CUỐI NĂM BÌNH LUẬN CHUYỆN SANG NĂM

01 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 24235)
CUỐI NĂM BÌNH LUẬN CHUYỆN SANG NĂM

CUỐI NĂM BÌNH LUẬN CHUYỆN SANG NĂM

Hoàng Ngọc Nguyên


634295165584473255_300x225 

Con đường đi lên của tỷ lệ thất nghiệp từ 6.2%

Có một nhà bình luận nào đó từng bình luận rằng trên đời này, chằng có ai sướng hơn những nhà bình luận, nhất là những nhà bình luận kinh tế, thường là những kẻ ăn trên ngồi trước, bởi vì họ là người vô trách nhiệm một cách an toàn nhất, hay đúng hơn, chẳng có trách nhiệm gì cả đối với những gì mình nói, những gì mình viết hay những gì mình làm. Một mặt hàng như nôi trẻ em, hay thuốc tiểu đường, hay mì ăn liền mà hư là nguòi ta phải tìm cách thu hồi cho kịp thời - đừng nói những thứ như xe hơi hay máy bay. Một viên chức dân cử nào mà người dân không còn ưng ý nữa cũng bị “thu hồi” (recall) như chơi. Thế mà những nhà kinh tế của chúng ta, nhất là những người bình luận kinh tế, thị trường, thường đi kèm, ăn có, trong những bài báo nhận định về tình hình kinh tế, đầu tư, kinh doanh, chứng khoán cho có thêm sức thuyết phục, cho đủ nặng ký để chứng tỏ người viết hay đưa tin là nghiêm chỉnh,có trách nhiệm, chẳng có nhà kinh tế nào bị “recalled” cả, cho dù ngưòi dân trong thời nào cũng thế, và đặc biệt trong thời nay, là nạn nhân của những lời đoán mò nhưng chắc nịch như thể là chân lý “sông có thể cạn, núi có thể mòn” của những nhà bình luận. Phần lớn những quyết định của người ta về mua sắm, đầu tư, công ăn việc làm… thường dựa trên những “tiên đoán”, “dự báo thời tiết” của những nhà kinh tế. Nay bao nhiêu người đang khốn đốn về công ăn việc làm, về nhà cửa, về những thứ mình đã mua và không cần trong nhà, thế mà những vị quân sư này có bị hề hấn gì đâu. Có điều lạ là ở Mỹ, người ta có tật kiện đủ thứ, ngay cả chuyện bà người làm người Mễ đi kiện bà chủ Mỹ làm mình bị stress vì không chịu mướn người di dân không có giấy tờ, thế mà chưa nhà bình luận kinh tế nào bị kiện cả. Kể cũng lạ. Và bởi thế, người ta tiếp tục bình luận, và người ta cũng tiếp tục nghe người khác bình luận, đúng là “mua vui cũng được một vài trống canh”.

Trách cứ những nhà bình luận kinh tế thực ra có khi không phải. Đời sống con người ngày càng gắn chặt vào đời sống kinh tế của xã hội, ngay cả những ngưòi nghệ sĩ hay những nhà tranh đấu cũng bị “liên lụy”, cũng phải đi làm, cũng cần đi xin trợ cấp xã hội, cũng phải nộp đơn bắt đầu xin thẻ Medicare nếu sinh năm Bính Tuất. Nền kinh tế không ổn định thì làm sao đời sống con nguòi ổn định được. Chuyện có vẻ khá oái oăm, nhưng quả thật ở một nơi mà nhiều nguòi vẫn cho là thiên đàng ở hạ giới, con nguòi ta vẫn cứ sống nơm nớp trong lo sợ.

Sợ tuổi già đến mức ăn ngọt cũng tránh ăn mặn cũng bỏ, ăn lạt còn hơn người đi tu, ăn không thịt, không cá như người đi tù. Sợ sức khỏe không đủ bào hiểm cho dù có mất “advantage plan” đến độ giới chuyên khoa y tế cứ phê bình người dân không biết phòng bệnh, chữa bệnh mà chẳng hiểu được “tâm tư người thường dân” của những người có bệnh mà không dám đi khám bác sĩ, uống thuốc thì thay vì Pravastatin 40mg chỉ uống 20mg để 30 viên uống được 60 ngày thay vì một tháng.

