SỐNG TRONG XÃ HỘI “ĐA VĂN HÓA”

20 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 24978)
SỐNG TRONG XÃ HỘI “ĐA VĂN HÓA”

 SỐNG TRONG XÃ HỘI “ĐA VĂN HÓA”

Hoàng Ngọc Nguyên

Thứ bảy vửa qua, Thủ tướng nước Anh đã có dịp phát biều tại một hội nghị quốc tế được tổ chức tại Munich, Đức quốc, có nhiều lãnh đạo thế giới tham dự, và người ta thấy chưa bao giờ những nước Tây Âu chủ yếu lại đồng tâm đồng chí như hiện nay, như đến mức các nước Anh, Đức, Pháp… sẵn sàng thiết lập một liên minh thần thánh và sẽ có không thiếu gì những nước châu Âu khác như Ý, Tây Ban Nha, Hòa Lan, Thụy Sĩ… tham gia vào tổ chức mới này. Hay nếu không thì ngưòi ta sẽ t2ím cách cho Liên hiệp châu Âu hay cả khối quân sự NATO một nội dung đấu tranh mới. Và bên này bờ Đại Tây Dương, nước Mỹ đã có thề bắt đầu dao động.

Bài diễn văn của ông Cameron được xem là “lịch sử’ và có tác động mạnh mẽ tại hội nghị về an ninh ở châu Âu là vì ông đã khẳng định chính sách của nước ông đối với chủ trương “đa văn hóa” (multiculturalism) là một “thất bại” và đã góp phần trong việc phát triền của chủ nghĩa cực đoan của người Hồi giáo. Và kết luận của ông được xem như là một cảnh báo nghiêm trọng đối với khối di dân từ những nước Hồi giáo đang sống tại Anh quốc: “Nếu chúng ta phải đánh bại mối đe dọa này (của người Hồi giáo cực đoan), thì tôi nghĩ đã đến lúc phải chuyến qua trang mới đề từ bỏ những chính sách đã hỏng trong quá khứ”. Ông lý luận rằng “Theo học thuyết quốc gia đa văn hóa, chúng ta đã khuyến khích những nền văn hóa khác nhau sống đời sống riêng biệt, tách rời với nhau và thoát ra dòng chính. Chúng ta đã không tạo ra được cảnh tượng của một xã hội mà ngưòi ta thấy muốn thuộc vào đó”.

Ông Cameron dĩ nhiên không nói lên một ý kiến cá nhân. Ông chỉ chuyên chở tâm cảm của những nguòi Anh “chính thống” đang cảm thấy bất định, bồn chồn trong một xã hội bất an nhiều hơn về những mặt chính trị, an ninh, kinh tế và xã hội trong một thế kỷ 21 đáng được đặt tên mới là Thế kỷ Hồi giáo, sau khi loài người đã trải qua một Thập niên Hồi giáo Thứ nhất 2000-2010 và có thể đang trên ngưỡng cửa của Thập niên Hồi giáo Thứ hai (2011-2020). Nguồn gốc của sự khủng hoảng này dễ thấy trong tầm mắt mọi người ở Anh là áp lực di dân nói chung và nói riêng là khối người Hồi giáo với dân số hơn 1.6 triệu được xem là một thành phần quần chúng tiêu cực hơn là tích cực. Phê phán khuynh hướng “cấp tiến đả phá” trong cộng đồng Hồi giáo, ông Cameron nhấn mạnh rằng nước Anh cần có một màu sắc dân tộc mạnh mẽ hơn đề ngăn chận người dân đi theo khuynh hướng cực đoan. Ông nói đến “những quan điềm đáng phê phán lại được dung chấp một cách tiêu cực,” đưa đến sự thoái hóa quốc gia, dân tộc.

Ông cũng cho biết sẽ có một lập trường cứng rắn hơn đối với những nhóm cổ xúy chủ nghĩa cực đoan của Hồi giáo. Ông cho rằng cần phải tìm hiểu kỹ hơn những nhóm Hồi giáo hưởng tiền của chính phủ nhưng lại chẳng làm bao nhiêu trước vấn đề cực đoan, quá khích. Ông nói rằng người Anh phải từ chối đứng chung hay nối kết với những nhóm đó, và những nhóm này cũng không được hưởng những khoàn trợ cấp và cũng không được lên tiếng ở các trường đại học và các nhà tù. Ông nói rằng: “Thẳng thắn mà nói, chúng ta cần bớt đi thái độ chịu đựng tiêu cực đã có trong những năm gần đây và phải có tinh thần tự do chủ động và đấu tranh hơn”. “Một xã hội dung chấp tiêu cực nói với người dân: nếu người dân chấp hành luật pháp, chúng tôi sẽ không đụng đến quí vị. Nó có thái độ trung lập giữa những hệ thống giá trị khác nhau. Một nước thực sự tự do phải làm nhiều hơn mức đó. Nó phải tin vào những gia trị nhất định và chủ động quảng bá cho những giá trị đó”.

