Câu chuyện về gia đình cựu nữ điệp viên CIA gốc Việt (Minh Anh, VOA)

10 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 25627)
Câu chuyện về gia đình cựu nữ điệp viên CIA gốc Việt (Minh Anh, VOA)

Câu chuyện về gia đình cựu nữ điệp viên CIA gốc Việt

Bà Đặng Mỹ Dung, tên tiếng Mỹ là Yung Krall, một cựu điệp viên CIA, cựu đặc vụ FBI gốc Việt, là một người con gái được sinh ra trong một gia đình mang hai luồng tư tưởng và ý thức hệ khác nhau. Cha bà, ông Đặng Quang Minh, là một cán bộ Cộng sản và sau này trở thành đại diện của Mặt trận Giải phóng Miền Nam ở Moscow, còn Má bà lại là một người chống Cộng sản. Câu chuyện đau lòng về chính gia đình mình đã được bà kể lại trong cuốn sách, mới được xuất bản bằng tiếng Việt trong thời gian gần đây, mang tựa đề ‘Ngàn Giọt Lệ Rơi’ (A Thousand Tears Falling).

Minh Anh, VOA - 20 tháng 2/2011

 634353748317944660_400x225

 






Bà Đặng Mỹ Dung (Yung Krall), cựu điệp viên CIA gốc Việt, tác giả cuốn 'Ngàn giọt Lệ rơi'.

VOA: Thưa bà Mỹ Dung, bà có thể kể lại về hoàn cảnh Ba, Má bà gặp nhau được không ạ?

Mỹ Dung:
Anh với em của Má tôi ngày xưa là những người chống Pháp. Họ đã giới thiệu cho Má một người mà họ gọi là đồng chí Việt Minh với nhau. Về tới nhà thì bạn của mấy cậu rất thích Má tôi, sau đó thì người bạn đó, là ba tôi sau này, hỏi cưới má tôi.

VOA:
Bà có kể rằng cha bà đã rời bỏ ngôi nhà thân yêu để tham gia cuộc chiến tranh và ông đã theo phía Cộng sản khi ông tham gia Mặt trận Giải phóng Miền Nam. Vậy khi đó bà bao nhiêu tuổi?

Mỹ Dung:
Năm 1954, lúc chia đôi đất nước, rồi ngoài Hà Nội đi vô trong nam thì trong lúc đó Ba tôi đã đi theo Cộng sản rồi. Khi Ba tôi đi tập kết là lúc tôi 9 tuổi.

VOA:
Khi mà một người tin vào một ý thức hệ nào đó thì người đó chắc hẳn phải có lý do, hay động cơ riêng của họ để làm như vậy. Vậy cha bà có bao giờ kể hay nói cho bà hay các con cái của mình về lý tưởng, hay là về lý do mà ông theo phía Cộng sản không, thưa bà?

Mỹ Dung:
Dạ thưa không. Lúc đó cái danh từ cộng sản ít khi nào được nhắc tới trong gia đình tôi, tại vì từ năm 17 tuổi đến năm ngoài 40 tuổi thì Ba tôi đi theo Việt Minh để chống Pháp. Đến năm 1954, khi Việt Minh thắng Pháp, từ đó trong gia đình mới rõ là Ba tôi đi theo Cộng sản vì Ba tôi báo cho gia đình biết là Ba tôi sẽ đi ra ngoài bắc tập kết để tổ chức hòa bình vĩnh cửu hơn. Đó là theo lời những người đi tập kết, vì trong gia đình tôi nhiều người đi tập kết lắm.

VOA
: Còn Má của bà lại là một người chống Cộng sản phải không ạ? Bà có được biết tại sao Má mình lại phản đối lý tưởng của Cha mình hay không?

Mỹ Dung:
Khi mà Ba tôi đi theo Việt Minh thì ba tôi đưa tất cả vợ con đi theo vô trong bưng biền để hoạt động, có cả ông Lê Duẩn và ông Lê Đức Thọ cũng vô gặp Ba tôi. Qua cái đời sống của những người ở trong bưng, thì Má tôi nhận thấy là khi đồng chí của Ba tôi đi tới đâu thì họ cũng lấy nhà, lấy đất của dân chúng để làm nhà ở và làm cơ quan, Má tôi bất đồng với Ba tôi nhiều lắm. Lúc nhỏ tôi không hiểu tại sao Ba, Má ban đêm hay cãi lộn, nhưng sau này các chị mới nói là vì Má không có đồng ý với đường lối làm việc bí mật của Ba tôi.

