Một Thời “Hoa Mộng” (Hoàng Ngọc Nguyên)

29 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 32388)
Một Thời “Hoa Mộng” (Hoàng Ngọc Nguyên)

MỘT THỜI “HOA MỘNG”

Hoàng Ngọc Nguyên

image002_12

Tuần qua, trên tờ New York Times, có bài đáng cho người Việt trong nước và ở Mỹ đọc để hiểu được rằng giấc Hoa Mộng (American Dream) đã, đang và sẽ vẫn còn làm cho nhiều nguòi thiệt mạng nếu chẳng hiểu đích thực giấc mơ đó có ý nghĩa gì. Ảo tưởng “Hoa Mộng” để đến nỗi phải bất bình (Giấc Hoa mộng khéo bất bình, Bừng con mắt dậy thấy mình tay không) trước hết là lỗi của chính đương sự (theo cách nói phổ thông: “Nghèo mà ham”), sau đó là trách nhiệm bất lực của những “nhà truyền thông tự do” chẳng làm cho nguòi ta hiểu, nhưng có lẽ nặng nhất là chính quyền tiếp tay với giới làm ăn lưu manh bất chính trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa để lừa gạt những người dân quá mơ mộng về nước Mỹ. Nhưng ta nói làm sao được khi hàng chục ngàn cô gái tuổi từ 13-14 trở lên còn được bán dễ dàng đi khắp nơi để cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể khoe dự trữ ngoại tệ của đất nước dồi dào, ngành xuất cảng gia tăng vưọt bậc, thì sá gì cái đám thợ hàn lẻ tẻ trong truyện ham đồng đô la mà chui nhủi vào Mỹ. Ông Dũng nói đúng: có cùng lắm, Mỹ đuổi về, thì họ chẳng mất gì cả, mà còn có thêm kinh nghiệm “tìm đường cứu nước”. Bài báo có tựa “In debt, Far From Home And Claiming Servitude” (Mang nợ, xa nhà, và đem thân đi ở đợ). Bài báo có nội dung như sau:

Cái quảng cáo truyền hình mà người thợ hàn thấy ở Hà Nội quả thật là lôi cuốn, hấp dẫn đến khó tin. Một công ty bán công đang mở ra những cơ hội việc làm tại nước Mỹ trả đến $15một giờ, cộng với tiền ngoài giờ, vượt xa mức Ngô Bá Chín có thể kiếm được ở Việt Nam. Khi ông gặp những người đại diện của công ty, nguòi ta đòi $10.000 phí để đưa ông liên lạc với công ty Mỹ kiếm nguòi làm này. Ông bèn cầm cố nhà cửa, mượn thêm nhiều tiền của người trong gia dình để có đủ sở hụi.

Chi phí này là khởi đầu của hai năm khổ nạn khiến cho ông Ngô này sạch túi và sống lưu vong ở Houston. Ông là một trong 50 người thợ hàn ngưòi Việt đang khởi kiện họ đã bị đối xử như những người đi ở đợ ở nước Mỹ. Một vụ kiện tiều bang đã đưa đến việc hai công ty Mỹ dàn xếp bồi thường bên ngoài tòa án 60 triệu, nhưng nay một đơn kiện liên bang đã được đệ trình để nhằm vào những công ty Việt Nam tuyển mộ những ngưòi thợ hàn này và tham gia vào việc đưa lậu người vào nước Mỹ.

Qua hồ sơ cho thấy, những người công nhân đã nói – và các công ty đã phủ nhận – là nguòi ta mang họ vào đây bằng những lý do giả tạo, họ bị cô lập và bị đối xử tàn tệ và rồi đột ngột bị sa thải trong khi họ đang tính chuyện phải làm việc lâu dài để trả nợ. “Nguòi ta muốn dùng lao động của tôi như là chuyện kiếm tiền, và họ muốn bóc lột chúng tôi đến tận xương tủy,” ông Ngô nói.

Trong phỏng vấn , bốn người đã mô tả họ được tuyển mộ cách nào qua hệ thống nhà nước kiềm soát ở Việt Nam đối với vấn đề xuất cảng lao động và việc họ phải nợ nần đủ thứ đề có tiền trả phí bắt buộc. Đó là một hệ thống mà Bộ Ngoại giao kết luận trong một báo cáo năm 2010 thường làm cho người thợ “hết sức nguy khốn vì nợ nần và cưỡng bức lao động”.

