Thất bại tài chính lây lan tới kinh tế (BBC)

26 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 27847)
Thất bại tài chính lây lan tới kinh tế (BBC)

Thất bại tài chính lây lan tới kinh tế


Angel Gurria

Tổng Thư ký OECD

22 tháng 9, 2011

image001_145 








Khủng hoảng tài chính 2008 đã dẫn tới suy thoái kinh tế toàn cầu.


Phải chăng chủ nghĩa tư bản Phương Tây thất bại? Câu trả lời của tôi cho câu hỏi này là KHÔNG.

Nhưng tôi cũng tự hỏi rằng tư bản chủ nghĩa có đáp ứng được tính liên tục để hướng tới hoàn thiện hay không. Tôi muốn nói về kinh tế thị trường, về thị trường tự do.

Tôi nghĩ rằng chúng ta không thành công với tư cách giám sát, tư cách của nhà quản lý giới công ty và chúng ta thất bại trong vai trò quản lý rủi ro.

Chúng ta cũng thất bại trong việc phân bổ vai trò và trách nhiệm cho các tổ chức kinh tế quốc tế.

Sự thất bại tài chính của chúng ta làm lây lan ngay đến nền kinh tế.

Chúng ta đi từ cuộc khủng hoảng tài chính tới tê liệt kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp ở mức sốc, tính trung bình ở mức 9%-10%; 20, 30, 40% giới trẻ bị thất nghiệp nói riêng.

Đó là thực tế bi thảm của cuộc khủng hoảng.

Một số tổ chức quốc tế đã chứng kiến ​​cuộc khủng hoảng ập tới.

Một số thậm chí đưa ra được một vài cảnh báo, nhưng họ đã không phối hợp các đánh giá của mình, họ đã không có được một tiếng nói chung mạnh mẽ.

Vì vậy, những cảnh báo của họ đã bị bỏ ngoài tai trong bầu không khí của sự thịnh vượng khi mọi người kiếm rất nhiều tiền và người ta nghĩ rằng sự đổi mới chính là lựa chọn thích hợp, và rằng việc có ai đó đưa ra cảnh báo rằng một cái gì đó sai trái có thể diễn ra, thì chính người cảnh báo sẽ bị coi là đang gây trở ngại cho đà tiến bộ.

Cũng có lập luận rằng thị trường cần phải được hoạt động với sự can thiệp tối thiểu của chính phủ.

Nhưng điều đó không có nghĩa là thị trường có thể vận hành mà không cần tới bất kỳ sự can thiệp nào cả.

Vì vậy, cuộc khủng hoảng đã để lại một di sản thảm khốc. Một di sản của mức thất nghiệp cao, thâm hụt tài chính khổng lồ mà chúng ta đang cố gắng kiểm soát.

Nợ công lũy kế tới 100% GDP theo mức trung bình ở các nước OECD.

Dẫu sao thì khoản nợ này từng là một phần của giải pháp, và nay nó đã trở thành vấn đề.

Thay đổi cơ cấu

 image002_55








Vai trò quản lý rủi ro tại các nền kinh tế phát triển đang có vấn đề.

Và nợ vẫn không ngừng tăng, nền kinh tế chững lại làm giảm doanh thu tài chính, và tỷ lệ thất nghiệp lớn làm tăng chi phí xã hội.

Vì vậy, điều rất quan trọng là chúng ta phải đưa ra tín hiệu rõ ràng về cách làm thế nào chúng ta sẽ giải quyết vấn đề nợ mà không bị mất tăng trưởng và việc làm.

Và OECD đang nói là “thay đổi cơ cấu”. Đó là thông điệp của chúng tôi.

Phải cải cách sản phẩm và thị trường lao động, tăng cường cho giáo dục, đổi mới, tăng trưởng xanh, cạnh tranh, các biện pháp thuế, y tế - đó là những điều chúng ta nên tập trung chính cho một chiến lược lâu dài để phục hồi tăng trưởng bền vững.

