Tương lai bế tắc của các nước kém phát triển (RFI)

29 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 25815)
Tương lai bế tắc của các nước kém phát triển (RFI)

Tương lai bế tắc của các nước kém phát triển :

trường hợp Cam Bốt

 image001_31

 









Một chung cư tại thủ đô Phnompenh

RFI/Phạm Phan

Tú Anh, RFI


Nhóm 48 nước kém phát triển nhất thế giới (PMA) và các nhà tài trợ quốc tế đưa ra mục tiêu trong 10 năm tới sẽ giảm danh sách này xuống phân nửa. Tuy nằm trong vùng kinh tế sinh động, 4 nước Asean gồm Cam Bốt, Miến Điện, Lào và Đông Timor bị xếp vào nhóm PMA, tức là có mức thu nhập bình quân mỗi người dân không quá 745 đôla mỗi năm.

Sau 5 ngày hội nghị tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, kết thúc hồi tuần trước (13/05/2011), các nhà lãnh đạo nhóm 48 nước có mức thu nhập bình quân thấp nhất thế giới phối hợp với các nhà tài trợ đưa ra một chương trình hành động nhiều cao vọng. Đó là nỗ lực tài trợ cho 900 triệu dân có mức thu nhập dưới 745 đôla/năm sớm thoát ra cảnh nghèo khó vào năm 2020, tức là vào thời điểm hội nghị PMA lần tới.

Để thực hiện mục tiêu này, Chương trình hành động tập trung vào « nâng cao khả năng sản xuất, giảm nạn đói,cải tiến hệ thống cung cấp nước sạch ». Các quốc gia tài trợ một lần nữa cam kết sẽ dành từ 0,15% đến 0,20% GDP để chi viện cho nhóm PMA.

Tuy nhiên qua nhiều hội nghị, các lời hứa này không bao giờ được thực hiện.

Theo ông Louis Michel, nghị viên châu Âu và cũng là cựu Ủy viên châu Âu về phát triển, các quốc gia giàu hay lấy lý do nầy lý do nọ để không tháo khoán. Do vậy, hội đồng cố vấn do Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc lập ra, trong đó có nghị viên Louis Michel, đề nghị không viện trợ theo dự án như chủ trương cố hữu, mà viện trợ qua ngân sách.Tiền viện trợ tập trung cải thiện khả năng lãnh đạo của chính quyền địa phương, cho phép người dân tham gia xây dựng tương lai của chính họ.

Ý kiến này đã không được hội nghị tán đồng.

Từ khi Liên Hiệp Quốc đặt ra khái niệm PMA, các nước phát triển chậm nhất vào năm 1971, cho đến nay chỉ có ba nước nhỏ là Boswana, Cap-Verdas và Maldives, thoát khỏi tình trạng này.

Theo các chuyên gia Liên Hiệp Quốc, có nhiều hy vọng ba đảo quốc nhỏ Samoa, Tuvala và Vanuatu sẽ có khả năng vượt khỏi ngưỡng PMA trong năm năm tới đây.

Còn ba nước có dầu hỏa là Angola, Guinea Xích Đạo và Đông Timor, cùng với Bangladesh và Nepal có thể thực hiện được mục tiêu này vào năm 2020.

Trong khối Asean, ngoài Đông Timor và Miến Điện còn có hai nước Đông Dương là Lào và Cam Bốt chưa thấy lối ra.

Thông tín viên Phạm Phan từ Phnom Penh phác họa bức tranh kém phát triển của xứ Chùa Tháp. Đằng sau những đoàn xe hơi đắt tiền, những ngôi nhà cao tầng và biệt thự nguy nga, là hàng triệu dân lầm than chạy gạo từng bữa.

Đời sống người nghèo ở Cam Bốt

1/ Cam Bốt nằm trong danh sách 48 nước có thu nhập bình quân dưới 750 đôla mỗi năm, tức là nước kém phát triển cần được quốc tế giúp đỡ đặc biệt. Tại chỗ anh thấy hư thực như thế nào ?

Người ta so sánh về hai hình ảnh bắt gặp được trên phương tiện thông tin đại chúng, những chiếc xe hơi tại Cam Bốt, đặc biệt tại thủ đô Phnom Penh, có nhiều kiểu dáng hiện đại, đẹp, mắc tiền, trong khi đó, những chiếc xe kiểu xưa cũ, thô kệch thời cuối thập niên 1960 vẫn còn chạy trên đường phố thủ đô La Habana, dù Cuba theo đuổi con đường Xã Hội Chủ Nghĩa “giàu mạnh” từ năm 1959.


 image002_14









Xe hơi do một công nhân Cam Bốt lắp ráp

RFI/Phạm Phan

Chủ nhân các chiếc xe bóng láng, mắc tiền có thể là chủ doanh nghiệp, giới chức ngành ngoại giao nước ngoài đang sống tại Phnom Penh, giới chức cấp cao trong chính quyền…Cũng cần phải nói quốc gia này có tiếng là thị trường tiêu thụ xe hơi bị ăn cắp hay bị đụng, sau đó được sửa chữa, sơn mới rồi bán lại cho người tiêu thụ.