Bốn công ty dính líu đến vụ này đều phủ nhận chuyện phạm pháp. Những viên chức tại những công ty chuyên về xuất cảng lao động đã tố cáo những người này nói dối và không nhìn nhận chuyện những người này đã bị lường gạt và bóc lôt. Những luật sư cho hai công ty Mỹ đã chịu trả tiền cũng tranh cãi về điều mà những người thợ hàn nói là họ bị trả lương thấp kém và không được ròi khỏi nơi mình cư ngụ.

 image004_6

Luật sư Tammy Trần

Nhưng Tony Buzbee, luật sư cho những người thợ hàn, nói rằng thân chủ của mình đã bị buộc phải ở đợ trả nợ. Chẳng những nguòi ta phải trả hàng ngàn đô la tiền phí cho những công ty Việt Nam, họ cũng bị tính tiền cắt cổ bởi các ông chủ nguòi Mỹ về nơi ăn chốn ở tàn tệ, việc di chuyển đi làm cùng với những chi phí khác.

Những nguiòi thợ nói công ty Mỹ sắp xếp cho viêc đi lai và nhà ở của họ - ILP Agency LLC – cũng thu giấy thông hành của họ va giữ họ bị cô lập, dọa họ rằng cảnh sát sẽ bắt và trục xuất họ nếu họ rời nơi đang cư ngụ. Những người thợ hàn nói rằng đã trả cho những nguòi đại lý cho những công ty có liên hệ với chính phủ Viêt Nam – Interserco và Vinamotors - tiền phí từ $6.500 đến $15.000. Đối lại, họ nói họ được hứa sẽ làm việc liên tục hai năm rưỡi ở Mỹ, kiếm được $15 một giờ. Phần lớn đã phải cầm cố nhà và mượn tiền từ người thân và bạn bè để trà khoản phí “lót đường” này vào đầu năm 2009. Một số đã mượn tiền ngay của những công ty xuất cảng lao động này và phải đưa bằng khoán nhà cho nguòi ta giữ.

Nhưng công ty Coast to Coast Resouces Inc., công ty ở Texas đã đưa họ đến Houston và mướn họ cho một xưởng đóng tàu, đã sa thải họ vào tháng hai năm 2009, chỉ sau tám tháng làm việc, bởi vì chiếu khán lao động của họ đã hết hiệu lực và Bộ Lao động Mỹ không gia hạn.

Những công nhân nợ hàng ngàn đô la họ không thể trả với đồng lương thấp ở Việt Nam. Hầu hết đã bác bỏ đề nghị của ILP Agency mua vé máy bay cho họ trở về nước. Vài nguòi nhờ một người thuộc tổ chức Jehovah’s Witnesses giúp, người này đến nhà họ và để lại danh thiếp.

Tammy Trần , một luật sư Mỹ gốc Việt nồi tiếng, ở Houston đã ra tay giúp họ, đại diện kiện công ty Mỹ và lý luận rằng nguòi ta đã hủy bỏ hợp đồng với họ. Bà cũng tập hợp các nhà thờ địa phương và những người Việt tại đây giúp họ áo quần, nhà ở vả thực phẩm. Vào tháng hai, Coast to Coast Resources và ILP Agency đã đạt đươc thỏa thuận bồi thường cho họ đến cả $60 triệu. Chiến thắng này chẳng có ý nghĩa gì, bởi vì theo điều kiện của thỏa thuận, nguòi chủ các công ty này không chịu trách nhiệm và những công ty này chẳng có tài sản, những luật sư tham gia vào quá trình thương lượng nói. Những nguòi thợ hàn này chưa nhận được một xu.

Cùng lúc đó, những người thợ nói họ đã bị đe dọa từ những người có liên quan đến các công ty lao đông này ở Việt Nam vì vụ kiện này. Họ nói rằng họ sợ tính mạng không an toàn khi trở lại Việt Nam.

Khi những nguòi thợ này đến Houston vào tháng năm và tháng sáu năm 2008, họ đưọc đưa dến những phòng cho mướn dơ bẩn, không có đồ đạc gì trong nhà ở Pasadena, Texas. Hai người phải ở chung một phòng, và phải trả tiền phòng mỗi người một tháng là $500 trong khi tiền mướn bình thường chỉ khoảng một phần tư số đó. “Căn phòng cho mướn này cực kỳ dơ bẩn, không giuờng, không bàn ghế, mùi hôi khắp nơi, gián chạy đủ chỗ,” ông Ngô nói. “Thảm thì dơ và máy lạnh không chạy”. Coast to Coast Resources cũng tính mỗi người phải trà một tuần $85 (môt tháng $340) tiền chuyên chở đi làm và đi chợ. Mỗi nguòi còn phải trả thêm $280 cho dụng cụ thợ tiện.

Scott Funk, luật sư đại diện cho Coast to Coast trong vụ kiện tiều bang, nói một thẩm phán tòa quận hạt không thấy những người này bị lũng đoạn hay bị bóc lột. Ông cũng lưu ý rằng người chủ công ty, Kenneth W. Yarbrough, không bị trách nhiệm liên đới trong vụ này.

