Không Nhận Ra Được Bài Học Hạ Lào (Hoàng Ngọc Nguyên)

28 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 31437)
Không Nhận Ra Được Bài Học Hạ Lào (Hoàng Ngọc Nguyên)

KHÔNG NHẬN RA ĐƯỢC BÀI HỌC HẠ LÀO

Hoàng Ngọc Nguyên


 image001

Cuối tuần này có ngày 30-4, nhiều người Việt chúng ta không khỏi nhớ đến ngày này 36 năm về trước, nhất là vì năm nay là năm mão, 36 năm trước cũng là năm mão. Nhớ đến ngày 30-4, người ta có thể nhắc đến nhiều chuyện trong bốn tháng đầu tiên của năm dó, chưa nói đến những tháng sau đó, bởi vì trong những kỷ niệm chung mỗi chúng ta đều có những kỷ niệm riêng của mình. Thế nhưng chỉ nói chuyện năm 1975 thì ngưòi ta chẳng hiểu được câu chuyện năm 1975. Muốn hiều chuyện năm 1975 thì cần nhớ lại những gì đã xảy ra trước đó, những năm trước đó, chuyện bên Mỹ, chuyện trong nước. Chuyện Việt Nam hóa chiến tranh, chuyện hòa đàm Paris, chuyện chính trị ở Saigon… Bởi thế mà trong ngày 30-4-2011 này nhắc lại những chuyện xảy ra cách đây 40 năm, năm 1971, còn có ý nghĩa soi sáng tâm thức hơn nữa.

Đúng vào ngày Tân Niên dương lịch năm 1971, tiếp ngoại giao đoàn tại Dinh Độc Lập, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố ông tin rằng tất cả mọi hiệp định hòa bình ký kết với Việt Cộng sẽ chẳng có giá trị gì trừ phi lực lượng Cộng Sản ở miền nam bị đánh bật gốc và bị tiêu diệt. Không có nhận định nào chính xác hơn, có tầm vóc lãnh đạo hơn từ ông Thiệu trong cả tám năm ông cầm quyền, và ông nói điều này không chỉ một lần mà còn nhiều lần. Cũng trong năm 1971, ít nhầt là ba lần ông tuyên bố “Trước sau gì cũng phải đánh tràn qua biên giới, đánh ra ngoài bắc mà thôi” - một lần với cán bộ xây dựng nông thôn, một lần với mấy dân biểu thân chính, môt lần với các tướng trong Bộ Tổng Tham Mưu. Với nhiều người, nhất là những người ở Mỹ, đây là một nhận định có tính diều hâu. Với nhiều người khác, nhất là ngưòi Việt trong nước, người ta hỏi liệu ông nói thế mà có làm được hay không. Hay bắt chước cách nói của ông, người ta nói “Đừng nghe những gì ông Thiệu nói, mà hãy nghe những gì Mỹ biểu ông Thiệu làm…”

 Người ta đặt câu hỏi về phát biểu này của ông Thiệu khi nhìn đến tình hình chiến trường. Chỉ trong 18 tháng, từ tháng sáu năm 1969 đến cuối năm 1970, Mỹ đã rút khỏi miền nam cả 200.000 quân - chỉ còn 334.600 lính vào ngày 31-12-1970. Đến cuối năm 1971, lực lượng Mỹ còn tại Miền Nam chỉ có 156.800, có nghĩa là họ rút cả 180.000 người trong năm 1971 - xấp xỉ với số quân họ rút trong hai năm đầu tiên của chương trình Việt Nam hóa chiến tranh. Trong năm 1971 lính Úc, lính Đại Hàn… đều đã rút khỏi Việt Nam gần hết, có nghĩa là chỉ sau ba năm Việt Nam hóa chiến tranh và “Học thuyết Nixon” ra đời, lực lượng đồng minh đã giảm đi đến 75%. Trong khi đó, lực lượng của Bắc Việt đã xâm nhập và trú đóng ở miền nam không giảm, chỉ có tăng mặc dù lực lượng của Mặt trận Giải phóng Miền Nam chẳng còn là môt mối đe dọa nữa. Cái “gốc” mà ông Thiệu nói nằm ở bên kia vĩ tuyến thứ 17 – làm sao đánh cho trốc gốc được?

Ngày 11-1, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Melvin Laird tổ chức họp báo ngay tại phi trường Tân Sơn Nhất, trước khi ông lên máy bay trở lại Washington sau bốn ngày công tác “fact finding” ở Việt Nam. Ông ca ngợi quân đội VNCH vô kể. Ông nói công cuộc Việt Nam hóa đã diễn tiến quá hiệu quả, quân đội miền nam đã tiến bộ nhanh đến mức trong năm 1971 Mỹ có thề rút thêm đươc hàng chục ngàn người nữa”. Không có lý do nào dễ nghe hơn cho việc rút quân bằng cách cho Saigon uống nước đường, và tuy hiểu rằng trong vị ngọt đó có thuốc độc hòa tan, nguòi ta vẫn phải bưng chén uống ực cho xong. Ngày 7-4, Tổng thống Nixon tại Nhà Trắng lại tuyên bố một đợt rút quân mới đến mức 100.000 người đến cuối năm. Đúng là một cuộc rút lui vô trật tự, không có kế hoạch, một cuộc tháo chạy trước cả cuộc “tháo chạy” của ông Nguyễn Tiến Hưng, mà người ta cần nhìn cho rõ ngay từ năm đó – không phải đợi đến năm 1975 mới kêu ca thì đã quá muộn.

