Các điểm cần biết về biến động Tháng 1/2011 tại Ai Cập

31 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 22757)
Các điểm cần biết về biến động Tháng 1/2011 tại Ai Cập

Các điểm cần biết về biến động Tháng 1/2011 tại Ai Cập

 Phạm Văn Bân

1. Tổng quát về Ai Cập

 634320267383359834_400x300









Phần lớn đất đai Ai Cập bị bao phủ bởi các đụn cát thoai thoải thấp của vùng sa mạc về hướng Tây Libya. Về hướng Đông của sông Nile là vùng bán sa mạc khô cằn Ả Rập trải dài đến dọc bờ biển Hồng Hải (Red Sea). Cuối hướng Tây Nam, đất dâng cao thành cao nguyên Gilf Kebir với cao độ gần 2000 ft. Các cao nguyên sa thạch phía trước dòng sông Nile và Hồng Hải, với những vách đá cao vút đến 1.800 ft. Cuối hướng Đông Nam, các rặng núi Hồng Hải, vốn là phần nối dài của vùng cao nguyên Ethiopia, tiếp tục lấn vào Sudan.

Ai Cập bị cắt làm hai phần bởi dòng sông Nile kỳ diệu, bắt nguồn từ vùng Trung Phi châu chảy về hướng Bắc ra đến tận Địa Trung Hải (Mediterranean Sea). Chung quanh thung lũng sông Nile, có bề ngang từ 5-10 dặm, là vùng đất phì nhiêu duy nhất của Ai Cập, và là nơi cư trú của 98% dân số Ai Cập.

Sử gia Hy Lạp Herodotus gọi Ai Cập là "Tặng phẩm của sông Nile," và dọc theo dòng sông mang lại cuộc sống này, các người Ai Cập vào thời cổ đã xây dựng một nền văn minh đáng kinh ngạc, và cai trị trong khoảng 3,000 năm.

634320268855846420_320x350











Vào năm 341 trước công nguyên, Ai Cập bị người Ba Tư chinh phục, sau đó là người Hy Lạp và La Mã, nhưng chính người Ả Rập đã du nhập Hồi giáo và tiếng Ả Rập vào Ai Cập với hậu quả là thống trị vùng đất cổ này trong nhiều thế kỷ.

Vào năm 1517 người Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman (Ottoman Turks) xâm chiếm Ai Cập. Ngoại trừ một giai đoạn ngắn bị người Pháp chiếm (1798-1806), người Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman vẫn chiếm cứ Ai Cập mãi cho đến giữa thế kỷ thứ XIX.

Sau khi hoàn thành kênh đào Suez vào năm 1869, Ai Cập phát triển thành một trung tâm giao thông rất quan trọng, nhưng bị thiếu nợ nặng nề. Năm 1882, người Anh chiếm quyền kiểm soát kênh đào Suez để bảo vệ khoản đầu tư của mình. Ai Cập trở thành một xứ do Anh bảo hộ vào năm 1914, giành được một phần độc lập vào năm 1922, và có chủ quyền toàn vẹn vào năm 1945.

Dân số Ai Cập tăng rất nhanh, đất đai canh tác bị hạn chế, sự sống lệ thuộc vào sông Nile, cải cách kinh tế, tệ nạn tham nhũng, nhu cầu cấp bách trong xây dựng hạ tầng cơ sở, giáo dục, y tế, tin học là các đặc điểm mang tính chất then chốt về lâu dài của Ai Cập.

Tuy nhiên, Ai Cập vẫn luôn là một địa điểm rất hấp dẫn đối với các nhà khảo cổ, sử gia, cũng như du khách. Tên chính thức là Cộng Hòa Ả Rập Ai Cập (Arab Republic of Egypt), dân số là 81,731,000 người, thủ đô là thành phố Cairo (17,856,000 người). Các thành phố lớn nhất là Cairo, Alexandria, El Qahira. Tôn giáo chính là Hồi giáo (94%).

Trong những ngày cuối của tháng 1-2011, những vụ biểu tình phản đối Hosni Mubarak, Tổng Thống Ai Cập trong ba thập niên qua, khiến người ta đặt vấn đề về việc Mỹ nên cư xử như thế nào đối với một nhà lãnh đạo độc đoán nhưng lại là đồng minh lâu dài của Mỹ.

Vào ngày 1/29/2011, lần đầu tiên Mubarak bổ nhiệm Giám Đốc Tình Báo, ông Omar Suleiman, làm Phó Tổng Thống sau khi cựu Tư Lệnh Không quân Mubarak thành công trong vụ ám sát nhà lãnh đạo Ai Cập là Tổng Thống Anwar Sadat vào năm 1981. Dưới đây là những vấn đề then chốt trong mối tương quan Mỹ-Ai Cập, được rút ra từ các báo cáo được công bố tuần này bởi Jeremy Sharp, chuyên viên của Sở Dịch Vụ Nghiên Cứu Quốc Hội (Congressional Research Service), là một nhánh nghiên cứu không đảng phái của Quốc Hội Mỹ, và bởi Jon Alterman, Giám Đốc chương trình Trung Đông thuộc Trung Tâm Chiến Lược và Nghiên Cứu Quốc Tế tại Washington. ("Egypt: Background and U.S. Relations," by Jeremy M. Sharp, specialist in Middle Eastern Affairs at the U.S. Congressional Research Service; "Critical Questions: Events in Egypt" by Jon Alterman, director of the Middle East program at the Center for Strategic and International Studies)

634320269695595895_400x267








Associated Press

Omar Suleiman, ở giữa, được cử làm Phó Tổng Thống Ai Cập.

2. Những vấn đề then chốt trong tương quan Mỹ-Ai Cập

2.1. Tại sao Mỹ và Ai Cập thành đồng minh?

Vào tháng 3-1979 Ai Cập quyết định trở thành quốc gia đầu tiên trong khối Ả Rập để ký một hiệp ước hòa bình với Israel đã củng cố mối tương quan của Ai Cập với Hoa Kỳ, và kể từ đó mãi cho đến nay, dẫn đến việc nhận viện trợ Mỹ trung bình 2 tỷ USD/năm.

Hiệp ước này có tính chất sống còn đối với Israel, một đồng minh thân cận của Mỹ, giúp Israel đỡ phải lo về hướng cận sườn phía Tây, và thiết lập một tiền lệ mà Israel hy vọng có thể dẫn tới một nền hòa bình rộng lớn hơn với khối Ả Rập. Tuy nhiên, chỉ có Jordan nối gót Ai Cập trong việc ký kết một thỏa thuận hòa bình với Israel.

Ai Cập đã đặc biệt hữu ích giúp đỡ cho Mỹ trong việc cổ vũ hòa bình cho Israel-Ả Rập, chống khủng bố và giúp cho sự điều động của quân đội Mỹ cùng các thiết bị xung quanh vùng Trung Đông.

Kênh đào Suez của Ai Cập nối vùng Địa Trung Hải với Vịnh Suez và là một tuyến đường vận chuyển cực kỳ quan trọng giữa Âu châu và Á châu.

Các chính phủ Mỹ nối tiếp nhau đã xem Ai Cập như là một bức tường thành ổn định và như là một thế lực ảnh hưởng trong toàn khu vực.

Với một dân số khoảng 80 triệu người, lớn nhất trong khối Ả Rập, Ai Cập có thế lực được tạo ra bởi dân Ai Cập làm việc và sinh sống trong nhiều quốc gia thuộc khối Ả Rập, cũng như sức mạnh trong khu vực do sự ủng hộ của dân Ai Cập làm việc tại nhiều quốc gia Ả Rập, và bởi các phim ảnh và chương trình TV được khắp Trung Đông xem.

2.2. Mối tương quan diễn biến thế nào trong những năm gần đây?

Cựu Tổng Thống George W. Bush phản kháng chính quyền Ai Cập một cách công khai bằng cách thúc đẩy rất mạnh - nhưng không thấy thành công cụ thể - cho việc cải cách chính trị rộng lớn hơn tại Ai Cập. Trong một động thái nghiêm khắc bất thường đối với đồng minh Ai Cập, Ngoại Trưởng Condoleezza Rice triển hoãn kế hoạch viếng thăm Ai Cập vào năm 2005, khi Mỹ đặc biệt quan tâm đến việc bắt giam một chính trị gia đối lập Ai Cập tên là Ayman Nour.

Do hậu quả đó, chính phủ Bush giảm nhẹ thế đứng của Mỹ đối với Ai Cập, thừa nhận rằng các cuộc vận động công chúng mang tính chất gắt gao đã không mang lại thay đổi chính trị mà họ đeo đuổi và cũng không có sự ủng hộ của Ai Cập để tái tạo các cuộc đàm phán hòa bình Israel-Palestine.

Trong những ngày tháng mới vào Tòa Bạch Ốc, chính phủ Obama cho thấy họ cố gắng hàn gắn một số vết thương từ chính phủ Bush.

Tổng Thống Obama chọn Cairo là địa điểm thăm viếng cho đợt vươn tay Tháng 6-2009 đến khối Ả Rập, với một bài diễn văn nhằm xây dựng tương quan bất chấp sự phẫn nộ rộng lớn của khối Ả Rập đối với vụ xâm lăng Tháng 3-2003 của Mỹ vào Iraq và các vụ đổ máu tiếp theo tại Iraq.

Trong sự cẩn thận, dùng từ ngữ tổng quát, Tổng Thống Obama cho biết ông có một "niềm tin chắc chắn" là tất cả mọi người đều muốn nói ra tâm trạng của họ, muốn có tiếng nói trong cách thức chính phủ điều hành, muốn được vui hưởng sự đối xử bình đẳng theo pháp luật và muốn có chính phủ không ăn cắp từ dân chúng. Ông nói, "Những chính phủ nào bảo vệ các quyền này sẽ ổn định hơn, thành công hơn và an toàn hơn."

Năm ngoái, Tổng Thống Obama mời Mubarak tới Tòa Bạch Ốc cùng với các nhà lãnh đạo của Israel, Jordan và Chính Quyền Palestine khi ông tái tạo các cuộc đàm phán hòa bình Israel-Palestine.

2.3. Viện trợ Mỹ cho Ai Cập gồm những gì?

Trong 30 năm qua, Ai Cập là nước nhận viện trợ Mỹ nhiều nhất, chỉ sau Israel.

Trong năm tài chính tính đến ngày 30-9-2010, Ai Cập đã nhận $ 1.5 tỷ USD, gồm $ 1.3 tỷ viện trợ quân sự và $ 250 triệu viện trợ kinh tế. Vào năm đó, Ai Cập là nước nhận viện trợ đứng hàng thứ năm sau Afghanistan, Israel, Pakistan, và Haiti.

Phần lớn các viện trợ quân sự dùng để trả cho việc mua trang thiết bị quân sự của Ai Cập, nâng cấp các thiết bị hiện có, và duy trì và yểm trợ các hợp đồng.

Trong số các mục lớn mà Ai Cập mua từ Mỹ là máy bay chiến đấu F-16 của hãng Lockheed Martin Corp, xe tăng M1A1 mà General Dynamics Corp là nhà thầu chính, và máy bay trực thăng vận tải Chinook của Boeing Co.

$ 250 triệu viện trợ kinh tế được chia cho nhiều lĩnh vực, bao gồm y tế, giáo dục, phát triển kinh tế và phát huy dân chủ.

Tuy chính phủ Ai Cập phản đối viện trợ để giúp phát huy dân chủ, nhưng vẫn miễn cưỡng cho phép một số chương trình như vậy.

2.4. Phó Tổng Thống Omar Suleiman

Phó Tổng Thống đầu tiên của Ai Cập trong ba thập kỷ, và có thể sẽ là người kế vị Tổng Thống Hosni Mubarak, vốn là người đối thoại then chốt trong nhiều năm qua đối với các phái đoàn ngoại giao Mỹ, quân đội và đại biểu quốc hội. Sự đề cử Omar Suleiman gợi lên nhiều điều đáng quan tâm.

Đã từ lâu, giới ngoại giao xem Omar Suleiman, Trưởng Dịch Vụ Tình Báo Ai Cập, là Phó Tổng Thống - một chức vụ đã được đề cập từ nhiều năm nay - và đúng ra, hầu chắc ông sẽ là người kế vị Tổng Thống nếu ông Mubarak thất bại trong nỗ lực tạo ra một triều đại gia đình. Ông vừa được coi là một người trung thành với ông Mubarak, vừa là đối thủ đáng ngại đối với người con của Tổng Thống, Gamal Mubarak.

Vai trò lãnh đạo đất nước của ông, nếu ông Mubarak thất bại, cũng là một giả sử để hoàn thành việc chuyển giao quyền lực có thể xảy ra. Ông Suleiman được sự hỗ trợ của các nhà lãnh đạo quân đội, tình báo và an ninh, thêm vào đó là của Mỹ.

Tuy nhiên, vào giữa lứa tuổi 70, ông bị xem là quá lớn tuổi để đeo đuổi một nhiệm kỳ Tổng Thống trong nhiều năm. Và mặc dù có sự tôn trọng của Washington đối với ông Suleiman, các viên chức Mỹ càng ngày càng tin rằng người quân nhân này không phải là biện pháp chấn chỉnh lâu dài đối với các nhu cầu của Cairo. Họ nói rằng sự gần gũi của ông với ông Mubarak có thể là một rào cản quá cao để vượt qua đối với ông, và rằng tôt nhất, ông chỉ là một nhân vật để chuyển giao quyền lực. Một viên chức Mỹ làm việc tại Trung Đông nói, "Điều khá rõ ràng là ông không phải là người mà dân chúng kêu gọi."

Theo hàng tá điện tín ngoại giao đã gửi trong năm năm qua và do mạng lưới điện tử WikiLeaks công bố thì hầu hết các phái đoàn cao cấp Mỹ, khi đến Cairo trong những năm gần đây, đều đã đến viếng thăm ông Suleiman, kể cả các chuyến thăm của Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert Gates, Tướng David Petraeus và Giám Đốc FBI Robert Mueller, rất nhiều đoàn đại biểu Quốc Hội các liên lạc thường xuyên với các đại sứ và viên chức chính trị.

Theo quan điểm của các nhà ngoại giao Mỹ tại Cairo, ông Suleiman là một nhân vật chủ chốt trong chế độ Mubarak, chịu trách nhiệm chủ yếu cho các cuộc đàm phán hòa bình Ả rập-Israel, quản trị dải lò lửa Gaza, Hamas và việc buôn lậu vũ khí ở Sinai; quan hệ với các khu vực gây rối, đặc biệt là Iran và Syria; và sự hợp tác chống khủng bố rộng lớn với Mỹ.

Ông đã đóng một vai trò chủ động trong tiến trình hòa bình Trung Đông, đặc biệt trong cố gắng tạo nên một thỏa hiệp giữa các phe phái đối thủ Palestine, Fatah và Hamas, và đã đi đầu trong các nỗ lực của Ai Cập để phá vỡ việc buôn lậu vũ khí từ Ai Cập vào Gaza.

Jon Alterman, Giám Đốc Trung Đông tại Trung Tâm Chiến Lược và Nghiên Cứu Quốc Tế (Center for Strategic and International Studies) nói với Associated Press rằng "Ông Suleiman là người được nhắm đến trong cả hai mối tương quan: Ai Cập - Mỹ và Ai Cập - Israel, và đều được Mỹ và Israel tin cậy."

Qua các điện tín, các nhà ngoại giao mô tả ông Suleiman là tàn nhẫn nhưng là tay súng thẳng thắn và là một người bạn đáng tin cậy trong cuộc chiến chống khủng bố. Trong một điện tín năm 2009, tòa đại sứ tại Cairo báo cáo rằng ông Suleiman và Bộ Trưởng Nội vụ Habib al-Adly "kìm hãm những con thú trong nước phải nằm yên, và Mubarak không phải mất ngủ qua các chiến thuật của họ."

Một điện tín viết: Khi đến lúc hồi hương các tù nhân Guantanamo, ông Suleiman là người trung gian then chốt với Mỹ, và những lời hứa của ông về sự đối xử theo đúng luật pháp đã được chấp thuận một cách nghiêm chỉnh. Lời của ông "là bảo đảm [của chính phủ Ai Cập], và hồ sơ có thể kiểm chứng được [của chính phủ] về sự hợp tác về các vấn đề [chống khủng bố] chứng minh thêm nữa cho sự chấp thuận này.

Tài liệu lưu ý rằng trong hầu hết các vấn đề, ông Suleiman nhắc lại ý của Tổng Thống Mubarak, mặc dù ông nhấn mạnh nhiều vào những mối nguy hiểm trong trường kỳ gây ra bởi chương trình hạt nhân của Iran, cùng những nỗ lực đoản kỳ để gây bất ổn định trong vùng. Ông Mubarak lo lắng nhiều hơn về sự can thiệp của Iran trong các vấn đề Ả Rập.

Theo các điện tín, ông Suleiman nói với các viên chức Mỹ đến thăm trong năm 2008 rằng một cuộc tấn công chương trình hạt nhân của Iran sẽ bị phản tác dụng, và thay vào đó, ông thúc đẩy các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn. Ông nói "một cuộc tấn công như vậy sẽ không phá hủy khả năng hạt nhân của Iran và sẽ chỉ đoàn kết dân chúng Iran với lãnh đạo của họ và chống Mỹ. Ông lặp đi lặp lại sự cần thiết để làm cho Iran 'bận rộn với người dân Iran' bằng những biện pháp trừng phạt có hiệu quả, qua trích dẫn thí dụ thành công tại Libya."

Rất giống như ông Mubarak, ông Suleiman xem chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo như là một trong những mối đe dọa rõ ràng nhất cho Ai Cập, nói rằng chế độ này bị "bao quanh" bởi nhóm Hồi giáo cực đoan và chỉ rõ là nhóm Hamas, Hezbollah, sự hỗ trợ của Iran cho nhóm Huynh Đệ Hồi giáo của Ai Cập (Muslim Brotherhood) và các hoạt động cực đoan rộng hơn trong vùng, bao gồm cả Sudan và Somalia. Ông xem nhóm Huynh Đệ Hồi giáo nằm trong thế giới cực đoan này, mặc dù dường như nhóm này là một phong trào bất bạo động vào thời điểm hiện tại.

3. Kết luận

Diễn biến biểu tình tại Ai Cập hiện nay là một bài học đáng suy gẫm về sức mạnh của dân chúng. Ai Cập có những vấn đề của một quốc gia nhược tiểu, chính phủ thối nát, tham nhũng, dân chúng bị áp bức, và nay là thời điểm mà dân chúng đủ can đảm để đứng lên lật đổ chính phủ Mubarak. Họ đã không sợ cánh sát, quân đội, xe tăng, v.v. và có rất nhiều hy vọng họ sẽ đạt được nguyện vọng thành lập một chính phủ mới trong sạch, vì dân, vì nước.

California, 1/29/2011

Phạm Văn Bân

Fan Wen Bin

范文彬

______________________

BÀI ĐỌC THÊM

Bài nói chuyện của Tổng Thống Barack Obama tại Cairo

 Phạm Văn Bân dịch

Ngày 4-6-2009 tại đại học Cairo, Tổng Thống Barack Obama đã đọc một bài nói chuyện dài 55 phút, có tựa đề là "Cầu tìm một bước khởi sự mới giữa Mỹ và Hồi giáo căn cứ trên sự tôn trọng lẫn nhau" trong một ngôn ngữ thẳng thắn và trực tiếp nhằm hàn gắn vết thương giữa Mỹ quốc và thế giới Hồi giáo, kêu gọi mọi người trong cả hai phía đứng trên một nền tảng chung và chấm dứt một chu kỳ dài "hoài nghi và bất hòa."

