Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc bắt đầu hụt hơi

04 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 29389)
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc bắt đầu hụt hơi


Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc bắt đầu hụt hơi

image001_113 











Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường với Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Robert B. Zoellick (T) tại Bắc Kinh ngày 02/09/2011.

REUTERS/China Daily

Thanh Hà

Trong bài phân tích đăng trên nhật báo tài chính Anh Quốc Financial Times ngày 02/09/11, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Robert Zoellick nhận định : « Trung Quốc đang mất dần những lợi thế từng tạo nên phép mầu kinh tế của quốc gia này trong 30 năm qua ». Để tiếp tục duy trì một tỷ lệ tăng trưởng cao, nước đông dân nhất địa cầu này không thể chỉ trông cậy vào xuất khẩu và đầu tư, mà cần có những biện pháp cải tổ thực thụ.

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới nêu lên những giới hạn của mô hình phát triển thần kỳ Trung Quốc :

- mạng lưới công nghiệp tuy đã mở rộng đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế, nhưng năng suất không còn tăng nhanh như trong giai đoạn trước đây.

- trị giá gia tăng trong nền công nghiệp Trung Quốc còn rất thấp

- dân số Trung Quốc đang trên đà lão hóa.

Nhìn rộng ra hơn, ông Robert Zoellick nêu lên viễn cảnh vào năm 2030, thu nhập bình quân đầu người hàng năm của Trung Quốc sẽ là khoảng 16.000 đô la. Kịch bản này có nhiều khả năng xảy ra.

Với thu nhập theo đầu người ở mức 16.000 đô la, trọng lượng kinh tế của Trung Quốc khi đó sẽ tương đương với 15 lần so với Hàn Quốc hiện nay. Như vậy, theo lãnh đạo Ngân hàng Thế giới, Trung Quốc khó có thể vẫn tiếp tục coi xuất khẩu và đầu tư là những động cơ chính của mô hình tăng trưởng.

Do đó ông Zoellick cho rằng Trung Quốc cần cải tổ sâu rộng cơ cấu kinh tế tránh để gây thêm nhiều vấn đề nghiêm trọng cho kinh tế chung của thế giới cũng như đối với bản thân nước này. Những vấn đề đó bao gồm : mất cân bằng trong cán cân thương mại, giá lương thực và nguyên liệu tăng cao, gây thêm những thiệt hại cho môi trường.

Cuối cùng chủ tịch Ngân hàng Thế giới không loại trừ khả năng Trung Quốc ngày càng lệ thuộc nhiều hơn vào thị trường của nước ngoài.

Trong bối cảnh vừa nêu ông Robert Zoellick kêu gọi Bắc Kinh thúc đẩy việc cải tổ hệ thống thuế khóa, "nâng cao hiệu quả của khu vực kinh tế nhà nước, định hướng lại vai trò của nhà nước, phát huy nhà nước pháp quyền, mở rộng các hoạt động của khu vực tư nhân, khuyến khích cạnh tranh và cải tổ chính sách từ nhà đất đến thị trường lao động hay tài chính".

(Nguồn: RFI)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 20450)
"... ở gi ữ a hai c ự c Philippines và Cam B ố t, các n ướ c còn l ạ i th ườ ng k ế t h ợ p c ả hai đ ố i sách mà rõ ràng nh ấ t là Vi ệ t Nam."
11 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 21080)
BBC xin lược giới thiệu bài chuyên luận về các khía cạnh đồng lõa, hiệu ứng niềm tin và kinh nghiệm thanh lọc xã hội ở các chế độ hậu cộng sản.
10 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 19347)
Nixon chẳng phải là người theo đạo Phật nên không biết chuyện quả báo. Do đó, ông chỉ nghĩ ông bị tổ trác khi phải thân bại danh liệt vì vụ Watrergate…. 
10 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 18291)
“Qua bờ vực tài chánh này, chúng ta mới thấy rùng mình khi nhận ra nguyên cả hệ thống chính trị lưỡng đảng tâm thần của chúng ta đang đứng trước bờ vực tự sát.”
22 Tháng Mười Một 2012(Xem: 22751)
"N ế u mu ố n không có m ộ t v ị Nguy ễ n T ấ n Dũng n ữ a thì ph ả i thay đ ổ i th ể ch ế . Trong th ế ch ế đó ph ả i th ự c hi ệ n đ ượ c nh ữ ng quy ề n dân ch ủ c ủ a ng ườ i dân..."
21 Tháng Mười Một 2012(Xem: 21946)
"Nhưng không may, khi đà tăng trưởng trong khu vực và trên những thị trường quốc tế chính yếu như châu Âu, Hoa Kỳ, TQ … chậm lại, những chỗ yếu của nền kinh tế Việt Nam liền lộ dạng.”
21 Tháng Mười Một 2012(Xem: 23202)
Quả thật Văn Giang cũng chỉ là một trong vô số ví dụ về việc chính phủ hay các chính quyền địa phương làm trái pháp luật về đất đai, chẳng hạn như trường hợp ở quận 2, Sài Gòn. Người dân ở ba phường An Khánh, Bình An, Bình Khánh quận 2 đang bị chính quyền quận cưỡng bức phá vỡ nhà nằm ngoài phạm vi quy hoạch Đô thị mới Thủ Thiêm quận 2. 
03 Tháng Mười 2012(Xem: 22401)
Đối với người phương Tây và người Trung Quốc, dù ở thế kỷ 17 tại châu Âu hay ở Trung Quốc hiện tại, Khổng Tử thường được mang ra sử dụng có mục đích, tùy theo tình hình mà ông bị tấn công hay được thờ phụng tôn sùng.
03 Tháng Mười 2012(Xem: 21978)
Nếu như liên minh Mỹ - Nhật không còn khả năng trụ được trên vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku, thì chính sự cân bằng chiến lược trong khu vực sẽ bị đảo lộn theo hướng có lợi cho Bắc Kinh.
03 Tháng Mười 2012(Xem: 22224)
Lòng tham của con người tạo nên sự vô cảm trong kinh doanh như việc "ăn bậy" đang diễn ra hàng ngày. Điều đáng buồn là lòng tham đó lại học theo một số quan chức biến chất, người giàu.
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468