NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ: NHÌN LUI, NHÌN TỚI (Hoàng Ngọc Nguyên)

10 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 26160)
NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ: NHÌN LUI, NHÌN TỚI (Hoàng Ngọc Nguyên)

NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ:

NHÌN LUI, NHÌN TỚI

Hoàng Ngọc Nguyên

634353726968683162_400x240 

Hôm thứ ba, chúng ta lại có thêm một Ngày Quốc tế Phụ nữ nữa, và thêm một lần nữa câu hỏi lại trở về với lời giải đáp không dứt khoát: Ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày của ai, là ngày của phụ nữ hay là ngày của nam giới. Câu hỏi đó là một câu hỏi để xác định trách nhiệm, cũng giống như những câu hỏi có vẻ không cần thiết nhưng chẳng bao giờ dư thừa: những Ngày của Cha, Ngày của Mẹ, Ngày Tình nhân là của ai. Hay thậm chí ngày Lễ Vu Lan. Khi nhìn đến nguồn gốc hay nguyên do của Ngày Quốc tế Phụ nữ chúng ta dễ nói rằng đó là ngày của phái mạnh. Thế nhưng khi nghĩ đến cuộc tìm kiếm ròng rã ít nhất cả thế kỷ qua của phụ nữ để thoát khỏi thân phận bọt bèo, có lẽ nam giới phải cúi mặt nhìn nhận trước tiên, đó là chiến đấu của phái yếu. Những người nào còn cần có ngày của mình, đó là vì họ chưa nhận được sự nhìn nhận tương xứng, thỏa đáng trong gia đình, trong xã hội, thông qua những mối quan hệ, cách họ được đối xử. Ví dụ như Ngày của Cha, đế cho con đừng quên cha khi cha về già, Ngày của Mẹ, đề cho con còn nhớ mẹ khi mẹ đã tóc bạc, da nâu. Ngày của Tình nhân, để cho hai bên ít nhất tử tế với nhau được trong một ngày, và Ngày Phụ nữ, để cho loài người còn nhớ đến nguồn gốc của mình, và thế mà phụ nữ có nơi còn chưa biết đủ phận làm người, đừng nói đến chuyện công bằng xã hội, cơ hội đống đếu trong nghề nghiệp… Nếu người ta không cần, tất không có ngày đó. Bằng chứng là không có Ngày của Con, bởi vì con đã làm khổ cha mẹ nhiều rồi (cho dù chuyện cha mẹ bỏ luống con cho cơ sở xã hội không phải là chuyện hiếm). Cũng chẳng có Ngày Nô lệ hay Ngày Người Da đen, cho dù người ta còn nói đến chuyện kỳ thị da màu.

 Trong Ngày Quốc tế Phụ nữ năm nay, điều nổi bật nhất người ta phải nói đến là vai trò của phụ nữ Hồi giáo trong cao trào cách mạng đang lan rộng khắp vùng Bắc Phi và Trung Đông. Chúng ta vẫn quen một số lối nghĩ. Chúng ta vẫn nghĩ rằng cách mạng dân chủ xem chừng khó đến với những nước Hồi giáo, bởi vì người dân ở đây vẫn quen với Cách mạng Hồi giáo để thiết lập những chế độ giáo quyền toàn trị như ở Iran hay Libya chẳng hạn. Mà chừng nào dân chủ còn chưa thâm nhập nổi vào đời sống chính trị của những nước Hồi giáo, thế giới này chẳng bao giờ có thể yên được. Và người phụ nữ Hồi giáo vẫn còn chịu thân phận nô lệ, tôi đòi, hành hạ, bị lính tráng cưỡng hiếp ở ngay giữa đường, giữa phố như ở Congo. Và chúng ta không khỏi so sánh những nước Hồi giáo với những nước châu Á đang còn mang danh nghĩa Cộng Sản để cố xác định ở đâu người dân bạc phước hơn. Hay ở đâu nguòi dân bất khuất, sẵn sàng nổi dậy hơn. Và phụ nữ ở đâu có thể thấy ánh sáng cuối đời của mình hơn.