Ba tôi có 2 tổ chức, một là Việt Minh, hai là tổ chức của những người Việt Minh sau khi bị Tây bỏ tù ở Côn Đảo 5 năm thì họ bí mật đi theo Cộng sản. Từ đó Má tôi không bằng lòng với chế độ của Cộng sản, với đường lối và cách tổ chức của người Cộng sản. Má tôi không ngấm ngầm mà luôn ra mặt cho Ba tôi biết là Má tôi không chấp nhận cái đường lối làm việc theo Cộng sản của Ba tôi.


Lúc Ba tôi đi tập kết, Ba muốn đem Má và 7 đứa con theo, nhưng mà Má tôi không đi. Má tôi nói là “Anh đi đi, chừng nào anh sáng con mắt của anh ra thì anh trở về”, nhưng Ba tôi đi đến 20 năm Ba tôi mới về.


VOA:
Là một người con, khi mà Ba và Má có hai niềm tin khác nhau, hai ý thức hệ khác nhau và khi mà cha bà quyết định xa gia đình để cống hiến cuộc đời mình cho lý tưởng của ông, thì chắc hẳn trong bà nó có một sự giằng có và một lựa chọn khó khăn khi phải quyết định theo Ba hay theo Má phải không thưa bà?

Mỹ Dung:
Dạ không, tại vì thật ra trong đời sống trong bưng, thì ba đi vắng nhà nhiều lắm, thành ra Má ở nhà nuôi 7 đứa con một mình với cái nghề may vá. Một tháng Ba có thể đi một tuần, hoặc là ở nhà hai, ba tháng rồi đi vắng một tháng nữa. Trong gia đình của tôi, chuyện Mẹ nuôi con một mình là chuyện tự nhiên. Thành thử, lúc mà Ba đi thì nó không có giằng co gì hết về sự quyết định của Má ở lại, nhưng mà sự đau khổ nhất của con cái và Má tôi là Ba đi vắng nhà. Lúc đó tôi 9 tuổi thì tôi không biết Hà Nội nó bao xa, nó ở đâu, không biết chừng nào Ba tôi mới về, thành ra cái điều đau khổ nhất là sự cô đơn. Tôi nhớ Ba tôi nhiều lắm.

VOA:
Vậy là cho dù là ý thức hệ của bà cũng như Má trái ngược hẳn với của người Cha, nhưng ông ấy vẫn là người Cha của bà, và tình cảm cha, con thì vẫn gắn bó và không có gì chia cắt phải không ạ?

Mỹ Dung:
Dạ phải, Má tôi cũng vậy, hai người hai ý thức hệ mạnh mẽ ghê lắm. Má tôi không theo Cộng sản mà còn chê bai nữa. Khi tôi lớn lên đến tuổi học trung học thì chừng đó mới biết mình cũng khác với Ba mình quá nhiều, mình lại là người chống Cộng sản. Nhưng mà tình thương của cha, con, vợ, chồng thì không bao giờ thay đổi. Bằng chứng là Ba không lấy vợ khác, Má không lấy chồng khác, mà con cái thì luôn quí trọng Ba, nhưng mà trong gia đình luôn nói câu “ước gì Ba không theo Cộng sản”.

VOA:
Kể từ đó Bà có gặp lại cha của mình không, thưa bà?

Mỹ Dung:
Dạ thưa có. Tháng 8 năm 1975, Ba tôi đại diện phái đoàn của Mặt trận Giải phóng Miền Nam đi qua Tokyo để dự hội nghị chống bom nguyên tử thì lúc đó tôi được gặp Ba tôi. Cuộc gặp đó đau lòng lắm. Một mặt tôi là đứa con gái gặp lại cha mình sau 20 năm, một mặt là một người công dân của Việt Nam Cộng hòa đi gặp một ông đại sứ phía bên kia. Nhưng ngược lại thì Ba tôi lại rất vui mừng. Ông là một nhà ngoại giao lão thành, mà lại là một người cha nữa. Ông là người chiến thắng, tôi là người mất nước, thành ra khi gặp tôi, Ba tôi rất vững để cha và con không có nói gì tới chiến tranh, không nói gì về ý thức hệ, nhưng tôi thì mừng rỡ khóc, xong rồi thì tôi nói “chế độ của Ba đã cướp nước của con.” Rồi sau đó thì cãi nhau, nói là cãi nhau nhưng Ba tôi không có cãi gì mà tôi là người tấn công Ba tôi nhiều nhất.

