Có An Cư Mới Lạc Nghiệp (Hoàng Ngọc Nguyên)

16 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 27357)
Có An Cư Mới Lạc Nghiệp (Hoàng Ngọc Nguyên)

CÓ AN CƯ MỚI LẠC NGHIỆP


Hoàng Ngọc Nguyên

 

Nước Mỹ này nghĩ cũng lạ. Một chuyện bình thường mà phần lớn ngưởi Á Đông đều hiểu, có an cư mới lạc nghiệp, thì nay, phải đợi cho đến khi ngưòi ta nói tầng lớp “trung lưu” của Mỹ đang bị suy bại, mất niềm tin, “giấc mơ nước Mỹ” của người dân đang dần sụp đổ, thì những người có trách nhiệm lãnh đạo đất nước mới thấy được nguy cơ ở nơi đó, mà giải pháp cũng có thể là ở nơi đó.

 Mặc dù gần đây được nhìn nhận khá rộng rãi là một người thành công trên lĩnh vực đối ngoại, với sự sụp đổ của những chế độ độc tài chuyên chế tại Tunisia, Ai Cập và Libya trong làn gió cách mạng của Mùa Xuân A Rập và xu hướng giải kết mạnh mẽ tại cả Iraq và Afghanistan sau cái chết của Osama Bin Laden hồi đầu tháng năm, Tổng thống Barack Obama chắc chắn nhớ được chiêu bài vận động tranh cử của cựu Tổng thống Bill Clinton “It’s the economy, stupid” năm 1992 đã giúp ông đánh bại được đương kim Tổng thống George W.H. Bush, người đang còn say men chiến thắng của cuộc chiến tranh Vùng Vịnh đầu tiên đến mức không thấy cuộc suy thoái đang giết ông. Kinh tế là vấn đề quyết dịnh, và trong kinh tế, công ăn việc làm là vấn đề quyết định, và trong công ăn việc làm, chuyện thị trường nhà cửa là vấn đề quyết định. Vấn đề chỉ có thế!

 Sự nhận chân đề đi đến quyết định được loan báo đầu tuần này chính phủ lại can thiệp vào thị trường nhà cửa là một quá trình.

 Thứ nhất, hầu như chính quyền không làm gì được về công ăn việc làm. Chẳng phải không làm gì được mà thực ra không được làm gì khi đảng Cộng Hòa đang quyết tâm bó tay bó chân ông Obama từ nay cho đến cuộc bầu cử Tồng thống chỉ còn 12 tháng nữa. Làm sao cử tri dám bỏ phiếu cho một người bị trói tay buộc chân, nhất là trước một vấn đề sống còn của ngưòi dân. Cái jobs plan của ông Obama được coi như đã chết.

 Thứ hai, liệu ông làm được gì cho có chuyển biến thực sự trong chuyện tạo ra công ăn việc làm khi thị trường nhà cửa cứ đình đốn như thế - trong năm năm qua. Muốn cho các xí nghiệp thu dụng người, không thể bảo họ mướn người đi rồi tôi thưởng cho những chuyện miễn thuế, giảm thuế, mà phải chỉ cho họ thấy sức mua trên thị trường. Mà sức mua trên thị trường ngày nay như thế nào? Nó không chỉ là chuyện có đến gần 25 triệu người đang bị khiềm dụng, tương đương với 16.2% lực lượng lao động. Nó còn là chuyện người dân nói chung đang mất mát tài sản qua cơn đại hồng thủy là sự sụp đổ trên thị trường nhà cửa trong năm năm qua, khiến cho giá nhà đã đi xuống ít nhất là một phần ba, và vì vậy, theo tính toán của kinh tế gia Lawrence Summers, từng là chủ tịch Hội đồng Kinh tế Quốc gia của Tổng thống Obama, các chủ nhà đã bị thiệt hại mất ít nhất là 7.000 tỉ đô la! Người ta mất mát nhiều đến thế, làm gì còn có “niềm tin của người tiêu dùng”, còn ai có lòng dạ nào mà chi tiêu, mua sắm được nữa. Theo ước tính khác được thực hiện bởi giáo sư kinh tế Karl E. Case của trường Wellesley College và hai đồng tác giả khác, chi tiêu của người dân đã giảm đến 240 tỉ trong năm 2010 (tương đương với 1.7% giá trị sản xuất hàng năm của nền kinh tế) so với “ươc tính bình thường” nếu không có sự suy sụp trong giá nhà. Người ta tính ra có đến 18.4 triệu căn nhà trống không bán được vì thị trường đang bão hòa. Điều này có nghĩa là đã có cả hàng chục triệu người bị mất nhà, cách này hay cách khác, phải đi thuê mướn nhà ở tốn kém. Cũng có đến 28% chủ nhà hiện nay đang có món nợ do vay tiền mua nhà cao hơn là giá trị của nhà trên thị trường. Không ít người trong số này đương nhiên nghĩ đến chuyện “quẳng” cái nhà lại cho ngân hàng cho rảnh nợ. Hàng chục triệu người vất vưởng như thế làm sao thúc đầy được tiêu dùng của xã hội đi lên để cho các công ty mạnh dạn mướn người?