Có một sĩ quan quân cảnh người Khmer gốc Hoa, sở hữu căn nhà phố 3 tầng nằm ở khu đất giá trị, gia đình ông có 3 chiếc xe hơi, riêng bản thân ông lái chiếc Prado màu đen đi làm mỗi ngày, đứa con gái nhỏ dưới 20 tuổi tự lái chiếc Toyota màu trắng sữa đi học. Người dân láng giềng tự hỏi, lương sĩ quan quân cảnh được nhà nước Cam Bốt trả bao nhiêu một tháng? Tất nhiên không hơn 100 Mỹ Kim. Như vậy, số tài sản ông này có được là do đâu? của ông bà tiên tổ để lại chăng? dân biết cha mẹ ông này chỉ có cuộc sống đủ ăn. Như vậy, ông sĩ quan quân cảnh này phải có công việc kinh doanh thêm ngoài giờ làm việc hoặc có hành vi bất chính như tham nhũng hoặc ăn cắp của công.

Cuộc sống như gia đình người sĩ quan nói trên đây không phải là thông thường cho mọi người dân trong xã hội, trái lại nó chỉ dành riêng cho người có chức có quyền “biết” cách làm giàu cho riêng họ.

Nhiều xe hơi ngó mới tinh chạy dập dìu trên đường phố Phnom Penh. Tất nhiên, đó chỉ là những nét bên ngoài của xứ Chùa Tháp, còn đại đa số người dân ở nông thôn hay thành thị vẫn có cuộc sống khó khăn. Riêng công nhân làm cho các công ty nước ngoài phần lớn là ngành may mặc có thể lãnh đồng lương khoảng 70 Mỹ Kim/tháng.

2/ Mức thu nhập được gọi là khá đối với những người có "may mắn" có việc làm , 60 đôla, thì đời sống của họ ra sao?

Lương trung bình của binh lính, cảnh sát, công chức, giáo viên bậc trung học chỉ có từ 50 đến 60 Mỹ Kim mỗi tháng. Có cảnh sát viên buổi sáng đi làm cố cong lưng đạp chiếc xe đạp trên đường phố vì sợ trễ giờ. Có giáo viên khi đến trường phải mở cái sạp bán hàng ở góc sân trường để kiếm thêm thu nhập, có khi buộc học sinh mua thứ này thứ nọ của cô thầy để kiếm thêm đồng tiền xoay xở cho cuộc sống gia đình.

Còn những công nhân ngành may mặc đa số là gái ở nông thôn ra thành thị kiếm việc làm, vì thế phải mướn phòng trú ngụ, để giảm bớt tiền mướn nhà, 4, 5 chị em hùn tiền lại mướn nhà. Ngoài chi phí ăn uống hàng ngày, còn phải cố gắng dành dụm gởi về quê giúp gia đình. Nhất là dịp Tết vào tháng 4 hay lễ Chhum (tháng 10, cúng ông bà tổ tiên), công nhân được nghỉ phép về quê thăm gia đình, lúc này cần tiền để mua đồ biếu thân nhân họ hàng, ít lắm phải có vài thùng mì ăn liền, một hộp bánh mứt, nhiều nữa thì có 1 thùng nước ngọt đóng lon, 10 hay 20 ký gạo.

Giá một ký thịt heo hiện nay là trên 22.000 Riel, như vậy trên 5 Mỹ Kim/một ký, dân đang có chiều hướng quay qua ăn thịt gà, khoảng 18.000 Riel/một ký. Với giá cả như vậy, và lương tháng chỉ có 60 Mỹ Kim, muốn ăn thịt heo chỉ mua một lần vài trăm gram mà thôi, thường thì phải mua cá khô loại rẻ hay cá tươi lớn bằng ngón tay trỏ. Những gia đình quân nhân công chức, giáo viên nghèo mà con đông thì khốn khổ do vì phải xoay xở với vật giá cứ leo thang theo thời gian.

Trong hoàn cảnh này đẻ con ít thì tốt, nhưng Cam Bốt đất rộng người thưa, nhà nước chủ trương dân phải sinh sản nhiều mới có đủ nhân lực bảo vệ quốc gia. Nhưng đẻ nhiều mà không kiếm đủ gạo ăn là một cái khổ.