VOA
: Cuộc gặp đó do ai sắp xếp thưa bà?

Mỹ Dung:
Đi ngược lại một chút, hồi tháng 3 năm 1975, biết là Cộng sản sẽ chiếm miền Nam, thành ra tôi có tới nói cho CIA biết là Ba của tôi là ông đại sứ của Mặt trận Giải phóng miền Nam ở Liên Xô, tôi là vợ của một sĩ quan hải quân Mỹ. Tôi xin CIA giúp Má tôi ra khỏi Việt Nam, khi giúp đuợc rồi thì nếu CIA muốn tôi giúp Mỹ thì tôi sẵn sàng trả ơn đó, nhưng họ nói rằng chuyện đó bỏ qua, để giúp Má tôi ra khỏi Việt Nam truớc đã. Khi mà họ giúp Má tôi rồi thì họ có tới gặp tôi, và sau đó chừng đầu tháng 5 tôi bắt đầu liên hệ để làm việc với cơ quan tình báo Mỹ CIA.

VOA
: Còn về cuốn 'Ngàn giọt Lệ rơi' của bà, lời khen hay bình luận nào làm bà cảm thấy hài lòng, hay tự hào nhất về cuốn sách đó thưa bà?

Mỹ Dung:
Rất nhiều người yêu mến cuốn sách của tôi đã nói là: ‘cám ơn chị đã viết cuốn sách này dùm cho tôi. Gia đình tôi ngày xưa cũng có người đi tập kết, nhưng không tiện nói ra.’ Có nhiều ngừơi ở Việt Nam viết thơ nói là: ‘cô viết dùm cho tôi vì tôi ở Việt Nam tôi không có tự do để nói ra những đau khổ của gia đình tôi.’ Tất cả những người trong cuốn sách này vẫn còn sống. Có nhiều nguời viết thơ nói là: ‘à, chị nói nơi chốn đó, chị là hàng xóm của tôi.’ Có người nói ‘ngày xưa ông bố của chị tới cái làng đó ở, chính phủ lấy nhà cho gia đình chị ở, đó là nhà ông nội của tôi.’ Có ngừoi nói ‘ba của chị ở tù Tây chung với tôi.’ Thành ra cái đó là điều tôi rất mừng, quyển sách này viết rất là thật. Tôi là người miền nam, tôi viết không có văn chương nhưng nó đem lại màu sắc, tiếng nói, tâm hồn của người Việt Nam của mình.

VOA:
Xin cảm ơn bà Mỹ Dung đã dành cho đài VOA cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.

Thưa quí vị, trong lời tựa của cuốn 'Ngàn Giọt Lệ Rơi', cựu Bộ trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ Griffin Boyette Bell viết, xin trích: "Yung Krall đúng là một công dân Mỹ vĩ đại. Tôi nhiệt liệt tán dương sự nghiệp của cô đối với nước ta, và tôi vui mừng thấy rằng cuối cùng người đọc đã được biết đến câu chuyện của người phụ nữ xuất sắc này. Hy vọng của tôi là cuốn sách này sẽ đóng góp vào quá trình hàn gắn vết thương và xiết chặt tình cảm ở đất nước này và ở Việt Nam.” Minh Anh xin được lấy lời Cựu Bộ trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ làm lời kết cho câu chuyện phụ nữ kỳ này. Xin cảm ơn quí vị.

