ƯỚC GÌ TA LÀ NGƯỜI HỒI GIÁO!

20 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 26844)
ƯỚC GÌ TA LÀ NGƯỜI HỒI GIÁO!

ƯỚC GÌ TA LÀ NGƯỜI HỒI GIÁO!

Hoàng Ngọc Nguyên


634338366802063356_400x257








Con người không khá được vì thành kiến. Xã hội không lên được vì định kiến. Nhiều đất nước tàn mạt vì thành kiến, định kiến. Khi mà người Mỹ để cho nước Mỹ rối rắm như hiện nay, có lẽ chúng ta nên từ từ giảm bớt việc tôn vinh những giá trị “ưu việt” (exceptionalism) của người Mỹ mà bà Sarah Palin vẫn nhắm mắt ca. Và khi hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn người dân ở cả chục nước Hồi giáo xuống đường tràn ngập phố phường bất kề hiểm nguy để lật đổ chính quyền phi dân chủ, lạc hậu của họ đã trường trị cả mấy chục năm qua, chúng ta không thể không nhìn nhận chúng ta đã sai lầm đánh giá thấp về mức độ trưởng thành chính trị của ngưòi dân Hồi giáo. Chúng ta đã không ngậm ngùi, cúi mặt trước cảnh ngộ bi đát ở Việt Nam mà vội vàng nghĩ rằng trong thế giới Hồi giáo chỉ có Al Qaeda là đáng kể.

Hôm thứ bảy, tình hình bất ổn tiếp tục thống lĩnh ở vùng Trung Đông, nhưng có phần chắc một số chế độ độc tài ở vùng này đang hiểu hơn rằng đàn áp không còn là cách trả lời cho người dân khi người ta đòi hỏi dân chủ. Đặc biệt, chúng ta đang chứng kiến những phong trào chống đối đang lên cao ở những nơi như Libya, Bahrain, Algeria và Yemen tiếp theo sau sự sụp đổ của những tổng thống ở Ai Cập và Tunisia chỉ trong vòng mấy tuần ngắn ngủi vửa qua. Nhưng nào phải chỉ có ở những nước này mới thấy “hy vọng đã vươn lên trong màn đêm”…

Người ta tính rằng có hàng chục nguời đã thiệt mạng ỏ Libya khi nhà chức trách giàn lực lượng từ dưới đất (cảnh sát dã chiến) đến trên trời (trực thăng quan sát và bắn phá) để ngăn chận những đợt xuống đường chống chính quyền, đòi lật đổ lãnh tụ Moammar Gaddafi “kính mến” đã ngồi đó từ năm Kỷ Dậu 1969. Vì giới truyền thông không vào được tận nơi, người biều tình phải dùng điện thoãi di động dẻ thu hình và tin tức đưoơc thoát ra từ đoò còn hạn chế cho nên chưa thề xác định được mức độ đối kháng đến chừng nào.Sự nổi dậy chưa đến mức toàn quốc nhưng tập trung phần lớn ở phía đông nước này, nơi sự ủng hộ đối với ông Gaddafi không mạnh. Người ta cho rằng đưa lực lượng được gọi là ủng hộ Gaddafi đối mặt với quần chúng chống đối là trò “chơi dại”. 

Tại Bahrain khối đối lập theo giáo phái Shia đã bác bỏ một kêu gọi của nhà vua tiến hành đàm phán, sau một tuần bất ổn trên đảo quốc này. Đông cung Thái tử đã ra lệnh quân đội rút ra khỏi các đường phố và lính và xe thiết giáp đã triệt thoái khỏi Công trường Manama ở trung tâm thủ đô. Đây là một trong những điều kiện mà phía đối lập đưa ra để đối thoại với nhà vua. Hơn 60 ngưòi đang được điều trị tại nhà thương sau khi lực lượng an ninh bắn vào ngưòi biểu tình đang di chuyển về phía Công trường Hòn ngọc hôm thứ sáu. Hôm thứ bảy, hàng ngàn nguòi Bahrain đã nô nức đứng quanh công trường này sau khi có lời bảo đảm của thái tử rằng “nơi đây là của đồng bào”. Tiếu đảo quốc này là một đồng minh trung kiên của Mỹ và là nơi có bộ tư lệnh của Đệ ngũ Hạm đội của Hải Quân Hoa Kỳ. Những nguòi biều tình từ hôm thứ hai đã xuống đường ở Manama để đòi cải cách và xây dựng môt nền quân chủ lập hiến. Tuy nhiên, cũng có yêu cầu giải thề chề độ quân chủ đã cai trị nước này từ thế kỷ thứ 18. Những thành phần trẻ trong đa số người Shia trong những năm qua đã tổ chức biểu tình bạo động chống chế độ Sunni về việc kỳ thị giáo phái, bất lực trước nạn thất nghiệp và tham nhũng.


