Trái phiếu Mỹ : Con dao hai lưỡi đối với Bắc Kinh

13 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 28152)
Trái phiếu Mỹ : Con dao hai lưỡi đối với Bắc Kinh



Trái phiếu Mỹ : Con dao hai lưỡi đối với Bắc Kinh


 image001_99

 









REUTERS/Tyrone Siu

Trọng Nghĩa


Ngay sau khi Hoa Kỳ bị cơ quan thẩm định tài chánh hạ điểm uy tín về nợ công, Bắc Kinh đã lên tiếng cực lực chỉ trích Washington. Trung Quốc đồng thời đe dọa là sẽ đa dạng hóa việc đầu tư bằng ngoại tệ của họ. Tuy nhiên, theo giới phân tích, đó chỉ là những phản ứng tức tối, còn trong thực tế, trước mắt, Bắc Kinh không thể giảm sự phụ thuộc của họ vào trái phiếu Hoa Kỳ.

Lời lẽ phê phán của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ trong những ngày qua rất dữ dội, nào là : Bắc Kinh « kể từ nay đã có tất cả các quyền để đòi hỏi Hoa Kỳ giải quyết vấn đề nợ mang tính chất cấu trúc của họ », nào là « Dường như đã qua rồi ngày mà Chú Sam, bị công nợ đầm đìa, nhưng vẫn có thể dễ dàng lãng phí một khối lượng vô tận tiền vay từ nước ngoài », như trong bài viết của Tân Hoa Xã, hãng tin chính thức Trung Quốc hôm thứ Bảy tuần trước.

Có thể nói là, phản ứng gay gắt của Bắc Kinh tỷ lệ thuận với khối lượng trái phiếu Mỹ khổng lồ mà họ đang nắm trong tay. Tính đến tháng Năm vừa qua, Trung Quốc, quốc gia chủ nợ số một của Hoa Kỳ, đã cầm giữ khoảng 1.160 tỷ đô la công khố phiếu Mỹ.

Khối lượng khổng lồ này đang trở thành một mối lo rất lớn cho cường quốc kinh tế thứ hai thế giới vì lẽ, nếu giá trị đồng đô la Mỹ sụp đổ, điều đó tất yếu dẫn đến việc dự trữ ngoại hối bằng đô la của Trung Quốc bị sụp theo với tỷ lệ tương ứng. Và đối với Bắc Kinh, điều đó có thể làm cho nền kinh tế của họ bị mất ổn định.

Chính vì lý do đó mà Trung Quốc đã muốn ‘’lên lớp’’ Hoa Kỳ để tình hình diễn biến thuận lợi hơn. Giáo sư Triệu Quan Tích, thuộc Đại học Nhân dân Bắc Kinh giải thích : « Trung Quốc, với tư cách là chủ đầu tư, có quyền bảo vệ lợi ích của mình ». Tuy nhiên, theo hãng tin Pháp AFP, quyền hành động của Trung Quốc rất hạn hẹp.

Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc - 3.197 tỷ đô la vào cuối tháng 6 - vốn đã lớn nhất thế giới, sẽ còn tiếp tục gia tăng. Khối dự trữ này lớn đến mức mà Ngân hàng Trung ương Trung Quốc trong thực tế, sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đa dạng hóa đầu tư vào ngoại tệ.

Theo ông Mã Tuấn, chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng Deutsche Bank chi nhánh ở Hồng Kông, thì mọi quyết định của Trung Quốc bán ra một khối lượng tài sản trị giá bằng đô la lớn đều sẽ gây ra sự chú ý trên thị trường thế giới, và có thể khiến giới đầu tư hoảng hốt, và tung dự trữ đô la ra bán trên bình diện rộng.

Hệ quả của điều này là đô la sụt giá khiến cho giá trị tài sản của Trung Quốc bị sứt mẻ.

Mặt khác, theo một chuyên gia tại Công ty chứng khoán CCB International Securities, dù điểm uy tín của Mỹ bị hạ thấp xuống một nấc, công khố phiếu Hoa Kỳ vẫn hấp dẫn giới đầu tư. Trong bối cảnh khủng hoảng nợ công đang đe dọa nhiều nền kinh tế châu Âu, như Ý hoặc Tây Ban Nha, trái phiếu Mỹ vẫn được coi là an toàn hơn.

Sau cùng, một số chuyên gia tiền tệ cho rằng, nếu Trung Quốc bán bớt số trái phiếu Mỹ mà họ đang có, điều đó sẽ tác động đến giá trị đồng nhân dân tệ. Đồng yuan mà Trung Quốc đang ‘’gắn’’ vào đồng đô la Mỹ và duy trì tỷ giá ở mức thấp, có thể bị sức ép phải tăng giá, điều mà Bắc Kinh không muốn vì sợ làm ngành xuất khẩu của họ bị thương tổn.

Nhìn chung, dù bực bội đối với Mỹ, nhưng Trung Quốc không thể rời bỏ công khố phiếu Hoa Kỳ. Thậm chí, theo nhận định của ông Michael Pettis, thuộc Hiêp hội Carnegie Foundation, Trung Quốc sẽ còn phải tiếp tục mua các món nợ này.

(Nguồn: viet.rfi.fr)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Năm 2010(Xem: 38061)
Chúng ta lâu nay quả có lo ngại rằng với ảnh hưởng của truyền thông “qui ước” của Mỹ cũng như của những nhà nghiên cứu có tính “kinh điển” của Mỹ, những thế hệ sau này, người Mỹ và người Mỹ gốc Việt, sẽ nhìn lại cuộc chiến “chẳng ra sao cả”. Năm nay với nhưng tác giả như Rufus Phillips, Sol Sanders, Richard Botkin…, chúng ta có thể bắt đầu hy vọng: viễn ảnh chẳng đến nỗi đáng quá lo như thế. Hoàng Ngọc Nguyên
23 Tháng Tư 2010(Xem: 83972)
Quần đảo Hoàng Sa ở giữa vĩ tuyến 16 và 17, ngoài khơi ranh giới khi trước giửa Bắc Việt và Việt Nam Cộng Hòa, nghĩa là rất xa bờ biển Trung Quốc ... Quần đảo Trường Sa lại còn xa Trung Quốc hơn nhiều, ở tận vĩ tuyến 12, ngang tầm vớl hạ lưu sông Cửu Long (Mékong) ở miền nam Việt Nam... GS Nguyễn Phú Đức
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468