Hiện tượng Berlusconi trên sân khấu chính trị Ý

13 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 25772)
Hiện tượng Berlusconi trên sân khấu chính trị Ý

Hiện tượng Berlusconi trên sân khấu chính trị Ý

 

image001_85 

 










Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi và cô Karima El Mahroug "Ruby" - ảnh ghép

Reuters

Huê Đăng / Thanh Hà, RFI

Silvio Berlusconi từ một doanh nhân trở thành thủ tướng của một trong số bảy cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới. Berlusconi là ai và hiện tượng Berlusconi xuất phát từ đâu ? 

Hiện tượng Berlusconi

Kể từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước đến nay, tức là trên dưới cũng gần hai thập niên sân khấu chính trị nước Ý đã và đang phải chứng kiến một hiện tượng có một không hai trên thế giới : một doanh nhân thành đạt trong lãnh vực kinh tế tài chính đã biến thân thành Thủ tướng của một trong những quốc gia công nghệ tiên tiến nhất thế giới. Kèm theo đó là cả một chuỗi hệ lụy chính trị xã hội do vị trí đầy mâu thuẫn quyền lợi của người vừa làm doanh nhân phải bảo vệ những lợi ích riêng tư cho tập đoàn kinh tế tài chính của mình lại vừa làm Thủ tướng với những quyền lực tối đa trong tay có thể thay đổi đường lối kinh tế tài chính của một quốc gia để theo đuổi một mục tiêu cá biệt.

Nói theo cách nói của người Việt là “vừa đánh trống vừa thổi kèn”.

Bên cạnh vị trí mâu thuẩn quyền lợi nói trên, nhân vật Berlusconi còn có một nét đặc trưng độc đáo: đó là cách ăn nói suồng sã và cung cách hành xử kém nghiêm túc kiểu bá cổ vỗ vai trong các buổi họp quốc tế ... cũng đã làm tăng mức độ quái kiệt của ông ta. Hơn cả chục năm nay công luận thế giới vừa rất ngạc nhiên cũng vừa rất lấy làm thích thú trước những trò diễn hài của Berlusconi mỗi khi ông ta đứng cạnh những nguyên thủ quốc gia hay trong các buổi họp thượng đỉnh.

Công luận trên thế giới cũng tự hỏi vì sao mà một nhân vật “hài” như thế mà lại có được một sự đồng thuận đa số của cử tri để lên nắm quyền lực nhà nước của một quốc gia đứng hàng thư ba trong Cộng đồng Châu Âu.
Vì sao mà một nhân vật với vị trí mâu thuẩn quyền lợi như thế lại có thể đường đường chính chính trở thành Thủ tướng của một nhà nước pháp quyền với truyền thống dân chủ nghị viện Tây Âu ?

Xuất thân của ông Berslusconi

Hiện tượng Berlusconi cũng có những nguyên nhân sâu sa của nó. Để hiểu rõ nguyên nhân của hiện tượng Berlusconi, trước hết cần phải hiểu nhân vật này xuất thân từ đâu và trong quá khứ, trước khi trực tiếp nhảy vào sân khấu chính trị, ông ta đã có những quan hệ đặc biệt nào với giới làm chính trị ở nước Ý.

Silvio Berlusconi sinh năm 1936, tức là hiện nay ông ta đã 75 tuổi. Quê quán ở ngay thành phố Milano, tức là thành phố công nghệ và tài chính của nước Ý, một trong những vùng giàu có nhất ở Ý.

Silvio Berlusconi bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình trong lãnh vực bất động sản vào đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, chủ yếu là xây cất nhà cửa rồi bán đi lấy lãi. Đầu tiên là những xây dựng tầm cỡ nhỏ rồi sau đó dần dần tiến tới trở thành những công trình xây dựng lớn trong các kế hoạch quy hoạch mở rộng các thành phố.

Truyền thuyết kể rằng sự nghiệp kinh doanh bất động sản của Silvio Berlusconi bắt đầu bằng việc vay nợ của một ngân hàng mà chính ông bố của ông ta là nhân viên của ngân hàng đó, rồi từ đó các công trình xây dựng ngày một phát triển với các khoản tiền đầu tư ngày một lớn. Nhưng ccác khoản tiền đầu tư này đến từ đâu thì cho đến bây giờ cũng không ai rõ hư thật như thế nào. Có kẻ xấu mồm thì cho rằng đó là tiền của các băng đảng xã hội đen mafia đưa ra trong chiến dịch rửa tiền, nhưng những nguồn tin này cho đến nay vẫn không có bằng chứng rõ ràng. 