634338369267179686_400x225 

 






Tại Yemen, một số nguòi biểu tình chống chính phủ cũng đã bỏ mình trong những đợt xuống đường tương tự. Ngưòi ta đòi hỏi Tổng thống Ali Abdullah Saleh phải từ chức ngay lập tức, chẳng để ý đến cam kết của ông sẽ không ra tái ứng cử vào năm 2014 – sau cả 33 năm cầm quyền! Trong khi đó, hàng ngàn người ủng hộ ông ta cũng tập họp ở thành phố Taiz. Những người biếu tình cũng nhắm vào nạn thất nghiệp, tham nhũng, thiếu dân chủ chính trị.

 Điều mà những nguời quan sát chính trị cần phải tìm hiểu một cách sâu sắc là đây không còn là”hiện tượng” rãi rác ở nơi này nơi nọ trong thế giới A-Rập nữa mà trở thành một cuộc vận động phổ biến mạnh mẽ khắp nơi.

 Tại Algeria, ngưòi biều tình đã yêu cầu cài cách chính phủ, và chính quyền tức thì đưa ra lời hứa sẽ giải tỏa lệnh giới nghiêm và chấm dứt tình trạng khẩn cấp họ thiết lập từ năm 1992, được ban hành hồi đó để giải quyết một cuộc nội chiến của một số nhóm giáo phái Hồi giáo gây ra, với hơn 150.000 nguòi chết. Những cuộc biều tình đã bắt đầu từ tháng giêng để phản đối nhưng vấn đề kinh tế như giá thực phẩm, thất nghiệp cao và nhà cửa nghèo nàn. Người dân xuống đường không chỉ ở Algiers mà còn ở một sô thành phố lớn khác. Hôm thứ bảy, hàng ngàn người biều tình ở thủ đô Algiers đã đụng độ với cảnh sát và sự xâm nhập của những “phần tử vô lại, côn đồ” len lỏi vào hàng ngũ cũa họ để phá hoại.

Tại Iran, đối phó với sự chống đối đang gia tăng trong quần chúng kể từ cuộc cách mtạng không thành từ năm 2009 chống cuộc bầu cử gian lận của Tổng ống Mahmoud Ahmadinejad, chính quyền Tehran đã dùng đến “sách” của nhiều chế độ độc tàì khác: chỉ những lớp người “ủng hộ chình quyền” xuống đường lên án những người lãnh tụ đối lập và đòi phải “hành quyết” những ngưòi này. Đầu tuần, đã có những cuộc biều tinh có cà hàng chục ngàn người tham dự. Cảnh sát đã ra tay đàn áp. Có hai ngưòi bị chết và chục nguòi bị thương, nhà chức trách nói do nguòi xuống đường cố tính gây ra để “vu oan” cho cảnh sát.

Tại Iraq, một người chết vá 57 ngưòi bị thương vào hôm thứ năm khi hàng trăm người xuống đường đụng độ với lưc lượng an ninh tại Sulaimaniya, một thành phồ của người Kurd. Tại Jordan, hôm thứ sáu, khoảng 200 ngưòi kêu gọi cải cách đã đụng độ với những người biểu tình thân chính quyền ở trung tâm thủ đô Amman. Ngay cả tại những lãnh địa của nguòi Palestine, hàng trăm người tập họp hôm thứ năm, kêu gọi các phe phái ở Palestine đoàn kết…

 Những gì đang xảy ra là những gì nguòi ta không thấy trước, không mong đợi cách đây chỉ hai tháng. Người ta có thể hiểu ở những nước này vẫn có những khuynh hướng và tổ chức đối kháng, hoặc về chính trị, hoặc có tính giáo phái. Nhưng nguòi ta chẳng hiểu sự hậu thuẫn của dân chúng ở những nước này với những phong trào, tổ chức đối lập đến mức độ nào, và đến mức độ nào nguòi dân sẵn sàng xuống đường mà không sợ hãi sự đàn áp, bắt bớ, giam cầm hay trả thù. Những gì đang xảy ra là sự trỗi dậy đáng bàng hoàng của lực lượng quần chúng, chứng tỏ bấy lâu nay họ không ngủ mê mệt như ngưòi dân ở nhiều nơi khác.