Có thể xem bài nói chuyện này như một bản tuyên ngôn chánh sách của Mỹ đối với thế giới Hồi giáo nói chung, và Trung Đông nói riêng - ít nhất là trong bốn năm sắp đến.

Tổng Thống Barack Obama đi thẳng vào những vấn đề nóng bỏng, từ chiến tranh tại Iraq và Afghanistan, mối mâu thuẫn sâu sắc giữa Do Thái và Palestine đến tự do tôn giáo, đến quyền của phụ nữ, dân chủ và sự đe dọa của một Iran trang bị bom hạt nhân.

Bài nói chuyện này đã khéo léo dùng đến những từ ngữ được kính trọng và quen thuộc của người Hồi giáo Trung Đông, giúp Tổng Thống Barack Obama nhận được nhiều tràng vỗ tay tán thưởng. Ông đã đắc nhân tâm khi nhắc cho cử tọa biết rằng cha của ông xuất thân từ một gia đình Hồi giáo, và một phần trong thời thơ ấu của ông là ở tại Indonesia.

Tòa Bạch Ốc cho biết cử tọa khoảng 3,000 người từ khắp nơi trong thế giới Hồi giáo, từ Trung Đông cho đến Phi châu, và phần lớn do Tòa Đại Sứ Mỹ tại Cairo mời.

An ninh tất nhiên là chặt chẽ cho buổi giảng thuyết. Người tham dự phải đi qua ít nhất là bốn điểm kiểm soát. Đường phố Cairo đầy dẫy cảnh sát, đứng cách nhau chỉ vài mét.

Bầu không khí chung là Tổng Thống Barack Obama đã đạt được cảm tình nồng hậu tại Trung Đông, một sự kiện chưa bao giờ xảy ra cho cho các tổng thống Mỹ tiền nhiệm.

Khi Tổng Thống Barack Obama đến Saudi Arabia, trên đường đi Cairo, ông đã được vua Abdullah ra tận phi trường nghênh đón, thảm đỏ trải ra, 21 phát đại bác bắn chào mừng trước khi về doanh trại của vua để hội đàm riêng. 

Dân Ai Cập làm áo thun và thêu trên đó thêu hàng chữ "OBAMA, New Tutankhamon of the World," nghĩa là "OBAMA, một hình ảnh mới của Thượng Đế sống của thế giới" [1] 

Dưới đây là bản dịch tiếng Việt từ bản chép lại (transcript) bằng tiếng Anh và tiếng Pháp (đính kèm dưới phần dịch tiếng Việt) của Văn Phòng Báo Chí của Tòa Bạch Ốc. 

 634320281674544935_400x376

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 634320282289966016_400x378

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 634320282996335257_400x371

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Bài nói chuyện của Tổng Thống Obama tại đại học Cairo, Ai Cập

 Cần tìm một bước khởi sự mới giữa Mỹ và Hồi giáo căn cứ trên sự tôn trọng lẫn nhau

Ngày 4-6-2009, lúc 1:10 P.M. (giờ địa phương)

Tổng Thống Obama: Xin cám ơn rất nhiều. Xin chào. Tôi lấy làm vinh hạnh đến thành phố Cairo vĩnh hằng, và được hai định chế trứ danh tiếp đón. Hơn một ngàn năm nay, Al-Azhar như một ngọn hải đăng của học thuật Hồi giáo, và hơn một thế kỷ, đại học Cairo là cội nguồn của tiến bộ Ai Cập. Cả hai cùng biểu hiện cho sự hài hòa giữa truyền thống và tiến bộ. Tôi cám ơn thịnh tình tiếp đón của các bạn, và của nhân dân Ai Cập. Tôi cũng hãnh diện mang theo tôi thiện chí của nhân dân Mỹ, và lời chào bình an từ những cộng đồng Hồi giáo trong nước tôi: mong bình an đến với quý bạn.[2]

Chúng ta gặp nhau vào lúc có căng thẳng nặng nề giữa Mỹ và người Hồi giáo khắp nơi trên thế giới - một căng thẳng có căn nguyên lịch sử và đã đi ra ngoài mọi cuộc tranh luận về chánh sách trong hiện tại. Mối quan hệ giữa Hồi giáo và Tây phương bao gồm nhiều thế kỷ cùng tồn tại và hợp tác, nhưng cũng có xung đột và chiến tranh tôn giáo. Gần đây hơn, căng thẳng được chủ nghĩa thực dân nuôi dưỡng, bác bỏ quyền lợi và cơ hội cho nhiều người Hồi giáo, và trận Chiến Tranh Lạnh mà trong đó, các quốc gia có tín đồ Hồi giáo chiếm đa số đã rất thường bị cư xử như là nước ủy nhiệm, bất kể đến ý nguyện riêng của họ. Thêm vào đó, sự thay đổi rộng lớn của hiện đại hóa và toàn cầu hóa khiến nhiều người Hồi giáo nhìn phương Tây như là kẻ thù đối với truyền thống Hồi giáo.

Những người cực đoan chủ nghĩa và bạo lực đã khai thác những căng thẳng này trong một nhóm thiểu số Hồi giáo nhỏ nhưng có ảnh hưởng mạnh. Các vụ tấn công ngày 11-9-2001 và các nỗ lực liên tục của những người cực đoan nhằm sử dụng bạo lực đối với thường dân khiến một số người trong nước tôi nhìn Hồi giáo như một kẻ thù không thể tránh khỏi, không chỉ đối với Mỹ quốc và các nước phương Tây, mà còn đối với nhân quyền nữa. Điều này sinh ra thêm sợ hãi và bất tín nhiệm.

Chừng nào mà mối quan hệ của chúng ta còn được định nghĩa bởi các khác biệt thì chừng đó, chúng ta còn cho phép người ta gieo rắc hận thù thay vì hòa bình, và người ta khuyến khích xung đột thay vì hợp tác để có thể giúp tất cả chúng ta đạt được công lý và phồn vinh. Chu kỳ hoài nghi và bất hòa này phải chấm dứt.

Tôi đến đây để cầu tìm một bước khởi sự mới giữa Mỹ quốc và Hồi giáo khắp nơi trên thế giới; một khởi sự đặt trên căn bản lợi ích hỗ tương và tôn trọng lẫn nhau, và một khởi sự đặt trên căn bản của tấm chân tình là Mỹ và Hồi giáo không bài xích lẫn nhau, và không cần cạnh tranh. Thay vào đó, cả hai trùng hợp với nhau, và chia sẻ những nguyên tắc chung - nguyên tắc của công lý và tiến bộ; khoan dung và phẩm cách của toàn thể nhân loại.

Tôi nhận thức rằng thay đổi không thể xảy ra qua một đêm được. Tôi biết bài nói chuyện này sẽ được phổ biến khắp nơi, nhưng không có một bài nói chuyện đơn độc nào có thể diệt trừ những năm tháng bất tín nhiệm, tôi cũng không thể trả lời tất cả câu hỏi phức tạp đặt ra cho chúng tôi vào lúc này. Nhưng tôi tin rằng để tiến bước, chúng ta phải nói với nhau một cách cởi mở những sự việc mà chúng ta lưu giữ trong lòng, và chỉ thường được nói bên trong phòng họp kín. Phải có một nỗ lực bền bỉ để lắng nghe lẫn nhau; để học hỏi lẫn nhau; để tôn trọng lẫn nhau; và để cầu tìm nền tảng chung. Như Kinh Thánh Koran bảo chúng ta, "Hãy ý thức về Thượng Đế và luôn luôn nói sự thật." Đó là điều mà tôi nỗ lực làm ngày hôm nay - nói sự thật trong cách tốt nhất mà tôi có thể, khiêm nhường bởi sứ mạng trước mắt chúng ta, và vững lòng tin rằng những lợi ích mà chúng ta cộng hưởng sẽ có quyền lực hơn xa những lực lượng chia rẽ chúng ta.

Một phần của niềm tin vững chắc này có gốc rễ từ kinh nghiệm cá nhân của riêng tôi. Tôi là một người Cơ Đốc giáo, nhưng cha tôi xuất thân từ một gia đình Kenya bao gồm nhiều thế hệ Hồi giáo. Lúc còn nhỏ, tôi ở Indonesia vài năm và nghe tiếng gọi cầu nguyện [3] vào lúc rạng sáng và chạng vạng tối. Lúc là một thanh niên, tôi làm việc trong các cộng đồng Chicago, nơi có nhiều người tìm thấy phẩm cách và hòa bình trong niềm tin Hồi giáo. 

Là một sinh viên môn Lịch Sử, tôi cũng biết món nợ của văn minh đối với Hồi giáo. Chính Hồi giáo – tại những nơi như đại học Al-Azhar – đã mang ánh sáng giáo dục qua nhiều thế kỷ, dọn đường cho văn nghệ Phục Hưng và Khải Mông của Âu châu. Chính sự đổi mới trong cộng đồng Hồi giáo đã phát minh đại số học; la-bàn từ tính và những công cụ đi biển; sáng tạo viết mực và ấn loát; hiểu biết về bệnh tật đã lan truyền như thế nào và phương thức trị liệu. Văn hóa Hồi giáo đã cho chúng ta những kiến trúc vòm cung và chóp nhọn hùng vĩ; thơ văn vĩnh hằng và âm nhạc mỹ diệu; thư pháp thanh nhã và những nơi để trầm tư mặc tưởng một cách yên bình. Và qua suốt lịch sử, Hồi giáo đã biểu hiện khả năng khoan dung về tôn giáo và bình đẳng về chủng tộc qua ngôn từ và hành động.

Tôi cũng biết rằng Hồi giáo đã luôn luôn là một phần trong lịch sử Mỹ. Quốc gia đầu tiên công nhận nước chúng tôi là Morocco. Khi ký Điều ước Tripoli vào năm 1796, vị Tổng Thống thứ hai của chúng tôi, John Adams, viết, “Tự bản thân Mỹ quốc không mang tính chất hận thù chống lại pháp luật, tôn giáo hoặc sự yên ổn của người Hồi giáo.” Và từ lúc kiến quốc của chúng tôi, người Hồi giáo-Mỹ đã làm phong phú Mỹ quốc. Họ đã chiến đấu trong các cuộc chiến tranh của chúng tôi, phục vụ trong chính phủ, bênh vực dân quyền, sáng lập xí nghiệp, giảng dạy tại các trường đại học, xuất chúng tại các đấu trường thể dục thể thao, thắng các giải thưởng Nobel, xây cất kiến trúc cao nhất cho chúng tôi, và thắp đuốc Olympic. Và mới đây, khi người Hồi giáo-Mỹ đầu tiên được bầu vào Quốc hội, ông đã tuyên thệ bảo vệ Hiến pháp của chúng tôi bằng cách dùng cùng một Kinh Thánh Koran mà một trong các tiên phụ kiến quốc của chúng tôi - Thomas Jefferson – lưu giữ trong thư viện cá nhân của ông.

Vì vậy, tôi biết Hồi giáo qua ba lục địa trước khi tới khu vực mà lần đầu tiên Hồi giáo được biết đến. Kinh nghiệm đó hướng dẫn niềm tin của tôi rằng mối cộng sự giữa Mỹ và Hồi giáo phải được xây dựng trên những gì thực sự là Hồi giáo, không trên những gì không phải là Hồi giáo. Và tôi xem đó là phần trách nhiệm của tôi, một Tổng Thống Mỹ, để tranh đấu chống lại thành kiến tiêu cực về Hồi giáo ở bất cứ nơi nào chúng xuất hiện.

Nhưng cùng một nguyên tắc đó phải áp dụng cho thái độ của Hồi giáo về Mỹ. Giống như người Hồi giáo không thích hợp với thành kiến thô thiển, Mỹ không có thành kiến thô thiển của một đế chế chỉ biết quan tâm đến chính nó. Mỹ đã là một trong những nguồn gốc vĩ đại nhất của tiến bộ mà thế giới mãi mãi biết đến. Chúng tôi sinh ra từ một cuộc cách mạng chống lại một đế quốc. Chúng tôi đã được thành lập dựa trên lý tưởng rằng tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng, và chúng tôi đã đổ máu và chống chọi hàng thế kỷ vì ý nghĩa của những lời đó – trong lãnh thổ của chúng tôi và khắp nơi trên thế giới. Chúng tôi được định hình từ mọi nền văn hóa, rút tỉa từ khắp nơi, và cống hiến cho một quan điểm giản đơn: hợp nhiều người làm một. [4]

Nhiều điều đã được thực hiện qua sự kiện là một người Phi châu-Mỹ có tên là Barack Hussein Obama đã có thể được bầu làm Tổng Thống. Nhưng câu chuyện cá nhân của tôi không quá độc nhất. Giấc mơ về cơ hội cho tất cả mọi người đã không trở thành sự thật cho mọi người tại Mỹ, nhưng lời hứa hẹn đó hiện hữu cho tất cả mọi người đến bến bờ của chúng tôi - bao gồm gần bảy triệu người Mỹ-Hồi giáo ở nước chúng tôi ngày hôm nay, họ thụ hưởng mức lợi tức và giáo dục cao hơn một người Mỹ trung bình.

Hơn nữa, quyền tự do tại Mỹ là bất khả phân với quyền tự do thờ phụng tôn giáo của một người. Đó là lý do có một đền thờ [5] trong mỗi tiểu bang của chúng tôi, và có hơn 1,200 đền thờ trong toàn nước. Đó là lý do chánh phủ Mỹ nhờ đến tòa án bảo vệ quyền của phụ nữ được mặc hijab[6], và cũng để trừng phạt những người bác bỏ nó.

Vì vậy, hãy không nghi ngờ: Hồi giáo là một phần của Mỹ. Và tôi tin rằng Mỹ lưu giữ trong lòng một chân lý rằng – bất kể chủng tộc, tôn giáo, hoặc địa vị trong đời sống, tất cả chúng ta đều cộng hưởng những nguyện vọng chung – được sống trong hòa bình và an toàn; được lãnh nhận một nền giáo dục và làm việc với phẩm cách; yêu thương gia đình chúng ta, các cộng đồng chúng ta, và Thượng Đế chúng ta. Chúng ta cộng hưởng những việc này. Đây là hy vọng của toàn nhân loại.

Đương nhiên, việc thừa nhận nhân tính chung chỉ mới bắt đầu cho sứ mạng của chúng ta. Lời lẽ không thôi không thể đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Những nhu cầu này sẽ chỉ được đáp ứng nếu chúng ta hành động mạnh mẽ trong những năm sắp đến, và hiểu rằng những thách thức mà chúng ta đương đầu sẽ được chia sẻ - và sự thất bại trong việc đáp ứng những nhu cầu đó sẽ làm tất cả chúng ta bị tổn thương.

Bởi vì chúng ta đã học một kinh nghiệm gần đây: khi một hệ thống tài chánh suy nhược tại một quốc gia thì phồn vinh bị tổn hại ở khắp nơi. Khi một cảm cúm mới nhiễm vào một người thì tất cả đều có nguy cơ bị lây. Khi một quốc gia cầu tìm vũ khí hạt nhân thì nguy cơ bị tấn công hạt nhân tăng lên cho tất cả quốc gia. Khi những người cực đoan và bạo lực hoạt động tại một khu núi thì mọi người lâm vào nguy hiểm xuyên qua một đại dương. Và khi những người vô tội tại Bosnia và Darfur bị tàn sát, đó là một vết nhơ lương tâm của chúng ta. Đó là ý nghĩa của việc cộng hưởng thế giới này trong thế kỷ 21. Đó là trách nhiệm mà chúng ta phải có từ người này qua người khác. Đó là một trách nhiệm khó tiếp nhận.

Vì lịch sử con người thường là một tập hợp các quốc gia và bộ lạc - và vâng, các tôn giáo nữa - chinh phục lẫn nhau để cầu tìm lợi ích riêng. Tuy nhiên, trong thời đại mới này, các thái độ như vậy là tự đánh bại mình. Trong mối tương quan tùy thuộc lẫn nhau, bất cứ một trật tự thế giới nào nâng một quốc gia hay một nhóm người này lên trên quốc gia hay nhóm người khác sẽ không thể tránh khỏi thất bại. Vì vậy bất cứ chúng ta nghĩ gì về quá khứ, chúng ta phải không là tù nhân của nó. Các vấn đề của chúng ta phải được ứng phó qua phương thức cộng sự; tiến bộ phải được cộng hưởng.

Điều đó không có nghĩa là chúng ta nên làm ngơ các nguồn gốc của căng thẳng. Thật ra, nó giả sử ngược lại: chúng ta phải đương đầu với những căng thẳng này một cách cương quyết. Và trong tinh thần đó, xin cho tôi nói một cách rõ ràng và thẳng thắn như tôi có thể về vài vấn đề cụ thể mà tôi tin rằng cuối cùng chúng ta sẽ phải cùng nhau đối đầu.

Vấn đề đầu tiên mà chúng ta phải đối đầu là chủ nghĩa cực đoan bạo động dưới mọi hình thức.

Tại Ankara, tôi đã minh xác rằng Mỹ không - và sẽ không bao giờ - gây chiến tranh với Hồi giáo. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ đối đầu một cách khắt khe đối với những người cực đoan bạo động, tạo ra sự đe dọa nghiêm trọng cho nền an ninh của chúng tôi - bởi vì chúng tôi bác bỏ cùng một điều mà mọi người trong bất cứ tín ngưỡng nào cũng bác bỏ: sát hại đàn ông, phụ nữ, và trẻ em. Và đó là nhiệm vụ đầu tiên của tôi trong vị trí Tổng Thống là bảo vệ dân chúng Mỹ.

Tình thế tại Afghanistan biểu hiện các mục tiêu của Mỹ, và nhu cầu làm việc chung với nhau của chúng ta. Hơn bảy năm trước đây, Mỹ truy nã al Qaeda và Taliban với sự hỗ trợ quốc tế rộng rãi. Chúng tôi đã không làm như vậy theo sở thích, chúng tôi làm như vậy vì lý do cần thiết. Tôi biết rằng còn có vài người sẽ thắc mắc hay thậm chí, biện hộ cho các sự kiện 9/11. Nhưng chúng ta hãy minh xác: al Qaeda đã giết gần 3,000 người vào ngày đó. Nạn nhân là đàn ông, phụ nữ, và trẻ em vô tội từ Mỹ và nhiều quốc gia khác, họ đã không làm điều gì để làm hại ai. Và tuy thế, Al Qaeda đã chọn lối sát hại những người này một cách tàn nhẫn, thừa nhận thành tích đối với vụ tấn công, và ngày nay, thậm chí họ tuyên bố quyết tâm tàn sát trên một quy mô lớn. Họ có tổ chức tại nhiều quốc gia và đang cố gắng bành trướng ảnh hưởng của họ. Những điều này không phải là những quan điểm để thảo luận; những điều này là sự kiện phải được đối phó.