Chỉ biết rằng vào khoảng đầu thập niên 70 Berlusconi có thuê một người chăn ngựa ngay trong biệt thự của mình ở Arcore, và sau đó thì các nhà điều tra ngành tư pháp đã khám phá ra rằng chính người chăn ngựa này là một nhân vật có vị trí trong băng đảng mafia.

Từ lãnh vực bất động sản, đến giữa thập niên 70 thì Berlusconi bắt đầu mở rộng đầu tư vào lãnh vực truyền thông, chủ yếu là các trung tâm truyền hình. Đến đây thì con đường kinh doanh của Berlusconi bắt đầu gắn liền với các quyền lực chính trị ở Ý: chính vào năm 1984 khi các tòa án bắt đầu điều tra về một số vi phạm luật lệ sử dụng các băng tần phát sóng truyền hình của tập đoàn Fininvest của Berlusconi thì cũng chính vào thời điểm đó Thủ tướng Ý là ông Bettino Craxi, vốn là chủ tịch đảng Xã hội Ý, đã cho thông qua những điều luật mới về quản lý các băng tần phát sóng và chính những điều luật này đã ân xá những vi phạm trước đây của Fininvest và cho phép Berlusconi mở rộng thêm khả năng hoạt động kinh doanh về truyền thông của Berlusconi.

Kể từ đấy, tất cả những hoạt động kinh doanh của Silvio Berlusconi trong bất cứ lãnh vực nào cũng đều được che chở bằng ô dù của chính trị, chủ yếu là thông qua các hoạt động hối lộ và tham nhũng trong giới chính trị, nhất là đối với đảng Xã hội Ý của Bettino Craxi.

Mọi chuyện đến đây, nếu không có những biến chuyển quan trọng tiếp theo sau đó thì chắc chắn là Silvio Berlusconi cũng sẽ chỉ là một doanh nhân thành đạt, một đại gia giàu có bật nhất ở Ý nằm dưới ô dù che chắn chính trị của Bettino Craxi.

Nhưng tình trạng tham nhũng hối lộ của giới chính trị vào những thập niên 80 bắt đầu trở nên “quá tải” đối với giới kinh doanh, nhất là trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của hai đảng cầm quyền thời đó trong liên minh trung-tả là đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo và Đảng Xã Hội.

Tình trạng tham nhũng hối lộ tràn lan từ trung ương đến địa phương, và gần như các đảng chính trị ít nhiều đều bị lây bệnh tham nhũng hối lộ, đến độ Tổng bí thư đảng Cộng sản Ý thời đó, ông Enrico Berlinguer, một người nổi tiếng thanh liêm, và đảng cộng sản Ý vốn xưa nay là đảng nổi tiếng về trong sạch trong hàng ngũ lãnh đạo cũng ít nhiều bị tai tiếng về hối lộ tham nhũng.

Đến đầu thập niên 90, trong chiến dịch “bàn tay sạch” do ngành tư pháp ở thành phố Milano phát động, cả một số lớn vụ việc hối lộ tham nhũng bắt đầu bị phanh phui ra trước công chúng, lôi kéo cả một giai cấp lãnh đạo chính trị vào vòng lao lý và ... cuối cùng là cả một hệ thống đảng phái chính trị bị triệt tiêu. Sau cùng là toàn bộ nền Đệ Nhất Cộng Hòa Ý phải tuyên bố cáo chung với sự ra đi trốn chạy của một số lãnh đạo chính trị cầm quyền đương thời, trong đó có Thủ tướng Ý Bettino Craxi phải chạy trốn sang Tunisia, một số khác vướng vòng lao lý, các đảng phái bị tan rã.

Sự cáo chung của nền Đệ Nhất Cộng Hòa Ý, với sự tan rã của các đảng chính trị cầm quyền, với sự trốn chạy của Thủ tướng Ý Bettino Craxi ... cũng có nghĩa là Silvio Berlusconi bắt đầu mất ô dù. Một số vụ việc tham nhũng hối lộ có dính líu đến cá nhân Silvio Berlusconi bắt đầu bị ngành tư pháp phanh phui ra. Trong tình thế mất ô dù đó thì chắc chắn trước sau gì bản thân của Silvio Berlusconi cũng sẽ vướn vòng lao lý và cả cơ đồ sản nghiệp của ông ta rất có thể bị ảnh hưởng trầm trọng.

Berlusconi tự làm ô dù

Đến đây cũng là lúc Silvio Berlusconi nẩy ra một sáng kiến kỳ diệu: nếu không còn ô dù thì chính Silvio Berlusconi sẽ là ô dù cho Silvio Berlusconi.

Berlusconi đã nhanh chóng nhạy bén áp dụng những thủ thuật marketing đưa ra một món hàng mới : đảng Forza Italia, một đảng chính trị hoàn toàn mới mẻ, không theo một tổ chức đảng như các đảng chính trị trước đây mà chủ yếu như một “phong trào xã hội” tự phát, không theo một cơ chế tổ chức nào cả, không có bầu bán, tất cả đều tập trung vào một nhân vật “phi thường” duy nhất là Silvio Berlusconi.

