Hòa bình tại Libya tùy thuộc nhiều vào yếu tố bộ tộc

04 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 29088)
Hòa bình tại Libya tùy thuộc nhiều vào yếu tố bộ tộc


Hòa bình tại Libya tùy thuộc nhiều vào yếu tố bộ tộc

image001_112

 

 








Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton (P), ông Mustafa Abdel Jalil, chủ tịch Hội đồng Chuyển tiếp, và ông Mahmoud Jibril nhân vật số hai, tham dự hội nghị tại Paris, ngày 01/09/2011

REUTERS/ Gonzalo Fuentes

Tú Anh

Sự sụp đổ của chế độ độc tài Kadhafi củng cố niềm tin vào trào lưu cách mạng Mùa Xuân Ả Rập nhất là ở Syria, nhưng con đường tái lập hòa bình tại Libya còn nhiều lắm chông gai. Hội đồng Quốc gia Lâm thời cam kết tổ chức tổng tuyển cử trong 8 tháng tới, sẽ phải từng bước tháo gỡ các cột trụ của chế độ cũ và phải mời các bộ tộc hợp tác trong tinh thần hòa giải. Đặc biệt là các bộ tộc ở phía Tây đã đóng vai trò quyết định trong chiến dịch tấn công Tripoli.

Tại Paris, theo sáng kiến của Pháp và do Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Anh David Cameron đồng chủ tọa, khoảng 60 phái đoàn quốc tế tham dự hội nghị « các nước bạn của Libya » để nâng đỡ chính quyền lâm thời trong tiến trình tiếp thu đất nước và xây dựng một chế độ dân chủ.

Theo AFP trích dẫn một nhà ngoại giao Pháp thì « một trang sử mới đã mở ra, trang sử xây dựng một nước Libya dân chủ. Chính quyền lâm thời đã cam kết và chúng ta sẽ hậu thuẫn họ ». Một nhà ngoại giao Anh thì nhấn mạnh « đây là cơ hội để quốc tế quan sát xem Hội đồng Quốc gia Lâm thời muốn xây dựng đất nước như thế nào và muốn được giúp đỡ ra sao ».

Phần tài chính, ưu tiên số một, đang được quốc tế thực hiện qua việc hủy bỏ các biện pháp phong tỏa tài sản của Kadhafi cất dấu ở Tây phương.

Nhưng thử thách lớn nhất là làm sao tái lập hòa bình tại một quốc gia mà trong suốt 41 năm qua bị một gia đình và một vài bộ tộc thống trị.

Sau các cuộc nổi dậy thành công tại Tunisia và Ai Cập, chỉ trong vòng vài tuần lễ đã đánh đổ hai nhà độc tài, nhiều quan sát viên ngỡ rằng tình hình cũng sẽ diễn biến nhanh chóng tại Libya với cuộc nổi dậy 17/02/2011 tại Benghazi và Tripoli.

Nguyệt san Le Monde Diplomatique, số tháng 9/2011, trong bài « các điều kiện để đoàn kết quốc gia » nhắc lại mọi người đã vui mừng khi thấy từng đoàn chiến binh nghiệp dư đi xe vận tải nhỏ mui trần ào ạt tiến về Tripoli, mặt mũi phấn khởi. Người ta tưởng đã chỉ cần hai ngày là sẽ « giải phóng » Tripoli.

Nhưng rồi phải mất hơn 6 tháng nội chiến, với 8 ngàn phi vụ của NATO, mặt trận Brega và Misrata không thay đổi. Cố gắng của dân chúng ở phía Đông là nỗ lực chính nhưng phải chờ đến khi có sự tham gia của các bộ tộc phía Tây (Zintan) thì chiến sự mới nhanh chóng nghiêng về phe nổi dậy. Chỉ vào hôm sau là Tripoli thất thủ và gia đình đại tá Kadhafi phải bỏ chạy.

Vì những nguyên nhân sâu xa nào mà chế độ Kadhafi tồn tại lâu dài và phong trào đối lập phải hy sinh hơn 3000 người mới đánh đuổi được ?

Để có thể xây dựng một chế độ dân chủ và hòa bình những tác nhân mới phải giải quyết được những thách thức lớn lao nào ?

Nhà báo Patrick Haimzadeh của Le Monde Diplomatique cho rằng chính quyền mới cần phải dẹp bỏ ba « cột trụ của chế độ Kadhafi » mà ông ta đã dựa vào để củng cố chế độ.

Ba cột trụ đó là Hội đồng cách mạng, một loại « Hồng vệ binh » của Mao Trạch Đông, hay đảng Baas của nhà độc tài Irak Saddam trước đây, hoặc đảng Baas của lãnh đạo Syria hiện nay, dùng để trấn áp « thù trong giặc ngoài » của bạo chúa.