Các gia đình ở thành phố có thể gởi con đi học ở trường công để giảm bớt chi phí, nhưng việc học hành ở trường công lại kém hiệu quả, vì thầy cô không dạy hết lòng cũng vì lương tháng ít quá không đủ sống để tải đạo.

Vấn đề y tế là một khó khăn kinh niên ở xứ Chùa Tháp. Người dân có thể vào nhà thương thí chữa trị, nhưng tại đây không được chăm sóc tử tế như ở các bịnh viên tư. Điều nữa, thuốc men trị liệu khi mua tại cơ sở dược phẩm tư nhân thì nhiều và đúng thuốc. Bác sĩ, y tá trong bịnh viện nhà nước bị dân than phiền là chỉ nghĩ đến đồng tiền, ít khi nghĩ đến lương tâm, tất nhiên không phải đa số. Còn tại cơ sở y tế tư, bác sĩ, y tá có thói quen nghề nghiệp là “nuôi bịnh” kiếm tiền lời. Giới bác sĩ tại Cam Bốt giàu có, dù có tay nghề nhưng thường bị bịnh nhân chê trách, vì thế dân Cam Bốt cố kiếm tiền đi Việt Nam trị bịnh. Hiện nay chính quyền Việt Nam – Cam Bốt hợp tác xây nhà thương mang tên Chợ Rẫy 2 nằm trên Quốc Lộ 1 hướng về Việt Nam, cách trung tâm Phnom Penh khoảng 10 km. Vài năm tới đây, khi hoàn thành, bịnh nhân người Khmer khỏi phải đi Việt Nam chữa trị nữa.

3/ Trong hoàn cảnh lo cơm hàng ngày không đủ, người dân bình thường có thể hy vọng ... con cái của họ lấy sự học để tiến thân, có đời sống lương thiện tại xứ chùa Tháp ?

Phú quý sinh lễ nghĩa” dù không tuyệt đối nhưng đời sống khó khăn, con cái người nghèo khó theo đuổi việc học đến nơi đến chốn. Và khi không có cái ăn, con người dễ rơi vào hoàn cảnh làm bậy. Tuy nhiên, con cháu nhà giàu tại Phnom Penh khi được cha mẹ lo cho vào làm chỗ công quyền cũng tập tành ăn hối hối lộ như cha mẹ mình để làm giàu.

Chúng tôi biết một gia đình có hai anh em, sống trên lầu 3 một chung cư gồm nhiều người nghèo. Người anh đi bán xăng, nhớt, đầu tóc mặt mày lấm lem hàng ngày, nhưng cố nuôi đưa em trai ăn học để lấy xong bằng tốt nghiệp đại học công lập. Hai anh em hiền lành, chăm chỉ làm ăn, học hành, chỉ biết sống đời lương thiện.

Xã hội Cam Bốt ít chú trọng đến nhân tài xã hội, người xin vào các cơ quan công quyền thường phải lo lót tiền, nếu không, thì phải có cha mẹ, bà con làm lớn đỡ đầu mới vươn lên được. Trường hợp một thanh niên có chí, có khả năng, rất khó tiến thân.

4/ Chính phủ có biện pháp nào cụ thể hay chỉ có tuyên bố chung chung mỗi lần có hội nghị quốc tế về nghèo khó ? Trung bình người dân có độ bao nhiêu tiền để sống và để sống đầy đủ phải cần bao nhiêu ?

Tất nhiên dưới sự trợ giúp của các tổ chức phi chính phủ, hay văn phòng đại diện các định chế quốc tế, chính quyền từ nhiều năm qua đã thi hành nhiều biện pháp giúp đỡ người nghèo như cứu trợ gạo, tương trợ khi có thiên tai, hướng dẫn nghề nghiệp để thanh niên nam nữ có cơ hội kiếm công ăn việc làm ... Điều quan trọng là cơ chế điều hành phải trong sạch. Trong một chế độ mà người lãnh đạo chuyên quyền thì việc giúp dân (dù tiền giúp là tiền nước ngoài viện trợ) cũng là cách ban ơn, ban phúc, và dân phải mang ơn người lãnh đạo hay đảng cầm quyền, chứ tư nhân không làm thay được, vì sẽ bị cơ quan an ninh ghép vào tội danh “gây rối trật tự công cộng” hay “xâm phạm lợi ích nhà nước”.