Ông Ngô và ba người thợ hàn nói họ làm việc chủ yếu vào ban đêm ở Southwest Shipyard Inc., ở trong mình tàu, nhưng họ được trả lương bởi Coast to Coast, là công ty đã hợp đồng với ILP Agency đề kiếm thợ từ Việt Nam đến và giám sát những người này. Những người thợ nhìn nhận rằng ngay cả với những khoản cắt giảm này họ có thề kiếm được $300 dến $400 môt tuần. Vài người đã tìm cách chuyển tiền về nhà.

“Đây là những công nhân hợp pháp đến đây bằng thông hành hợp pháp và làm ra tiền, và họ thất vọng vì không tiếp tục kiếm tiền được nữa,” theo lời ông David J. Quan, một luật sư đại diện cho ILP Agency trong vụ án tiểu bang này. Ông Quan nói hợp đồng chỉ hứa công việc trong mưòi tháng, có thề gia hạn tùy theo chiếu khán. Ông nói thêm rằng việc ăn ở không thoải mái lắm, nhưng thỏa đáng, và những người thợ này kiếm được đồng lương khá. Nhưng những người thợ nói họ bị hạn chế trong khu nhà này và tại nơi làm việc vì lời đe dọa truc xuất của người chủ công ty ILP, Vũ quốc Hưng. “Giống như bị nhốt trong nhà tù,” ông Trang Nhã, 29 tuồi, nói.

Phan Thành Hân, 30 tuồi , một người thợ hàn để lại con gái nhỏ và vợ ở Việt Nam, nói món nợ với bà con khiến ông chẳng thoát đi đâu được. “Tôi cảm thấy rằng vì tôi chẳng làm được mấy tiền, tôi đã thất bại,” Ông nói. “Tôi nợ gia đình. Tôi đã không cho họ những gì đã hứa”.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Tám 2011(Xem: 26097)
Sau khi công ty Standard & Poor's hạ điểm tín dụng của Mỹ, làm náo động các thị trường chứng khoán thế giới, vai trò của các công ty thẩm định tài chánh đã nổi bật trên dòng thời sự.
10 Tháng Tám 2011(Xem: 24304)
Nhật báo Pháp Le Monde ngày 18/08/2011 đã phân tích thêm về tình hình căng thẳng hiện nay ở Biển Đông. Theo tờ báo uy tín nhất tại Pháp, căn nguyên làm cho vùng biển này dậy sóng chính là đòi hỏi chủ quyền quá lố của Trung Quốc.
10 Tháng Tám 2011(Xem: 29164)
Nghĩ gì làm gì là điều vẫn loanh quanh trong đầu óc của người dân trước thời cuộc hiện nay. Có ai dám để đầu óc của mình thảnh thơi trong lúc này, trừ phi họ tự phủ nhận sự hiện hữu của mình ?.
10 Tháng Tám 2011(Xem: 31523)
Không chỉ S & P nhìn thấy cái sân khấu chính trị trẻ con, ấu trĩ của những người già nhưng chưa trưởng thành này. Bởi vây mà câu hỏi đặt ra không chỉ là nước Mỹ đi vể đâu, mà thế giới chúng đang đi về đâu?
13 Tháng Bảy 2011(Xem: 28144)
Trong thực tế , trước mắt , Bắc Kinh không thể giảm sự phụ thuộc của họ vào trái phiếu Hoa Kỳ .
13 Tháng Bảy 2011(Xem: 24696)
Bản thân tôi, khi giải quyết vấn đề gì, tôi đều rất muốn có dịp trở lại Văn học miền Nam, đọc lại nó để đối chiếu và tham khảo.
13 Tháng Bảy 2011(Xem: 25848)
Silvio Berlusconi từ một doanh nhân trở thành thủ tướng của một trong số bảy cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới. Berlusconi là ai và hiện tượng Berlusconi xuất phát từ đâu?
13 Tháng Bảy 2011(Xem: 27345)
Vai trò quan trọng của Đặng Tiểu Bình trong quyết định đánh Việt Nam, trong bối cảnh quốc tế có cả quan hệ với Washington và Moscow.
13 Tháng Bảy 2011(Xem: 28172)
Trong thế hỗ tương,Việt Nam cho phép chiến thuyền Ấn Độ vào bến cảng của mình, đổi lại Ấn Độ sẽ giúp Việt Nam nâng cao sức mạnh hải quân.
13 Tháng Bảy 2011(Xem: 26830)
Ông chẳng còn gì cả - thân bại danh liệt. Ông cư xử trong những cách người ta không hiểu nổi và khó thế châm chước.
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468