Để thay đổi, hãy tự hào là người Nhật (Hoàng Ngọc Nguyên)

28 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 27347)
Để thay đổi, hãy tự hào là người Nhật (Hoàng Ngọc Nguyên)

ĐỂ THAY ĐỔI, HÃY TỰ HÀO LÀ NGƯỜI NHẬT

Hoàng Ngọc Nguyên

 image001 

 Mặc dù người ta vẫn hiểu người Nhật có xu hướng sống với quá khứ và bảo tồn truyền thống, trong cuộc sống hàng ngày họ là người rất thực tế. Chẳng mấy người ngàn nay nói đến chuyện phép lạ thần kỳ của những năm hậu chiến đã đưa nền kinh tế Nhật lên vị trí hàng thứ nhì trên thế giới. Thậm chí, mặc dù phương tây có thể vẫn còn mê mẩn trong việc nghiên cứu kỹ năng quản lý của người Nhật, chính người Nhật lại đang nghĩ rằng cách quản lý của họ đang trở nên lạc hậu trong thế giới ngày nay, một thế giới toàn cầu hóa với những thế lực cạnh tranh mới chưa từng có trong vài thập niên trước đây. Trước những áp lực cạnh tranh này, từ Trung Quốc, từ Ấn Độ, từ Nam Triều Tiên, từ Đài Loan, từ Brazil, Nhật hiểu rằng mình chịu không nổi – và như chúng ta đã biết, Nhật vừa mất vị trí có nền kinh tế lớn hàng thứ nhì thế giới vào tay Trung Quốc. Và họ trở lại tâm trạng bất an, bất định, lo lắng trong cảm nhận sự mong manh của hạnh phúc, của an toàn,cũa trật tự – cái tâm lý rất thường trực của những người ở đảo quốc sóng gió lúc nào không hay, động đất chẳng bao giờ biết trước được, và chẳng biết nơi nào mà chạy. 

Văn hóa của Nhật, cách sống, cách nghĩ, cách làm, cách quản lý, cách quan hệ với tập thể, với xã hội đã được hình thành, được qui định trong hoàn cảnh của dân đảo quốc, như cách giải thích của nhiều người nghiên cứu. Một nghĩa nào đó là rất “chủ nghĩa xã hội”: con người quan tâm, đặt nặng như ưu tiên đến lợi ích tập thề và gắn đời sống cá nhân của mình vào đời sống tập thể. Ngược lại, tập thể có một trách nhiệm to lớn đối với cá nhân – đùm bọc con người thay vì bỏ rơi trong lúc hoạn nạn. Đó là cách xử thế, và cũng là niềm tự hào của người Nhật.

Chẳng phải bao giờ người Nhật cũng có dịp thể hiện được cốt cách của mình – nhưng vào lúc sự thử thách là cùng cực nhất, như cuộc khủng hoảng địa chấn-sóng thần-hạt nhân hiện nay, như nhận định của giáo sư Hiroki Azuma, họ như bừng tỉnh và tìm lại được nhân dạng của mình mà không ít nguòi tưởng đã bị mất đi. Đó chính là lý lẽ mạnh mẽ nhất khiến cho ngưòi ta tin rằng người Nhật sẽ qua được cơn khủng hoảng này để lại đứng dậy,vuơn lên – như họ đã từng cho thấy sau Đệ nhị Thế chiến.