Lãnh đạo đảng không phải thoát thân từ những trung tâm đào tạo chính trị như các đảng phái thời Đệ Nhất Cộng Hòa mà đều là những nhân viên lãnh đạo của các tập đoàn kinh tế tài chính của Berlusconi, hoạt động theo cung cách như một tập đoàn kinh tế thuần túy, tất cả mọi quyết định đều dựa trên phương trình “lời-lỗ” của giới kinh doanh, và đều do chính Silvio Berlusconi đích thân chỉ đạo.

Một xã hội Ý quá ngao ngán trước các đảng phái tham ô thời Đệ Nhất Cộng Hòa, trước một giới lãnh đạo chính trị gần như chay cứng trong một cơ chế hành chánh chỉ biết tập trung vào những hoạt động tham nhũng hối lộ .... thì một lực lượng chính trị mới theo mô hình “tập đoàn kinh tế” năng động, và nhất là bản thân Silvio Berlusconi là một hình ảnh hoàn toàn mới lại trên sân khấu chính trị, với những ngôn từ rất giản dị dễ hiểu, với những hứa hẹn sôi nổi cho một xã hội mới.

Thế là món hàng mới của Berlusconi được “thị trường” đón nhật một cách hồ hởi và trong mùa tranh cử năm 1994 Silvio Bersluconi và đảng Forza Italia đã được đông đảo cử tri bỏ phiếu tín nhiệm. Tuy nhiên để nắm được chính quyền, Berlusconi đã phải liên minh với những thế lực chính trị tồi tệ nhất, một bên là đảng Lega Nord, một đảng kỳ thị và bài ngoại và chỉ có hoạt động mạnh ở vùng đông bắc nước Ý, bên kia là đảng phát-xít Ý.

Nếu không có sự xuất hiện của Bersluconi thì chắc chắn là những lực lượng chính trị bảo thủ và cực hữu nói trên sẽ không bai giờ mơ tưởng được chuyện nắm chính quyền.

Thực tế cầm quyền của Bersluconi

Nhưng trên thực tế, kể từ khi nắm được chính quyền, Silvio Berlusconi chẳng làm gi khác hơn là dấy động âm binh của phe đa số trong quốc hội để đưa ra những điều luật vừa để giải quyết tình trạng mâu thuẫn quyền lợi giữa một Berlusconi đại gia và một Berlusconi Thủ tướng, vừa để che chắn cho Berlusconi trước những điều tra của nghành tư pháp về những tội trạng tham nhũng hối lộ, gian lận sổ sách của tập đoàn Finivest của ông ta.

Vì chỉ tối ngày lo chuyện chống đở với ngành tư pháp nên trong suốt bao nhiêu năm cầm quyền, Berlusconi chẳng có một đóng góp thực sự nào cho nước Ý. Thậm chí ngay trong cảnh dầu sôi lửa bỏng kể từ khi có cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới từ năm 2008 đến nay, nước Ý vẫn cứ phải triền miên trì thoái trong khi cả quốc hội và chính phủ chỉ biết lo đấu đá với ngành tư pháp để che chắn cho chính Berlusconi.

Điều tệ hại hơn nữa là suốt mười mấy năm cầm quyền, mô hình chính trị của Bersluconi không những chẳng làm trong sạch thêm cho nhà nước Ý, mà lại còn tồi tệ hơn cả thời Đệ Nhất Cộng Hòa.

Tất cả giới lãnh đạo chính trị xoay vòng chung quanh nhân vật Berlusconi đều chỉ là những người do Berlusconi chỉ định, dựa trên mức độ tín cẩn và lòng trung thành với “minh vương”. Do đó hầu như chẳng ai có một khả năng chính trị thực thụ, tất cả như một triều đình thời quân chủ phong kiến trông đó mỗi vị chức sắc đều chỉ lo bày tỏ lòng trung thành với minh vương để có thể tiếp tục hưởng lộc.

Tất cả tình trạng này đã đưa nước Ý vào một cơn khủng hoảng trầm trọng chưa từng thấy : không phải chỉ là khủng hoảng kinh tế tài chính do sự bất tài của chính phủ và quốc hội, mà còn là khủng hoảng về đạo đức chính trị, về lãnh đạo chính trị.

Bằng cớ tiêu biểu là những “nữ Bộ trưởng” do Berlusconi chỉ định đưa vào Hội đồng Bộ trưởng, thậm chí có người xuất thân là một nữ diễn viên múa ở các hộp đêm. Chẳng qua chỉ là một cách để Thủ tướng có thể tiếp tục “gần gũi” với các “nữ Bộ Trưởng” ... và cũng là cách để Thủ tướng dùng ngân sách nhà nước để tiếp tục “mua vui”.