Trong bài diễn văn có những lời lẽ mạnh mẽ đặc biệt chống sự hòa hoãn một cách vô nguyên tắc, ông nói: “Hãy đánh giá những tổ chức này đúng đắn: Người ta có tin ở nhân quyền phổ quát hay chăng - kể cả cho phụ nữ và cho những nguòi khác tôn giáo? Họ có tin phải có công bằng cho mọi nguòi trước luật pháp? Họ có tin ở dân chủ vá quyền của nguòi dân được bầu chọn chính phủ của mình? Họ khuyến khích sự hội nhập hay phân ly? Đó là những câu hỏi chúng ta cần nêu lên. Nếu không trả lời được cuộc trắc nghiệm nảy,người ta không đáng có chỗ đứng trong xã hội nữa”. Và ông nói thêm “Chúng ta đã chịu đựng những cộng đồng phân biệt ly khai này cư xử trong những cách đi ngược lại những giá trị của chúng ta”. Ông đã phân biệt giữa Hồi giáo là một tôn giáo và “chủ nghĩa quá khích Hồi giáo” mà ông mô tả là một “ý thức hệ chính trị” thu hút những ngưòi càm thấy “không có cội nguồn” bên trong những nước họ di cư đến và “tạm dung”. Chính phủ Anh nay đang duyệt lại chính sách để ngăn chận chủ nghĩa bạo lực quá khích mà theo ông là một thành phần chính yếu trong chiến lược chống khủng bố bao quát hơn. Ông Cameron nhấn mạnh rằng người ta cần có môt tinh thần và ý thức công dân mạnh mẽ hơn cũng như nhận thức mình thuộc về cộng đống, dân tộc, quốc gia mình đã chọn làm “quê hương mới” để thay thế một khào hướng “đã thất bại” là đứng ngoài và làm ngơ.

Ông đã phát biểu mạnh mẽ: “Một đất nước tự do thực sự tin tưởng ở một số giá trị và chủ động xúc tiến xây dựng những giá trị đó. Tự do ngôn luận.Tự do tín ngưỡng. Dân chủ. Pháp trị. Quyền lợi bình đẳng, không phân biệt chủng tộc, giới tính hay khuynh hướng tình dục. Đất nước này nói với những công dân của nó: Đây là những gì giúp chúng ta xác định được chúng ta là một xã hội. Chúng ta thuộc vào đây có nghĩa là chúng ta tin vào những điều đó. Mỗi một chúng ta trong đất nước của chúng ta không được mơ hồ mà phải cương quyết đối với việc bào vệ cho tự do của chúng ta”.

Những gì ông David Cameron nói còn đáng suy nghĩ hơn nữa nếu chúng ta nhìn đến tình hình nước chủ nhà cho hội nghị an ninh này. Ở nước Đức, có đến 4.3 triệu di dân Hồi giáo cùng với hơn 3.000 ngôi đền Hồi giáo, và sự “mỏi mệt” của người Đức có vẻ còn nặng nề hơn, được bà Thủ tướng Angela Merkel chính thức đề cập từ tháng 10 năm ngoái, đồng thời với những hành động cụ thề của chính quyền nhằm vào những tổ chức Hồi giáo quá khích. Trong một bài diễn văn cũng được xem là lịch sử, bà nói rằng những nỗ lực của nước Đức xây dựng một xã hội hậu chiến đa văn hóa đã “thất bại một cách thảm hại” và bà nhấn mạnh “chúng ta đã chẳng đặt ra mấy đòi hỏi đối với những người di dân”. Nói với một hội nghị của những thành viên trẻ của đảng Liên hiệp Dân chủ Thiên chúa giáo của bà, thù tướng Dức nói rằng ý kiến cho rằng những người có những nguồn gốc văn hóa khác nhau có thể sống hạnh phúc “bên nhau” đã không thành tựu được. Khác với ông Cameron qui trách ở thái độ “dung chấp dễ dãi” của ngưòi Anh, bà Merkel nói rằng trách nhiệm này là ở những người di dân đã không cố gắng hội nhập vào xã hội nước Đức. Bà Merkel nói đến lo ngại sự đánh mất “bản ngã Đức” trước sự mọc lên như nấm của các ngôi đền Hồi giáo, những nữ sinh đi học còn mang khăn trùm đầu, mạng che mặt vào lớp, cùng sự nổi lên những khu dân cư của nguời Thổ như những ốc đảo ở những thành phố lơn, bà nói: “Chúng ta cảm thấy được kết chặt với hình ảnh Thiên Chúa về nhân bản – đó chính là nhân diện của chúng ta. Những nguòi không chấp nhận điều này đúng là đã chọn sai chỗ khi đến nơi này”.