Chính thành phần này đã thẳng tay trấn áp các cuộc biểu tình đầu tiên tại Libya ngày 15/02 năm nay và do vậy đã đưa tới cuộc tổng nội dậy võ trang hai ngày sau đó.

Cột trụ thứ hay là « vệ binh cộng hòa » quyết tử bảo vệ gia đình Kadhafi chia ra thành nhiều tiểu đoàn. Một số đơn vị đã chạy theo phe nổi dậy nhưng phần lớn sĩ quan trung thành rút về vùng thủ đô.

Đây là những người thuộc bộ tộc Kadhafa và Magariha được chế độ cho hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi, nhà cửa, xe hơi,tiền bạc, du lịch nước ngoài…

Các đơn vị này đã « tận trung » suốt hai tháng chiến trận tấn công vào phe nổi dậy ở các thành phố phía tây. Hai người con trai của đại tá Kadhafi là Khamis và Mouatassim, mỗi người chỉ huy một lữ đoàn.

Cột trụ cuối cùng phải hóa giải là tâm lý bộ tộc và địa phương mà ưu quyền đặc lợi là lý do phải bảo vệ chế độ bằng mọi giá.

Tuy đã lật đổ Kadhafi nhưng lối ra của cuộc nội chiến Libya là một thách thức có nhiều bất trắc. Gần như người dân nào cũng có vũ khí trong bối cảnh non kém ý thức chính trị và tinh thần địa phương, bộ tộc vẫn quan trọng hơn quyền lợi quốc gia.

Giáo sư Nguyễn Văn Huy, Đại học Paris 7

 

01/09/2011

 

Nghe (09:48)

 

 

 

Để tìm hiểu thêm , RFI đặt câu hỏi với nhà báo kiêm giáo sư dân tộc học Nguyễn Văn Huy, đại học Paris 7.

 (Nguồn: RFI)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Mười Một 2011(Xem: 27143)
Người ta bao nhiêu lần cứ tưởng hết cơn bỉ cực tới hồi thái lai, nhưng trời cứ mưa dầm dề, chạy qua chạy lại từ chỗ này đến chỗ khác, làm sao trời sáng lên được. Bây giờ, người ta mới hiểu ý nghĩa thực sự của hai chữ “chết chùm” là gì.
13 Tháng Mười Một 2011(Xem: 27864)
Người như Cain chắc chắn không hiếm có trong xã hội. Trong khi đó, muốn là tổng thống, một nghĩa nào đó phải là thứ quí hiếm. Cái sai lớn nhất của Cain là ở chỗ tuy là người phàm phu tục tử mà ông lại tưởng rằng mình là thứ quí hiếm.
13 Tháng Mười Một 2011(Xem: 27304)
Câu chuyện vấp váp của Rick Perry nhiều khi chỉ đơn giản như thế mà người ta không hiểu, cứ đem cái đầu của ông ra mà hỏi là “có hay không” khi đòi đi dẹp những bộ quan trọng cho đất nước phát triển như thế!
27 Tháng Mười 2011(Xem: 27800)
"...để hiểu câu chuyện sụp đổ của chế độ dân chủ tự do ở miền nam, người ta cần nhìn lại cuộc “cách mạng 1-11” này can đảm hơn, một cách phê phán hơn, nhưng cũng phải đa diện hơn."
27 Tháng Mười 2011(Xem: 28509)
Ông Obama nói rằng lính Mỹ nay có thể trở về trong niềm tự hào đã hoàn thành một nhiệm vụ cao cả. Tuy nhiên, người ta vẫn muốn đặt những câu hỏi về hai chữ Mission Accomplished này.
16 Tháng Mười 2011(Xem: 28065)
Việc sửa đổi Hiến pháp là một điều đáng mừng, vì đó là đòi hỏi của đời sống. Vấn đề đặt ra là phải sửa như thế nào để đáp ứng nguyện vọng của dân.
16 Tháng Mười 2011(Xem: 28824)
Hôm thứ Hai 30/10, phóng viên Didier Lauras của hãng thông tấn AFP đã nhận định: nền kinh tế Việt Nam đang đối diện với sự mất lòng tin ở tất cả các thành phần của nền kinh tế.
16 Tháng Mười 2011(Xem: 28446)
Thông tín viên của Le Monde tại Bắc Kinh nhấn mạnh : từ khi có cuộc nổi dậy ở Tunisia, các lời kêu gọi biểu tình đã liên tiếp được đưa ra tại Trung Quốc.
16 Tháng Mười 2011(Xem: 27363)
Kinh tế là vấn đề quyết dịnh, và trong kinh tế, công ăn việc làm là vấn đề quyết định, và trong công ăn việc làm, chuyện thị trường nhà cửa là vấn đề quyết định.
16 Tháng Mười 2011(Xem: 30562)
Bà ngoại trưởng nói Châu Á Thái Bình Dương trải dài Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương với gần một nửa dân số trên thế giới đã trở thành "động lực chính của chính trị toàn cầu."
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468