon

[6] "vụ Chết Đen Tối" dịch chữ Black Death. Đây là trận dịch lớn nhất trong lịch sử nhân loại, xảy ra từ năm 1348 đến năm 1350 tại Âu châu, giết khoảng 100 triệu người. Có giả sử rằng dịch bắt đầu từ con bọ chét của chuột ở vùng Trung Á, lan qua Trung quốc, rồi tù con đường tơ lụa mà lan qua Bắc Âu châu, Tây Âu châu và Bắc Phi châu.

[7] "kho rác chứa bệnh tật" dịch chữ cesspools of diseaseCesspool, also called sink sump a covered cistern, etc., for collecting and storing sewage or waste water.

[8] "cọng rơm làm gãy lưng con lạc đà" dịch thành ngữ the straw that broke the camel's back. Thành ngữ này xuất phát từ Ả Rập: con lạc đà bị chồng chất một trọng lượng quá sức của nó, chỉ cần thêm một chút xíu nữa là làm lưng lạc đà bị gãy. Ý nói đến sự giới hạn của sức chịu đựng (endurance), không nên vượt qua điểm gãy vỡ (breaking point).

[9] tế bào ung thư: cách nói bóng: một tế bào bị ung thư sẽ nảy nở ra hàng triệu tế bào khác

[10] tỷ suất "sinh sản thay thế": thay thế có nghĩa là thay thế hai người: cha và mẹ. Tỷ suất thay thế bằng với tỷ suất sinh sản có nghĩa là khi cả cha và mẹ chết thì được thay thế bằng hai người con, và lúc đó thì dân số giữ nguyên vì số sinh bằng số tử.

[11] "bùng nổ trẻ em" dịch chữ baby boom. Văn Phòng Thống Kê Dân Số Mỹ (United States Census Bureau) xem baby boomer là người sinh ra trong giai đoạn bùng nổ sinh sản giữa khoảng thời gian năm 1946 và năm 1964. Thống kê có 76 triệu trẻ em Mỹ sinh ra trong giai đoạn này, tạo nên một nhóm quan trọng.

[12] "ngạc nhiên" dịch thành ngữ catch off guard

[13] "tác dụng vào" dịch chữ  kick in: Informal To become operative or take effect.

[14] "tai họa khủng khiếp" dịch chữ  train wreck: someone who is in a terrible situation, someone who is a disaster

[15] ý nói tỷ suất biết đọc, biết viết ở các nơi khác của Ân Độ rất thấp

[16] "phổ biến" dịch chữ catch on: to become popular or fashionable; to grasp mentally, understand

[17] "bị bật ngửa" dịch chữ were totally blown away: be defeated decisively, be affected intensely; overwhelm (Slang).

[18] "nhận thức thực tế đã bất chợt đến" dịch chữ epiphany: a comprehension or perception of reality by means of a suddeen intuitive realization.

[19] "giữ nguyên" dịch chữ level out: to stop becoming more or less, and remain the same

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Năm 2010(Xem: 38051)
Chúng ta lâu nay quả có lo ngại rằng với ảnh hưởng của truyền thông “qui ước” của Mỹ cũng như của những nhà nghiên cứu có tính “kinh điển” của Mỹ, những thế hệ sau này, người Mỹ và người Mỹ gốc Việt, sẽ nhìn lại cuộc chiến “chẳng ra sao cả”. Năm nay với nhưng tác giả như Rufus Phillips, Sol Sanders, Richard Botkin…, chúng ta có thể bắt đầu hy vọng: viễn ảnh chẳng đến nỗi đáng quá lo như thế. Hoàng Ngọc Nguyên
23 Tháng Tư 2010(Xem: 83964)
Quần đảo Hoàng Sa ở giữa vĩ tuyến 16 và 17, ngoài khơi ranh giới khi trước giửa Bắc Việt và Việt Nam Cộng Hòa, nghĩa là rất xa bờ biển Trung Quốc ... Quần đảo Trường Sa lại còn xa Trung Quốc hơn nhiều, ở tận vĩ tuyến 12, ngang tầm vớl hạ lưu sông Cửu Long (Mékong) ở miền nam Việt Nam... GS Nguyễn Phú Đức
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468