 Thứ ba, như thế, ông Obama có thể làm gì được cho thị trường nhà cửa hiện nay?

 Thực tế là tình hình hiện nay khó trăm bề, tạo công ăn việc làm cũng khó mà giải quyết sự đình đốn trên thị trường nhà cửa cũng khó. Nước Mỹ chắc chắn không thiếu những kinh tế gia lỗi lạc – không tính đến những kinh tế gia thường được các đài nhà phỏng vấn. Cứ hai ba năm lại có một nhà kinh tế của Mỹ được giải thưởng Niobel. Như thế nhưng chúng ta thấy chẳng có ai đưa ra kế sách gì lạ, tình hình vẫn cực kỳ bế tắc. Bởi vì chẳng có ai dám tin rằng có một giải pháp đúng, khả thi cho một bài toán kinh tế hầu như không có tiền lệ ở qui mô và tính chất phức tạp.

 Cứ nhìn sân khấu cuộc tranh cử giữa các ứng cử viên thuộc đảng Cộng Hòa để giành sự đề cử của đảng của họ cho cuộc bầu cử tổng thống sang năm. Ai cũng đưa ra kế hoạch kinh tế, tài chánh, thuế khóa, ngân sách của mình. Có ai đưa ra kế hoạch gì được xem là đáng tìm hiểu ngay tức thời chăng? Người đang dẫn đầu trên đường chạy la cựu Thống đốc tiểu bang Massachusetts Mitt Romney. Ông đưa ra kế hoạch 59 điểm, khiến cho một đối thù của ông là Herman Cain phải hỏi ông nhiều điểm như thế làm sao ông nhớ được hết. Ông Jon Huntsman, cựu thống đốc của Utah, cũng là một ngưòi Mormon như ông Romney, đưa ra một kế hoạch có tính “lưỡng đảng”, nghĩa là bao gồm những biện pháp người Dân Chủ có thể đồng ý và những biện pháp người Cộng Hòa cũng có thể đồng ý, người ta tức thời khen ngay tính chất “đoàn kết” của đề nghị của ông - nhưng rồi cũng sớm quên ngay vì sự dị ứng qua lại giữa hai đảng, người Dân Chủ không chịu những biện pháp người Cộng Hòa đồng ý trong gói đó, và ngược lại! Ông Cain, nguyên là ngưòi sáng lập ra công ty “mì ăn liền” Godfather’s Pizza, cho rằng mình là ngưòi sáng tạo với công thức thuế 9-9-9, đơn giản đến độ như mì ăn liền, nhưng thực sự chẳng liên quan gì đến chuyện mở hướng đi lên cho sự hồi phục kinh tế bền vững. Ông Rick Perry, thống đốc Texas, đưa ra đề nghị phiêu lưu với một mức thuế đồng loạt là 20%, và “dễ dãi”, cũng như đùa, cho người ta lựa chọn giữa suất thuế cũ, suất thuế mới và cũng cho người đi làm quyền lựa chọn chế độ An sinh Xã hội cũ do chính quyến quản lý và chế độ mới tư nhân hóa quỹ về hưu của mình. Còn bà Michele Bachmann, dân biểu Minnesota? Giảm thuế, cắt chi tiêu, thu hẹp lại chính quyền, bỏ luật cải tổ y tế, bỏ luật giám sát tài chánh. Tất cả đã có sẵn trong “thánh kinh” của Tea Party!