Bài báo của giáo sư Azuma, day tại trường danh tiếng Đại học Waseda, tác giả cuốn sách “Otaku: những con thú căn cứ dữ liệu của Nhật Bản”, đã được tờ New York Times vội vàng cho dịch ngay sau khi xuất hiện tại Tokyo. Và Saigon Nhỏ đã vội vàng cho dịch ngay sau khi bản dịch tiếng Anh xuất hiện ở New York. Bài báo có tự “For a Change, Proud to Be Japanise” (Để thay đổi không khí, niềm tự hào là người Nhật Bản”. image003 “Người dân Nhật vẫn quen với động đất. Cá nhân tôi đã chịu nhiều cơn địa chấn từ thuở nhỏ. Cho nên tôi vẫn bình tĩnh khi thấy rung chuyển trên tầng lấu thứ sáu của một tòa nhà cũ kỷ đa dụng ở trung tâm Tokyo. Tôi chỉ nghĩ: “Lần này xem chừng nặng hơn bình thường”. Nhưng tòa nhà vẫn không ngớt rung chuyển, và lắc lư càng lúc càng nghiêm trọng. Tôi vội chạy xuống một cầu thang chật hẹp băng qua một đám mây bụi. Khi tôi quay qua lối thoát ra ngoài, nguyên cả tòa nhà đang nghiêng về một bên.- nó đang rung chuyển dễ sợ đến độ như muốn đụng phải tòa nhà kế bên. Một tiếng kêu nghẹn ngào phát ra từ đám đông đang tụ tập ngoài đường.

Qua những tin nhận được trên Twitter, tôi biết rằng trung tâm chấn động ở trên phía bắc. Từ ngưòi này đến ngưòi khác, nơi chốn của những người sử dụng Twitter mà mặt mũi hay tên tuổi tôi nào biết đã trở nên rõ ràng, nhưng tôi không liên lạc được ngay cả với vợ tôi. Từ những vụ động đất đến cơn sóng thần đến những tai nạn tại những nhà máy điện nguyên tử, chúng ta bây giờ đều biết chuỗi sự kiện này.Và dù cho những tiên đoán cụ thể và thẩm định còn cần thời gian, có một điều có thể nói vào ngày thứ sáu kể từ cơn địa chấn: ngưòi dân Nhật đã bắt đầu thấy đất nước của mình trong ánh sáng tích cực hơn so với thời gian ít nhất trong 20 hay 30 năm qua.

Người Nhật là một dân tộc bất hạnh ít khi cảm thấy hãnh diện về đất nước hay chính phủ của mình kể từ khi bại trận trong Đệ nhị Thế chiến. Điếu này đặc biệt đúng trong vòng 20 năm qua, trong quãng thời gian suy thoái kéo dài sau khi nền kinh tế bùng lên như bong bóng phập phòng. Các ông thủ tướng thay đổi hoài hoài; các chính sách đều ngưng lại; và sự châm biếm mỉa mai về chính trị cứ lan tràn. Trong thực tế, sau vụ động đất ở Kobe năm 1995, sự đáp ứng của chính phủ là quá bất lực đến mức ngưòi dân đã phải phê phán nặng nề.

Nhưng lần này, tình hình có khác. Dĩ nhiên, giới truyền thông đang không ngừng đặt câu hỏi với chính phủ và các công ty điện lực về việc họ giải quyết những tai nạn hạt nhân và việc mất điện. Mặt khác, những tiếng nói ủng hộ họ là khá mạnh. Yukio Edano, đổng lý văn phòng nội các và phát ngôn nhân cho công cuộc cứu trợ, đã trở thành một người hùng Internet, và những hoạt động cứu trợ của những lực lượng Tự Vệ (quốc phòng) đươc ngợi khen.

Tôi chưa bao giờ thấy ngưòi dân Nhật suy nghĩ và thảo luận về “công chúng” đến nhiều như thế. Chỉ trong thời gian gần đây người dân Nhật và chính phủ mới bị xem như là không kiên quyết và ích kỷ, luẩn quẩn với những lời than vãn và cãi cọ. Nhưng bây giờ, ngưòi ta đang mạnh dạn tìm cách cùng nhau bảo bọc cho đất nước, như thề họ là một giống dân đã thay đổi. Mượn một lối nói từ thế hệ trẻ ở đây, ngưòi dân Nhật dường như đã thay đổi hoàn toàn cốt cách (kyara) của họ.

Khá lạ lùng, người Nhật bây giờ đang tự hào mình là ngưòi Nhật. Dĩ nhiên, ta có thề lý luận rằng cái cốt cách mới này không được nhiếu người hoan nghênh lắm, bởi vì nó có thề dẫn đến chủ nghĩa dân tộc (quá khích). Tôi thấy những mối lo đó đã nổi lên trên mạng. Tuy nhiên, tôi ước gì được thấy một tia hy vọng trong hiện tượng này.