Người ta chẳng hiểu thị trường lao động thế nào, vửa sợ cho mình, vừa lo cho con cháu. Người thất nghiệp thì cứ bị dùng dằng giữa chuyện đi kiếm việc, vốn là rất khó, và đi xin tiền, vừa dễ vừa khó, và trở thành những kẻ “hiện sinh” – chỉ sống cho hiện tại mà không cần biết đến chuyện đã có ánh sáng ở cuối đường hầm hay chưa.

634295167272396220_300x240 

Người ta cũng chẳng hiểu tình hình nhà cửa đang diễn tiến thế nào, kẻ hòng ra khỏi người mong bước vào, người đã có nhà thì hối tiếc khi thấy trong đời chỉ lỡ dại một lần đầu tư mà nên cớ sự này, muốn bán nhà mà không bán được trừ phi chịu lỗ thậm tệ, người muốn lao vào đầu tư thì sốt ruột chẳng biết làm sao vượt qua được hai hàng rào foreclosure và short sale. 

Đối với người dân bình thường, chuyện kinh tế vừa có vẻ cụ thể, thực tế, vừa mơ hồ, khó hiểu. Nói chung thì người ta chỉ trông vào tin tức báo chí, trông chờ những bình luận mà lúc thì lên tinh thần lúc thì chán đời chẳng muốn ra khỏi nhà. Tình hình thay đổi mãi như thế, làm sao chuyện bình luận đứng đắn được.Thông thường, người ta phải dần dần tập quen với những ý niệm như sự tăng trưởng của giá trị Tổng sản lượng Nội địa (Gross Domestic Product – GDP), tức là giá trị của tất cả sản phẩm và dịch vụ mà xã hội làm ra được, lên thì đương nhiên tốt, xuống là suy thoái trở lại như chơi, nhưng phải “lên” một cách lành mạnh mới đẩy lùi được những nguy cơ suy thoái trở lại. Ví dụ như trong thời gian gần đây, người ta nói tỷ lệ tăng trưởng của TSLNĐ phải đến mức 4% trong cả một năm thì sự hồi phục (recovery) mới được vững bền (lasting, sustainable). Còn cứ lèng èng trong mức 2.6% (quí ba),1.7% (quí hai) thì còn lâu! Cũng gần đây, chúng ta hiểu rằng tỷ lệ tăng trưởng GDP có cao thì mới tăng được khả năng, cơ hội để khống chế nạn thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp như chúng ta biết hiện nay là quá cáo. Cả 20 tháng nay cứ ở mức 9% và gần với 10% hơn gần 9% là do kinh tề có tăng trưởng nhưng tăng trưởng èo uột, chưa đủ mạnh để cho các chủ nhân mướn người “một cách lành mạnh” (nghĩa là mướn full time với đầy đủ benefits thay vì part time, không đủ giờ,ngồi làm việc chưa nóng chỗ đã đứng dậy về và chẳng được khoản phúc lợi nào).

Từ chuyện kinh tế tăng trưởng trong nước, tức chuyện đẩy mạnh sản xuất hàng hóa và dịch vụ ngõ hầu tạo thêm cơ hội cho công ăn việc làm, mà người ta cũng nói đến chuyện xuất cảng, nhập cảng. Xuất cảng là bán hàng ra nước ngoài, tức là mở rộng được thị trường, thúc đầy được sản xuất trong nước. Nhập cảng là mua hàng từ ngoài vào để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước, đương nhiên cạnh tranh và đe dọa đến nến kinh tế nội địa. Người ta nói đang sống trong thời đại chuyên môn hóa, phân công hóa, làm như có những việc ta không cần làm, không them làm. Nhưng thực tế là với nền kinh tế có tỷ lệ thất nghiệp là 9.8% - chưa nói đến đông đảo người bán thời gian - người ta còn kén việc được chăng, nhất là đối với những nguòi di dân vẫn có “một điều tâm niệm”: “Đã qua được Mỹ, chuyện gì cũng làm!”. Nước Mỹ vẫn quen “vung tay quá trán”, thông thường chỉ biết nhập mà không xuất. Thậm chí lười biếng đưa luôn cả công việc trong nước ra cho nưóc ngoài làm. Thay đồi cả nếp đó vừa khó vừa mất thì giờ.