Các biện pháp này sẽ tạo việc làm và giúp giải quyết nợ.

Chúng ta cũng cần phải "Có trách nhiệm với xã hội" và tập trung vào các chính sách đổi mới để bảo vệ những đối tượng dễ bị tổn thương nhất.

Vì vậy, KHÔNG, tôi không nghĩ rằng chủ nghĩa tư bản phương Tây hoặc kinh tế thị trường, thị trường tự do đã thất bại.

Tôi nghĩ rằng câu hỏi là làm thế nào để cải thiện việc kiểm tra và cân bằng trong nền kinh tế thị trường của chúng ta.

Wolfgang Schäuble, Bộ trưởng Tài chính Đức gần đây đã nhận xét trong một bài báo, tôi xin trích dẫn "có một sự đồng thuận rộng rãi rằng cần phải có luật lệ mẽ hơn cho các thị trường hoạt động sôi động và để những thị trường có sức đề kháng khủng hoảng”.

Tôi đồng ý hoàn toàn. Tôi nghĩ rằng nền kinh tế quan trọng tới mức không thể để toàn bộ nền kinh tế trong tay lực đẩy của riêng thị trường.

Đây là một quá trình không dễ dàng và cần có cơ chế quản lý toàn cầu mạnh hơn và các tổ chức quốc tế mạnh, nhưng tất nhiên, đó là cách duy nhất để cải thiện tình hình.

(Nguồn: bbc.co.uk)

___________________________________________________

Tăng trưởng quá nhanh 'dễ gây tai nạn'


Chandran Nair

Người sáng lập Global Institute For Tomorrow

22 tháng 9, 2011

image001_146 

 







Ông Nair nói đã có ba thập niên có tình trạng vay quá nhiều để rồi không trả nổi.

Hình thái cực đoan của chủ nghĩa tư bản đã lan rộng khắp thế giới, nhất là trong khoảng 30-40 năm gần đây, hiện đang gặp phải nhiều rắc rối và bị chúng ta chối bỏ.

Điều quan trọng là hiểu được hai nguyên tắc chính của chủ nghĩa tư bản. Thứ nhất việc coi con người hành xử có lý và rằng thị trường phản ứng có lý là sai; và nguyên tắc thứ hai coi thị trường định đoạt giá cả cũng sai nốt.

Điều quan trọng là hiểu được gốc rễ của chủ nghĩa tư bản hiện đại.

Có thể tranh luận rằng chiếm hữu nô lệ là nỗ lực đầu tiên cho việc sở hữu tài nguyên một cách rẻ mạt, vì thế khi chiếm hữu nô lệ kết thúc, chúng ta có chế độ thuộc địa, và một lần nữa, đây là nỗ lực điển hình của chủ nghĩa tư bản để sử dụng tài nguyên thật rẻ, và khi chế độ thuộc địa đổ đổ vỡ, điều này cũng trở nên khó đạt được thì chúng ta lại có cái cớ toàn cầu hóa tăng trưởng kinh tế và rồi toàn cầu hóa tài chính.

Khi tôi nói về vấn đề này ở châu Âu, họ nói rằng đã ba thập niên có tình trạng vay quá nhiều để rồi không trả nổi, nhưng tôi nói lại rằng, họ nên nhân thêm khoảng mười lần nữa và xem xét nó trong khoảng thời gian là 300 năm của thực trạng phát triển quá đà.

Điều mà chúng ta cần thừa nhận lúc này là thế giới đang ở một ngưỡng rất khác so với 100 năm trước, khi chúng ta chỉ có một tỉ người. Với dân số hiện nay đang tiến tới con số bảy tỉ, rất nhiều thứ cần phải thay đổi.

Hai vấn đề cơ bản nhất mà thế giới phải nhận biết, mà chủ nghĩa tư bản phương tây vốn vẫn lờ đi, là hàng hóa và dịch vụ mà các công ty và các nền kinh tế vẫn sản sinh, đều dựa trên tài nguyên rẻ mạt và những chi phí không hiện hữu.