Nhiều người quan sát nay đã thấy được sự sai lầm trong lối nghĩ của mình về phụ nữ Hồi giáo khi chứng kiến đươc tràn trên hai vùng Bắc Phi và Trung Đông cơn cuồng phong cách mạng thổi lan khắp nơi, hầu như chẳng sót ở nước nào. Chúng ta thấy đã có hai chế độ đã đổ là Tunisia và Ai Cập. Một chế độ tàn bạo nhất của Bắc Phi là Libya có thể không qua được con trăng này. Và người ta nay bắt đầu mơ tưởng những chuyện phi thường nhưng không hẳn là ngoài tầm mắt: sự sụp đổ hàng loạt theo thuyết domino của các nước Iran, Saudi Arabia, Sudan, Yemen… Số nước có thể thay đổi thể chế chính trị nay lại là đa số so với một số ít các nước có thể tồn tại. Có bao giờ ta có thể ngờ được chuyện đó cách đây chỉ chừng sáu tháng? Và sở dĩ người ta trước đây đã có một thái độ khá bi quan về chính trị của những nước Hồi giáo A Rập chỉ là vì ngưòi ta chưa hiểu hết khát vọng đổi đời và sức mạnh tiềm tàng của phụ nữ đang vươn lên ở những nước này. Thế nhưng chúng ta hãy nhìn những đoàn người đã và đang xuống đường biều tình ở những nơi như Tunisia, Ai Cập, Maroc, Yemen, Algeria, Bahrain, Iran, Afghanistan… có nơi nào vắng bóng phụ nữ chăng. Có điều lạ lùng là những người cầm quyển ở một số nước Hồi giáo, thậm chí cả những nguòi lãnh đạo tôn giáo ở những nước Hồi giáo, không nhận thức được phụ nữ Hồi giáo, đã là phụ nữ, cũng là những con người, và họ phải có quyền sống như con người, với đầy đủ nhân phẩm, nhân cách, có quyền vươn lên trong gia đình, ngoài xã hội, và cả trong chính trường như con ngưòi, nếu chưa nói đến sự bình đẳng. Chẳng thề có sharia, luật Hồi giáo nào, được quyền đi ngược với quyền của con ngưòi, có quyền đày đọa phụ nữ như nô lệ, có thể cấm phụ nữ đi học, đi làm, đi ra đường, có thề đánh đập phụ nữ, thậm chí ném đá như một hình phạt ngoài đường phố.

Thực ra, người ta có thể đã thấy manh nha vai trò này của phụ nữ trong mấy năm vừa qua. Những nguòi phụ nữ ở Iran, Afghanistan, Ai Cập… được xem là nhân tố kích thích sự hình thành cuộc vận động cách mạng lịch sử hiện nay. Chúng ta đã thấy những cuộc xuống đường quyết liệt của nữ giới tại Tehran chống bạo quyền của Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad và Giáo chủ Khomeinei năm ngoái. Hay quyết tâm của phụ nữ Afghanistan thoát ra vùng “tạm chiếm” do Taliban và Al Qaeda kiềm soát để thoát khỏi luật sharia áp đặt lên họ… Theo thăm dò, thì chính phụ nữ ở nước Nam Á này ủng hộ sự có mặt của Mỹ hơn nam giới, vì họ không sợ, hay quá sợ, Taliban và luật Hồi giáo. Và giới quan sát không thể không ghi nhận sự tham gia tích cực của phụ nữ trẻ ở Ai Cập trong cuộc vận động lật đổ ông Mubarak ở Ai Cập. Thái độ hân hoan, tự tin, lạc quan và cương quyết của phụ nữ trong các cuộc biểu tình chính là những điểm sáng chói nhất trong tình hình hiện nay ở Bắc Phi và Trung Đông.

Anushay Hossain, một cô gái trẻ gốc Bangladesh, là một tác giả, người bình luận, nhà văn và nhà hoạt động cho quyền phụ nữ và dân chủ ở những nước Hồi giáo. Thành lập môt trang mạng Anushay’s Point năm 2009, cô đã viết thường xuyên trên The Huffington Post, Ms. Magazine Blog, Feministing, National Public Radio (NPR), The World Bank Blog, Forbes, và The Washington Examiner. Hôm thứ ba, nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ, cô viết: “Đối với tôi, hôm nay chẳng những là một ngày để chúng ta nhìn lại phụ nữ đã tiến lên được bao xa trong thế giới ngày nay nhưng còn là dịp để chúng ta nhắm chừng còn phải đi bao xa nữa trong con đường trước mặt. Đàn bà vẫn còn chiếm đa số trong thành phần người nghèo, vô học, bệnh tật, đau ốm, đói khát, bị bán như những món hàng cho thị trường tình dục toàn cầu trị giá cả hàng tỷ đô la, và không có khả năng kiểm soát được quyền sống của mình. Phụ nữ vẫn còn kiếm tiến ít hơn nam giới, bị sa thải khi mang thai và phải vất vả để thăng bằng đời sống gia đính và đời sống xã hội”. Cô cũng viết “ Năm nay tôi hy vọng, lạc quan nhiều hơn những năm trước đây vế tương lai của cuộc tranh đấu cho nữ quyển bởi vì phụ nữ đã xác định được vai trò trong cuộc đấu tranh cho dân chủ ở Trung Đông. Đó là một khẳng định vế tinh thấn và sự quyết tâm của những phong trào nữ quyền trên toàn cầu”.