Ở nước này, chống di dân nói chung và di dân từ những nước Hồi giáo nói riêng đang là một cao trào trong nguòi dân. Theo một thăm dò hồi tháng mười hai ở Đức, đến một phần ba người Đức xem di dân “chỉ là những người ăn gian tiền phúc lợi xã hội”. Horst Seehofer, thủ hiến Bavaria và cũng là thành viên của Liên hiệp Xã hội Thiên chúa giáo (một thành phần trong liên minh cầm quyền của bà Merkel) đã kêu gọi ngưng chấp nhận di dân từ Thổ Nhĩ Kỳ và các nước A Rập. Cựu thống đốc Ngân hàng Trung ương Thilo Sarrazin đã xuất bản một cuốn sách gây xôn xao dư luận khi ông tố cáo di dân Hồi giáo đã hạ thấp trình độ thông minh của xã hội nước Đức. Cuốn sách của ông đã bán được rất chạy và thăm dò dư luận cho thấy nguòi Đức đồng tình với lý luận của ông. Một thăm dò gần đây cho thấy một phần ba dân chúng tin rằng nước Đức đang bị tràn ngập bởi người nước ngoài, đến 55% cho rằng người A Rập là khó chơi (so với 44% chỉ cách đây bảy năm). Và khoảng một phần năm người Đức nói họ sẽ ủng hộ nếu ông Sarrazin đứng ra thành lập một chính đảng theo chủ trương đó. 

Trước đây, bà Merkel đã cố đi giữa hai bên: cứng rắn trước vấn đề di dân nhưng kêu gọi sự chấp nhận các đền thờ Hồi giáo. Nhưng người ta nói rằng bà đang chịu những áp lực mạnh mẽ từ bên trong đàng liên minh của bà khiến bà phải cứng rắn với những di dân đã chống lại viểc hội nhập vào xã hội nước Đức. Bà Merkel nay nói rằng trước đây chính phủ đã quá dễ dãi với nguòi Hồi giáo,không đòi hỏi ở họ điều tối thiếu là họ phải biết tiếng Đức để có thể đi học được và tận dụng những cơ hội trên thị trường lao động. Trong bài diễn văn của bà, Thủ tướng Đức cũng nói giáo dục những nguòi Đức thất nghiệp phải có ưu tiên cao hơn so với viểc tuyển dụng người nước ngoài, nhưng đồng thời nhìn nhận nước Đức trong thời gian qua chẳng thể đi lên được nếu không có công nhân di dân từ Thổ Nhị Kỳ đi vào. Người ta nói những nhận định của bà đã xác nhận điếu người ta nghĩ là bà đồng tình với những quan điểm chống di dân của ông Sarrazin. Sau khi bà lên tiếng, ông Sarrazin, người bị bay chức vì cuốn sách của mình, lớn tiếng : “Multiculturalism is dead!”. Đầu tháng 12, cảnh sát Đức đã mở ra một chiến dịch “truy quét” “văn hóa Hồi giáo quá khích” nhằm vào một số tư gia, văn phòng, trường học và đền Hồi giáo ở một số thành phố như Bremen, Monchengladbach, Braunschweig… thuộc hai tổ chức mà họ tố cáo là đang quảng bá việc áp dụng “luật Hồi giáo” (sharia) thay vì luật pháp nước Đức ngay cả ở trên nước Đức… 

Tình hình tương tự đang diễn ra ở Pháp, nơi ngưòi ta bắt buộc phụ nữ dứt khoát phải lột mạng che mặt và khăn trùm đầu, ở Ý, ở Tây Ban Nha, Tiệp Khắc.. Ở bất cứ nước phưong tây nào có tỷ lệ người di dân đáng kể, nguòi ta đều đang đặt vấn đề di dân thành một tranh cãi lớn. Với một nội dung có tính thực tế và cụ thể hơn. Nước có thành phần di dân Hồi giáo đông thứ ba ở Tây Âu là Pháp, với dân số Hồi giáo là 3.6 triệu. Tổng thống Pháp gân đây có ý lập ra Bộ Di trú và Nguồn gốc Dân tộc cùng phát động một cuộc tranh cãi về “tính chất của nguòi Pháp”. Tuy cuối cùng ông đã thối lui trong dự định này “vì đã gây căng thẳng và hiểu lầm không cần thiết”, ông vẫn khẳng định sẽ không từ bỏ những nguyên tắc vế công cuộc chấn chỉnh tình hình di dân. Ông nói rằng hệ thống của Pháp hội nhập di dân đã “bị hỏng” và nếu “đất nước ta không kiểm soát được luồng di dân, thì sự hội nhập của ngưòi dân vào xã hội Pháp sẽ sụp đổ theo”.