Hãy đừng nhầm lẫn: chúng tôi không muốn đóng quân tại Afghanistan. Chúng tôi tìm cách không có căn cứ quân sự ở đó. Nỗi đau đớn đối với Mỹ là thanh niên, thiếu nữ của chúng tôi bị giết. Tiếp tục mối xung đột này là điều khó khăn về mặt chi phí và chánh trị. Chúng tôi sẽ vui mừng mang mỗi một người lính của quân đội chúng tôi về nước nếu chúng tôi có thể tin rằng không có những người cực đoan bạo động tại Afghanistan và Pakistan quyết tâm sát hại thật nhiều người Mỹ như họ có thể sát hại được. Nhưng tình huống đó chưa xảy ra.

Đó là lý do mà chúng tôi đang cộng sự với một liên minh của 46 quốc gia. Và bất kể những chi phí xảy ra, cam kết của Mỹ sẽ không suy yếu. Thật ra, không có ai trong chúng ta nên dung túng những người cực đoan này. Họ đã sát hại con người tại nhiều quốc gia. Họ đã giết tín đồ của những tín ngưỡng khác nhau - họ đã giết người Hồi giáo nhiều hơn bất cứ tín đồ nào khác. Hành động của họ không thể hòa giải với các quyền của con người, với sự tiến bộ của các quốc gia, và với Hồi giáo. Kinh Thánh Koran dạy rằng bất cứ ai giết người vô tội thì giống như thể người đó đã giết toàn nhân loại; và bất cứ ai cứu được một người thì giống như thể người đó đã cứu toàn nhân loại. Lòng tin bền vững của hơn một tỷ người lớn hơn rất nhiều so với lòng cừu hận của một ít người. Hồi giáo không phải là một phần vấn đề trong cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa cực đoan bạo động - mà là một phần quan trọng thúc đẩy hòa bình.

Chúng tôi cũng biết rằng chỉ riêng sức mạnh quân sự sẽ không giải quyết những vấn đề ở Afghanistan và Pakistan. Đó là lý do mà chúng tôi có kế hoạch đầu tư $1.5 tỷ mỗi năm trong năm năm tới để cộng sự với người Pakistan để xây cất trường học và bệnh viện, đường sá và định chế kinh doanh, và hàng trăm triệu đồng để giúp đỡ những người di tản. Và đó là lý do mà chúng tôi đang cung cấp hơn $2.8 tỷ để giúp đỡ người Afghanistan phát triển nền kinh tế của họ và cung cấp dịch vụ cho những người cần đến.

Cũng xin cho tôi nói về vấn đề Iraq. Không giống như Afghanistan, Iraq là một cuộc chiến do ý muốn của chúng tôi, và đã khêu dậy nhiều bất đồng mạnh mẽ trong nước và trên khắp thế giới. Tuy nhiên, tôi tin tưởng rằng nhân dân Iraq tốt hơn hết là không có nhà độc tài Saddam Hussein, tôi cũng tin rằng những sự kiện ở Iraq đã nhắc nhở Mỹ cần phải sử dụng ngoại giao và xây dựng sự đồng ý quốc tế để giải quyết các vấn đề của chúng tôi, bất cứ khi nào có thể được. Thật vậy, chúng ta có thể nhớ lại lời của Thomas Jefferson: "Tôi hy vọng rằng trí khôn của chúng ta sẽ lớn lên với lực lượng của chúng ta, và dạy chúng ta rằng chúng ta càng ít sử dụng lực lượng chừng nào thì càng tốt đẹp hơn chừng đó."

Ngày nay, Mỹ có hai trách nhiệm: giúp đỡ Iraq tiến dần đến một tương lai tốt hơn - và giao Iraq cho người Iraq. Tôi đã minh xác một điều đối với nhân dân Iraq là chúng tôi không cầu tìm việc đặt căn cứ, và không có yêu cầu nào trên lãnh thổ hoặc các nguồn tài nguyên của họ. Chủ quyền của Iraq là của riêng Iraq. Đó là lý do mà tôi ra lệnh rút những lữ đoàn chiến đấu vào tháng 8 sắp tới. Đó là lý do mà chúng tôi sẽ thực hiện hiệp nghị của chúng tôi với một chánh phủ Iraq đã được bầu cử một cách dân chủ. Đó là rút quân đội tác chiến khỏi những thành phố Iraq vào tháng 7, và rút hết tất cả quân đội khỏi Iraq vào năm 2012. Chúng tôi sẽ giúp Iraq huấn luyện các lực lượng an ninh và phát triển kinh tế. Nhưng chúng tôi sẽ hỗ trợ một Iraq an toàn và đoàn kết trong tư thế của một người cộng sự, và không bao giờ trong tư thế của một người bảo hộ.

Và cuối cùng, cũng như Mỹ không bao giờ có thể dung túng bạo lực của những người cực đoan, chúng tôi phải không bao giờ thay đổi hay lãng quên các nguyên tắc của chúng tôi. 9/11 là một chấn thương to lớn cho đất nước chúng tôi. Lo sợ và phẫn nộ do nó khơi dậy thì có thể hiểu được, nhưng trong vài trường hợp, nó khiến chúng tôi hành động trái với truyền thống và lý tưởng của chúng tôi. Chúng tôi đang làm những hành động cụ thể để thay đổi chiều hướng đó. Tôi đã cấm sử dụng tra tấn tại Mỹ một cách rõ ràng, không thể nhầm lẫn, và đã ra lệnh đóng cửa nhà tù Guantanamo vào đầu năm tới.

Vì vậy, Mỹ sẽ tự bảo vệ trong sự tôn trọng chủ quyền của các quốc gia và các quy định của pháp luật. Và chúng tôi sẽ làm như vậy trong mối quan hệ cộng sự với những cộng đồng Hồi giáo cũng bị đe dọa. Những người cực đoan càng sớm bị cô lập và không được hoan nghênh trong cộng đồng Hồi giáo thì tất cả chúng ta sẽ càng sớm được an toàn hơn.

Nguồn gốc chánh yếu thứ hai của căng thẳng mà chúng ta cần thảo luận là tình hình giữa người Do Thái, Palestine và thế giới Ả Rập.

Mối quan hệ mạnh mẽ của Mỹ với Israel được biết rất rõ ràng. Mối quan hệ này không thể phá vỡ được. Nó được xây dựng trên những ràng buộc văn hoá và lịch sử, và sự thừa nhận rằng khát vọng có một quê hương Do Thái được bắt rễ từ một lịch sử bi thảm không thể bị phủ nhận.

Trên khắp thế giới, nhân dân Do Thái bị bách hại trong hàng nhiều thế kỷ, và chủ nghĩa bài Do Thái ở Âu châu lên đến cực điểm qua một vụ hỏa thiêu chưa từng xảy ra.[7] Ngày mai, tôi sẽ đến viếng Buchenwald [8], một phần của mạng lưới trại tập trung - nơi mà người Do Thái bị bắt làm nô dịch, bị tra tấn, bị bắn và bị xông khí độc đến chết bởi Đệ Tam Đế Chế. Sáu triệu người Do Thái đã bị giết - nhiều hơn toàn bộ dân số Do Thái tại Israel ngày nay. Phủ nhận sự kiện đó là vô căn cứ, là ngu dốt, và là hận thù. Việc đe dọa hủy diệt Israel - hoặc lặp đi lặp lại những thành kiến ác ý về người Do Thái - là sai lầm sâu sắc, và chỉ khiến phục hồi những ký ức thống khổ nhất trong tâm tư của người Do Thái, đồng thời ngăn cản hòa bình mà người dân khu vực này xứng đáng được hưởng.

Mặt khác, cũng không thể phủ nhận rằng nhân dân Palestine - người Hồi giáo và Cơ Đốc giáo - đã chịu đựng đau khổ trong khi cầu tìm một quê hương. Trong hơn 60 năm qua, họ đã gánh chịu nỗi thống khổ phân tán. Trong trại tị nạn ở West Bank, Gaza, và vùng lân cận, nhiều người chờ đợi một sinh hoạt hòa bình và ổn định mà họ đã không bao giờ có thể hướng đến. Họ chịu đựng nhục nhã qua công việc làm ăn hàng ngày - hoặc lớn, hoặc nhỏ. Vậy, không có nghi ngờ gì cả: cảnh huống đối xử với nhân dân Palestine là không thể khoan dung. Mỹ sẽ không quay lưng đối với khát vọng chính đáng của Palestine về nhân phẩm, cơ hội, và về một đất nước cho riêng họ.

Trong nhiều thập kỷ qua, có một sự đình trệ: hai dân tộc với nguyện vọng chính đáng, mỗi bên đều có một lịch sử đau đớn khiến cho sự hòa giải bị thoái thác. Đổ lỗi là điều dễ dàng - người Palestine đổ việc sống phân tán là vì sự thành lập của Do Thái, và người Do Thái đổ lỗi cho sự thù hận và các vụ tấn công liên tục qua suốt lịch sử, từ trong nước cũng như bên ngoài. Nhưng nếu chúng ta chỉ xem xét sự xung đột này, xuất phát từ một bên, thì chúng ta sẽ không thấy sự thật: chỉ có một giải pháp là cả hai bên phải có nguyện vọng gặp nhau qua hai nước, nơi mà mỗi người dân Do Thái và Palestine sống trong bình an và an toàn.

Đó là mối quan tâm của Do Thái, quan tâm của Palestine, quan tâm của Mỹ, và quan tâm của thế giới. Đó là lý do mà tôi muốn chính tôi cầu tìm kết quả với tất cả kiên nhẫn do sứ mạng này đòi hỏi. Các nghĩa vụ mà các bên đã đồng ý theo Lộ Tuyến Đồ [9] đã rõ ràng rồi. Để hòa bình xảy ra, chỉ là vấn đề thời gian dành cho họ - và cho tất cả chúng ta - để chu toàn trách nhiệm.

Người Palestine phải từ bỏ bạo lực. Kháng chiến bằng bạo lực và giết chóc là sai lầm và không thành công. Qua hàng nhiều thế kỷ, người da đen tại Mỹ chịu đựng roi da vì là người nô lệ và lăng nhục vì bị phân biệt. Nhưng không phải bạo lực giúp họ có được đầy đủ các quyền bình đẳng. Mà chính nhờ vào một yêu cầu được khẳng định và ôn hòa dựa trên những lý tưởng trung tâm của sự thành lập nước Mỹ. Cùng một câu chuyện đó có thể được kể bởi nhân dân từ Nam Phi đến Nam Á, từ Đông Âu đến Indonesia. Đó là một câu chuyện với một chân lý giản đơn: bạo lực là con đường cùng. Đó là một dấu hiệu không can đảm, và cũng không phải là quyền lực khi bắn hỏa tiễn vào trẻ em đang ngủ, hoặc nổ tung các cụ già trên xe buýt. Đó không phải là cách mà niềm tin phục đạo nghĩa được báo nhận; đó là cách mà nó đầu hàng.

Bây giờ là lúc để người Palestine tập trung vào những gì họ có thể xây dựng. Chánh phủ Palestine phải khai triển năng lực để cầm quyền, với những cơ chế phục vụ cho nhu cầu của nhân dân. Chắc chắn Hamas có sự hỗ trợ của một nhóm người Palestine, nhưng họ cũng có trách nhiệm. Để giữ một vai trò trong việc chu toàn nguyện vọng của Palestine, và để thống nhất nhân dân Palestine, Hamas phải chấm dứt bạo lực, tuân thủ các hiệp nghị trong quá khứ, và thừa nhận quyền tồn tại của Do Thái.

Đồng thời, Do Thái phải thừa nhận rằng không phải chỉ có quyền tồn tại của Do Thái không thể bị phủ nhận, mà quyền tồn tại của Palestine cũng không thể bị bác bỏ. Mỹ không chấp thuận tính chất hợp pháp của những vụ dàn xếp liên tục của Do Thái. Những vụ dàn xếp này vi phạm những hiệp nghị trước đó và làm hại những nỗ lực để đạt đến hòa bình. Bây giờ là lúc chấm dứt những vụ dàn xếp đó.

Do Thái cũng phải chu toàn những nghĩa vụ của mình để bảo đảm cho người Palestine có thể sinh sống, và làm việc, và kiến thiết xã hội của họ. Và nếu như chỉ phá hủy những gia đình Palestine thì sự khủng hoảng nhân đạo liên tục tại Gaza sẽ không phục vụ cho sự an toàn của Do Thái; cũng không phục vụ cho sự thiếu cơ hội liên tục tại West Bank. Tiến bộ trong sinh hoạt hàng ngày của nhân dân Palestine phải là một phần của con đường đi đến hòa bình, và Do Thái phải thực hiện những bước cụ thể để tạo điều kiện cho tiến bộ đó.

Sau hết, các nước Ả Rập phải thừa nhận rằng Xướng Nghị Hòa Bình Ả Rập [10] là một khởi đầu quan trọng, nhưng không phải là một kết thúc trách nhiệm của họ. Mối xung đột Ả Rập-Do Thái không nên tiếp tục sử dụng để phân tâm nhân dân các nước Ả Rập ra khỏi các vấn đề khác. Thay vào đó, nó phải là một nguyên nhân hành động để giúp đỡ nhân dân Palestine phát triển các cơ chế nhằm yểm trợ lâu dài cho nước họ; công nhận tính chất hợp pháp của Do Thái; và chọn lựa tiến bộ hơn là chọn một tập trung dẫn đến tự thất bại trong quá khứ.

Mỹ sẽ điều chỉnh chánh sách cho phù hợp với những nước truy cầu hòa bình, và chúng tôi sẽ nói công khai những gì chúng tôi nói riêng với Do Thái, Palestine và các nước Ả Rập. Chúng tôi không thể áp đặt hòa bình. Nhưng một cách riêng tư, có nhiều người Hồi giáo thừa nhận rằng Do Thái sẽ không biến mất. Tương tự, có nhiều người Do Thái công nhận tính tất yếu có một chánh quyền Palestine. Đây là lúc để chúng ta hành động đối với điều mà ai cũng biết là sự thật.

Quá nhiều nước mắt đã chảy. Quá nhiều máu đã đổ. Tất cả chúng ta có trách nhiệm thực hiện một ngày mà những bà mẹ của dân Do Thái và dân Palestine có thể trông thấy con cái lớn lên mà không sợ hãi; khi mà vùng Đất Thánh của ba tôn giáo vĩ đại sẽ là vùng đất hòa bình mà Thượng Đế muốn nó phải thế; khi Jerusalem là mái nhà an toàn và bền vững cho tín đồ Do Thái và Cơ Đốc và Hồi giáo, và là một địa phương cho tất cả con cái của Abraham tụ hợp lẫn nhau một cách hòa bình, giống như câu chuyện của Isra, khi Moses, Jesus, và Mohammed, bình an đến với họ, cùng nhau cầu nguyện.

Nguồn gốc thứ ba của căng thẳng là mối quan tâm được chúng ta chia sẻ, đó là quyền hạn và trách nhiệm của các quốc gia về vũ khí hạt nhân.

Vấn đề này đã và đang là một nguồn gốc căng thẳng giữa Mỹ và nước Cộng Hòa Hồi giáo Iran. Trong nhiều năm qua, Iran tự xác định thế đối lập đối với nước tôi, và quả có một lịch sử lộn xộn giữa chúng tôi. Vào giữa giai đoạn Chiến Tranh Lạnh, Mỹ đã đóng một vai trong vụ lật đổ một chánh phủ Iran đã được bầu cử một cách dân chủ. Kể từ cuộc cách mạng Hồi giáo, Iran đã đóng một vai trong những hành động giữ con tin và bạo lực chống lại quân đội và thường dân Mỹ. Lịch sử này đã được biết rõ ràng. Thay vì bị vướng mắc vào quá khứ, tôi đã minh xác với các nhà lãnh đạo và nhân dân Iran rằng nước tôi được chuẩn bị để tiến tới. Ngày nay vấn đề không phải là Iran chống lại điều gì, mà nên là Iran muốn xây dựng điều gì trong tương lai.

Sẽ khó để vượt qua bất tín nhiệm đã có trong nhiều thập niên qua, nhưng chúng tôi sẽ tiến hành với can đảm, ngay thẳng và hòa giải. Sẽ có nhiều vấn đề để thảo luận giữa hai nước, và chúng tôi sẵn sàng để tiến tới trên căn bản tôn trọng lẫn nhau, không cần điều kiện tiên quyết. Nhưng rõ ràng khi nói đến vũ khí hạt nhân, và với sự quan tâm toàn diện, chúng tôi đã đạt đến điểm quyết định. Đó không phải chỉ đơn thuần về các lợi ích của Mỹ. Đó là về việc phòng ngừa một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân tại Trung Đông, qua đó có thể dẫn dắt khu vực này và thế giới vào một con đường cực kỳ nguy hiểm.

Tôi hiểu những người chống đối có lý do: một số quốc gia có những vũ khí mà các quốc gia khác không có. Không nên có một quốc gia nào chọn lựa và cho phép những quốc gia khác có vũ khí hạt nhân. Đó là lý do mà tôi khẳng định mạnh mẽ những cam kết của Mỹ để cầu tìm một thế giới mà trong đó, không có quốc gia nào có vũ khí hạt nhân. Và bất cứ quốc gia nào - kể cả Iran - cũng đều có quyền khai triển năng lực hạt nhân cho mục đích hòa bình nếu quốc gia đó tuân thủ với các trách nhiệm của Điều ước bất khuếch tán vũ khí hạt nhân.[11] Cam kết đó là điểm cốt lõi của điều ước, và nó phải được tuân thủ toàn diện bởi tất cả những nước đã thỏa thuận. Và tôi hy vọng rằng tất cả các nước trong khu vực có thể chia sẻ mục tiêu này.

Vấn đề thứ tư mà tôi sẽ nói là dân chủ.

Tôi biết có tranh nghị về việc thúc đẩy dân chủ trong những năm gần đây, và phần lớn tranh nghị được nối kết với cuộc chiến tại Iraq. Vì vậy, xin cho tôi minh xác: không có một hệ thống chánh quyền nào có thể hoặc nên áp đặt một quốc gia này trên một quốc gia khác.

Tuy nhiên, điều đó không làm giảm thiểu cam kết của tôi đối với các chánh quyền phản ảnh ý chí của người dân. Mỗi quốc gia sống chết cho nguyên tắc trên trong cách riêng của họ, căn cứ theo truyền thống của nhân dân họ. Mỹ không đặt giả sử là Mỹ biết cái gì tốt nhất cho mọi người, giống như chúng tôi sẽ không giả sử để chọn kết quả của một vụ bầu cử hòa bình. Nhưng chắc chắn tôi có một niềm tin không khoan nhượng là tất cả mọi người đều khao khát một số điều như: khả năng nói ra tâm tư của bạn và có tiếng nói về việc bạn bị quản trị như thế nào; sự tự tin trong các quy định của pháp luật và sự bình đẳng hành chánh của công lý; chính phủ có nghĩa là minh bạch và không ăn cắp của cải của nhân dân; tự do được sống theo sở thích. Những điều đó không chỉ là tư tưởng của Mỹ, mà là nhân quyền. Và đó là lý do mà chúng tôi hỗ trợ những điều đó ở khắp nơi.