 Trong khi chúng ta còn cần thời gian để phân tích tình hình hầu có thê hiểu được những chuyện gì sẽ xảy ra, có một sô điều chắc chắn chúng ta không cần thời gian để kết luận mà có thể nói để “hãy nhớ lấy lời tôi”:

- Rồi đây thập kỷ này sẽ chứng kiến những thay đổi chính trị, xã hội tích cực nơi các nước Hồi giáo, do đó, cũng sẽ tác động đến trật tự thế giới để cho cuối cùng nguoi ta có thế nói rằng thế kỷ 21 là thế kỷ Hồi giáo - bất kể Do Thái kềm hãm như thế nào.

- Sự trưởng thành của người Hồi giáo là đáng kinh ngac và ca ngợi ở nhận thức chính trị của họ. Họ đã có khao khát dân chủ đổi đời, chán ngấy những chế độ độc tài hàng chục năm dưới cái vỏ quân chủ hay quân phiệt hay dân chủ giả hiệu, chỉ đưa đên sự tham nhũng, thối nát, thoái hóa con người và đa giai câp thay vi đa nguyên.

- Họ cũng có nhân thức quyền của nguòi dân đòi hỏi chính quyến phải có trách nhiệm đối với đời sống của nguòi dân, cơm no áo ấm, công ăn việc làm, nhà ở, giáo dục, y tế…thay vì trông đợi một cách xin xỏ sự ban phước của nhà câm quyền.

Uớc gì ta được làm người Hồi giáo bây giờ để cho có thể nhìn tương lai với sự tin tưởng, mong đợi thay vì tuyệt vọng, khốn cùng!

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Ba 2022(Xem: 3062)
"Nhiều nhà phân tích đã nói rằng dù kết cục cuộc chiến có thế nào thì Putin cũng đã thua và sẽ chẳng còn có thể có ảnh hưởng gì đáng kể trên thế giới."
18 Tháng Ba 2022(Xem: 3516)
"Theo phán quyết của CIJ, nước Nga phải chấm dứt ngay xâm lược và rút quân đội về nước. Tuy nhiên, cơ quan tài phán của LHQ không có phương tiện buộc nước Nga phải tôn trọng phán quyết."
14 Tháng Ba 2022(Xem: 3150)
"Sau khi các đường bay sang châu Âu bị cấm hồi đầu tháng 3, dân Nga đi xe hơi sang Phần Lan hoặc tìm cách tới các nước láng giềng như Armenia, Azerbaijan, Gruzia, và bay tới Thổ Nhĩ Kỳ."
12 Tháng Ba 2022(Xem: 3096)
"Phóng viên BBC Quentin Sommerville và người quay phim Darren Conway có một tuần đi cùng các binh sỹ Ukraine ở Kharkiv khi họ chiến đấu để chặn bước tiến quân Nga. Phóng sự này có chứa các hình ảnh thương vong."
10 Tháng Ba 2022(Xem: 3405)
"Chính các đại biểu quốc hội, thuộc cả hai đảng đã thúc đẩy khiến ông Biden phải quyết định. Nhưng 79% dân Mỹ ủng hộ hành động này. Người Mỹ chấp nhận bớt đổ xăng để dân Ukraine bớt đổ máu."
10 Tháng Ba 2022(Xem: 3235)
"Như vậy hai điều kiện sau đều để cho lá phiếu của người Dân quyết định dưới sự giám sát của Liên hợp quốc, chứ không theo ép buộc hay ý chí áp đặt của bất cứ ai. Và đó chính là "Lối thoát Danh dự "cho cả hai."
07 Tháng Ba 2022(Xem: 3105)
"Hai nhà khoa học chính trị có ảnh hưởng sâu rộng của Hoa Kỳ, đều đã qua đời, đã từng đưa ra nhận định của họ về mối quan hệ phức tạp giữa Nga và Ukraine."
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468