 Thế nhưng chẳng ai đá động gì đến chuyện phải giài quyết thị trường nhà cửa như thế nào, trong khi nó là then chốt để giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chánh kéo dàii hiện nay của nước Mỹ.

 Barack Obama phải hành động vì hai lẽ. Thứ nhất, đó là trách nhiệm của ông – cho đến khi nào ông bị bó tay lần nữa hãy hay. Thứ hai, ông còn tính chuyện ra tranh cử một nhiệm kỳ thứ hai sang năm. Người ta nói ông Obama nhận thức được sự nghiêm trọng của vấn đề, nhưng đã lúng túng trong hơn một năm nay vì ngay trong nội bộ, người ta cứ sợ nếu chính phủ can thiệp, thì lại phải đụng chạm đến tiền thuế của dân, là điều ngày nay ai cũng sợ trách nhiệm vì những bất trắc chính trị, tài chánh, kinh tế… Khi nhậm chức, ông hứa giúp 9 triệu người tránh mất nhà. Cho đến nay, sau ba năm, chỉ có 1.7 triệu người được giúp. Ông chỉ mới tiêu 2.4 tỉ trong số 50 tỉ ông hứa từ quỹ Chương trình Giải cứu Tài sản Lâm nạn - Troubled Assets Rescue Program (TARP). Và số người lâm nạn không phải 9 triệu như trước mà nay có đến cả hơn 20 triệu người. Bắng quyết định hôm thứ hai, người ta có cảm tưởng ông đã dẹp hết đám cố vấn quân sư của ông đề ra lãnh trách nhiệm.

 Hôm thứ hai, Tổng thống Obama đã thông báo những thay đổi quan trọng nơi một chương trình của chính phủ liên bang nhằm tạo điều kiện giúp những người chủ nhà dễ dàng hơn trong việc sắp xếp lại khoản nợ mua nhà của mình với mức lãi suất thấp gần mức kỷ lục. Theo chương trình mới này, những chủ nhà có mức nợ cao hơn giá trị thị trường của nhà sẽ được định lại món nợ cua mình cho dù họ bị “chìm” đến mức nào, miễn là họ đang trả nợ bình thường (trong sáu tháng qua không trễ hạn, không trễ hạn quá một lấn trong 12 tháng qua, đủ điều kiện “tối thiểu” về tài sản thế chấp cho một khoản vay mới). Chương trình Tái định Nợ Địa ốc Trong khả năng (Housing Affordable Refinance Program - HARP) được điều chỉnh này cũng sẽ xem lại quá trình tái định nợ, bỏ đi một số qui định về đánh giá và bảo đảm, và làm giảm hay hủy bỏ những loại phí trước đây ngăn cản ngưòi chủ nhà làm công việc tái định giá nợ này. Những thay đổi n ày cũng cho phép các ngân hàng định lại các hợp đồng nợ mà không lo Fannie Mae và Freddie Mac sẽ buộc họ mua lại nợ nếu người vay vỡ nợ. Trong quá khứ, ngân hàng không muốn dính đến chuyện điều chỉnh nợ là vì sợ phải ôm lấy khoản nợ này. Khi không phải lo chuyện đó, nhiều ngân hang chắc chắn sẵn sàng hơn giúp chủ nhà làm lại giấy nợ theo hướng mới này.

 Hơn 890.000 chủ nhà đã sắp xếp lại được nợ theo chương trình HARP, dành cho những người có những khoản vay được hỗ trợ bởi Fannie Mae và Freddie Mac xuất phát trước ngày 31-5-2009. Nhưng hàng trăm ngàn người không có đủ điều kiện - phần lớn vì giới hạn trước đây là 125% trên giá trị của nhà đối với chương trình này hay bởi vì ngân hàng không chịu nhận bất trắc này. Hiện nay, có khoàng 11 triệu chủ nhà đang bị “chìm” vì món nợ phài trả hàng tháng, với khoảng 4.7 triệu khoản vay đúng hay vượt quá giới hạn 125% mức nợ so với giá trị nhà.