Chiến dịch Lam Sơn 719 đánh qua vùng Hạ Lào bắt đầu chính thức từ ngày 8-2 được xem là một “ý hướng” đánh “bật gốc Việt Cộng” của ông Thiệu và chứng nghiệm lời ông Laird nói về “tiến bộ phi thường” của công cuộc Việt Nam hóa. Chiến dịch Hạ Lào này thực ra bắt đầu từ ngày 30-1, khi Sư đoàn 5 Bộ binh của Mỹ với một lực lượng đặc nhiệm Thiết giáp mở đường tiến hành Hành quân Dewey Canyon II ở vùng Khê Sanh, yểm trợ cho một lực lượng 20.000 quân của miến nam chiếm lại một vùng ngàn dặm vuông ở phía tây bắc Nam Việt Nam và tập họp lưc lượng ở đó để chờ đánh qua vùng Hạ lào. Khi đánh qua Hạ Lào, chỉ có lực lượng của Saigon tham chiến vì Quốc Hội Mỹ từ đầu năm 1971 đã thông qua luật cấm bộ binh Mỹ chiến đấu trên đất Lào và Campuchia.

 Cuộc hành quân này có hai mục đích chính: thứ nhất, như ông Thiệu loan báo với quốc dân, tấn công những căn cứ của Cộng Sản Bắc Việt trên lãnh thổ Lào dọc theo biên giới giữa hai nước, “một cuộc hành quân có giới hạn về thời gian và không gian, mục đích duy nhất và rõ ràng là ngăn chận đường tiếp tế và xâm nhập của Cộng Sản miền bắc”; thứ hai, “biểu diễn” cho chương trình Việt Nam hóa nói chung, và cho Đại sứ Ellsworth Bunker sắp về hưu nói riêng.

Ngày 14-4, Tổng thống Thiệu bay ra Huế chủ tọa một buổi duytệt binh “Diễn hành Chiến thắng” rầm rộ, trong cuộc diển hành này vắng mặt những người đã bỏ mình ở căn cứ Tchepone, được ước tính có đến 3.800 người, 5.200 ngưòi bị thương, và dĩ nhiên gần 800 ngưòi lính bị mất tích. Trong khi Tổng thống hết lời ca ngợi “chiến thắng to lớn nhất trong lịch sử chiến tranh”, Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ nói mỉa: “Nếu đã có chiến thắng thì không cần diễn hành, mà có diễn hành cũng không tạo được chiến thắng”. Góp lời nói mỉa với ông Kỳ là đài Hà Nội, nói rằng “ngụy quân đã kinh hồn khiếp vía tháo chạy, lính của chúng phải liếu chết đeo bám vào mấy chiếc máy bay lên thẳng để thoát khỏi vòng vây”.

Thắng bại thế nào, mục đích đạt được ở mức độ nào, lịch sử ngày nay đã có phán quyết cuối cùng. Địch có thể chết đến cả 20.000 người, nhưng phần lớn là do B52 của Mỹ. Người ta cho rằng địch đã chuẩn bị cho cuộc tấn công của ta (nhờ Phạm Xuân Ẩn?), cho nên nhử cho ta vào vùng tử địa. Mục đích phá “hậu cứ” địch và đường tiếp quân của địch có thnàh quả rất giới hạn, bằng chứng là năm sau địch vẫn có thể mở ra Mùa hè đỏ lửa. Về mục đích trắc nghiệm chương trinh Việt Nam hóa, đáng ngại không chỉ ở chỗ tài cầm quân của Trung tướng Hoàng Xuân Lãm, mặc dù cả năm sau người ta mới có kết luận rõ ràng, dứt khoát về ông; đáng ngại là nó cho thấy quân đội VNCH vẫn còn phải lệ thuộc nặng nề vào sự yềm trợ không lực và hỏa lực của Mỹ. Nói cách khác, từ thời đó, người ta đã thấy chương trình Việt Nam hóa chạy nhanh quá thay vì phải đi, vội vã quá, và không thực sự nhìn trước, nhìn sau, nhìn đến tình hình chiến trường và tương quan lực lượng giữa đôi bên.