Không có con đường thẳng rõ rệt nào để nhận thức lời hứa hẹn trên. Nhưng điều sau đây là rất rõ ràng: những chính phủ bảo vệ những quyền này tối hậu sẽ ổn định hơn, thành công hơn và an toàn hơn. Việc áp chế tư tưởng không bao giờ thành công qua cách dẹp bỏ chúng. Mỹ tôn trọng quyền phát ngôn - trong một cách hòa bình và tôn trọng pháp luật - để khắp thế giới nghe đến, ngay cả nếu chúng tôi không đồng ý với họ. Và chúng tôi sẽ hoan nghênh tất cả chánh phủ hòa bình, được bầu cử - với điều kiện là những chánh phủ này quản trị trong sự tôn trọng toàn thể nhân dân họ.

Điểm cuối cùng này quan trọng bởi vì có một số người chỉ khuyến khích cho dân chủ khi nào họ không còn cầm quyền nữa ; khi còn quyền hành, họ tàn nhẫn áp chế quyền của những người khác. Không cần biết sự việc đi đến đâu, một chánh phủ của dân và vì dân thiết lập một tiêu chuẩn đơn độc cho tất cả những người cầm quyền: phải duy trì quyền lực thông qua sự đồng ý, không phải cưỡng bách; phải tôn trọng quyền lợi của thiểu số, và tham gia với một tinh thần khoan dung và hòa giải; phải đặt lợi ích của người dân và các hoạt động hợp pháp của diễn trình chánh trị lên trên đảng của bạn. Không có các yếu tố đó thì tự bầu cử không thôi sẽ không tạo thành dân chủ chân chánh.

Vấn đề thứ năm mà chúng ta phải cùng nhau nói đến là tự do tôn giáo.

Hồi Giáo có một truyền thống tự hào về khoan dung. Chúng ta thấy điều đó trong thời kỳ lịch sử Andalusia và Cordoba tại Pháp đình tôn giáo. Tôi thấy điều đó trực tiếp ngay từ nguồn gốc khi còn là một đứa bé ở Indonesia, nơi những tín đồ Cơ Đốc mộ đạo đã được tự do thờ phụng tại một nước tràn ngập tín đồ Hồi giáo. Đó là tinh thần mà chúng ta cần ngày hôm nay. Dân chúng của mỗi nước nên được tự do lựa chọn và sống với niềm tin của họ, dựa trên sự thuyết phục của tư tưởng, cảm tình, và linh hồn. Sự khoan dung này là điều cần thiết cho tôn giáo phát triển mạnh, nhưng nó đang được thử thách theo nhiều cách khác nhau.

Trong một số người Hồi giáo, có một khuynh hướng phiền toái là đo lường đức tin của một người bằng cách bác bỏ đức tin của người khác. Sự phong phú của tính đa dạng tôn giáo phải được duy trì - bất kể đó là dành cho Maronites tại Lebanon hoặc Copts tại Ai Cập. Và những lằn ranh lỗi lầm phải được khép lại giữa người Hồi giáo cũng như những chia rẽ giữa người Sunni và Shia đã dẫn đến bạo lực bi thảm, đặc biệt là ở Iraq.

Tự do tôn giáo là trung tâm điểm đối với khả năng sống chung của loài người. Chúng ta luôn luôn phải xem xét các phương thức mà chúng ta sử dụng để bảo vệ tự do tôn giáo. Thí dụ, tại Mỹ, luật lệ về việc từ thiện đã gây khó khăn hơn đối với tín đồ Hồi giáo muốn hoàn thành nghĩa vụ tôn giáo của họ. Đó là lý do mà tôi cam kết sẽ làm việc với người Mỹ-Hồi giáo để đảm bảo rằng họ có thể hoàn thành zakat.[12]

Tương tự, điều quan trọng cho các nước Tây phương là tránh cản trở công dân Hồi giáo thực hành tôn giáo theo cách mà họ thấy phù hợp - thí dụ, bằng cách cưỡng chế người phụ nữ Hồi giáo nên mặc quần áo như thế nào. Chúng ta không thể cải trang lòng thù hận đối với bất cứ tôn giáo nào qua tấm bình phong dối trá của chủ nghĩa tự do.

Thật vậy, niềm tin sẽ mang chúng ta lại với nhau. Đó là lý do mà chúng tôi tạo nên những dự án phục vụ tại Mỹ để mang tín đồ Cơ Đốc, Hồi giáo, và Do Thái lại với nhau. Đó là lý do mà chúng tôi hoan nghênh những nỗ lực như đối thoại trao đổi niềm tin của vua Abdullah, nước Saudi Arabia, và quan hệ lãnh đạo của Thổ Nhĩ Kỳ tại Liên Minh Văn Minh. Khắp thế giới, chúng tôi có thể biến đối thoại thành dịch vụ trao đổi niềm tin, do đó, nhịp cầu giữa các dân tộc sẽ dẫn đến hành động - cho dù đó là chiến đấu bệnh sốt rét ở Châu Phi, hoặc trợ cấp sau một thiên tai.

Vấn đề thứ sáu mà tôi muốn nói là quyền lợi của phụ nữ.

Tôi biết có tranh luận về vấn đề này. Tôi bác bỏ quan điểm của một số người Tây phương cho rằng một phụ nữ muốn che đậy tóc thì kém bình đẳng, trong một cách nào đó, nhưng tôi tin chắc rằng một phụ nữ bị phủ nhận học vấn là bị phủ nhận quyền bình đẳng. Và không phải là ngẫu nhiên là tại những quốc gia mà người phụ nữ có học vấn cao thì hầu chắc sẽ giàu có nhiều hơn.

Bây giờ hãy cho tôi minh xác: vấn đề quyền lợi bình đẳng của phụ nữ chắc chắn không chỉ đơn thuần là vấn đề của riêng Hồi giáo. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Bangladesh và Indonesia, chúng ta đã thấy các quốc gia, có đa số là tín đồ Hồi giáo, bầu cử một phụ nữ để lãnh đạo. Đồng thời, việc tranh đấu cho quyền lợi bình đẳng của phụ nữ còn tiếp tục ở nhiều khía cạnh trong đời sống của người Mỹ, và ở các quốc gia trên khắp thế giới.

Tôi tin rằng con gái của chúng ta cũng có thể đóng góp nhiều cho xã hội như là con trai. Phồn vinh chung sẽ được tiến bộ bằng cách cho phép toàn thể nhân loại - nam giới và nữ giới - vươn tới hết tiềm lực của họ. Tôi không tin rằng phụ nữ phải thực hiện cùng sự lựa chọn như nam giới để được bình đẳng, và tôi tôn trọng những phụ nữ đã chọn sống một đời sống đúng theo truyền thống. Nhưng phải là sự lựa chọn của họ. Đó là lý do mà Mỹ sẽ cộng sự với bất cứ quốc gia nào - có đa số tín đồ là Hồi giáo - để hỗ trợ bành trướng việc đọc, viết cho các em gái, và để giúp đỡ thiếu nữ theo đuổi việc làm thông qua việc tiểu tài trợ để giúp họ sống cho giấc mơ của họ.

Cuối cùng, tôi muốn thảo luận về phát triển kinh tế và cơ hội kinh tế.

Tôi biết rằng đối với nhiều người, bộ mặt của sự toàn cầu hoá là mâu thuẫn. Mạng lưới điện toán và truyền hình có thể mang lại tri thức và tin tức, những cũng mang lại sự xúc phạm tình dục và bạo lực vô tâm. Mậu dịch có thể mang lại sự giàu có mới và cơ hội, nhưng cũng mang lại những phân hóa rất lớn và thay đổi trong cộng đồng. Trong tất cả các nước - kể cả nước tôi - sự thay đổi này có thể mang lại lo sợ. Lo sợ vì lý do hiện đại hóa mà chúng ta sẽ bị mất kiểm soát qua các lựa chọn kinh tế, chánh trị, và quan trọng nhất là tông tích của chúng ta - những điều mà chúng ta ấp ủ nhất trong lòng về cộng đồng của chúng ta, gia đình của chúng ta, truyền thống của chúng ta, và tín ngưỡng của chúng ta.

Nhưng tôi cũng biết rằng tiến bộ của con người không thể bị phủ nhận. Không cần thiết có mâu thuẫn giữa phát triển và truyền thống. Các quốc gia như Nhật Bản và Nam Hàn đã tăng trưởng kinh tế của họ, đồng thời vẫn duy trì nền văn hóa riêng biệt. Điều này cũng là sự thật đối với những tiến bộ đáng ngạc nhiên tại các quốc gia có đa số là tín đồ Hồi giáo, từ Kuala Lumpur đến Dubai. Trong thời xưa và thời nay, các cộng đồng Hồi giáo đã đi đầu trong sự đổi mới và giáo dục.

Điều này quan trọng bởi vì không có chiến lược phát triển nào chỉ có thể dựa trên những gì thoát ra từ lòng đất,[13] và cũng không thể bền vững khi thanh niên không có việc làm. Nhiều nước vùng Vịnh vui hưởng sự giàu có tuyệt vời do dầu hỏa mang lại, và một số đang bắt đầu tập trung phát triển dầu rộng lớn hơn. Nhưng tất cả chúng ta phải thừa nhận rằng giáo dục và đổi mới sẽ là trào lưu của thế kỷ 21, và trong quá nhiều cộng đồng Hồi giáo đầu tư vẫn còn kém cỏi trong các lãnh vực này. Tôi chú trọng các đầu tư đó trong nước tôi. Và trong quá khứ, Mỹ đã tập trung vào dầu hỏa và khí đốt tại Trung Đông, ngày nay chúng tôi cầu tìm một tham gia rộng lớn hơn.

Về giáo dục, chúng tôi sẽ khuếch đại những chương trình giao lưu, và gia tăng học bổng, giống như chương trình đã mang cha tôi vào Mỹ, trong khi khuyến khích nhiều người Mỹ hơn theo học tại các cộng đồng Hồi giáo. Và chúng tôi sẽ hỗ trợ những học sinh Hồi giáo, có nhiều hứa hẹn, đến thực tập tại Mỹ, đầu tư vào việc học trực tuyến dành cho giáo viên và trẻ em trên khắp thế giới; và sáng tạo ra một mạng lưới trực tuyến mới, nhờ đó, một trẻ em ở Kansas có thể giao thiệp ngay lập tức với một trẻ em ở Cairo.

Về phát triển kinh tế, chúng tôi sẽ tạo ra một đội chí nguyện thương vụ mới để cộng sự với các đối tác tại các quốc gia có đa số là tín đồ Hồi giáo. Và tôi sẽ chủ trì một hội nghị thượng đỉnh về doanh nghiệp trong năm nay để xác định những cách thức mà chúng tôi có thể thắt chặt mối quan hệ giữa những nhà lãnh đạo kinh doanh, những cơ sở kinh doanh và xã hội tại Hoa Kỳ và những cộng đồng Hồi giáo trên khắp thế giới.

Về khoa học và kỹ thuật, chúng tôi sẽ đề ra một ngân quỹ mới để hỗ trợ phát triển kỹ thuật tại các quốc gia có đa số là tín đồ Hồi giáo, và để giúp trao chuyển các tư tưởng vào thị trường nhằm có thể tạo việc làm. Chúng tôi sẽ mở những trung tâm khoa học xuất sắc ở Phi châu, Trung Đông và Đông Nam Á, và đề cử những đặc sứ khoa học sự vụ mới để hợp tác trong những chương trình phát triển nguồn năng lượng mới, tạo ra các công việc xanh [14], điện tử hóa hồ sơ, nước tinh khiết, và phát triển những vụ mùa canh tác mới. Và hôm nay, tôi thông báo một nỗ lực toàn cầu mới với Tổ Chức Hội Nghị Hồi giáo để trừ tuyệt bệnh sốt bại liệt [15]. Và chúng tôi cũng sẽ khuếch đại quan hệ cộng sự với các cộng đồng Hồi giáo để xúc tiến y tế cho trẻ em và phụ nữ.

Tất cả những việc này phải được thực hiện trong quan hệ cộng sự. Mỹ sẵn sàng tham gia với nhân dân và chánh phủ các nước, các tổ chức cộng đồng, các nhà lãnh đạo tôn giáo, và các doanh nghiệp trong những cộng đồng Hồi giáo khắp thế giới để giúp đỡ con người cầu tìm một đời sống tốt đẹp hơn.

Những vấn đề mà tôi mô tả sẽ không dễ dàng để giải quyết. Nhưng đại diện cho thế giới mà chúng ta cầu tìm, chúng ta có trách nhiệm cùng nhau tham gia vào một thế giới mà những người cực đoan sẽ không còn đe dọa người dân của chúng ta, và quân đội Mỹ trở về nước; một thế giới mà người Do Thái và Palestine được an toàn trong tâm trạng của riêng họ, và năng lượng hạt nhân được sử dụng cho mục đích hòa bình; một thế giới mà các chính phủ phục vụ cho công dân của họ, và quyền lợi của tất cả con cái của Thượng Đế được tôn trọng. Đó là những lợi ích hỗ tương. Đó là thế giới mà chúng ta truy cầu. Nhưng chúng ta chỉ có thể đạt được nếu chúng ta cùng chung sức với nhau.

Tôi biết có nhiều người - Hồi giáo và không Hồi giáo - hoài nghi rằng liệu chúng ta có thể tạo ra bước khởi sự mới này hay không. Một số nôn nóng để nhúm lên ngọn lửa phân công khu vực, và để đứng trong con đường tiến bộ. Một số đề nghị rằng nó không đáng để nỗ lực - rằng định mệnh đã an bày: chúng ta sẽ bất đồng ý kiến, và các nền văn minh đã được định cho xung đột. Nhiều người hơn nữa chỉ đơn thuần không tin rằng thay đổi thực sự có thể xảy ra. Có quá nhiều lo sợ, quá nhiều bất tín nhiệm. Nhưng nếu chúng ta để cho quá khứ ràng buộc, chúng ta sẽ không bao giờ tiến bước được. Và tôi muốn đặc biệt nói điều này đến giới thanh niên của mọi tôn giáo, mọi quốc gia - hơn ai hết, chính các bạn có khả năng để tái tạo thế giới này. 

Tất cả chúng ta cộng hưởng thế giới này trong một khoảnh thời gian ngắn ngủi. Vấn đề đặt ra là liệu chúng ta dành hay không dành khoảnh thời gian đó để tập trung vào những gì chia rẽ chúng ta, hoặc liệu chúng ta tự cam kết hay không tự cam kết vào một nỗ lực - một nỗ lực lâu dài - để tìm kiếm một nền tảng chung, để tập trung vào tương lai mà chúng ta cầu tìm cho con cái chúng ta, và để tôn trọng nhân phẩm của toàn nhân loại.

Phát động chiến tranh thì dễ hơn là kết thúc. Chỉ trích người khác thì dễ hơn là nhìn vào bên trong. Thấy điều khác biệt của ai đó thì dễ hơn là tìm kiếm điều mà chúng ta chia sẻ. Nhưng chúng ta nên chọn con đường đúng, không phải chỉ là con đường dễ dàng. Có một nguyên tắc nằm ở trái tim của mọi tôn giáo - đó là "điều gì mình không muốn người khác làm cho mình thì chớ làm cho người khác" [16] Chân lý này vượt quá ranh giới quốc gia và dân tộc - một niềm tin không phải là mới xuất hiện, không phải là màu đen hay trắng hay nâu; không phải là người Cơ Đốc giáo, Hồi giáo hay Do Thái giáo. Đó là một niềm tin rung đập trong cái nôi văn minh, và vẫn còn đập trong tim của hàng tỷ người. Đó là một niềm tin trong những người khác, và đó chính là nguyên nhân mang tôi đến đây ngày hôm nay.

Chúng ta có quyền lực để kiến tạo một thế giới mà chúng ta cầu tìm, nhưng chỉ làm được nếu chúng ta có can đảm kiến tạo một bước khởi sự mới, đồng thời cẩn ký kinh văn đã được giảng huấn.

Kinh Thánh Koran bảo chúng ta, "Ôi nhân loại! Chúng tôi đã tạo ra bạn, người nam và một người nữ, và chúng tôi đã khiến bạn thành các quốc gia và bộ lạc để các bạn có thể hiểu biết lẫn nhau."

Kinh Talmud [17] bảo chúng ta, "Toàn bộ sách kinh Torah nhắm đến mục tiêu đề xướng hòa bình."

Thánh Kinh của Cơ Đốc giáo bảo chúng ta, "Phước cho những người tạo hòa bình: họ sẽ được gọi là con của Thượng Đế." 

Nhân dân trên thế giới có thể sống chung với nhau trong hoà bình. Chúng ta biết rằng đó là ý chỉ của Thượng Đế. Bây giờ, ý chỉ đó phải là sứ mạng của chúng ta ở đây, trên trái đất này. Cảm ơn quý vị. Và cầu mong bình an của Thượng Đế đến với quý vị. Cám ơn rất nhiều. Cám ơn.

Hết

04 June 2009

President Obama’s Remarks at Cairo University, Egypt

Seeks a new beginning between U.S., Muslims based on mutual respect

(begin transcript)

THE WHITE HOUSE

Office of the Press Secretary

(Cairo, Egypt)

June 4, 2009

REMARKS BY THE PRESIDENT ON A NEW BEGINNING

Cairo University

Cairo, Egypt

1:10 P.M. (Local)

PRESIDENT OBAMA: Thank you very much. Good afternoon. I am honored to be in the timeless city of Cairo, and to be hosted by two remarkable institutions. For over a thousand years, Al-Azhar has stood as a beacon of Islamic learning; and for over a century, Cairo University has been a source of Egypt's advancement. And together, you represent the harmony between tradition and progress. I'm grateful for your hospitality, and the hospitality of the people of Egypt. And I'm also proud to carry with me the goodwill of the American people, and a greeting of peace from Muslim communities in my country: Assalaamu alaykum. (Applause.)

 

We meet at a time of great tension between the United States and Muslims around the world -- tension rooted in historical forces that go beyond any current policy debate. The relationship between Islam and the West includes centuries of coexistence and cooperation, but also conflict and religious wars. More recently, tension has been fed by colonialism that denied rights and opportunities to many Muslims, and a Cold War in which Muslim-majority countries were too often treated as proxies without regard to their own aspirations. Moreover, the sweeping change brought by modernity and globalization led many Muslims to view the West as hostile to the traditions of Islam.

Violent extremists have exploited these tensions in a small but potent minority of Muslims. The attacks of September 11, 2001 and the continued efforts of these extremists to engage in violence against civilians has led some in my country to view Islam as inevitably hostile not only to America and Western countries, but also to human rights. All this has bred more fear and more mistrust.

So long as our relationship is defined by our differences, we will empower those who sow hatred rather than peace, those who promote conflict rather than the cooperation that can help all of our people achieve justice and prosperity. And this cycle of suspicion and discord must end.

I've come here to Cairo to seek a new beginning between the United States and Muslims around the world, one based on mutual interest and mutual respect, and one based upon the truth that America and Islam are not exclusive and need not be in competition. Instead, they overlap, and share common principles -- principles of justice and progress; tolerance and the dignity of all human beings.

I do so recognizing that change cannot happen overnight. I know there's been a lot of publicity about this speech, but no single speech can eradicate years of mistrust, nor can I answer in the time that I have this afternoon all the complex questions that brought us to this point. But I am convinced that in order to move forward, we must say openly to each other the things we hold in our hearts and that too often are said only behind closed doors. There must be a sustained effort to listen to each other; to learn from each other; to respect one another; and to seek common ground. As the Holy Koran tells us, "Be conscious of God and speak always the truth." (Applause.) That is what I will try to do today -- to speak the truth as best I can, humbled by the task before us, and firm in my belief that the interests we share as human beings are far more powerful than the forces that drive us apart.