Trong thời gian qua, lại có thêm tình trạng cái khó bó cái khôn. Người ta muốn ra mà chẳng biết ra đường nào. Hay có đường ra chăng. Chúng ta đang đứng trước một sự nghịch lý của cái vĩ mô macro và vi mô micro. Chính sách vĩ mô thì nói rằng kinh tế chỉ đi lên được nếu có gia tăng trong số cầu, có nghĩa là cho dù kinh tế có khó khăn, ngưòi ta vẫn phải cố chi tiêu, giữ chi tiêu, đề cho sản xuất không suy giảm mà còn có thề gia tăng. Như thế trước chính sách “kích thích sản xuất” để chống suy thoái này, câu hỏi đẩu tiên là “tiền đâu”. Câu trả lời là tiền nhà nước phát. Chẳng lẽ tiền nhà nước cứ phát mãi hay sao? Và đến khi hết tiền, hết “”ép-phê”, thì sao. Những nhà kinh tế “liberal” như Paul Krugman của New York Times thì cứ chỉ trích chính quyền chơi chưa đủ dose, trong khi những nhà kinh tế bảo thủ, nhất là phía Cộng Hòa thì lại lên án chính quyền lạm dụng thuốc một cách vô trách nhiệm. Từ châu Âu, người ta cũng nói Mỹ phải thay đổi lối sống, tức là cách nghĩ, bởi vì về mặt vi mô, gặp khi khó khăn, đương nhiên người ta phải tập sống trong phương tiện của mình (living within the means) để khỏi mắc nợ. Thậm chí khi đã khá cũng nên tập tiết kiệm thay vì xem nhẹ chuyện savings đề đến khi gặp khó khăn thì giống như chuyện con ve đen sì nhìn con kiến da vàng mà khỏe mà than thân trách phận.

Nói loanh quanh chuyện đời thì không cùng, nhất là trong một ngày cuối năm thì càng dễ gây sự bực mình, trong một thời gian nguòi ta bận rộn nhất với chuyện ngơi nghỉ. Người ta có thể ngơi nghỉ được hay nghĩ đến chuyện nghỉ là vì tinh thần mọi người hiện nay tương đối “thơ thới, hân hoan”. Tinh thần an lạc này trước hết là do mấy nhà chính trị của ta đã biết suy nghĩ lại cho dân nhờ. Những nhà chính trị biết suy nghĩ là điều cực kỳ quí, hiếm. Bởi vì thông thường, đó là những người có dị tật bẩm sinh. Họ chỉ có thể nhìn thấy mình mà không làm sao thấy được nguòi khác. Đó chính là nguốn gốc của sự đau thương trong cuộc sống lưu đày của nhiều người, dĩ nhiên chỉ với những nguời còn biết cảm nhận mà không “hội nhập” nổi với một “cuộc sống văn hóa dân tộc” dễ dãi dưới sự dẫn dắt của mấy đồng nam đồng nữ M.C. Trong hơn hai tuần cuối của tháng mười hai, chẳng hiểu nhờ thiên ân hay sao mà bỗng dưng ai cũng dễ thương, những người Dân Chủ tại Nhà Trắng cũng như tại Quốc Hội và những nguòi Cộng Hòa tại Thượng Viện và Hạ Viện, họ không còn thái độ hậm hực, muốn nhẩy vào nhau cấu xé giữa chốn đông người nữa mà cùng nhau thông qua cả ba bốn luật đều quan trọng cho đất nước (luật gia hạn về viêc cắt giảm thuế cho mọi thành phẩn và gia hạn trợ cấp thất nghiệp trong 13 tháng, luật thông qua Hiệp định START mớii giới hạn vũ khí hạt nhân chiến lược giữa Mỹ và Nga, luật về hủy bỏ chuyện “cấm hỏi cấm khai” vế bệnh đồng tính.