Trò chơi này đến hồi kết rồi, chúng ta cần phải tái cấu trúc cơ bản – chủ yếu là để xem người dân sẽ sống như thế nào, và cần có những bước tiến vượt lên trên quan niệm đơn thuần về tăng trưởng để tham gia vào các cuộc tranh luận sâu xa hơn về bước tiến của nhân loại – mà cái đích thì rất khác so với việc hứa hẹn rằng tăng trưởng kinh tế sẽ mang lại những đồ chơi công nghệ mới nhất và xe hơi cho tất cả mọi người.

Đó là điều không thể và đây chính là nơi cỗ xe chủ nghĩa tư bản đụng phải bức tường.

Và vào lúc này người ta cần phải có cách đối thoại khác.

(Nguồn: bbc.co.uk)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Chín 2011(Xem: 28183)
Hơn 3000 bức điện gửi đi từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong vòng 10 năm với bốn đại sứ Hoa Kỳ khác nhau đã vẽ lên một bức tranh nhiều màu về Việt Nam hiện đại.
26 Tháng Chín 2011(Xem: 27722)
Gần đây vấn đề tội phạm vị thành niên đang gia tăng ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong số những kẻ giết người máu lạnh có kẻ còn mang khuôn mặt búng ra sữa. Gia đình - hay xã hội? Trách nhiệm thuộc về ai?
04 Tháng Chín 2011(Xem: 29459)
Ngay sau khi bản báo cáo của bộ quốc phòng Mỹ được công bố, Trung Quốc đã lên tiếng phản đối cho rằng Hoa Kỳ đã thổi phồng quá đáng mối đe dọa của Trung Quốc.
04 Tháng Chín 2011(Xem: 37735)
Chúng ta nhìn thấy một cảnh tượng đang đến gần : Đội quân thứ 5 của Tàu Cộng đang ngày càng được mở rộng.... Tôi nhớ đã đọc ở đâu đó, chúng ta có thể rất cần đặt câu hỏi : “Bao giờ dân tộc Việt Nam trở thành dân tộc thiểu số trên chính đất nước mình ?”.
04 Tháng Chín 2011(Xem: 29489)
Dù không liên quan, Trung Đông và Biển Đông vẫn làm nổi bật lên điểm yếu của cả Trung Quốc và Việt Nam. Trước hết về Trung Quốc, nước đang bị thiệt vì không rõ ràng trong ngoại giao với Libya.
04 Tháng Chín 2011(Xem: 29391)
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Robert Zoellick nhận định : « Trung Quốc đang mất dần những lợi thế từng tạo nên phép mầu kinh tế của quốc gia này trong 30 năm qua ».
04 Tháng Chín 2011(Xem: 29084)
Sự sụp đổ của chế độ độc tài Kadhafi củng cố niềm tin vào trào lưu cách mạng Mùa Xuân Ả Rập nhất là ở Syria, nhưng con đường tái lập hòa bình tại Libya còn nhiều lắm chông gai.
03 Tháng Chín 2011(Xem: 30698)
Chính phủ Úc lo ngại trước việc Trung Quốc bành trướng ảnh hưởng ở vùng Nam Thái Bình Dương và cho rằng vai trò ngày càng lớn của Bắc Kinh ở khu vực này gây tổn hại cho Canberra.
03 Tháng Chín 2011(Xem: 28875)
TQ rất lo bị mất phần bởi thái độ lưỡng lự, nước đôi trong thời gian qua. Do vậy, Khi nhận thấy chế độ Kadhafi đi vào chiều tàn, ngoại giao Trung Quốc nhanh chóng xoay chuyển thái độ, tỏ rõ sự thực dụng.
23 Tháng Tám 2011(Xem: 26099)
Sau khi công ty Standard & Poor's hạ điểm tín dụng của Mỹ, làm náo động các thị trường chứng khoán thế giới, vai trò của các công ty thẩm định tài chánh đã nổi bật trên dòng thời sự.
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468