G20 bất đồng về việc đo lường những mất cân đối của kinh tế thế giới

19 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 25164)
G20 bất đồng về việc đo lường những mất cân đối của kinh tế thế giới

G20 bất đồng về việc đo lường những mất cân đối

của kinh tế thế giới

634337009429171257_344x257 








Hội nghị tài chính khối G20 với Pháp lần đầu tiên làm chủ tịch, họp tại Paris trong hai ngày 18 và 19/2/11.

Reuters

Thanh Phương


Với tư cách là chủ tịch nhóm G20, mục tiêu của Pháp là cân đối lại nền kinh tế thế giới, nhưng muốn như thế thì phải đo lường được những sự mất cân đối hiện có giữa các nền kinh tế. Trong cuộc họp chính thức đầu tiên hai ngày, hôm nay 18/2 và ngày mai tại Paris, trước hết nhóm G20 phải đạt đến một thỏa thuận trên vấn đề này. Nhưng giữa các thành viên G20, bao gồm các nước giàu và các nước đang trỗi dậy, vẫn còn rất nhiều bất đồng.

Tại cuộc họp thượng đỉnh ở Seoul tháng 11 năm ngoái, nhóm G20 đã thống nhất với nhau là từ đây đến giữa năm 2011 sẽ đề ra một danh sách các chỉ báo để đo lường mức độ mất cân đối kinh tế của các nước thành viên. Cũng theo dự trù, trong sáu tháng cuối năm nay, nhóm G20 sẽ xem xét kỹ lưỡng hơn và đưa ra các khuyến cáo về chính sách kinh tế cho những nước bị xem là có quá nhiều khác biệt so với « con đường tăng trưởng tối ưu đối với cộng đồng quốc tế ».

Nhưng trước cuộc họp của các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng của nhóm G20 tại Paris hôm nay, các nước giàu và các nước đang trỗi dậy đã tranh cãi với nhau rất gay gắt. Nhóm năm nước gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, gọi tắt là nhóm BRICS, đã tỏ vẻ rất dè dặt về cách đánh giá nền kinh tế các nước thành viên.

Riêng về các chỉ báo kinh tế, các cuộc thương lượng còn gay go hơn. Theo một nguồn tin từ phái đoàn Đức, nhóm G20 có thể đạt được thỏa thuận trên 5 điểm : cán cân vãng lai, tỷ giá thực, dự trữ ngoại tệ, thâm thủng ngân sách và nợ công, tiết kiệm tư. Nhưng khi đề cập đến các phân tích sâu hơn, nước nào cũng muốn giữ lại những chỉ báo phản ảnh ít nhất những sự mất cân đối của nền kinh tế của nước đó. Chẳng hạn như Trung Quốc và Đức, hai quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới, không muốn bị chê trách là có mức thặng dư mậu dịch quá lớn. Riêng về tỷ giá hối đoái, đây là vấn đề hết sức nhạy cảm, trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc với nhiều đối tác thương mại về đồng nhân dân tệ, vẫn bị coi là được định giá quá thấp.

Một vấn đề khác vẫn còn gây bất đồng đó là xác định các số liệu đi kèm với các chỉ báo, ví dụ như : bao nhiêu phần trăm GDP thì bị coi là mất cân đối cán cân thanh toán vãng lai. Đối với Liên hiệp châu Âu, điểm này rất quan trọng để có thể xác định đến mức độ nào thì cần phải thi hành các biện pháp điều chỉnh, Nhưng nhiều nước đang trỗi dậy, trong đó có Trung Quốc, không chấp nhận đề nghị đó.

Chính vì vậy, không ai nghĩ là cuộc họp lần này của nhóm G20 sẽ đạt được thỏa thuận như mong muốn ban đầu của Pháp, mà nếu có thì sẽ chỉ là thỏa thuận một phần. Kết quả này không thể được xem như là một thất bại, nhưng nó làm nổi rõ một điều. Đó là rất khó đạt đến một sự đồng thuận trong nhóm G20, trong khi cần phải có sự đồng thuận này nếu muốn đề ra các phương thuốc để chữa trị những mất cân đối của kinh tế thế giới và ngăn ngừa những cuộc khủng hoảng mới.

(Nguồn: RFI)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Mười 2011(Xem: 27621)
Một chính trị gia lâu năm của Philippines kêu gọi Việt Nam chọn thương lượng đa phương trong khuôn khổ Asean về Biển Đông, chứ không đàm phán song phương với Trung Quốc.
16 Tháng Mười 2011(Xem: 29249)
Bắc Kinh và Hà Nội đã ký kết đồng ý dựa trên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (1982) và Bản Tuyên bố về Ứng xử của các bên tại Biển Đông (2002). Lần này, Trung Quốc có thể bị lâm vào tình trạng "há miêng mắc quai" nếu lại coi thường thỏa thuận vừa ký với Việt Nam.
16 Tháng Mười 2011(Xem: 27397)
Đòi đánh thuế người giầu nhiều hơn nữa. Đòi chấm dứt việc ngân hàng tịch thu nhà vì chủ nhân không còn khả năng trả nợ. Đòi rút quân Mỹ về, chuyển ngân sách chiến tranh qua cho việc giáo dục. Chống tăng học phí đại học. Đòi việc làm.
16 Tháng Mười 2011(Xem: 29396)
Họa vô đơn chí, chưa hồi sức sau trận động đất và sóng thần tại Nhật Bản, ngành công nghiệp ô tô và điện tử thế giới lại đang phải gồng mình đối phó với tác hại từ thiên tai ở Thái Lan.
26 Tháng Chín 2011(Xem: 27490)
Vậy thì thôi, hỡi ủy ban đặc xá tiểu bang, xin mở lượng từ bi, có thương bà thì thương cho chót. Bà chỉ mới 44, đáng cho một thử nghiệm mới – hai bên đều có lợi!
26 Tháng Chín 2011(Xem: 27995)
Steve Jobs đã qua đời tối thứ tư 6-10! Người ta chỉ cần biết có thế trong bản tin! Bởi vì nói đến tên ông, người ta đã biết ngay ông là ai.
26 Tháng Chín 2011(Xem: 27215)
"Nếu là một nhà nước quang minh chính đại, thì sẽ cho đối thoại một cách công khai về vấn đề này, trên tinh thần xây dựng."
26 Tháng Chín 2011(Xem: 25966)
Các cuộc biểu tình phản đối TQ vừa qua dường như cho thấy có một điều khác nữa hơn là tâm trạng bức xúc phản đối thông thường với những gì đang diễn ra trên biển Đông.
26 Tháng Chín 2011(Xem: 27900)
Theo các nhà quan sát , chính các hành động gần đây của TQ là nguyên nhân thúc đẩy 4 cường quốc châu Á Thái Bình Dương xích lại gần nhau hơn , đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng .
26 Tháng Chín 2011(Xem: 27849)
Chúng ta đi từ cuộc khủng hoảng tài chính tới tê liệt kinh tế , tỷ lệ thất nghiệp ở mức sốc , tính trung bình ở mức 9%-10% 
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468