Now part of this conviction is rooted in my own experience. I'm a Christian, but my father came from a Kenyan family that includes generations of Muslims. As a boy, I spent several years in Indonesia and heard the call of the azaan at the break of dawn and at the fall of dusk. As a young man, I worked in Chicago communities where many found dignity and peace in their Muslim faith.

As a student of history, I also know civilization's debt to Islam. It was Islam -- at places like Al-Azhar -- that carried the light of learning through so many centuries, paving the way for Europe's Renaissance and Enlightenment. It was innovation in Muslim communities -- (applause) -- it was innovation in Muslim communities that developed the order of algebra; our magnetic compass and tools of navigation; our mastery of pens and printing; our understanding of how disease spreads and how it can be healed. Islamic culture has given us majestic arches and soaring spires; timeless poetry and cherished music; elegant calligraphy and places of peaceful contemplation. And throughout history, Islam has demonstrated through words and deeds the possibilities of religious tolerance and racial equality. (Applause.)

I also know that Islam has always been a part of America's story. The first nation to recognize my country was Morocco. In signing the Treaty of Tripoli in 1796, our second President, John Adams, wrote, "The United States has in itself no character of enmity against the laws, religion or tranquility of Muslims." And since our founding, American Muslims have enriched the United States. They have fought in our wars, they have served in our government, they have stood for civil rights, they have started businesses, they have taught at our universities, they've excelled in our sports arenas, they've won Nobel Prizes, built our tallest building, and lit the Olympic Torch. And when the first Muslim American was recently elected to Congress, he took the oath to defend our Constitution using the same Holy Koran that one of our Founding Fathers -- Thomas Jefferson -- kept in his personal library. (Applause.)

So I have known Islam on three continents before coming to the region where it was first revealed. That experience guides my conviction that partnership between America and Islam must be based on what Islam is, not what it isn't. And I consider it part of my responsibility as President of the United States to fight against negative stereotypes of Islam wherever they appear. (Applause.)

But that same principle must apply to Muslim perceptions of America. (Applause.) Just as Muslims do not fit a crude stereotype, America is not the crude stereotype of a self-interested empire. The United States has been one of the greatest sources of progress that the world has ever known. We were born out of revolution against an empire. We were founded upon the ideal that all are created equal, and we have shed blood and struggled for centuries to give meaning to those words -- within our borders, and around the world. We are shaped by every culture, drawn from every end of the Earth, and dedicated to a simple concept: E pluribus unum -- "Out of many, one."

Now, much has been made of the fact that an African American with the name Barack Hussein Obama could be elected President. (Applause.) But my personal story is not so unique. The dream of opportunity for all people has not come true for everyone in America, but its promise exists for all who come to our shores -- and that includes nearly 7 million American Muslims in our country today who, by the way, enjoy incomes and educational levels that are higher than the American average. (Applause.)

Moreover, freedom in America is indivisible from the freedom to practice one's religion. That is why there is a mosque in every state in our union, and over 1,200 mosques within our borders. That's why the United States government has gone to court to protect the right of women and girls to wear the hijab and to punish those who would deny it. (Applause.)

So let there be no doubt: Islam is a part of America. And I believe that America holds within her the truth that regardless of race, religion, or station in life, all of us share common aspirations -- to live in peace and security; to get an education and to work with dignity; to love our families, our communities, and our God. These things we share. This is the hope of all humanity.

Of course, recognizing our common humanity is only the beginning of our task. Words alone cannot meet the needs of our people. These needs will be met only if we act boldly in the years ahead; and if we understand that the challenges we face are shared, and our failure to meet them will hurt us all.

For we have learned from recent experience that when a financial system weakens in one country, prosperity is hurt everywhere. When a new flu infects one human being, all are at risk. When one nation pursues a nuclear weapon, the risk of nuclear attack rises for all nations. When violent extremists operate in one stretch of mountains, people are endangered across an ocean. When innocents in Bosnia and Darfur are slaughtered, that is a stain on our collective conscience. (Applause.) That is what it means to share this world in the 21st century. That is the responsibility we have to one another as human beings. And this is a difficult responsibility to embrace. 

For human history has often been a record of nations and tribes -- and, yes, religions -- subjugating one another in pursuit of their own interests. Yet in this new age, such attitudes are self-defeating. Given our interdependence, any world order that elevates one nation or group of people over another will inevitably fail. So whatever we think of the past, we must not be prisoners to it. Our problems must be dealt with through partnership; our progress must be shared. (Applause.)

Now, that does not mean we should ignore sources of tension. Indeed, it suggests the opposite: We must face these tensions squarely. And so in that spirit, let me speak as clearly and as plainly as I can about some specific issues that I believe we must finally confront together.

The first issue that we have to confront is violent extremism in all of its forms.

In Ankara, I made clear that America is not -- and never will be -- at war with Islam. (Applause.) We will, however, relentlessly confront violent extremists who pose a grave threat to our security -- because we reject the same thing that people of all faiths reject: the killing of innocent men, women, and children. And it is my first duty as President to protect the American people.

The situation in Afghanistan demonstrates America's goals, and our need to work together. Over seven years ago, the United States pursued al Qaeda and the Taliban with broad international support. We did not go by choice; we went because of necessity. I'm aware that there's still some who would question or even justify the events of 9/11. But let us be clear: Al Qaeda killed nearly 3,000 people on that day. The victims were innocent men, women and children from America and many other nations who had done nothing to harm anybody. And yet al Qaeda chose to ruthlessly murder these people, claimed credit for the attack, and even now states their determination to kill on a massive scale. They have affiliates in many countries and are trying to expand their reach. These are not opinions to be debated; these are facts to be dealt with.

Now, make no mistake: We do not want to keep our troops in Afghanistan. We see no military -- we seek no military bases there. It is agonizing for America to lose our young men and women. It is costly and politically difficult to continue this conflict. We would gladly bring every single one of our troops home if we could be confident that there were not violent extremists in Afghanistan and now Pakistan determined to kill as many Americans as they possibly can. But that is not yet the case.

And that's why we're partnering with a coalition of 46 countries. And despite the costs involved, America's commitment will not weaken. Indeed, none of us should tolerate these extremists. They have killed in many countries. They have killed people of different faiths -- but more than any other, they have killed Muslims. Their actions are irreconcilable with the rights of human beings, the progress of nations, and with Islam. The Holy Koran teaches that whoever kills an innocent is as -- it is as if he has killed all mankind. (Applause.) And the Holy Koran also says whoever saves a person, it is as if he has saved all mankind. (Applause.) The enduring faith of over a billion people is so much bigger than the narrow hatred of a few. Islam is not part of the problem in combating violent extremism -- it is an important part of promoting peace.

Now, we also know that military power alone is not going to solve the problems in Afghanistan and Pakistan. That's why we plan to invest $1.5 billion each year over the next five years to partner with Pakistanis to build schools and hospitals, roads and businesses, and hundreds of millions to help those who've been displaced. That's why we are providing more than $2.8 billion to help Afghans develop their economy and deliver services that people depend on.

Let me also address the issue of Iraq. Unlike Afghanistan, Iraq was a war of choice that provoked strong differences in my country and around the world. Although I believe that the Iraqi people are ultimately better off without the tyranny of Saddam Hussein, I also believe that events in Iraq have reminded America of the need to use diplomacy and build international consensus to resolve our problems whenever possible. (Applause.) Indeed, we can recall the words of Thomas Jefferson, who said: "I hope that our wisdom will grow with our power, and teach us that the less we use our power the greater it will be."

Today, America has a dual responsibility: to help Iraq forge a better future -- and to leave Iraq to Iraqis. And I have made it clear to the Iraqi people -- (applause) -- I have made it clear to the Iraqi people that we pursue no bases, and no claim on their territory or resources. Iraq's sovereignty is its own. And that's why I ordered the removal of our combat brigades by next August. That is why we will honor our agreement with Iraq's democratically elected government to remove combat troops from Iraqi cities by July, and to remove all of our troops from Iraq by 2012. (Applause.) We will help Iraq train its security forces and develop its economy. But we will support a secure and united Iraq as a partner, and never as a patron.

And finally, just as America can never tolerate violence by extremists, we must never alter or forget our principles. Nine-eleven was an enormous trauma to our country. The fear and anger that it provoked was understandable, but in some cases, it led us to act contrary to our traditions and our ideals. We are taking concrete actions to change course. I have unequivocally prohibited the use of torture by the United States, and I have ordered the prison at Guantanamo Bay closed by early next year. (Applause.)

So America will defend itself, respectful of the sovereignty of nations and the rule of law. And we will do so in partnership with Muslim communities which are also threatened. The sooner the extremists are isolated and unwelcome in Muslim communities, the sooner we will all be safer.

The second major source of tension that we need to discuss is the situation between Israelis, Palestinians and the Arab world.

America's strong bonds with Israel are well known. This bond is unbreakable. It is based upon cultural and historical ties, and the recognition that the aspiration for a Jewish homeland is rooted in a tragic history that cannot be denied.

Around the world, the Jewish people were persecuted for centuries, and anti-Semitism in Europe culminated in an unprecedented Holocaust. Tomorrow, I will visit Buchenwald, which was part of a network of camps where Jews were enslaved, tortured, shot and gassed to death by the Third Reich. Six million Jews were killed -- more than the entire Jewish population of Israel today. Denying that fact is baseless, it is ignorant, and it is hateful. Threatening Israel with destruction -- or repeating vile stereotypes about Jews -- is deeply wrong, and only serves to evoke in the minds of Israelis this most painful of memories while preventing the peace that the people of this region deserve.

On the other hand, it is also undeniable that the Palestinian people -- Muslims and Christians -- have suffered in pursuit of a homeland. For more than 60 years they've endured the pain of dislocation. Many wait in refugee camps in the West Bank, Gaza, and neighboring lands for a life of peace and security that they have never been able to lead. They endure the daily humiliations -- large and small -- that come with occupation. So let there be no doubt: The situation for the Palestinian people is intolerable. And America will not turn our backs on the legitimate Palestinian aspiration for dignity, opportunity, and a state of their own. (Applause.)

For decades then, there has been a stalemate: two peoples with legitimate aspirations, each with a painful history that makes compromise elusive. It's easy to point fingers -- for Palestinians to point to the displacement brought about by Israel's founding, and for Israelis to point to the constant hostility and attacks throughout its history from within its borders as well as beyond. But if we see this conflict only from one side or the other, then we will be blind to the truth: The only resolution is for the aspirations of both sides to be met through two states, where Israelis and Palestinians each live in peace and security. (Applause.)

That is in Israel's interest, Palestine's interest, America's interest, and the world's interest. And that is why I intend to personally pursue this outcome with all the patience and dedication that the task requires. (Applause.) The obligations -- the obligations that the parties have agreed to under the road map are clear. For peace to come, it is time for them -- and all of us -- to live up to our responsibilities.

Palestinians must abandon violence. Resistance through violence and killing is wrong and it does not succeed. For centuries, black people in America suffered the lash of the whip as slaves and the humiliation of segregation. But it was not violence that won full and equal rights. It was a peaceful and determined insistence upon the ideals at the center of America's founding. This same story can be told by people from South Africa to South Asia; from Eastern Europe to Indonesia. It's a story with a simple truth: that violence is a dead end. It is a sign neither of courage nor power to shoot rockets at sleeping children, or to blow up old women on a bus. That's not how moral authority is claimed; that's how it is surrendered.

Now is the time for Palestinians to focus on what they can build. The Palestinian Authority must develop its capacity to govern, with institutions that serve the needs of its people. Hamas does have support among some Palestinians, but they also have to recognize they have responsibilities. To play a role in fulfilling Palestinian aspirations, to unify the Palestinian people, Hamas must put an end to violence, recognize past agreements, recognize Israel's right to exist.

At the same time, Israelis must acknowledge that just as Israel's right to exist cannot be denied, neither can Palestine's. The United States does not accept the legitimacy of continued Israeli settlements. (Applause.) This construction violates previous agreements and undermines efforts to achieve peace. It is time for these settlements to stop. (Applause.)

And Israel must also live up to its obligation to ensure that Palestinians can live and work and develop their society. Just as it devastates Palestinian families, the continuing humanitarian crisis in Gaza does not serve Israel's security; neither does the continuing lack of opportunity in the West Bank. Progress in the daily lives of the Palestinian people must be a critical part of a road to peace, and Israel must take concrete steps to enable such progress.

And finally, the Arab states must recognize that the Arab Peace Initiative was an important beginning, but not the end of their responsibilities. The Arab-Israeli conflict should no longer be used to distract the people of Arab nations from other problems. Instead, it must be a cause for action to help the Palestinian people develop the institutions that will sustain their state, to recognize Israel's legitimacy, and to choose progress over a self-defeating focus on the past.

America will align our policies with those who pursue peace, and we will say in public what we say in private to Israelis and Palestinians and Arabs. (Applause.) We cannot impose peace. But privately, many Muslims recognize that Israel will not go away. Likewise, many Israelis recognize the need for a Palestinian state. It is time for us to act on what everyone knows to be true.

Too many tears have been shed. Too much blood has been shed. All of us have a responsibility to work for the day when the mothers of Israelis and Palestinians can see their children grow up without fear; when the Holy Land of the three great faiths is the place of peace that God intended it to be; when Jerusalem is a secure and lasting home for Jews and Christians and Muslims, and a place for all of the children of Abraham to mingle peacefully together as in the story of Isra -- (applause) -- as in the story of Isra, when Moses, Jesus, and Mohammed, peace be upon them, joined in prayer. (Applause.)

The third source of tension is our shared interest in the rights and responsibilities of nations on nuclear weapons.

This issue has been a source of tension between the United States and the Islamic Republic of Iran. For many years, Iran has defined itself in part by its opposition to my country, and there is in fact a tumultuous history between us. In the middle of the Cold War, the United States played a role in the overthrow of a democratically elected Iranian government. Since the Islamic Revolution, Iran has played a role in acts of hostage-taking and violence against U.S. troops and civilians. This history is well known. Rather than remain trapped in the past, I've made it clear to Iran's leaders and people that my country is prepared to move forward. The question now is not what Iran is against, but rather what future it wants to build.

I recognize it will be hard to overcome decades of mistrust, but we will proceed with courage, rectitude, and resolve. There will be many issues to discuss between our two countries, and we are willing to move forward without preconditions on the basis of mutual respect. But it is clear to all concerned that when it comes to nuclear weapons, we have reached a decisive point. This is not simply about America's interests. It's about preventing a nuclear arms race in the Middle East that could lead this region and the world down a hugely dangerous path.

I understand those who protest that some countries have weapons that others do not. No single nation should pick and choose which nation holds nuclear weapons. And that's why I strongly reaffirmed America's commitment to seek a world in which no nations hold nuclear weapons. (Applause.) And any nation -- including Iran -- should have the right to access peaceful nuclear power if it complies with its responsibilities under the nuclear Non-Proliferation Treaty. That commitment is at the core of the treaty, and it must be kept for all who fully abide by it. And I'm hopeful that all countries in the region can share in this goal.

The fourth issue that I will address is democracy. (Applause.)

I know -- I know there has been controversy about the promotion of democracy in recent years, and much of this controversy is connected to the war in Iraq. So let me be clear: No system of government can or should be imposed by one nation by any other.

That does not lessen my commitment, however, to governments that reflect the will of the people. Each nation gives life to this principle in its own way, grounded in the traditions of its own people. America does not presume to know what is best for everyone, just as we would not presume to pick the outcome of a peaceful election. But I do have an unyielding belief that all people yearn for certain things: the ability to speak your mind and have a say in how you are governed; confidence in the rule of law and the equal administration of justice; government that is transparent and doesn't steal from the people; the freedom to live as you choose. These are not just American ideas; they are human rights. And that is why we will support them everywhere. (Applause.)

Now, there is no straight line to realize this promise. But this much is clear: Governments that protect these rights are ultimately more stable, successful and secure. Suppressing ideas never succeeds in making them go away. America respects the right of all peaceful and law-abiding voices to be heard around the world, even if we disagree with them. And we will welcome all elected, peaceful governments -- provided they govern with respect for all their people.

This last point is important because there are some who advocate for democracy only when they're out of power; once in power, they are ruthless in suppressing the rights of others. (Applause.) So no matter where it takes hold, government of the people and by the people sets a single standard for all who would hold power: You must maintain your power through consent, not coercion; you must respect the rights of minorities, and participate with a spirit of tolerance and compromise; you must place the interests of your people and the legitimate workings of the political process above your party. Without these ingredients, elections alone do not make true democracy.

AUDIENCE MEMBER: Barack Obama, we love you!

PRESIDENT OBAMA: Thank you. (Applause.) The fifth issue that we must address together is religious freedom.

Islam has a proud tradition of tolerance. We see it in the history of Andalusia and Cordoba during the Inquisition. I saw it firsthand as a child in Indonesia, where devout Christians worshiped freely in an overwhelmingly Muslim country. That is the spirit we need today. People in every country should be free to choose and live their faith based upon the persuasion of the mind and the heart and the soul. This tolerance is essential for religion to thrive, but it's being challenged in many different ways.

Among some Muslims, there's a disturbing tendency to measure one's own faith by the rejection of somebody else's faith. The richness of religious diversity must be upheld -- whether it is for Maronites in Lebanon or the Copts in Egypt. (Applause.) And if we are being honest, fault lines must be closed among Muslims, as well, as the divisions between Sunni and Shia have led to tragic violence, particularly in Iraq.

Freedom of religion is central to the ability of peoples to live together. We must always examine the ways in which we protect it. For instance, in the United States, rules on charitable giving have made it harder for Muslims to fulfill their religious obligation. That's why I'm committed to working with American Muslims to ensure that they can fulfill zakat.

Likewise, it is important for Western countries to avoid impeding Muslim citizens from practicing religion as they see fit -- for instance, by dictating what clothes a Muslim woman should wear. We can't disguise hostility towards any religion behind the pretence of liberalism.

In fact, faith should bring us together. And that's why we're forging service projects in America to bring together Christians, Muslims, and Jews. That's why we welcome efforts like Saudi Arabian King Abdullah's interfaith dialogue and Turkey's leadership in the Alliance of Civilizations. Around the world, we can turn dialogue into interfaith service, so bridges between peoples lead to action -- whether it is combating malaria in Africa, or providing relief after a natural disaster.

The sixth issue -- the sixth issue that I want to address is women's rights. (Applause.) I know –- I know -- and you can tell from this audience, that there is a healthy debate about this issue. I reject the view of some in the West that a woman who chooses to cover her hair is somehow less equal, but I do believe that a woman who is denied an education is denied equality. (Applause.) And it is no coincidence that countries where women are well educated are far more likely to be prosperous.

Now, let me be clear: Issues of women's equality are by no means simply an issue for Islam. In Turkey, Pakistan, Bangladesh, Indonesia, we've seen Muslim-majority countries elect a woman to lead. Meanwhile, the struggle for women's equality continues in many aspects of American life, and in countries around the world.

I am convinced that our daughters can contribute just as much to society as our sons. (Applause.) Our common prosperity will be advanced by allowing all humanity -- men and women -- to reach their full potential. I do not believe that women must make the same choices as men in order to be equal, and I respect those women who choose to live their lives in traditional roles. But it should be their choice. And that is why the United States will partner with any Muslim-majority country to support expanded literacy for girls, and to help young women pursue employment through micro-financing that helps people live their dreams. (Applause.)