 634295168880603045_400x264


Tâm hồn ngưòi ta cũng phấn khởi hơn khi nhìn cảnh mua sắm tưng bừng cho dù nước Mỹ đang trải qua một trong những mùa Giáng Sinh thời tiết khắc nghiệt nhất trong mấy chục năm gần đây. Từ cảnh buôn bán đó, dù muốn dù không thì nó cũng đã có tác dụng kích thích kinh tế. Người ta đã tiên đoán trong quí tư, TSLNĐ sẽ tăng trưởng vào khoảng 3.5-3.7%. Nạn thất nghiệp trong thòi gian qua tuy chưa xuống, là vì người ta đổ xô đi kiếm việc đông hơn, cho nên ta có cảm tưởng như số người thất nghiệp chưa giảm, nhưng thực ra thì số người có công ăn việc làm đã gia tăng. Năm 2010 là năm trọn vẹn đầu tiên, vế mặt kỹ thuật, kinh tế đã thoát đưọc suy thoái (người ta vẫn xem suy thoái chấm dứt từ cuối quí hai năm 2009). Và nay ta đang đứng trước năm 2011. Những nhà bình luận trở nên thận trọng hơn trong phát biều, cho dù lời nói có thề bay đi như mọi lần. Nay họ chỉ tiên đoán “trong năm 2011 có một câu mà chúng ta se ít nghe hơn trước rất nhiều là suy thoái lưỡng hồi”.

Như mọi người đều thấy, GDP có xu hướng như muốn đến gần hơn con số 3.5-4% thay vì tụt xuống dưới mức 3% - là một bờ vực không cắm bảng cảnh báo. Nạn thất nghiệp không quá 10% mà có thể xuống mức 9.5% trong tháng 12 hay thang giêng - nếu không đạt được đà này, cũng là điều đáng lo.

Nhưng người dân còn có thể nhìn đến thị trường chứng khoàn, các chỉ số cơ bản như dow Jones, S&P 500 hay Nasdaq đều đang ở mức cao nhất trong thòi gian 28 tháng, chứng khoán năm 2010 đã tăng giá gơn năm 2009 đến 10.3%, và những người chuyên viên đầu tư đều nhìn năm tới 2011 là năm có thể nhẩy vào thị trường chứng khoán để đánh bạc thay vì đi Las Vegas.

Những người đi làm nay đóng thuế lương bổng ít hơn cả 30% (suất thuế giảm từ 6.2% còn 4.2%) đó là một nguồn kích thích. Những doanh nghiệp nhỏ được duy trì mưc thuế ưu đãi đã có từ thời ông George W. Bush – đó cũng là một nguồn kích thích. Những người thất nghiệp nay được bảo đảm trợ cấp một năm. Đó cũng là một nguồn kích thích. Mỹ đang đi tìm thị trường xuất cảng, và đang cố dùng luật ái quốc “Patriotism Act” không phải để chống khùng bố mà khuyến khích người ta bớt nhập hàng. Đó cũng là một nguồn kích thích.

Một người bình luận dè dặt hẳn phải nói: tình hình bây giờ khá hơn trước và hy vọng không bằng tình hình trong tương lai.