Tất cả những tệ trạng mà chính phủ Bersluconi mang đến, và nhất là những vướng mắc với ngành tư pháp của chính bản thân Berlusconi, thậm chí trong đó có cả những vụ “mua dâm trẻ vị thành niên” như trong vụ “Ruby-gate”, những vụ tham nhũng hối lộ như trong vụ án xử luật sư người Anh David Mills, hoặc trong vụ xử phạt tập đoàn Finivest của Berlusconi 560 triệu Euro về tội tham nhũng quan án để thông qua vụ mua trái phép cơ sở in ấn lớn nhất nước Ý là Mondadori, đang làm cho công luận Ý càng ngày càng thêm chán ngán.

Vụ thất cử trong cuộc bầu cử địa phương vừa qua, nhất là ở thành phố Milano, căn cứ địa của Berlusconi, rồi tiếp đến thất bại trong cuộc trưng cầu dân ý về việc chính phủ muốn trở lại việc lập các nhà máy điện hạt nhân và về dự luật miễn tố cho Thủ tướng ... cho thấy là mô hình Berlusconi đang bước vào giai đoạn “thoái trào”.

Rất có thể là nếu phải đi bầu ngay bây giờ thì Bersluconi sẽ không thắng cử nữa, nhưng vấn đề chính của nước Ý vẫn là sự thiếu vắng của một liên minh chính trị đối lập ổn định để có thể đứng lên cứu vãn nước Ý.

Cho đến nay, các lực lượng chính trị phe đối lập vẫn chỉ đồng thuận có một một điểm duy nhất : hạ bệ Berlusconi. Nhưng rồi sau đó, khi nói đến các vấn đề kinh tế xã hội chính trị hậu-Berlusconi thì các lực lượng phe đối lập vẫn còn trong cảnh trống đánh xuôi kèn thổi ngược. Trước đây, đã hai lần cử tri đã bỏ phiếu cho phe đối lập để đứng ra thay thế Berlsuconi (năm 1996 và 2006 với Thủ tướng Romano Prodi), nhưng cả hai lần chính bản thân phe đối lập đã tự phá hủy liên minh chỉ vì bất đồng nội bộ.

Vấn đề hiện nay của nước không phải là Berlusconi. Vấn đề là hậu-Berlusconi.

Nguoofn : viet.rfi.fr)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Ba 2022(Xem: 2946)
"Nhiều nhà phân tích đã nói rằng dù kết cục cuộc chiến có thế nào thì Putin cũng đã thua và sẽ chẳng còn có thể có ảnh hưởng gì đáng kể trên thế giới."
18 Tháng Ba 2022(Xem: 3393)
"Theo phán quyết của CIJ, nước Nga phải chấm dứt ngay xâm lược và rút quân đội về nước. Tuy nhiên, cơ quan tài phán của LHQ không có phương tiện buộc nước Nga phải tôn trọng phán quyết."
14 Tháng Ba 2022(Xem: 3032)
"Sau khi các đường bay sang châu Âu bị cấm hồi đầu tháng 3, dân Nga đi xe hơi sang Phần Lan hoặc tìm cách tới các nước láng giềng như Armenia, Azerbaijan, Gruzia, và bay tới Thổ Nhĩ Kỳ."
12 Tháng Ba 2022(Xem: 3028)
"Phóng viên BBC Quentin Sommerville và người quay phim Darren Conway có một tuần đi cùng các binh sỹ Ukraine ở Kharkiv khi họ chiến đấu để chặn bước tiến quân Nga. Phóng sự này có chứa các hình ảnh thương vong."
10 Tháng Ba 2022(Xem: 3295)
"Chính các đại biểu quốc hội, thuộc cả hai đảng đã thúc đẩy khiến ông Biden phải quyết định. Nhưng 79% dân Mỹ ủng hộ hành động này. Người Mỹ chấp nhận bớt đổ xăng để dân Ukraine bớt đổ máu."
10 Tháng Ba 2022(Xem: 3181)
"Như vậy hai điều kiện sau đều để cho lá phiếu của người Dân quyết định dưới sự giám sát của Liên hợp quốc, chứ không theo ép buộc hay ý chí áp đặt của bất cứ ai. Và đó chính là "Lối thoát Danh dự "cho cả hai."
07 Tháng Ba 2022(Xem: 2995)
"Hai nhà khoa học chính trị có ảnh hưởng sâu rộng của Hoa Kỳ, đều đã qua đời, đã từng đưa ra nhận định của họ về mối quan hệ phức tạp giữa Nga và Ukraine."
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468