Có một số ít nam nữ còn trẻ, nói được Anh Ngữ, và trúng tuyển, đã vào làm trong các cơ quan phi chính phủ hay văn phòng định chế quốc tế hoặc trong các tòa đại sứ. Số người này có lương tháng từ 200 đến 400 Mỹ Kim. Đời sống tại Cam Bốt hiện tại, nếu có được 150 Mỹ Kim một tháng thì tạm đủ sống. Với số tiền này, một ngày ăn uống dè sẻn độ 8.000 Riel (tương đương khoảng 2 Mỹ Kim), thì một tháng còn lại 90 Mỹ Kim để chi phí thuốc men khi ốm đau, hay may mặc, chi phí đi lại, trang trải cho gia đình …

Theo báo cáo của LHQ, đời sống dân Cam Bốt hiện nay thấp kém hơn người Việt. Tuy nhiên, theo các chương trình trên đài truyền hình VTV1, VTV3 coi được tại Phnom Penh thì người Việt cũng còn là đối tượng cần được “Xóa đói giảm nghèo”. Trong phóng sự về đời sống khu xóm ở cầu Chữ Y, quận Tám – Sài Gòn cho khán giả thấy rõ, nhà cửa dân là nhà sàn cất dọc trên hai bờ con kinh có giòng nước đen đặc sủi bọt bên dưới, do vì tất cả chất thải hàng ngày của cư dân đều trút đổ xuống kinh. Môi trường bị ô nhiễm nặng vẫn chưa có biện pháp thay đổi, đời sống người dân ở khu vực này còn lâu mới thoát khỏi cảnh nghèo túng. Tất nhiên đây không phải là một địa điểm riêng biệt ở Việt Nam ngày nay.

Phạm Phan/Phnom Penh/RFI

(Nguồn: viet.rfi.fr)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Mười Một 2021(Xem: 4435)
Với nhiều bài Tưởng Niệm và hai phần Giáo Sư Vũ Quốc Thúc trả lời phỏng vấn RFI về "Phải chọn con đường vì dân tộc" và về hồi ký Thời Đại Của Tôi.
22 Tháng Mười Một 2021(Xem: 3807)
"Phải chờ hàng chục năm mới biết kết quả có như vậy hay không. Nhưng khi đạo luật “Tái thiết Tốt hơn” (BBB) được thi hành xã hội Mỹ sẽ thay đổi."
21 Tháng Mười Một 2021(Xem: 4085)
"Hậu quả thê thảm của đợt dịch COVID-19 thứ tư tại Việt Nam là do đầu tư cho y tế cơ sở chưa thỏa đáng. Y tế - nền tảng bảo đảm sức khỏe toàn dân – thiếu đủ thứ, kể cả nhân lực. Chính sách thì chắp vá (3)!.."
19 Tháng Mười Một 2021(Xem: 3484)
""Mọi thứ đều khác với trong hợp đồng chúng tôi đã ký ở Việt Nam - cuộc sống rất tồi tệ, đồ ăn thức uống, thuốc, mọi thứ đều rất tồi tệ," người công nhân này nói thêm."
19 Tháng Mười Một 2021(Xem: 3898)
"Vào sáng Thứ Sáu, ngày 19 Tháng Mười Một, TT Joe Biden tạm thời trao quyền sang cho Phó TT Kamala Harris khi ông vào viện Walter Reed Medical Center thực hiện khám sức khỏe định kỳ."
17 Tháng Mười Một 2021(Xem: 3680)
"Họ sẵn sàng đánh đổi mạng sống để đi bởi vì không đằng nào ở Việt Nam họ cũng chết đói và nếu họ ốm họ không chữa được bệnh thì sao. Thì họ vẫn chết. Đấy là họ nghĩ thế chứ không phải tôi nghĩ."
17 Tháng Mười Một 2021(Xem: 3873)
"Khi phá hủy vệ tinh bằng cách phóng thẳng tên lửa, cho dù điều này gây nguy hiểm cho các phi hành gia trên Trạm Không Gian Quốc Tế ISS, Matxcơva đã lao vào chạy đua chiến lược với Mỹ."
14 Tháng Mười Một 2021(Xem: 4058)
"Phải nói tôi mãi bị ám ảnh với dằn vặt và hối tiếc. Suy nghĩ lúc đó của Đại sứ Martin, và của Ngoại trưởng Henry Kissinger là sự biến đi của ông Thiệu sẽ giúp họ có được một thỏa thuận với phe cộng sản... Họ bị đối phương lừa ngay từ đầu và tin kẻ thù hơn tin chính người của mình."
11 Tháng Mười Một 2021(Xem: 3774)
"Trả lời BBC News Tiếng Việt ngày 10/11, Giáo sư Mullaly Siobhán, Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc cảnh báo một số công ty xuất khẩu lao động ở Việt Nam đã làm giả danh tính, khai gian tuổi tác để đưa trẻ vị thành niên đến Saudi Arabia."
10 Tháng Mười Một 2021(Xem: 4096)
“Tôi cho rằng hạnh phúc có bốn rường cột: tình yêu thương, lòng trắc ẩn, buông bỏ, và nghiệp nhân quả, có thể dễ dàng chiêm nghiệm được mọi lúc mọi nơi trong cuộc đời mỗi người."
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468