 Nếu nhìn gần hơn trong ngày Quốc Tế Phụ nữ năm nay, chúng ta dễ thấy những vấn đề quen thuộc trong những xã hội dân chủ tiến bộ, đó là phụ nữ “chúng ta” tuy nô lệ thì không còn nhưng bình đẳng vẫn còn là chuyện “đường đi chưa tới”. Bình đẳng trong chính trị. Ngoài xã hội. Nơi công sở. Hơn nữa, vì tình hình kinh tế suy thoái, nạn thất nghiệp đang còn ở mức cao trong suốt ba năm, nhiều gia đình phải rơi vào cảnh khó khăn, cho nên ngưòi ta có thể thấy sự thoái trào của vai trò cùa người phụ nữ ngoài xã hội, rút lui về phòng tuyến gia đình sâu hơn để chống đỡ, bảo vệ mái nhà đang có nguy cơ dột nát trong cơn giông tố kinh tế. Thống kê cho thấy ít là một nửa phụ nữ Mỹ đã có chồng cũng đã một lần ly dị. Và số người mẹ độc thân (single mom) cũng chiếm đến ít nhất là 45% trong số những bà mẹ hiện nay. Phụ nữ Mỹ vẫn được tiếng bình đẳng, đã đươc giải phóng hoàn toàn - đến độ tưởng như họ không cần Ngày Quốc tế Phụ nữ nữa. Ở nơi nào trên thế giới, người phụ nữ được giải phóng hơn ở nước Mỹ - ngoài những nước “cách mạng” như Việt Nam ? Nhưng giả dụ như có một chỉ số hạnh phúc, phụ nữ Mỹ sẽ được bao nhiêu từ mức diểm 1-10? 2 hay 3? Bởi thế nên hiều rằng không hẳn đã được giải phóng là xong chuyện.

Thế nhưng cuộc tranh luận của phụ nữ ở Mỹ hiện nay dường như là ở vị trí của ngưòi đàn bà, người mẹ ở đâu hơn là chuyện bình đẳng với nam giới. Chẳng có cuộc tranh luận nào thú vị hơn, làm cho người ta quên nỗi nhọc nhằn của suy thoái hơn. Nhất là đại diện cho hai phía đều là những nhân vật hảo hạng đáng cho nam giới nhìn lên. Bà Amy Chua, giáo sư luật của Đại học Yale, nổi tiếng với cuốn sách “Hổ mẫu sinh hổ tử” (Battle Hymn of The Tiger Mother – Bài ca ra trận của người mẹ dữ như cọp) thì chủ trương nuôi con như người Mỹ là saì lầm, ngưòi mẹ châu Á là số một, biết theo sát và thúc ép con học hành và sống trong kỷ luật gia đình. Bả Erica Jong, một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của Mỹ với hai tác phẩm Fear of Flying (nói về những ước muốn dục tình đang có thể làm cho phụ nữ phát điên khi phải đè nén) và Fear of Fifty (nói về cái tuổi năm mươi đáng kinh hoàng đối với phụ nữ) lại đang kêu la vì quan điềm “attachment parenting”, tức là người mẹ phải đeo cứng con cái đến độ không làm sao dứt ra để đi vào xã hội mà lo cho tương lai con cái đàng hoàng được. Bà gọi đó là hiện tương “Phát điên vì làm mẹ” (mother madness) - một ngục tù cho phụ nữ hiện dại. Cả hai phụ nữ này đều đáng yêu, và để chẳng làm mất lòng ai trong Ngày Phụ nữ này, chúng ta có thề nói: ai cũng có thể đúng, và cũng có cái sai của họ.