Qúi vị có thể tìm hiểu thêm về cuốn 'Ngàn Giọt Lệ Rơi' tại địa chỉ: http://www.ngangiotleroi.com/

(Nguồn: PhongLan Edwards, thunhan1-2@yahoogroups.com)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Mười 2010(Xem: 36685)
Mùa thu trong thơ văn cổ điển Trung hoa (phần 2) Trần Văn Lương Nói đến mùa thu mà không nhắc đến trăng thu là một điều thiếu sót lớn.Trăng thu nhắc nhở đến sự ly biệt, đến sự cô đơn của người lính thú, đến cảnh về già của một lão tướng hết thời, đến nỗi buồn của người cung nữ bị thất sủng... Trăng thu thật là buồn:
11 Tháng Mười 2010(Xem: 31211)
Mùa thu trong thơ văn cổ điểnTrung hoa Biên khảo: Trần Văn Lương Thạch Lai Kim K1: Chú thích Hán văn Mùa thu đã chiếm một vị trí độc đáo trong gia tài thơ văn của nhân loại. Mùa thu là niềm gợi hứng cho các thi văn sĩ tự cổ chí kim. Chúng ta chắc không ai quên được những vần thơ tuyệt tác về thu của Nguyễn Khuyến, Lưu Trọng Lư, Tản Đà, Paul Verlaine, Guillaume Apollinaire v.v... Riêng trong kho tàng thơ văn cổ điển của Trung hoa, mùa thu buồn là một đề tài truyền thống rất được các văn thi sĩ ưa chuộng, và được dùng làm bối cảnh khi tác giả muốn phơi bày một tâm sự không vui.
11 Tháng Mười 2010(Xem: 26309)
LẨN THẨN CUỐI TUẦN Hoàng Ngọc Nguyên ... nếu người ta nghĩ rằng tuần này có tính cách kết luận và quyết định cho cuộc bầu cử 24 ngày nữa, thì câu trả lời, đúng là ưu thế đang đổ về cả ph ía Cộng Hòa, nhưng đảng Dân Chủ còn cơ hội để nói tiếng cuối cùng ...
11 Tháng Mười 2010(Xem: 24446)
TỰ DO, DUNG CHẤP VÀ HỘI NHẬP Hoàng Ngọc Nguyên Nếu không hiểu được đặc tinh của nước Mỹ là nước của di dân, không hiểu được điều kiện để sống còn và phát triển của Mỹ là dung chấp, thì không sao hiểu được tại sao người Hồi giáo có cơ hôi đến đây và sinh sống.
10 Tháng Mười 2010(Xem: 26204)
Châu Á : Trung Quốc hung hăng, Hoa Kỳ hưởng lợi REUTERS/Jason Reed Trong thập kỷ qua, Hoa Kỳ cũng đã phạm phải một số sai lầm phi lý tương tự. Thế nhưng gần đây, Mỹ đã giảm bớt chủ nghĩa đơn phương và tăng cường chủ nghĩa đa phương dựa trên luật lệ. Và điều đó đã mang lại hiệu quả.
10 Tháng Mười 2010(Xem: 23582)
10 Signs The U.S. Is Losing Its Influence In The Western Hemisphere By Gus Lubin in Recession, Emerging Markets Even if the U.S. hadn't crashed into a financial crisis, there are demographic, material, and political forces that have been spreading power around the Americas for decades.
09 Tháng Mười 2010(Xem: 23457)
TỪ NHỮNG CHUYỆN THỜI SỰ Hoàng Ngọc Nguyên Và bản tin thứ ba cho thấy trong tình hình đất nước như thế, xã hội như thế, đã làm nổi rõ một số thành phần đang chịu “nguy cơ”, bất trắc trong xã hội. Nay đi đâu ng ư ời ta cũng thấy quen thuộc với cụm từ “at risk”. Children at risk. Seniors at risk! Women at risk! Nation at risk!
03 Tháng Mười 2010(Xem: 24097)
CHIẾN THẮNG NGỌT NGÀO Hoàng Ngọc Nguyên ... cách kết luận duy nhất chúng ta có thể có về một tuần tưởng như hỗn lo ạ n nhưng lại kết thúc êm đẹp là chẳng có chiến thắng nào ngọt ngào hơn, có ý nghĩa hơn, đáng suy nghị hơn cho người Mỹ.
29 Tháng Tám 2010(Xem: 26080)
CHÚC MỪNG TRUNG QUỐC Hoàng Ngọc Nguyên Bởi thế, trong dịp này, chúng ta nên nói với người bạn Hoa rằng : “Congratulation, xính xáng”, thay vì xuống đường đả đảo!
28 Tháng Tám 2010(Xem: 26888)
LÃNH ĐẠO VÀ SỰ NHẬY CẢM Hoàng Ngọc Nguyên
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468