Trước khi có động đất, nước Nhật là môt quốc gia rụt rè âu lo vì sự suy đồi nhiên hậu của mình. Người dân chẳng mong đợi gì từ đất nước, và sự giúp đỡ qua lại giữa các thế hệ với nhau cũng như sự tin tưởng vào công đồng ở địa phương đã bắt đầu muốn đổ.

Nhưng có thể người dân Nhật có thể sử dụng kinh nghiệm của tai họa này để xây dựng lại một xã hội được đan kết với nhau bằng một niềm tin được hồi phục. Trong khi nhiều người sẽ trở lại với bản ngã bất định của mình, có lẽ khó mà phai tàn được kinh nghiệm của việc khám phá con người của chính mình là lòng yêu nước, tinh thần coi trọng công chúng, từng bị tê liệt vì thái độ nghi kỵ nguy hiểm trước đây.

Tôi nghe rằng giới truyền thông nước ngoài đã đưa tin với sự kinh ngạc về sự bình tĩnh và thái độ đạo lý của người dân Nhật đứng trước tai ương này. Nhưng thực ra, đây cũng là điều mà chính ngưòi Nhật cũng ngạc nhiên. “Vâng, chúng ta có thể làm được nếu chúng ta bỏ đầu óc vào đó”. “Chúng ta dù sao đi nữa chẳng phải tệ khi cùng nhau như một dân tộc”. Đó là điều nhiều ngưòi Nhật đã và đang cảm thấy trong nhiều ngày vừa qua, với ít nhiều bối rối.

Bao xa chúng ta có thể giàn trải tâm tình này, tạm thời và ngoài xã hội? Với câu hỏi này, tất cả tùy thuộc vào sự thành công của nỗ lực phục hồi, không chỉ hồi phục từ tai ương hiện nay mà còn là hồi phục từ sự trì trệ kéo dài và sự tuyệt vọng kéo dài trong hai thập niên qua.

(Bản gốc như sau: JAPANESE people are accustomed to earthquakes. I myself have experienced many since childhood. So I remained calm when the shaking started on the sixth floor of an old multipurpose building in central Tokyo. I only thought, “This is bigger than normal.” But the shaking didn’t stop and the swaying grew more severe. I rushed down a narrow staircase through a cloud of dust. When I turned around at the exit, the whole building was leaning sideways — it was shaking so hard that it almost hit the next building. A voiceless cry emanated from the crowd gathering on the street.

Through messages on Twitter, I learned that the epicenter was up north. One after another, the whereabouts of Twitter users whose faces or names I didn’t know became clear, but I couldn’t even reach my own wife.

From the quakes to the tsunami to the accidents at the nuclear power plants, we all know the chain of events now. And though concrete predictions and assessments will have to wait, there is one thing that can be said on the sixth day since the quake: the Japanese people have begun to see their nation in a more positive light than they have in at least 20 or 30 years.

The Japanese are an unfortunate people who have rarely felt pride in their country or government since the defeat in World War II. This has been particularly true in the last 20 years, during the prolonged recession after our economic bubble burst. Prime ministers have changed many times; policies have stalled; and political cynicism abounds. In fact, after the Kobe earthquake in 1995, the government response was so incompetent that it received strong criticism from the people.

But this time, the situation is different. Of course, the mass media is relentlessly questioning the government and the electric corporations for the handling of the nuclear accidents and the blackouts. On the other hand, the voices of support for them are quite strong. Yukio Edano, the chief cabinet secretary and the spokesman for the rescue efforts, has become an Internet hero, and rescue efforts by the Self-Defense Forces are praised.

I have never seen Japanese people thinking about and discussing “the public” this much. Only recently the Japanese people and the government were seen as indecisive and selfish, muddled with complaints and bickering. But now, they are boldly trying to defend the nation together, as if they are a changed people. To borrow an expression from the younger generation here, the Japanese people seem to have completely transformed their kyara (character).