Nỗi buồn duy nhất trong ngày hôm nay chính là khi chúng ta có dịp nhìn lại mình. Nhìn lại đất nước mình. Khi cả nước không tìm ra được một phụ nữ, dù chỉ một người mà thôi, đàng hoàng, có tầm vóc, trình độ, tư tưởng thế nào đó, cho nên phải đưa một người có “nụ cười sơn cước” làm ủy viên bộ chính trị đầu tiên là phái nữ” - như đã từng phải ôm ông ngưòi Tày Nông Đức Mạnh làm tổng bí thư hai nhiệm kỳ - và làm phó chủ tịch nước (bà Tòng Thị Phóng). Và khi cả nước đang chật chội đến độ phải tống hàng chục ngàn phụ nữ đi tứ tán ra nước ngoài, từ Đài Loan đến Đại Hàn ở phía bắc đến Malaysia, Cambodia, Singapore… gần gũi hơn, để “làm dâu người ta” đẻ đổi lấy những đồng tiền ô nhục, “đến khi thác xuống” cũng có thể chỉ tủi hờn như Đạm Tiên mà thôi. Không nói đến hàng trăm ngàn người đang “thất nghiệp trá hình” trong cuộc sống về đêm mà chẳng người lãnh đạo nào có một chút bận tâm. Ôi những cuộc “cách mạng” dân tộc và xã hội chủ nghĩa đất nước đã trải qua từ “Cách mạng mùa thu” năm 1945 chỉ giải phóng nguòi phụ nữ Việt Nam đến mức đó!

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Năm 2012(Xem: 25978)
Người Đức làm sao thế? Câu hỏi đó không chỉ người ngoài đang hỏi mà ngay cả người Đức cũng đang tự hỏi mình. Và mỗi người đặt ra câu hỏi trong những trưòng hợp khác nhau với những ý nghĩ trong đầu khác nhau.
23 Tháng Năm 2012(Xem: 23730)
Trung úy phi công Franz Stiegler của Luftwaffe (Không Quân Đức) đã tha mạng cho do Trung úy phi công Charles Brown cùng phi hành đoàn 10 người trên một oanh tạc cơ Hoa Kỳ đang khốn đốn trên bầu trời.
14 Tháng Tư 2012(Xem: 26403)
Ai trách nhiệm về sự điên khùng này, nếu chẳng phải là giới chính trị, những người vốn sinh ra để làm những chuyện ích nước lợi dân nhưng từ lâu nhiều người cứ thích làm điều ngược lại: phản dân hại nước.
14 Tháng Tư 2012(Xem: 26189)
Chính vì sự chính trị hóa và xã hội hóa niềm tin tôn giáo đã dẫn đến sự lung lay niềm tin, sự thất vọng, khiến chúng ta đang đứng trước một hiện tượng mà một tác giả nổi tiếng đã gọi là “Kết thúc của một nước Mỹ Cơ Đốc”.
14 Tháng Tư 2012(Xem: 25957)
Một năm sau khi Nguyễn Đức Quang qua đời, hát lại các bài ca của anh viết từ những năm chinh chiến cũ, chúng ta vẫn thấy những lời ca tha thiết của anh còn rất cần thiết cho các bạn trẻ hiện nay.
14 Tháng Tư 2012(Xem: 25521)
Chuyên gia Lâm Hòa Lập cũng lưu ý là các nhà lãnh đạo cộng sản có « truyền thống lâu đời sử dụng những nhân vật cải cách triệt để và những ngưòi có tư tưởng tự do về kinh tế như những con tốt trong các thủ đoạn chính trị, để rồi sau đó gạt bỏ chúng đi khi trận chiến giành quyền lực kết thúc ».
14 Tháng Tư 2012(Xem: 21567)
Trước gọng kềm của Trung Quốc ngày càng xiết chặt trên Việt Nam từ hai phía Biển Đông và sông Mêkông, một lối thoát cho Việt Nam có lẽ là tích cực tham gia vào khối Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP do Hoa Kỳ khuyến khích và đang trên đường hình thành?
14 Tháng Tư 2012(Xem: 25285)
Vụ án này đang phơi bày sự phân hóa chủng tộc ở Mỹ vẫn còn là một vấn đề như ngưòi ta có thể đã lo sợ, thấy trước. Và khi “chủng tộc” đi vào, công lý coi chừng khó ở lại. Và khi công lý đã đi ra, thì vụ này sẽ bùng nổ như thế nào, chẳng ai đoán trước được.
25 Tháng Ba 2012(Xem: 26516)
“Thứ nhất, nhớ dùng cái đầu của mình và cố suy nghĩ lý lẽ trước khi nói ra quan điểm của mình; và thứ hai, trưóc khi nói, nhớ xem lại đồng hồ – nay là năm 2012, chẳng phải là những năm 70 đâu”. Ngưòi nhắc nhở Romney là nhà lãnh đạo nước Nga Dmitry Medvedev.
25 Tháng Hai 2012(Xem: 24547)
Giới hạn của bài này là nói về âm mưu bành trướng Bắc Kinh tại Á Châu. Biển Đông và một phần Thái Bình Dương là trọng điểm của âm mưu đó.
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468