 Cũng hôm thứ hai, một nhân vật làm chính sách của Quỹ Dự trữ Liên bang đã đưa ra những dấu hiệu cho thấy ngân hàng trung ương có thề mở ra một đợt mới mua những trái phiếu địa ốc (của những công ty tài chánh cho vay tiền mua nhà) để tăng cường động lực cho thị trường nhà cửa. Chủ tịch của Quỹ Liên bang này tại New York là ông Bill Dudley đã đưa ra ý kiến cho rằng tình trạng suy yếu tiếp tục của thị trường nhà cửa là một “cưỡng chế nghiêm trọng ngăn cản sự hồi phục kinh tế mạnh dạn… Lãi suất tín dụng địa ốc đang ở mức thấp kỷ lục và giá nhà không còn quá mức trước những biện pháp nhằm vào khả năng thanh toán của người mua. Nhưng những trở ngại đối với việc sắp xếp lại các khoản nợ và cung cấp tín dụng cho người ta mua nhà đang không phát huy được sự hỗ trợ do giá nhà thấp và có ít người mua nhà”. Lưu ý rằng Quỹ liên bang tháng qua đã quyết định chuyển hướng qua việc mua thêm trái phiếu ngân khố dài hạn để kéo xuống lãi suất dài han nói chung – bao gồm cả lãi suất địa ốc – Dudley cho rằng Quỹ Liên bang “có khả năng hành động tích cực hơn trong hướng đó”.

 Sự mở hướng này có thể là chìa khóa cho một mục tiêu lớn hơn, đó là chuyện thúc đẩy công ăn việc làm. Nhưng cả hai chuyện, chẳng chuyện nào có thể làm dễ, làm nhanh. Bãi bỏ giới hạn khoản vay và giá trị nhà chỉ mới giúp được một số chủ nhà. Theo ước tính của tờ New York Times, có đến 14.5 triệu ngưòi vay đang bị chìm, mức trung bình là $50.000. Cũng trong ước tính này, chỉ có khoảng 1.5 -2 triệu ngưòi có thể sắp xếp lai được nợ trong bước đầu. Nhưng làm sao có thể mạo hiểm nói đến một giải pháp cho cả “bể” ngưòi chủ nhà khốn khồ hiện nay?

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Ba 2022(Xem: 3059)
"Nhiều nhà phân tích đã nói rằng dù kết cục cuộc chiến có thế nào thì Putin cũng đã thua và sẽ chẳng còn có thể có ảnh hưởng gì đáng kể trên thế giới."
18 Tháng Ba 2022(Xem: 3513)
"Theo phán quyết của CIJ, nước Nga phải chấm dứt ngay xâm lược và rút quân đội về nước. Tuy nhiên, cơ quan tài phán của LHQ không có phương tiện buộc nước Nga phải tôn trọng phán quyết."
14 Tháng Ba 2022(Xem: 3150)
"Sau khi các đường bay sang châu Âu bị cấm hồi đầu tháng 3, dân Nga đi xe hơi sang Phần Lan hoặc tìm cách tới các nước láng giềng như Armenia, Azerbaijan, Gruzia, và bay tới Thổ Nhĩ Kỳ."
12 Tháng Ba 2022(Xem: 3094)
"Phóng viên BBC Quentin Sommerville và người quay phim Darren Conway có một tuần đi cùng các binh sỹ Ukraine ở Kharkiv khi họ chiến đấu để chặn bước tiến quân Nga. Phóng sự này có chứa các hình ảnh thương vong."
10 Tháng Ba 2022(Xem: 3402)
"Chính các đại biểu quốc hội, thuộc cả hai đảng đã thúc đẩy khiến ông Biden phải quyết định. Nhưng 79% dân Mỹ ủng hộ hành động này. Người Mỹ chấp nhận bớt đổ xăng để dân Ukraine bớt đổ máu."
10 Tháng Ba 2022(Xem: 3235)
"Như vậy hai điều kiện sau đều để cho lá phiếu của người Dân quyết định dưới sự giám sát của Liên hợp quốc, chứ không theo ép buộc hay ý chí áp đặt của bất cứ ai. Và đó chính là "Lối thoát Danh dự "cho cả hai."
07 Tháng Ba 2022(Xem: 3104)
"Hai nhà khoa học chính trị có ảnh hưởng sâu rộng của Hoa Kỳ, đều đã qua đời, đã từng đưa ra nhận định của họ về mối quan hệ phức tạp giữa Nga và Ukraine."
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468