Oddly enough, the Japanese are proud to be Japanese now. Of course, it may be argued that this new kyara is not so welcome, as it will likely lead to nationalism. I am seeing such concerns already surfacing on the Web. Nonetheless, I wish to see a ray of hope in this phenomenon.

Prior to the quake, Japan was a timid nation worrying about its eventual decline. People expected nothing from the nation, and the mutual help across generations and the trust in local communities was beginning to crumble.

But maybe the Japanese people could use the experience of this catastrophe to rebuild a society bound together with a renewed trust. While many will revert to their indecisive selves, the experience of discovering our own public-minded, patriotic selves that had been paralyzed within a pernicious cynicism is not likely to fade away.

I hear that the foreign media has been reporting with amazement the calmness and moral behavior of the Japanese faced with the disaster. But actually this was a surprise to the Japanese themselves. “Yeah, we can do it if we put our minds to it.” “We aren’t so bad as a whole nation after all.” This is what many Japanese people have been feeling in the last several days, with some embarrassment.

How far can we extend this emotion, temporally and socially? On this question depends the success of the recovery, not just from the current calamity, but also from the prolonged stagnation and despair of the last two decades).

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Tám 2011(Xem: 26091)
Sau khi công ty Standard & Poor's hạ điểm tín dụng của Mỹ, làm náo động các thị trường chứng khoán thế giới, vai trò của các công ty thẩm định tài chánh đã nổi bật trên dòng thời sự.
10 Tháng Tám 2011(Xem: 24304)
Nhật báo Pháp Le Monde ngày 18/08/2011 đã phân tích thêm về tình hình căng thẳng hiện nay ở Biển Đông. Theo tờ báo uy tín nhất tại Pháp, căn nguyên làm cho vùng biển này dậy sóng chính là đòi hỏi chủ quyền quá lố của Trung Quốc.
10 Tháng Tám 2011(Xem: 29155)
Nghĩ gì làm gì là điều vẫn loanh quanh trong đầu óc của người dân trước thời cuộc hiện nay. Có ai dám để đầu óc của mình thảnh thơi trong lúc này, trừ phi họ tự phủ nhận sự hiện hữu của mình ?.
10 Tháng Tám 2011(Xem: 31516)
Không chỉ S & P nhìn thấy cái sân khấu chính trị trẻ con, ấu trĩ của những người già nhưng chưa trưởng thành này. Bởi vây mà câu hỏi đặt ra không chỉ là nước Mỹ đi vể đâu, mà thế giới chúng đang đi về đâu?
13 Tháng Bảy 2011(Xem: 28090)
Trong thực tế , trước mắt , Bắc Kinh không thể giảm sự phụ thuộc của họ vào trái phiếu Hoa Kỳ .
13 Tháng Bảy 2011(Xem: 24653)
Bản thân tôi, khi giải quyết vấn đề gì, tôi đều rất muốn có dịp trở lại Văn học miền Nam, đọc lại nó để đối chiếu và tham khảo.
13 Tháng Bảy 2011(Xem: 25828)
Silvio Berlusconi từ một doanh nhân trở thành thủ tướng của một trong số bảy cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới. Berlusconi là ai và hiện tượng Berlusconi xuất phát từ đâu?
13 Tháng Bảy 2011(Xem: 27292)
Vai trò quan trọng của Đặng Tiểu Bình trong quyết định đánh Việt Nam, trong bối cảnh quốc tế có cả quan hệ với Washington và Moscow.
13 Tháng Bảy 2011(Xem: 28110)
Trong thế hỗ tương,Việt Nam cho phép chiến thuyền Ấn Độ vào bến cảng của mình, đổi lại Ấn Độ sẽ giúp Việt Nam nâng cao sức mạnh hải quân.
13 Tháng Bảy 2011(Xem: 26830)
Ông chẳng còn gì cả - thân bại danh liệt. Ông cư xử trong những cách người ta không hiểu nổi và khó thế châm chước.
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468