Finally, I want to discuss economic development and opportunity.

I know that for many, the face of globalization is contradictory. The Internet and television can bring knowledge and information, but also offensive sexuality and mindless violence into the home. Trade can bring new wealth and opportunities, but also huge disruptions and change in communities. In all nations -- including America -- this change can bring fear. Fear that because of modernity we lose control over our economic choices, our politics, and most importantly our identities -- those things we most cherish about our communities, our families, our traditions, and our faith.

But I also know that human progress cannot be denied. There need not be contradictions between development and tradition. Countries like Japan and South Korea grew their economies enormously while maintaining distinct cultures. The same is true for the astonishing progress within Muslim-majority countries from Kuala Lumpur to Dubai. In ancient times and in our times, Muslim communities have been at the forefront of innovation and education.

And this is important because no development strategy can be based only upon what comes out of the ground, nor can it be sustained while young people are out of work. Many Gulf states have enjoyed great wealth as a consequence of oil, and some are beginning to focus it on broader development. But all of us must recognize that education and innovation will be the currency of the 21st century -- (applause) -- and in too many Muslim communities, there remains underinvestment in these areas. I'm emphasizing such investment within my own country. And while America in the past has focused on oil and gas when it comes to this part of the world, we now seek a broader engagement.

On education, we will expand exchange programs, and increase scholarships, like the one that brought my father to America. (Applause.) At the same time, we will encourage more Americans to study in Muslim communities. And we will match promising Muslim students with internships in America; invest in online learning for teachers and children around the world; and create a new online network, so a young person in Kansas can communicate instantly with a young person in Cairo.

On economic development, we will create a new corps of business volunteers to partner with counterparts in Muslim-majority countries. And I will host a Summit on Entrepreneurship this year to identify how we can deepen ties between business leaders, foundations and social entrepreneurs in the United States and Muslim communities around the world.

On science and technology, we will launch a new fund to support technological development in Muslim-majority countries, and to help transfer ideas to the marketplace so they can create more jobs. We'll open centers of scientific excellence in Africa, the Middle East and Southeast Asia, and appoint new science envoys to collaborate on programs that develop new sources of energy, create green jobs, digitize records, clean water, grow new crops. Today I'm announcing a new global effort with the Organization of the Islamic Conference to eradicate polio. And we will also expand partnerships with Muslim communities to promote child and maternal health.

All these things must be done in partnership. Americans are ready to join with citizens and governments; community organizations, religious leaders, and businesses in Muslim communities around the world to help our people pursue a better life.

The issues that I have described will not be easy to address. But we have a responsibility to join together on behalf of the world that we seek -- a world where extremists no longer threaten our people, and American troops have come home; a world where Israelis and Palestinians are each secure in a state of their own, and nuclear energy is used for peaceful purposes; a world where governments serve their citizens, and the rights of all God's children are respected. Those are mutual interests. That is the world we seek. But we can only achieve it together.

I know there are many -- Muslim and non-Muslim -- who question whether we can forge this new beginning. Some are eager to stoke the flames of division, and to stand in the way of progress. Some suggest that it isn't worth the effort -- that we are fated to disagree, and civilizations are doomed to clash. Many more are simply skeptical that real change can occur. There's so much fear, so much mistrust that has built up over the years. But if we choose to be bound by the past, we will never move forward. And I want to particularly say this to young people of every faith, in every country -- you, more than anyone, have the ability to reimagine the world, to remake this world.

All of us share this world for but a brief moment in time. The question is whether we spend that time focused on what pushes us apart, or whether we commit ourselves to an effort -- a sustained effort -- to find common ground, to focus on the future we seek for our children, and to respect the dignity of all human beings.

It's easier to start wars than to end them. It's easier to blame others than to look inward. It's easier to see what is different about someone than to find the things we share. But we should choose the right path, not just the easy path. There's one rule that lies at the heart of every religion -- that we do unto others as we would have them do unto us. 

(Applause.) This truth transcends nations and peoples -- a belief that isn't new; that isn't black or white or brown; that isn't Christian or Muslim or Jew. It's a belief that pulsed in the cradle of civilization, and that still beats in the hearts of billions around the world. It's a faith in other people, and it's what brought me here today.

We have the power to make the world we seek, but only if we have the courage to make a new beginning, keeping in mind what has been written.

The Holy Koran tells us: "O mankind! We have created you male and a female; and we have made you into nations and tribes so that you may know one another."

The Talmud tells us: "The whole of the Torah is for the purpose of promoting peace."

The Holy Bible tells us: "Blessed are the peacemakers, for they shall be called sons of God." (Applause.)

The people of the world can live together in peace. We know that is God's vision. Now that must be our work here on Earth.

Thank you. And may God's peace be upon you. Thank you very much. Thank you. (Applause.)

END 2:05 P.M. (Local)

(end transcript)



 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

04 juin 2009

 

Le discours du président Barack Obama au Caire

M. Obama préconise un nouveau départ avec les musulmans de par le monde.

 

On trouvera ci-après la transcription du discours que le président des États-Unis, M. Barack Obama, a prononcé le 4 juin 2009 à l'université du Caire (Égypte), intitulé « Un nouveau départ ».

(Traduction française du Bureau des services linguistiques du département d'État)

(Début de la transcription)

 

Bureau du Porte-parole de la Maison Blanche
(Le Caire, Égypte)

Diffusion immédiate


4 juin 2009

Propos du président Barack Obama
Un nouveau départ
Université du Caire
Le Caire, Égypte
4 juin 2009, 13h10 (heure locale)

 

Je vous remercie. Bonjour à tous. C'est pour moi un honneur de me trouver dans cette ville intemporelle qu'est le Caire et d'être reçu par deux institutions remarquables. Depuis plus de mille ans, Al-Azhar est un haut lieu de transmission du savoir dans le monde musulman et, depuis plus d'un siècle, l'université du Caire est une source de progrès pour l'Égypte. Ensemble, vous représentez l'harmonie entre la tradition et le progrès. Je vous suis reconnaissant de votre hospitalité et de celle du peuple égyptien. Je suis fier aussi de vous transmettre la bonne volonté du peuple américain et une salutation de paix de la part des communautés musulmanes de mon pays : « Salamm aleïkoum ». (Applaudissements)

 

Notre rencontre survient à un moment de grande tension entre les États-Unis et les musulmans du monde entier - tension ancrée dans des forces historiques qui dépassent le cadre des débats actuels de politique générale. Les relations entre l'islam et l'Occident se caractérisent par des siècles de coexistence et de coopération, mais aussi par des conflits et des guerres de religion. Dans un passé relativement plus récent, les tensions ont été nourries par le colonialisme qui a privé beaucoup de musulmans de droits et de chances de réussir, ainsi que par une guerre froide qui s'est trop souvent déroulée par acteurs interposés, dans des pays à majorité musulmane et au mépris de leurs propres aspirations. En outre, les mutations de grande envergure qui sont nées de la modernité et de la mondialisation ont poussé beaucoup de musulmans à voir dans l'Occident un élément hostile aux traditions de l'islam.

 

Des extrémistes violents ont exploité ces tensions auprès d'une minorité de musulmans, qui pour être réduite n'en est pas moins puissante. Les attentats du 11 septembre 2001, conjugués à la poursuite des actions violentes engagées par ces extrémistes contre des civils, ont amené certains dans mon pays à juger l'islam inévitablement hostile non seulement à l'Amérique et aux pays occidentaux, mais aussi aux droits de l'homme. La peur et la méfiance se sont ainsi accentuées.

 

Tant que notre relation restera définie par nos différences, nous donnerons du pouvoir à ceux qui sèment la haine et non la paix et qui encouragent le conflit au lieu de la coopération qui peut aider nos deux peuples à connaître la justice et la prospérité. C'est ce cycle de la méfiance et de la discorde qui doit être brisé.

 

Je suis venu ici au Caire en quête d'un nouveau départ pour les États-Unis et les musulmans du monde entier, un départ fondé sur l'intérêt mutuel et le respect mutuel, et reposant sur la proposition vraie que l'Amérique et l'islam ne s'excluent pas et qu'ils n'ont pas lieu de se faire concurrence. Bien au contraire, l'Amérique et l'islam se recoupent et se nourrissent de principes communs, à savoir la justice et le progrès, la tolérance et la dignité de chaque être humain.

 

Ce faisant, je reconnais que le changement ne se produira pas du jour au lendemain. Il y a eu beaucoup de publicité à propos de mon discours, mais aucun discours ne peut éradiquer des années de méfiance, et dans l'espace de cet après-midi, je n'ai pas la réponse non plus aux questions complexes qui nous ont menés au point où nous sommes maintenant. Mais je suis convaincu que pour aller de l'avant, nous devons dire ouvertement entre nous ce que nous recelons dans notre cœur et que trop souvent nous n'exprimons qu'à huis clos. Nous devons consentir un effort soutenu afin de nous mettre à l'écoute et d'apprendre les uns des autres ; de nous respecter mutuellement et de rechercher un terrain d'entente. Comme le dit le Saint Coran, « Crains Dieu et dis toujours la vérité ». (Applaudissements) C'est ce que je vais essayer de faire aujourd'hui - de dire la vérité de mon mieux, rendu humble par la tâche qui nous attend et ferme dans ma conviction que les intérêts que nous partageons parce que nous sommes des êtres humains sont beaucoup plus puissants que les forces qui nous séparent.

 

Cette conviction s'enracine en partie dans mon vécu. Je suis chrétien, mais mon père était issu d'une famille kényane qui compte des générations de musulmans. Enfant, j'ai passé plusieurs années en Indonésie où j'ai entendu l'appel à la prière (azan) à l'aube et au crépuscule. Jeune homme, j'ai travaillé dans des quartiers de Chicago où j'ai côtoyé beaucoup de gens qui trouvaient la dignité et la paix dans leur foi musulmane.

 

Féru d'histoire, je sais aussi la dette que la civilisation doit à l'islam. C'est l'islam - dans des lieux tels qu'Al-Azhar -, qui a brandi le flambeau du savoir pendant de nombreux siècles et ouvert la voie à la Renaissance et au Siècle des Lumières en Europe. C'est de l'innovation au sein des communautés musulmanes (Applaudissements) - c'est de l'innovation au sein des communautés musulmanes que nous viennent l'algèbre, le compas et les outils de navigation, notre maîtrise de l'écriture et de l'imprimerie, notre compréhension des mécanismes de propagation des maladies et des moyens de les guérir. La culture islamique nous a donné la majesté des arcs et l'élan des flèches de pierre vers le ciel, l'immortalité de la poésie et l'inspiration de la musique, l'élégance de la calligraphie et la sérénité des lieux de contemplation. Et tout au long de l'histoire, l'islam a donné la preuve, en mots et en actes, des possibilités de la tolérance religieuse et de l'égalité raciale. (Applaudissements)

 

Je sais aussi que l'islam a de tout temps fait partie de l'histoire de l'Amérique. C'est le Maroc qui fut le premier pays à reconnaître mon pays. En signant le traité de Tripoli en 1796, notre deuxième président, John Adams, nota ceci : « Les États-Unis n'ont aucun caractère hostile aux lois, à la religion ou la tranquillité des musulmans. »

 

Depuis notre fondation, les musulmans américains enrichissent les États-Unis. Ils ont combattu dans nos guerres, servi le gouvernement, pris la défense des droits civils, créé des entreprises, enseigné dans nos universités, brillé dans le domaine des sports, remporté des prix Nobel, construit notre plus haut immeuble et allumé le flambeau olympique. Et, récemment, le premier Américain musulman qui a été élu au Congrès a fait le serment de défendre notre Constitution sur le Coran que l'un de nos Pères fondateurs, Thomas Jefferson, conservait dans sa bibliothèque personnelle. (Applaudissements)

J'ai donc connu l'islam sur trois continents avant de venir dans la région où il a été révélé pour la première fois. Cette expérience guide ma conviction que le partenariat entre l'Amérique et l'islam doit se fonder sur ce qu'est l'islam, et non sur ce qu'il n'est pas, et j'estime qu'il est de mon devoir de président des États-Unis de combattre les stéréotypes négatifs de l'islam où qu'ils se manifestent. (Applaudissements)

 

Or ce même principe doit s'appliquer à la façon dont l'Amérique est perçue par les musulmans. Tout comme les musulmans ne se résument pas à un stéréotype grossier, l'Amérique n'est pas le stéréotype grossier d'un empire qui n'a d'autre intérêt que le sien. Les États-Unis représentent l'une des plus grandes sources de progrès que le monde ait connues. Nous sommes nés d'une révolution contre un empire ; nous sommes fondés sur l'idéal de l'égalité de tous et nous avons versé de notre sang et combattu pendant des siècles pour donner un sens à ces mots - sur notre territoire et à travers le monde. Nous sommes façonnés par chaque culture, issus des quatre coins du monde et acquis à un concept simple : E pluribus unum : « De plusieurs peuples, un seul ».

 

Eh bien, qu'un Américain d'origine africaine et ayant pour nom Barack Hussein Obama ait pu être élu président a fait couler beaucoup d'encre. (Applaudissements)

 

Mais mon parcours n'est pas unique. Le rêve des chances de réussir ne s'est pas concrétisé pour tous en Amérique, mais cette promesse demeure pour tous ceux qui débarquent sur nos rivages - y compris les près de sept millions de musulmans américains qui vivent aujourd'hui dans notre pays et dont le revenu et le niveau d'éducation, disons-le, sont supérieurs à la moyenne. (Applaudissements)

 

En outre, la liberté en Amérique est indissociable de celle de pratiquer sa religion. C'est pour cette raison que chaque État de notre union compte au moins une mosquée et qu'on en dénombre plus de mille deux cents sur notre territoire. C'est pour cette raison que le gouvernement des États-Unis a recours aux tribunaux pour protéger le droit des femmes et des filles à porter le hijab et pour punir ceux qui leur contesteraient ce droit. (Applaudissements)

 

Le doute n'est pas permis : l'islam fait bel et bien partie de l'Amérique. Et je suis convaincu que l'Amérique contient en elle la proposition vraie qu'indépendamment de notre race, de notre religion ou de notre condition sociale nous aspirons tous à la même chose - vivre dans la paix et la sécurité ; faire des études et travailler dans la dignité ; aimer notre famille, notre communauté et notre Dieu. C'est cela que nous avons en commun. C'est l'espoir de l'humanité tout entière.

 

Certes, notre tâche commence seulement quand nous avons pris conscience de notre humanité commune. Ce n'est pas par des paroles que nous pouvons répondre aux besoins de nos peuples. Nous ne pourrons les satisfaire qu'à condition d'agir avec audace dans les années à venir et de comprendre que nous nous heurtons à des défis communs et qu'en nous abstenant d'y faire face c'est à nous tous que nous faisons tort.

 

Car nous en avons fait récemment l'expérience : quand le système financier d'un pays particulier s'affaiblit, la prospérité est mise à mal partout. Quand une nouvelle grippe infecte un seul être humain, nous courons tous un risque. Quand un pays particulier tente de se doter d'une arme nucléaire, le risque d'attaque nucléaire augmente dans toutes les nations. Quand des extrémistes violents sévissent dans une certaine région de montagnes, les populations situées par-delà l'océan sont mises en danger. Et quand des innocents en Bosnie et au Darfour sont massacrés, c'est notre conscience collective qui est souillée. (Applaudissements)

 

Vivre ensemble dans le monde, voilà ce que cela signifie au vingt et unième siècle. C'est la responsabilité que nous avons les uns envers les autres en tant qu'êtres humains.

C'est une responsabilité difficile à assumer. Car l'histoire de l'humanité est trop souvent le récit de nations et de tribus - et admettons-le, de religions - qui s'asservissent en visant leur propre intérêt. Mais dans cette ère nouvelle, une telle attitude est autodestructrice. Au vu de notre interdépendance, tout ordre mondial qui élève un pays ou un groupe d'individus au détriment d'un autre est inévitablement voué à l'échec. Quelle que soit notre opinion du passé, nous ne devons pas en être prisonniers. Nous devons régler nos problèmes par le biais du partenariat et partager nos progrès. (Applaudissements)

Il ne faut pas en conclure que nous devrions faire sembler d'ignorer les sources de tension. C'est l'inverse qui nous est suggéré : nous devons affronter carrément ces tensions. Dans cet esprit, permettez-moi de m'exprimer aussi clairement et aussi simplement que possible sur certaines questions précises auxquelles nous devons maintenant faire face ensemble.

 

La première est celle de l'extrémisme violent sous toutes ses formes.

 

À Ankara, j'ai fait clairement savoir que l'Amérique n'est pas - et ne sera jamais - en guerre contre l'islam. (Applaudissements)

 

En revanche, nous affronterons inlassablement les extrémistes violents qui font peser une menace grave sur notre sécurité. Parce que nous rejetons ce que rejettent les gens de toutes confessions : le meurtre d'hommes, de femmes et d'enfants innocents. Et il m'incombe d'abord, en tant que président, de protéger le peuple américain.

 

La situation qui prévaut en Afghanistan illustre les objectifs de l'Amérique et la nécessité de collaborer tous ensemble. Voilà maintenant plus de sept ans, forts d'un large appui de la communauté internationale, les États-Unis ont donné la chasse à al-Qaïda et aux talibans. Nous avons agi de la sorte non par choix, mais par nécessité. Je suis conscient que d'aucuns mettent encore en question ou même justifient les événements du 11 Septembre. Mais soyons clairs : Al-Qaïda a tué près de trois mille personnes ce jour-là. Ses victimes étaient des hommes, des femmes et des enfants innocents, venus d'Amérique et de beaucoup d'autres pays, et qui n'avaient rien fait à personne. Mais al-Qaïda a choisi de les tuer sans merci, de revendiquer les attentats et il réaffirme aujourd'hui encore sa détermination à commettre d'autres meurtres à une échelle massive. Ce réseau a des membres dans de nombreux pays et il essaie d'élargir son rayon d'action. Il ne s'agit pas là d'opinions à débattre - ce sont des faits à combattre.

 

Eh bien, ne vous y trompez pas : nous ne voulons pas laisser nos soldats en Afghanistan. Nous ne cherchons pas - nous ne cherchons pas à y établir des bases militaires. Il nous est douloureux pour l'Amérique de perdre ses jeunes gens et ses jeunes femmes. La poursuite de ce conflit s'avère coûteuse et politiquement difficile. Nous ne demanderions pas mieux que de rapatrier tous nos soldats, jusqu'au dernier, si nous avions l'assurance que l'Afghanistan et maintenant le Pakistan n'abritaient pas d'éléments extrémistes déterminés à tuer le plus grand nombre possible d'Américains. Mais ce n'est pas encore le cas.

C'est pourquoi nous œuvrons en partenariat avec une coalition de 46 pays. Malgré les couts en cause, la volonté de l'Amérique ne va pas fléchir. Assurément, aucun d'entre nous ne doit tolérer ces éléments extrémistes. Ils ont fait des morts dans beaucoup de pays. Ils ont tué des gens de toutes religions - et surtout des musulmans. Leurs actions sont irréconciliables avec les droits de l'homme, le progrès des nations et l'islam. Le Saint Coran nous enseigne que quiconque tue un innocent tue l'humanité tout entière, (Applaudissements) et que quiconque sauve quelqu'un, sauve l'humanité tout entière. (Applaudissements) La foi enracinée de plus d'un milliard d'habitants de la planète est tellement plus vaste que la haine étroite de quelques-uns. Quand il s'agit de combattre l'extrémisme violent, l'islam ne fait pas partie du problème - il constitue une partie importante de la marche vers la paix.