Đó là điều Mỹ dư sức thấy nhưng có thể không chịu thấy hay giả bộ như không thấy vì họ đã có agenda riêng – hai chuyến đi của Nixon trong tương lai mà nơi đến là Bắc Kinh (tháng hai năm 1972) và Mạc Tư Khoa (tháng tư năm 1972), cùng với cuộc bầu cử tồng thống vào tháng 11 cùng năm đó. Mỹ có thể ngó lơ, nhưng ta phải nhỉn thẳng – nhìn để thấy có vấn đề, có nguy cơ, ngay cả khi Mỹ còn ở Việt Nam, và có thể còn trầm trọng hơn sau khi Mỹ rút đi, không còn ở lại nữa. Về quân số, địch vừa có ưu thế về dân số vừa sẵn sàng hy sinh cho đến trẻ em cuối cùng, bên phía ta thì chỉ dư người đi biểu tình chống chiến tranh. Vể vũ khí địch như đứng trước một núi tiếp tế những phuong tiện khí giới hiện đại trong khi ta thiếu xăng, thiếu đạn, thiều bom… Về chiến trường, ta không biết địch ở đâu, cứ co cụm phòng thủ, nhưng địch lại như ma quỉ, rất biết ta đang ở chỗ nào.

“Nếu chúng ta mà là ông Thiệu vào lúc đó, sau chiến dịch Hạ Lào…” Nhiều người nay cứ tiếc nuối mà nói. Thế nhưng ông Thiệu và cả mấy ông quân sư, phụ tá, cố vấn vào lúc đó đang có chuyện khác phải lo. Lo ông Dương Văn Minh ra tranh cử. Lo Nguyễn Cao Kỳ cũng ra làm cho ông đương kim tồng thống bị chia phiếu. Đó là lý do khiến cho chỉ sau mấy năm tìm cách giữ quyền hành mà đầu ông phải bạc!

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Giêng 2023(Xem: 2756)
"Cách đây hơn 50 năm, chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Lyndon Baines Johnson tuyên bố "súng là công cụ chính gây nên cái chết của giới tội phạm Mỹ" và nói rằng vấn đề này "chính là kết quả từ thái độ bình thường của nền văn hóa chúng ta đối với súng đạn và di sản công dân được trang bị vũ khí, tự bảo vệ mình".
03 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2909)
"Bắt đầu từ cuộc bầu cử tổng thống năm 2000, báo đài ở Mỹ bắt đầu sử dụng hai màu xanh và đỏ để phân biệt ảnh hưởng của hai đảng tại các tiểu bang."
14 Tháng Mười 2022(Xem: 3543)
"Trước khi chết, Sarina Esmailzadeh, 16 tuổi, nói rằng thế hệ của cô muốn sống như những người trẻ ở New York"
12 Tháng Mười 2022(Xem: 3422)
"Vụ nữ đại gia Trương Mỹ Lan, chủ nhân tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị bắt trong một vụ án kinh tế sẽ là bước đầu tiên để khui ra và ‘đốt lò’ các vị tai to mặt lớn từ đương chức đến đã nghỉ hưu, theo nhận định của nhiều nhà quan sát ở Việt Nam."
10 Tháng Mười 2022(Xem: 3278)
"Một cuốn sách của hai tác giả Phương Tây nêu ra ba lý do khiến nền tảng quyền lực của Đảng Cộng sản và Nhà nước XHCN ở Việt Nam rất bền vững."
17 Tháng Chín 2022(Xem: 3130)
"Giờ đây, tuy vẫn làm chủ cuộc chơi, nhưng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với nhiều đợt sóng ngầm trong nội bộ. “Bộ Tam” về tổng thể, tuy không còn cố kết với nhau như cách đây mấy tháng. Các chân ghế của “Bộ Tam” cũng đang lần lượt bị rung lắc dữ dội."
13 Tháng Chín 2022(Xem: 2888)
"Nhiều sự kiện thời sự khiến tiểu nhân chợt nhớ Nguyễn Công Hoan (1903 – 1977) và “Người ngựa, ngựa người” - truyện ngắn khoảng 3.000 chữ, viết đầu thập niên 1930, lúc Việt Nam còn thuộc Pháp, kể lại đêm giao thừa của một người phu kéo xe - của cụ (1)..."
08 Tháng Chín 2022(Xem: 2807)
"Năm 1904, Halford John Mackinder – nhà địa lý học người Anh – từng nói: « Ai thống trị được "Heartland" thì chỉ huy cả thế giới »... Hơn một thế kỷ sau, cuộc chiến giành « Heartland » giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra gay gắt hơn bao giờ hết."
12 Tháng Tám 2022(Xem: 3032)
“Không có ai được quyền đứng trên luật pháp ở đất nước này”, ông Merrick Garland, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã nói như thế vào ngày 20/7, khi được các phóng viên hỏi."
07 Tháng Bảy 2022(Xem: 3099)
"Nhan đề trang bìa nhiều báo tập trung vào các hiểm họa hàng đầu với thế giới đương đại. Courrier International nói về nạn đói đe dọa các quốc gia nghèo nhất với việc Nga sử dụng "vũ khí lúa mì". L’Express ám ảnh bởi nỗi lo sợ "bội chi ngân sách công" không sớm thì muộn dẫn đến thảm họa."
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468