Có lẽ đó là điếu ít nhất một người dè dặt có thể nói và ghi phát biều của mình vào sử sách.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Hai 2011(Xem: 26406)
MỘT THỜI THÁCH ĐỐ (Tự Phỏng vấn Hoàng Ngọc Nguyên) Tự phỏng vấn là phương pháp viết báo hiện đại nhất, không phải là vì người ta thích được phỏng vấn mà đợi mãi chẳng ai phỏng vấn mình. Quan trọng hơn, người viết muốn trình bày tóm gọn những điều mình muốn chuyển đến độc giả, muốn trọn quyền đặt những câu hỏi theo cách thuận lợi nhất, phù hợp cho câu trả lời đã có sẵn trong đầu
05 Tháng Hai 2011(Xem: 21383)
Bài họ c từ biến động cuối tháng 1-2011 tại Ai Cập Phạm Vă n Bân Ngày nay, nếu nhà viết kịch châm biếm Henri Monnier (1799-1877) sống lại thì chắc hẳn ông sẽ rất hào hứng để viết các vở kịch về chính sách đối ngoại của Mỹ đối với khá nhiều quốc gia - thí dụ như Việt Nam, Đài Loan, Iran, Afghanistan, và hiện nay là Ai Cập
01 Tháng Hai 2011(Xem: 28187)
Time: Lãnh đạo mới sẽ bó tay về kinh tế BBC Tạp chí Time nhận định những thay đổi nhân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ không vực dậy được nền kinh tế đang gặp khó khăn. Ấn bản có uy tín của Hoa Kỳ nói Đại hội với sự tham dự của 1400 đại biểu cũng 'lỗi thời' như bản thân Đảng Cộng sản với thời cuộc.
01 Tháng Hai 2011(Xem: 27051)
Thương lái trục lợi trên mồ hôi nhà nông VN BBC Hiện tại có n hiều công ty Việt Nam kinh doanh xuất khẩu gạo hoặc thương lái họ không có đất, kh ông có nông dân, họ chỉ có miệng lưỡi của họ thôi. Họ tìm dùng đủ mọi mánh lới để có thể xuất khẩu được gạo và ăn lời trên mồ hôi nước mắt của người nông dân. Việc các công ty nư ớc ngoài vào sẽ kích thích nhu cầu làm ăn chân chính, có kỹ thuật.
01 Tháng Hai 2011(Xem: 26119)
Từ hạt giống đỏ đến gia đình trị? Hồng Quân Nếu như ở Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, Phó Chủ Tịch Trung Quốc cho rằng đất nước nên được điều hành bởi con cái của những nhà cách mạng tiền bối thì ở Việt Nam, quan điểm này đang bắt đầu có cơ sở.
01 Tháng Hai 2011(Xem: 25813)
Thế giới Ả Rập có theo gươ ng Tunisia ? Roger Hardy Chính cuộc s ống và cái chết của người thanh niên Mohamed Bouazizi đã tổng kết tình trạng của thế giới Ả Rập hôm nay. Trong khi các tác động của tình trạng bất ổn với Tunisia còn chưa chắc chắn, thì tác động của nó đối với khu vực lại khá rõ ràng.
01 Tháng Hai 2011(Xem: 27338)
Ăn phở 35 đô ở nước Việt Nam cộng sản Alastair Leithead, BBC Tôi đã từng có những ngày kỳ quặc, nhưng ngày Chủ Nhật đó ở Hà Nội chắc chắn là ngày rất kỳ quặc. Việc đầu tiên tôi làm trong ngày là ngắm một người được bảo quản, trông như bức tượng sáp, sau đó là nếm phở đắt nhất ở Việt Nam- rồi xem chiếc xe hơi đắt giá nhất.
01 Tháng Hai 2011(Xem: 27081)
Unrest in Egypt Unsettles Global Markets NELSON D. SCHWARTZ For invest ors, it is what is known as an exogenous event —a sudden political or economic jolt that can not be predicted or modeled but sends shockwaves rippling through global markets.
01 Tháng Hai 2011(Xem: 27254)
Hoa Kỳ phải tránh nguy cơ phong trào dân chủ tại Ai Cập bị Hồi giáo hóa RFI Cái khó đối v ới Washington hiện nay là phải hỗ trợ tiến trình dân chủ hóa tại vùng Trung Cận Đông n hư thế nào, để cho phong trào nổi dậy tại Ai Cập không bị Hồi giáo hóa, như điều đã từng xẩy ra tại Iran.
01 Tháng Hai 2011(Xem: 28335)
Ai Cập sẽ ra sao? Việt Long, phóng viên RFA Chỉ nhìn ra đư ờng phố Cairo người ta cũng thấy rõ bức tranh xã hội từ mấy mươi năm nay. Dân số th ành phố 18 triệu. Một nửa dưới 30 tuổi, không còn mang ý nguyện trở thành một công chức khiêm tốn. Một thanh niên biểu tình phất cao mảnh bằng tốt nghiệp đại họ c giữa màn khói cay của cảnh sát bắn ra, la lên chỉ một từ ngữ "việc làm". Đó chính là lời vắn tắt nhất về nguyên do những cuộc bạo loạn dây chuyền từ Tunisia sang Ai Cập.
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468