 

Nous savons en outre que la puissance militaire ne va pas à elle seule résoudre les problèmes qui se posent en Afghanistan et au Pakistan. C'est pour cette raison que nous comptons investir 1,5 milliard de dollars par an, au cours des cinq prochaines années, dans la construction d'écoles et d'hôpitaux, de routes et d'entreprises, en partenariat avec les Pakistanais, ainsi que des centaines de millions de dollars pour venir en aide aux personnes déplacées. C'est pour cette raison encore que nous fournissons plus de 2,8 milliards de dollars aux Afghans afin de les aider à développer leur économie et à prodiguer les services dont la population a besoin.

 

Je voudrais aussi aborder le dossier de l'Irak. Contrairement à la guerre en Afghanistan, la guerre en Irak est le résultat d'un choix, lequel a provoqué des différences marquées dans mon pays et à travers le monde. Tout en étant convaincu que le peuple irakien a gagné au bout du compte à être libéré de la tyrannie de Saddam Hussein, je crois aussi que les événements en Irak ont rappelé à l'Amérique la nécessité de recourir à la diplomatie et de construire un consensus international pour résoudre ses problèmes à chaque fois que c'est possible. (Applaudissements) De fait, nous avons en mémoire les propos de Thomas Jefferson, qui disait ceci : « J'espère que notre sagesse grandira avec notre puissance et qu'elle nous enseignera que moins nous utiliserons cette dernière, plus elle fera de l'effet. »

 

Aujourd'hui, l'Amérique possède une double responsabilité : aider l'Irak à se forger un avenir meilleur et laisser l'Irak aux Irakiens. J'ai fait clairement savoir au peuple irakien (Applaudissements) que nous ne cherchons nullement à établir des bases en Irak ni à revendiquer son territoire ou ses ressources. La souveraineté de l'Irak appartient à l'Irak. C'est pour cette raison que j'ai ordonné le retrait de nos brigades de combat d'ici au mois d'août de l'année prochaine. C'est pour cette raison que nous allons honorer l'accord que nous avons conclu avec le gouvernement irakien, élu démocratiquement, concernant le retrait de nos troupes de combat des villes irakiennes d'ici au mois de juillet et de toutes nos troupes du territoire irakien d'ici à 2012. (Applaudissements) Nous aiderons l'Irak à former ses forces de sécurité et à développer son économie. Mais c'est en tant que partenaires, et jamais en tant que protecteurs, que nous apporterons notre appui à un Irak sécurisé et uni.

 

Enfin, tout comme l'Amérique ne tolérera jamais la violence des extrémistes, elle ne doit jamais altérer ni oublier ses principes. Les événements du 11 Septembre ont infligé un traumatisme considérable à notre pays. La peur et la colère qu'ils ont provoquées sont compréhensibles, mais dans certains cas ces sentiments nous ont conduits à agir de manière contraire à nos traditions et à nos idéaux. Nous prenons maintenant des mesures concrètes pour rectifier cette situation. J'ai interdit sans équivoque l'usage de la torture par les États-Unis et j'ai ordonné la fermeture de la prison à Guantanamo Bay d'ici au début de l'année prochaine. (Applaudissements)

 

L'Amérique va donc se défendre, dans le respect de la souveraineté des nations et de la primauté du droit. Et nous agirons en ce sens en partenariat avec les communautés musulmanes qui sont elles aussi menacées. Plus vite les extrémistes seront isolés et malvenus dans les communautés musulmanes, plus vite nous connaîtrons tous une sécurité accrue.

 

La deuxième grande source de tension que nous devons aborder concerne la situation entre les Israéliens, les Palestiniens et le monde arabe.

 

Les liens solides qui unissent l'Amérique à Israël sont bien connus. Cette relation est immuable. Elle se fonde sur des liens culturels et historiques et sur la reconnaissance du fait que l'aspiration à un territoire juif est ancré dans un passé tragique indéniable.

 

À travers le monde, le peuple juif a été persécuté pendant des siècles et l'antisémitisme en Europe a atteint son paroxysme avec un holocauste sans précédent. Demain, je me rendrai à Buchenwald, qui faisait partie d'un réseau de camps où des Juifs étaient réduits à l'esclavage, torturés, abattus et envoyés aux chambres à gaz par le Troisième Reich. Six millions de Juifs ont été tués - soit un nombre supérieur à celui de toute la population juive d'Israël aujourd'hui. Il est injustifié, ignorant et odieux de nier ce fait. Il est profondément injuste de menacer Israël de destruction, ou répéter de vils stéréotypes sur les Juifs et cela ne sert qu'à évoquer dans l'esprit des Israéliens cette page la plus douloureuse de leur passé et à empêcher de prendre racine la paix à laquelle ont droit les habitants de cette région.

 

Ceci dit, il est également indéniable que le peuple palestinien, qui regroupe des musulmans et des chrétiens, a souffert en quête d'un territoire. Depuis plus de soixante ans, il connaît la douleur de la dislocation. Beaucoup attendent dans des camps de réfugiés en Cisjordanie, à Gaza et dans des terres voisines de connaître une vie de paix et de sécurité à laquelle ils n'ont jamais eu le droit de goûter. Ils subissent au quotidien les humiliations - grandes et petites - qui accompagnent l'occupation. Il n'est pas permis d'en douter : la situation du peuple palestinien est intolérable. L'Amérique ne tournera pas le dos à l'aspiration légitime du peuple palestinien à la dignité, aux chances de réussir et à un État à lui. (Applaudissements)

 

Depuis des dizaines d'années, une impasse persiste : deux peuples aux aspirations légitimes, chacun marqué par un passé douloureux qui rend un compromis insaisissable. Il est aisé de pointer un doigt accusateur : les Palestiniens peuvent attirer l'attention sur la dislocation consécutive à la fondation d'Israël, et les Israéliens peuvent dénoncer l'hostilité et les attaques dont le pays a de tout temps fait l'objet à l'intérieur même de ses frontières et par-delà. Mais si nous examinons ce conflit à travers le prisme de l'une ou de l'autre partie, nos œillères nous cacheront la vérité : la seule résolution consiste à répondre aux aspirations des uns et des autres en créant deux États, où Israéliens et Palestiniens vivront chacun dans la paix et la sécurité. C'est dans l'intérêt d'Israël, dans l'intérêt de la Palestine, dans l'intérêt de l'Amérique, dans l'intérêt du monde. C'est pourquoi je compte personnellement poursuivre un tel aboutissement avec toute la patience et le dévouement qu'exige cette tâche. (Applaudissements) Les obligations qu'ont acceptées les parties en vertu de la Feuille de route sont claires. Pour que règne la paix, il est temps que les parties - et que nous tous -se montrent à la hauteur de leurs responsabilités.

 

Les Palestiniens doivent renoncer à la violence. La résistance sous forme de violence et de massacre n'aboutira pas. Les Noirs en Amérique ont souffert du fouet quand ils étaient esclaves et de l'humiliation de la ségrégation. Mais ce ne fut pas la violence qui leur a finalement permis d'obtenir l'égalité des droits dans son intégrité. Ce fut la persévérance ferme et pacifique pour les idéaux au cœur même de la création de l'Amérique. Cette même histoire peut être racontée par des peuples de l'Afrique du sud à l'Asie du sud ; de l'Europe de l'est à l'Indonésie. C'est une histoire avec une simple vérité : la violence ne mène nulle part. Lancer des roquettes contre des enfants israéliens endormis ou tuer des vieilles femmes dans un autobus, n'est pas un signe de courage ni de force. Ce n'est pas de cette manière que l'on revendique l'autorité morale ; c'est ainsi qu'on l'abdique.

Le moment est maintenant venu pour les Palestiniens de se concentrer sur ce qu'ils peuvent bâtir. L'Autorité palestinienne doit développer ses capacités de gouverner avec des institutions qui répondent aux besoins de son peuple. Hamas jouit du soutien de certains Palestiniens, mais il doit aussi reconnaitre ses responsabilités. Il doit jouer un rôle pour réaliser les aspirations des Palestiniens et unir le peuple palestinien. Hamas doit mettre fin à la violence, reconnaître les accords passés et reconnaître le droit à l'existence d'Israël.

 

En même temps, Israël doit reconnaître que tout comme le droit à l'existence d'Israël ne peut être nié, il en est de même pour la Palestine. Les États-Unis n'acceptent pas la légitimité de la continuation des colonies israéliennes. (Applaudissements) Ces constructions constituent une violation des accords passés et portent préjudice aux efforts de paix. Le moment est venu pour que ces colonies cessent. (Applaudissements)

Israël doit aussi honorer ses obligations et assurer que les Palestiniens puissent vivre, travailler et développer leur société. Tout comme elle ravage les familles palestiniennes, la continuation de la crise humanitaire à Gaza ne sert pas à promouvoir la sécurité d'Israël, l'absence persistante de chances de réussite en Cisjordanie non plus. Des améliorations dans la vie de tous les jours du peuple palestinien doivent constituer une partie cruciale de la feuille de route pour la paix.

 

Enfin, les États arabes doivent reconnaître que l'initiative arabe de paix a été un début important, mais non la fin de leurs responsabilités. Le conflit israélo-arabe ne devrait plus être utilisé pour distraire les populations des États arabes des autres problèmes. Il doit au contraire servir de raison pour aider les populations palestiniennes à développer les institutions qui permettront d'asseoir leur État ; à reconnaître la légitimité d'Israël ; et à opter pour le progrès au lieu de se polariser de manière autodestructive sur le passé.

L'Amérique alignera ses politiques avec ceux qui veulent la paix. Nous dirons en public ce que nous dirons en privé aux Israéliens, aux Palestiniens et aux Arabes.

(Applaudissements) Nous ne pouvons pas imposer la paix. Mais en privé, de nombreux Musulmans reconnaissent qu'Israël ne disparaitra pas ; de même, de nombreux Israéliens reconnaissent la nécessité d'un État palestinien. Le moment est venu de prendre une initiative, sur ce que tous savent être vrai.

 

Trop de larmes ont coulé. Trop de sang a été versé. Nous avons tous la responsabilité d'œuvrer pour le jour où les mères d'Israéliens et de Palestiniens pourront voir leurs enfants grandir sans peur ; où la terre sainte de trois grandes religions sera ce lieu de paix que Dieu avait voulu ; où Jérusalem sera un lieu de résidence sur et permanent pour les Juifs, les Chrétiens et les Musulmans et un lieu où tous les enfants d'Abraham pourront se côtoyer dans la paix comme dans l'histoire d'Israh, (Applaudissements), - comme dans l'histoire d'Israh, de Moïse, de Jésus et de Mohammed (que la paix soit avec eux) unis dans la prière. (Applaudissements)

 

La troisième source de tension est nos intérêts en commun à l'égard des droits et des responsabilités des États concernant les armes nucléaires.

 

Cette question a constitué une source de tension entre les États-Unis et la République islamique d'Iran. Pendant de nombreuses années, l'Iran s'est défini en partie par son opposition à mon pays et il existe en effet un passé tumultueux entre nos deux pays. En pleine Guerre froide, les États-Unis ont joué un rôle dans le renversement d'un gouvernement iranien démocratiquement élu. Depuis la révolution islamique, l'Iran a joué un rôle dans la prise d'otages et dans des actes de violence à l'encontre des troupes et des civils américains. Cette histoire est bien connue. Plutôt que de rester emprisonné par le passé, j'ai dit clairement au peuple et aux dirigeants iraniens que mon pays est prêt à aller de l'avant. La question qui se pose maintenant n'est pas de savoir à quoi l'Iran s'oppose, mais plutôt quel est l'avenir qu'il souhaite bâtir.

 

Je comprends qu'il sera difficile de surmonter des décennies de méfiance, mais nous allons procéder avec courage, rectitude et fermeté. Il y aura de nombreux problèmes à examiner entre nos deux pays et nous sommes disposés à aller de l'avant sans conditions préalables, sur la base d'un respect mutuel. Mais il est clair pour tous ceux préoccupés par les armes nucléaires que nous sommes arrivés à un tournant décisif. Ce n'est pas simplement dans l'intérêt des États-Unis, c'est pour empêcher une course aux armes nucléaires susceptible d'entraîner cette région sur une voie extrêmement dangereuse.

 

Je comprends ceux qui protestent contre le fait que certains pays possèdent des armes que d'autres ne possèdent pas. Aucun État ne devrait décider et choisir qui sont les pays à avoir des armes nucléaires. C'est pourquoi je réaffirme fermement l'engagement de l'Amérique à vouloir un monde dans lequel aucun pays ne possède d'armes nucléaires. (Applaudissements) Et chaque pays, y compris l'Iran, devrait avoir le droit d'avoir accès à l'énergie nucléaire pacifique s'il respecte ses engagements dans le cadre du Traité de non-prolifération nucléaire. Cet engagement est au cœur du Traité et il doit être pris par tous ceux qui y souscrivent pleinement. J'espère que tous les pays de la région pourront partager cet objectif.

 

Le quatrième point je vais aborder est la démocratie. (Applaudissements)

 Je sais - je sais qu'il y a eu une polémique, au cours des récentes années, au sujet de la promotion de la démocratie et qu'une grande partie de cette controverse est liée à la guerre en Irak. Par conséquent, permettez-moi de le dire clairement : aucun système de gouvernement ne peut ou ne devrait être imposé par un pays à un autre.

 

Toutefois, cela ne diminue pas mon engagement à l'égard des gouvernements qui reflètent la volonté du peuple. Chaque nation donne naissance à ce principe de sa propre manière, en fonction des traditions de son propre peuple. L'Amérique ne prétend pas savoir ce qui est le mieux pour tout et chacun, tout comme nous ne voudrions pas prétendre décider des résultats d'une élection pacifique. Mais j'ai la ferme conviction que tous les peuples aspirent à certaines choses : la possibilité de s'exprimer et d'avoir une voix dans la façon dont ils sont gouvernés ; la confiance en l'État de droit et l'application équitable de la justice ; un gouvernement qui est transparent et qui ne vole pas ce qui appartient à son peuple ; la liberté de vivre selon leur choix. Il ne s'agit pas simplement d'idéaux américains, il s'agit des droits de l'homme et c'est pourquoi nous les encouragerons dans le monde entier. (Applaudissements)

 

C'est vrai, il n'y a pas de route directe pour honorer cette promesse. Mais une chose est claire, les gouvernements qui défendent ces droits sont à terme plus stables, meilleurs et plus en sécurité. La suppression des idées ne réussit jamais à les éliminer. L'Amérique respecte la liberté d'expression de tous ceux, dans le monde entier, qui sont pacifiques et respectueux de la loi, même si nous ne sommes pas d'accord avec eux. Nous accueillerons tous les gouvernements élus pacifiques - à condition qu'ils gouvernent en respectant toutes leurs populations.

 

Ce point est important car il y a ceux qui encouragent la démocratie uniquement lorsqu'ils ne sont pas au pouvoir ; et une fois au pouvoir ils sont sans scrupules dans la suppression des droits d'autrui. (Applaudissements) Quel que soit là où il prend forme, le gouvernement du peuple et par le peuple est le seul étalon par lequel on mesure tous ceux qui sont au pouvoir : il faut conserver le pouvoir par le consentement du peuple et non la coercition ; il faut respecter les droits des minorités et participer, dans un esprit de tolérance et de compromis ; il faut mettre les intérêts du peuple et le déroulement légitime du processus politique avant ceux de son parti. Sans ces ingrédients, les élections ne créent pas une vraie démocratie à elles seules.

 

Un membre du public : Barack Obama, on vous aime !

 

Le président Obama : Je vous remercie. (Applaudissements) Le cinquième point que nous allons aborder ensemble est celui de la liberté de religion.

 

L'Islam a une tradition de tolérance dont il est fier. Nous le constatons dans l'histoire de l'Andalousie et de Cordoue pendant l'Inquisition. Je l'ai constaté de première main pendant mon enfance en Indonésie, où des Chrétiens dévots pratiquaient ouvertement leur religion dans un pays à prépondérance musulmane. C'est cet esprit qu'il nous faut aujourd'hui. Les habitants de tous les pays doivent être libres de choisir et de vivre leur religion d'après leur conviction d'esprit, de cœur et d'âme. Cette tolérance est essentielle pour que la religion puisse s'épanouir, or elle est assaillie de plusieurs façons différentes.

Parmi certains musulmans, on constate que certains ont malheureusement tendance à mesurer leur propre croyance à l'aune du rejet des croyances d'autrui. Il faut soutenir la richesse de la diversité religieuse, que ce soit pour les Maronites au Liban ou les Coptes en Égypte. (Applaudissements) Et pour être francs, il faut aussi mettre fin aux divergences entre les musulmans, car les divisions entre les sunnites et les chiites ont provoqué des violences tragiques, tout particulièrement en Irak.

 

La liberté de religion joue un rôle crucial pour permettre aux gens de vivre en harmonie. Nous devons toujours examiner les façons dont nous la protégeons. Aux États-Unis, par exemple, les musulmans ont plus de mal à s'acquitter de l'obligation religieuse de la zakat étant donné les règles relatives aux dons de bienfaisance. C'est pour cette raison que je suis résolu à œuvrer avec les musulmans américains pour leur permettre de s'acquitter de la zakat.

 

De même, il importe que les pays occidentaux évitent d'empêcher les musulmans de pratiquer leur religion comme ils le souhaitent, par exemple, en dictant ce qu'une musulmane devrait porter. En un mot, nous ne pouvons pas déguiser l'hostilité envers la religion sous couvert de libéralisme.

 

De fait, la foi devrait nous unir. C'est pour cette raison que nous sommes en train de créer de nouveaux programmes de service communautaire en Amérique qui réunissent des chrétiens, des musulmans et des juifs. C'est également pour cette raison que nous nous réjouissons des initiatives telles que le dialogue interreligieux du roi Abdallah d'Arabie Saoudite et le leadership de la Turquie dans l'Alliance des civilisations. À travers le monde, nous pouvons transformer le dialogue en un service interreligieux de sorte que les ponts entre les êtres humains mènent à des actions en faveur de notre humanité commune, que ce soit pour lutter contre le paludisme en Afrique ou pour fournir des secours après une catastrophe naturelle.

 

La sixième question - la sixième question dont je veux parler porte sur les droits des femmes.

 

(Applaudissements) Je sais - je sais, et vous pouvez le voir d'après ce public - que cette question suscite un sain débat. Je rejette l'opinion de certains selon laquelle une femme qui choisit de se couvrir la tête est d'une façon ou d'une autre moins égale, mais j'ai la conviction qu'une femme que l'on prive d'éducation est privée d'égalité.

(Applaudissements) Et ce n'est pas une coïncidence si les pays dans lesquels les femmes reçoivent une bonne éducation connaissent bien plus probablement la prospérité.