Những nước phương tây đã bồn chồn lâu nay trong vấn đế Hồi giáo nay lại càng tỏ ra mất bình tĩnh hơn. Và họ có những lý do chính đáng đề mất bình tĩnh. Áp lực di dân từ những người Hồi giáo từ Bắc Phi, từ Trung Phi hay cả Trung Đông ngày càng mạnh, trong đó những người mới đến không ít là những người nghèo, ít học, lac hậu hay cổ hủ, chạy loạn vì chiến tranh, chính thức hay “vượt biên” theo kiều “boat people”, nhưng khi đến những nước phương tây lại không có thái độ “xin nhân nơi này làm quê hương” mà cứ gọi đây là đất “tạm dung” cho nên không thay đổi cách sống, từ bên ngoài là áo quần và mạng che mặt, khăn trùm đầu, đến lối sống gia đình và xã hội –như câu chuyện ông cha giết con gái vì không chịu chấp nhận “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”. Các chính quyền châu Âu lúng túng, bực bội và lo sợ sự xâm nhập của những phần tử khủng bố “nằm vùng” từ ngoài vào! Trong xã hội ở những nước này, nhiều thành phần dân “bản xứ” cực đoan đã có phản ứng thù hận và kỳ thị bằng những hành động “khủng bố”.

Những việc này chưa phải là chuyện nước Mỹ, nhưng đáng cho người nước Mỹ suy gẫm, và nhất là cho những thành phần di dân còn xem nhẹ nhu cầu hội nhập vào nước Mỹ vì nghĩ rằng đây là một đất nước “đa văn hóa” cho nên sống như thế nào rồi cũng xong. Cho dù người ta nói nhiếu về tính “ưu việt” trong đời sống tư do, dân chủ, dung chấp, đa văn hóa ở Mỹ, thực sự nước Mỹ sẽ đối xử với người Hồi giáo thế nào trong hiện tình khủng hoảng kéo dài hiện nay, đó vẫn là những câu hỏi đang còn ở phía trước.

Đa văn hóa là mạnh ai nấy sống, và vừa sống vừa ngoảnh lại, hay đa văn hóa là tìm cách sống chung, hội nhập với nhau bằng cách cùng nhau nhìn về phía trước. Đây là điều cần phải suy nghĩ không chỉ cho những nguời di dân Hồi giáo!

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Năm 2011(Xem: 28273)
Truyền thông Việt Nam tường thuật về một vụ cướp tiền "kỳ lạ" như dấu hiệu lo ngại về hiện trạng đạo đức xã hội.
29 Tháng Năm 2011(Xem: 28784)
Trung Quốc cung cấp hơn 60% nguyên liệu và thiết bị máy móc giá rẻ để Việt Nam phát triển xuất khẩu trong những năm vừa qua. Điều gì xảy ra nếu hai bên giảm buôn bán với nhau.
29 Tháng Năm 2011(Xem: 25814)
Từ khi Liên Hiệp Quốc đặt ra khái niệm PMA, các nước phát triển chậm nhất vào năm 1971, cho đến nay chỉ có ba nước nhỏ là Boswana, Cap-Verdas và Maldives, thoát khỏi tình trạng này.
29 Tháng Năm 2011(Xem: 26573)
Le Figaro phản ánh sự kiện này qua bài viết « Nhân loại đang vắt kiệt tài nguyên thiên nhiên ».
29 Tháng Năm 2011(Xem: 26454)
Và trong khi đây có thể vẫn là một cuộc chiến giả tạo, các nhà đầu tư thận trọng sẽ giữ chặt túi tiền của họ.
29 Tháng Năm 2011(Xem: 26175)
Người đầu tiên của tháng năm, và cũng là người nổi tiếng nhất, dĩ nhiên là ông Dominique Strauss Kahn.
29 Tháng Năm 2011(Xem: 32385)
“Nguòi ta muốn dùng lao động của tôi như là chuyện kiếm tiền, và họ muốn bóc lột chúng tôi đến tận xương tủy,”
29 Tháng Năm 2011(Xem: 28611)
Dư luận nói chung giật mình trước những hình ảnh có thực mà ngưòi ta không để ý hay có thấy nhưng chỉ xem thường hay chép miệng.
29 Tháng Năm 2011(Xem: 30258)
Đi tìm tượng Phật ở Afghanistan (Joshua Hammer - Phạm Văn Bân dịch và chú giải)
22 Tháng Năm 2011(Xem: 32285)
Ngày 13 tháng 5 vừa qua, ông Philipp Rösler - một người Đức gốc Việt đã trở thành Phó thủ tướng kiêm Bộ trường Kinh tế Đức.
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468