 

Je tiens à préciser une chose : les questions relatives à l'égalité des femmes ne sont absolument pas un sujet qui concerne uniquement l'Islam. En Turquie, au Pakistan, au Bangladesh et en Indonésie, nous avons vu des pays à majorité musulmane élire une femme à leur tête, tandis que la lutte pour l'égalité des femmes continue dans beaucoup d'aspects de la vie américaine, et dans les pays du monde entier.

 

Je suis convaincu que nos filles peuvent offrir une contribution à la société tout aussi importante que nos fils (Applaudissements)et que notre prospérité commune sera favorisée si nous utilisons les talents de toute l'humanité, hommes et femmes. Je ne crois pas que les femmes doivent faire les mêmes choix que les hommes pour assurer leur égalité, et je respecte celles qui choisissent de suivre un rôle traditionnel. Mais cela devrait être leur choix. C'est pour cela que les États-Unis œuvreront en partenariat avec tout pays à majorité musulmane pour améliorer l'alphabétisation des filles. Nous aiderons aussi les jeunes femmes à faire la transition de l'école au monde du travail par l'intermédiaire du microfinancement qui permet aux gens de réaliser leurs rêves. (Applaudissements)

 

Finalement, je veux parler de notre intérêt commun à favoriser le développement et les opportunités économiques.

 

Je sais que pour beaucoup, la mondialisation présente des aspects contradictoires. Internet et la télévision peuvent transmettre dans les foyers des connaissances et des informations, mais également une sexualité vulgaire et une violence gratuite. Le commerce peut s'accompagner de nouvelles richesses et opportunités, mais aussi de grands bouleversements et de changements au niveau communautaire. Dans tous les pays, y compris en Amérique, ce changement provoque la peur. La peur que la modernité signifie la perte du contrôle de nos choix économiques, de nos décisions politiques et, il s'agit d'un élément encore plus important, de notre identité, c'est-à-dire des choses qui nous attachent à notre communauté, notre famille et notre foi.

 

Mais je sais aussi qu'on ne peut pas empêcher le progrès humain. Le développement et la tradition ne sont pas nécessairement contradictoires. Des pays comme le Japon et la Corée du Sud ont connu une prodigieuse croissance économique tout en conservant leur culture distincte. Il en va de même pour les progrès remarquables au sein de pays à majorité musulmane, de Kuala Lumpur à Dubaï. Par le passé et de nos jours, les communautés musulmanes ont été à la pointe de l'innovation et de l'éducation.

 

Ceci est important car aucune stratégie de développement ne peut se fonder uniquement sur ce que produit la terre et elle ne peut être durable si les jeunes n'ont pas de travail. De nombreux pays du Golfe se sont énormément enrichis grâce au pétrole et certains commencent à concentrer leurs ressources sur le développement plus large. Mais nous devons tous garder à l'esprit que l'éducation et l'innovation seront la monnaie d'échange du 21e siècle. (Applaudissements) Dans trop de communautés musulmanes, le sous-investissement en ces domaines persiste. J'attire l'attention sur cette réalité dans mon propre pays. Et à la différence du passé pendant lequel l'Amérique se concentrait sur le pétrole et le gaz, s'agissant de cette partie du monde, nous chercherons désormais à agir dans des domaines plus variés.

 

Dans le domaine de l'éducation, nous allons élargir les programmes d'échange et augmenter les bourses, comme celle qui a permis à mon père de venir en Amérique, (Applaudissements) tout en encourageant davantage d'Américains à étudier dans des communautés musulmanes. Nous offrirons à des étudiants musulmans prometteurs des stages aux États-Unis ; nous investirons dans l'enseignement en ligne destiné aux enseignants et aux enfants à travers le monde ; et nous créerons un nouveau réseau informatique qui permettra à un jeune du Kansas de communiquer instantanément avec un jeune du Caire.

 

Dans le domaine du développement économique, nous créerons un nouveau corps de volontaires des milieux d'affaires qui formeront des partenariats avec des homologues de pays à majorité musulmane. Je vais aussi accueillir un Sommet sur l'entrepreneuriat cette année pour trouver les moyens d'approfondir les liens entre les leaders du monde des affaires, les fondations et les entrepreneurs sociaux des États-Unis et des communautés musulmanes à travers le monde.

 

Dans le domaine des sciences et des technologies, nous établirons un nouveau fonds pour appuyer le développement technologique dans les pays à majorité musulmane et pour aider à concrétiser commercialement des idées pour qu'elles créent des emplois. Nous ouvrirons des centres d'excellence scientifiques en Afrique, au Moyen-Orient et en Asie du Sud-Est, et nous nommerons de nouveaux émissaires pour les sciences chargés de collaborer à des programmes qui mettront au point de nouvelles sources d'énergie, créeront des emplois verts, numériseront les registres et archives, purifieront l'eau et produiront de nouvelles cultures. Dans le domaine de la santé au niveau mondial, j'annonce aujourd'hui une nouvelle initiative avec l'Organisation de la conférence islamique pour éradiquer la polio et nous intensifierons nos partenariats avec des communautés musulmanes pour améliorer la santé maternelle et infantile.

 

Tout cela doit être accompli en partenariat. Les Américains sont prêts à se joindre aux citoyens et gouvernements, aux organisations communautaires, aux dirigeants religieux et aux entreprises dans les communautés musulmanes du monde entier afin d'aider nos populations à améliorer leur vie.

 

Il ne sera pas facile de régler les questions dont je viens de parler. Mais nous avons la responsabilité de nous unir pour réaliser le monde auquel nous aspirons, un monde où les extrémistes ne menacent plus notre pays et où les soldats américains sont rentrés chez eux, un monde où les Palestiniens et les Israéliens vivent chacun en sécurité dans un État qui leur est propre et où l'énergie nucléaire est utilisée à des fins pacifiques, un monde où les gouvernements servent les intérêts de leurs citoyens et où les droits de tous les enfants de Dieu sont respectés. Tel est le monde auquel nous aspirons et nous n'y parviendrons qu'ensemble.

 

Je sais qu'un grand nombre de gens - musulmans et non musulmans - se demandent si nous arriverons vraiment à prendre ce nouveau départ. Certains veulent attiser les flammes de la division et entraver le progrès. Certains suggèrent que ça ne vaut pas la peine ; ils avancent qu'il y aura fatalement des désaccords et que les civilisations finissent toujours par s'affronter. Beaucoup plus ont tout simplement des doutes. Il y a tellement de peur, tellement de méfiance qui se sont accumulées avec les ans. Mais si nous choisissons de nous laisser enchaîner par le passé, nous n'irons jamais de l'avant. Je veux particulièrement le déclarer aux jeunes de toutes les fois et de tous les pays, plus que quiconque, vous avez la possibilité de ré-imaginer le monde, de refaire le monde.

Nous partageons tous cette planète pendant un court instant. À nous de décider si nous passons ce temps à nous concentrer sur ce qui nous sépare ou si nous nous engageons à faire ce qu'il faut - de façon soutenue - pour trouver un terrain d'entente, pour nous concentrer sur l'avenir que nous désirons pour nos enfants, et pour respecter la dignité de tous les êtres humains.

 

Tout ceci n'est pas simple. Il est plus facile de se lancer dans une guerre que de faire la paix. Il est plus facile de blâmer autrui que de s'examiner soi-même ; il est plus facile de voir ce qui nous distingue, plutôt que ce que nous avons en commun. Mais il faut choisir le bon chemin, et non le plus facile. Il y a une règle essentielle qui sous-tend toutes les religions : celle de traiter les autres comme nous aimerions être traités. Cette vérité transcende les nations et les peuples. C'est une croyance qui n'est pas nouvelle, qui n'est ni noire ni blanche ni basanée, qui n'est ni chrétienne ni musulmane ni juive. C'est une foi qui a animé le berceau de la civilisation et qui bat encore dans le cœur de milliards d'êtres humains. C'est la foi dans autrui et c'est ce qui m'a mené ici aujourd'hui.

 

Nous avons le pouvoir de construire le monde auquel nous aspirons, mais seulement si nous avons le courage de prendre un nouveau départ, en gardant à l'esprit ce qui a été écrit.

 

Le Saint Coran nous dit : « Ô hommes ! Nous vous avons créés d'un mâle et d'une femelle, et Nous avons fait de vous des nations et des tribus, pour que vous vous entre-connaissiez. »

 

Le Talmud nous dit : « Toute la Torah a pour objectif de promouvoir la paix. »

 

La Bible nous dit : « Bienheureux les artisans de paix : ils seront appelés fils de Dieu. »

 

Les habitants du monde peuvent cohabiter en paix. Nous savons que telle est la vision de Dieu. C'est maintenant notre tâche sur cette Terre. Je vous remercie et que la paix de Dieu soit avec vous. Je vous remercie. Je vous remercie. (Applaudissements)

 

FIN 14h05 (heure locale)

(Fin de la transcription)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



[1] Tutankhamon là tên của một vị vua Ai Cập, có công tái lập tôn giáo Ai Cập, và là vị vua mà mồ mả hãy còn nguyên vẹn cho đến nay. Trong tiếng Á Rập, tut: hình ảnh; ankh: đời sống; amon hay amen hay amun: thượng đế.

[2] mong bình an đến với quý bạn: assalaamu alaykum: là lời chào, tương tự như "Good morning" tại Mỹ. Trong tiếng Á Rập, salam nghĩa là "bình an, yên vui." Lời chào này rất phổ biến tại Trung Đông và Phi châu. Sau khi chào, người ta thường hay bắt tay.

 

[3] tiếng gọi cầu nguyện: call of the azaan: xuất phát từ các đền thờ Hồi giáo, năm lần mỗi ngày bởi vì người theo đạo Hồi phải cầu nguyện năm lần/ngày.

 

[4] hợp nhiều người làm một: hợp chúng vi nhất 合眾爲一 E Pluribus Unum: nghĩa của các tiếng Latin này rất rõ:

Pluribus: nhiều (plural)
Unum: đơn vị, một (unit)

E Pluribus Unum được dịch ra tiếng Anh là Out of many, one.

 

[5] đền thờ Hồi giáo: mosque, Hán văn: 清真寺 thanh chân tự.

 

[6] Hijab: y phục Hồi giáo dành cho phụ nữ, đặc biệt là tấm màn vải che mặt, chỉ chừa đôi mắt. Xét về căn bản, y phục phụ nữ Hồi giáo là che kín toàn thân, chỉ chừa ra gương mặt và hai bàn tay, không được may bó sát thân thể, không được dùng để lôi cuốn sự chú ý của mọi người. Tóc không nên phô bày ra vì Hồi giáo xem tóc là phân nửa vẻ đẹp của người phụ nữ.

 

[7] hỏa thiêu hay thiêu rụi: holocaust (tiếng Hy Lạp: holos: hoàn toàn, rụi, kausis: thiêu, đốt): Đức Quốc Xã muốn tận diệt người Do Thái - gọi là "Giải pháp tối hậu cho vấn đề Do Thái" - qua các vụ tàn sát từ năm 1933 đến 1945 và đã giết khoảng gần sáu triệu người Do Thái.

 

[8] Trại tập trung Buchenwald được Đức Quốc Xã thành lập vào tháng 7, 1937, và là một trong các trại tập trung lớn nhất trên đất Đức quốc. Ngày 4-4-1945, Sư đoàn 89 bộ binh Mỹ tiến chiếm và giải cứu trại tập trung này. Trong khoảng thời gian từ 7-1938 đến 4-1945, có khoảng 250,000 người bị giam tại trại tập trung Buchenwald, trong đó có khoảng 56,545 người bị giết:

-theo hồ sơ của Đức Quốc Xã bỏ lại: 33,462 người

-bị giết bằng súng: 8,483 người

-treo cổ: 1,100 người

Tù nhân bị bắt lao động khổ sai, gồm người Do Thái, Ba Lan, Nga, Pháp, Đan Mạch, Tây Ban Nha, v.v., và xếp vào các loại tù như: tù chánh trị, tù tôn giáo, tội phạm hình sự, đồng tính luyến ái, người tàn tật, tù binh chiến tranh, v.v. 

 

[9] Lộ Tuyến Đồ: 路線圖 Road Map

[10] Xướng Nghị Hòa Bình Ả Rập: A Lạp Bá Hòa Bình Xướng Nghị 阿拉伯和平倡議 (Arab Peace Initiative)

[11] Điều ước bất khuếch tán vũ khí hạt nhân (Nuclear Non-Proliferation Treaty) được bắt đầu vận động ký kết vào ngày 1-6-1968. Đa số các quốc gia có chủ quyền (187 nước) đều tham gia. Tuy nhiên, hai trong số bảy cường quốc hạt nhân và một vài quốc gia có thể đang có vũ khí hạt nhân không chịu phê chuẩn hiệp ước. Hiệp ước có ba nguyên tắc chánh: không khuếch tán, giải giới và quyền sử dụng kỹ thuật hạt nhân cho mục đích hoà bình. 不擴散核武器條約 Bất khuếch tán hạch vũ khí điều ước Non-Proliferation Treaty

[12] zakat: thuế tôn giáo, một trong năm điều yêu cầu căn bản của Hồi giáo. Tất cả người Hồi giáo, đã trưởng thành và lành mạnh, được kỳ vọng trả zakat. Zakat đáo hạn hàng năm, căn cứ trên tài sản và được phân phối cho trẻ mồ côi, người nghèo, ăn xin, người nô lệ, v.v. bởi thánh kinh Qur'an. Do tính chất tôn giáo, zakat không phải là thiện nguyện (tự ý đóng góp). Pakistan, Sudan, và Saudi Arabia có luật để buộc phải đóng zakat.

[13] Ý nói đến các tài nguyên thiên nhiên như dầu hỏa, than đá, khí đốt - nói chung là nhiên liệu.

 

[14] Hội Đồng Tòa Bạch Ốc về Phẩm Chất Môi Trường (The White House Council on Environmental Quality) vừa mới chỉ định Van Jones - tác giả cuốn The Green Collar Economy - làm cố vấn đặc biệt cho các công việc xanh, xí nghiệp và đổi mới. Có ngân quỹ trong kế hoạch kích thích và ngân sách quốc gia dành cho các công việc xanh. Nền kinh tế xanh và mới này sẽ ảnh hưởng đến mọi khía cạnh đời sống của chúng ta và sẽ sớm cung ứng hàng triệu công ăn việc làm. Vậy, công việc xanh là cái gì?


Không có một định nghĩa nào về công việc xanh. Từ ngữ công việc xanh (green jobs) là một từ ngữ chung cho những việc liên quan đến sự thay đổi khí hậu, xây dựng rừng, cây, ngũ cốc, năng lượng, môi trường, tái chế tạo (recycling), nông trại hữu cơ (organic farming). Công việc xanh liên quan đến nhiều việc, nhiều người.

 

[15] sốt bại liệt: polio

[16] Người viết bài nói chuyện này hoặc chính Obama không biết rằng câu "Kỷ sở bất dục, vật thi vu nhân" là câu nổi tiếng, trích trong sách Luận Ngữ, Thiên 12: Nhan Uyên:

 

仲弓問仁. 子曰: "出門如見大賓, 使民如承大祭. 己所不欲, 勿施于人. 在邦無怨, 在家無怨." 仲弓曰: "雍雖不敏, 請事斯語矣."
Trọng Cung vấn nhân. Tử viết: "Xuất môn như kiến đại tân, sử dân như thừa đại tế. Kỷ sở bất dục, vật thi vu nhân. Tại bang vô oán, tại gia vô oán." Trọng Cung viết: "Ung tuy bất mẫn, thỉnh sự tư ngữ hĩ."

 

Nghĩa:

 

Trọng Cung hỏi về lòng nhân. Khổng Tử nói: "Khi đi ra khỏi nhà, phải giống như gặp khách quý. Khi khiến dân, phải giống như làm lễ cúng tế lớn. Điều gì mình không muốn người khác làm cho mình thì chớ làm cho người khác. nhờ vậy, dân không oán mình, người thân trong gia đình cũng không oán mình." Trọng Cung nói: "Ung tuy không thông minh nhưng xin kính thờ lời này."

 

[17] Talmud là một cuốn kinh chánh yếu về giới luật, đạo đức, phong tục và lịch sử của Do Thái giáo. Do Thái giáo (Torah, nghĩa là giảng dạy) thường gồm có năm cuốn sách của Moses, bao gồm toàn bộ những điều giảng về tôn giáo, đạo đức và giới răn có tính chất nền tảng của giáo phái này.


 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 20437)
"... ở gi ữ a hai c ự c Philippines và Cam B ố t, các n ướ c còn l ạ i th ườ ng k ế t h ợ p c ả hai đ ố i sách mà rõ ràng nh ấ t là Vi ệ t Nam."
11 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 21070)
BBC xin lược giới thiệu bài chuyên luận về các khía cạnh đồng lõa, hiệu ứng niềm tin và kinh nghiệm thanh lọc xã hội ở các chế độ hậu cộng sản.
10 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 19344)
Nixon chẳng phải là người theo đạo Phật nên không biết chuyện quả báo. Do đó, ông chỉ nghĩ ông bị tổ trác khi phải thân bại danh liệt vì vụ Watrergate…. 
10 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 18276)
“Qua bờ vực tài chánh này, chúng ta mới thấy rùng mình khi nhận ra nguyên cả hệ thống chính trị lưỡng đảng tâm thần của chúng ta đang đứng trước bờ vực tự sát.”
22 Tháng Mười Một 2012(Xem: 22738)
"N ế u mu ố n không có m ộ t v ị Nguy ễ n T ấ n Dũng n ữ a thì ph ả i thay đ ổ i th ể ch ế . Trong th ế ch ế đó ph ả i th ự c hi ệ n đ ượ c nh ữ ng quy ề n dân ch ủ c ủ a ng ườ i dân..."
21 Tháng Mười Một 2012(Xem: 21939)
"Nhưng không may, khi đà tăng trưởng trong khu vực và trên những thị trường quốc tế chính yếu như châu Âu, Hoa Kỳ, TQ … chậm lại, những chỗ yếu của nền kinh tế Việt Nam liền lộ dạng.”
21 Tháng Mười Một 2012(Xem: 23191)
Quả thật Văn Giang cũng chỉ là một trong vô số ví dụ về việc chính phủ hay các chính quyền địa phương làm trái pháp luật về đất đai, chẳng hạn như trường hợp ở quận 2, Sài Gòn. Người dân ở ba phường An Khánh, Bình An, Bình Khánh quận 2 đang bị chính quyền quận cưỡng bức phá vỡ nhà nằm ngoài phạm vi quy hoạch Đô thị mới Thủ Thiêm quận 2. 
03 Tháng Mười 2012(Xem: 22381)
Đối với người phương Tây và người Trung Quốc, dù ở thế kỷ 17 tại châu Âu hay ở Trung Quốc hiện tại, Khổng Tử thường được mang ra sử dụng có mục đích, tùy theo tình hình mà ông bị tấn công hay được thờ phụng tôn sùng.
03 Tháng Mười 2012(Xem: 21953)
Nếu như liên minh Mỹ - Nhật không còn khả năng trụ được trên vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku, thì chính sự cân bằng chiến lược trong khu vực sẽ bị đảo lộn theo hướng có lợi cho Bắc Kinh.
03 Tháng Mười 2012(Xem: 22211)
Lòng tham của con người tạo nên sự vô cảm trong kinh doanh như việc "ăn bậy" đang diễn ra hàng ngày. Điều đáng buồn là lòng tham đó lại học theo một số quan chức biến chất, người giàu.
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468