Tôi Là Người Cali (Hoàng Ngọc Nguyên)

22 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 26934)
Tôi Là Người Cali (Hoàng Ngọc Nguyên)


TÔI LÀ NGƯỜI CALI

Hoàng Ngọc Nguyên

image003_46-content

 Ý kiến của các thành phần trong xã hội
về việc tăng kinh phí cho các trường công

 

Tuy chẳng được cái may mắn để có thể nói “Tôi là người Canada” như ông MC, hay “Tôi là người Mỹ” như nhà “luật sư” (trước đây chưa hề cãi cho ai) nay tỵ nạn chính trị, những ngưòi Việt hiện nay đang cư ngụ tại tiểu bang California đều có thể nói một cách hãnh diện, tự hào: “Tôi là người Cali”. Nói “Tôi là người Cali” thì dễ. Nhưng nói “Tôi là ngườì Cali” một cách hãnh diện là khó. Bởi vì tình hình ở Mỹ là thế. Và ở đâu cũng thế. Người lãnh đạo cứ lúng túng, lưng chừng, không dám có những nỗ lực chuyển hóa (transformative) – dù chuyện nhỏ hay chuyện lớn – cho dù tình hình đòi hỏi một bước tiến chuyển hóa. Tổng thống Barack Obama trước đây người ta kỳ vọng ông sẽ là một nhân vật làm nên lịch sử chuyển hóa cho đất nước bế tắc này, nhưng ông bị ép đến nghẹt thở, không làm gì được. Quốc Hội chỉ là một phường ăn hại. Chính khách một lũ cơ hội. Giới doanh gia quân ăn cướp. Người dân lớp thì “tea party” đi tiên phong cho 1% người dân, lớp thì “chiếm đóng” mà chẳng biết tập họp 99% để làm gì. Đất nước như trong hoàn cảnh mất định hướng, chẳng biết ưu tiên ở đâu, dồn sức vào đâu, và ai dồn sức. Bởi vì chính giới của Mỹ vẫn quen nhìn chuyện không xa hơn lỗ mũi, cho nên đi xa hơn là sập bẩy của thời đại. Đất nước cũng thế, các tiểu bang cũng chẳng khác gì. Người ta vùng vẫy, cựa quậy trong tuyệt vọng. California, “the Golden state”, càng ngày càng giống như vàng giả. Hay vàng mả. Tiêu biếu là ông cựu thống đốc “terminator” Arnold Schwarzennegger. Từng được tưỏng là nguòi hùng nên ông được ngưòi ta đưa lên, hóa ra ông chỉ làm cho người ta phát khùng. California cứ đi xuống, Như xe trợt dốc vì hỏng thắng - với nạn thất nghiệp quanh quẩn ở mức cao kỷ lục nhất nước Mỹ (chỉ thua Nevada và Michigan) và thiếu hụt ngân sách vô bờ bến, có lúc cả 24 tỉ. Và bao nhiêu điều không đẹp người ta nói về tiểu bang này, từ giáo dục đến y tế. Tham nhũng trong bộ máy chính quyền và sự tan tác, cùng khổ trong xã hội. Cứ xem tình hình di dân lậu ở Cali, nay cũng lén lút vượt biên trở lại Mexico; một số người già vẫn quen với văn hóa ăn cắp của xã hội xã hội chủ nghĩa thời xưa nay tìm cách “tăng gia”, “cải thiện” bằng viêc đi ăn cắp báo; một số người già khác có học hơn và được Medicare, Medicaid bảo bọc thì về Saigon đàn đúm ăn Nô-en và họp mặt “cựu sinh viên” ở những bãi du lịch; và xu hướng di dân từ Cali đến Texas để xin ông thống đốc những công việc lương thấp và không có phúc lợi y tế khiến cho ông rất đổi tự hào vế thành tích tạo công ăn việc làm của mình.

 Thế thì người ta hãnh diện về nỗi gì mà nói “Tôi là người Cali”.

 Cali ngày nay, không phải ngày hôm qua, có nhiều điều đáng đề nói, đáng để hãnh diện. Một nơi mà người ta hãnh diện phải là một nơi có những con người tiến bộ, nhất là trong tình hình con người đang suy thoái lạc hậu ở nơi hiện nay. Người dân Cali hãnh diện vì có những dấu hiệu ở đây có những con người tiến bộ, tam gọi là “con người mới tư bản chủ nghĩa”, muốn xây dựng một xã hội có văn hóa hơn, có giáo dục hơn và sẵn sàng hy sinh cho công cuộc xây dựng thành quách cho tương lai đó.

 Tiểu bang này đáng hãnh diện trước hết vì người lãnh đạo hiện nay của nó, một ông thống đốc thuộc đàng Dân Chủ dám nói rằng lợi ích trước hết và duy nhất mà ông phải bảo vệ là lợi ích của người dân. Tuy là người thuộc đảng Dân Chủ, một đảng vẫn được xem có sức mạnh từ giới công đoàn lao động, ông dám mạnh dạn đưa ra một đề án cải tổ chế độ hưu bồng cho giới công chức của tiểu bang và địa phương, bởi vì không những các chế độ, chính sách hiện tại không thể được tốn tại (hết tiền), mà vì nó bất công và có tính cách nuôi dưỡng sự tham nhũng một cách trá hình. Ông đã đi tới mặc dù cái kế hoạch của ông công đoàn chống, và công đoàn chống tất nhiên đảng Dân Chủ của ông cũng chống. Từ hành động của ông thống đốc 73 tuổỉ này, chúng ta đâm suy nghĩ triết lý cuộc đời: nếu nhà chính trị nào cũng tính đến những gì mình để lại hơn những gì mình còn mưu cầu trước mắt, đất nước và xã hội lo gì không đi lên được.

 Quan trọng nhất cho sự đi lên của một xã hội là người dân. Xã hội chỉ đi lên được nếu người dân biết nhìn mục tiêu xa không phải mục tiêu gần, và có sự chọn lựa con đường mình đi với cái nhìn không chỉ cho mình mà cho các thế hệ con cháu và xã hội mai sau. Theo một cuộc thăm dò mà qua tờ Los Angeles Times chúng ta được biết kết quả cuối tuần qua, một đa số lớn người dân California sẵn sàng trả thuế cao hơn để tăng kinh phí cho những trường học công lập, cho dù tình hình kinh tế chưa khả quan có thề ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập của họ. Sau ba năm bị cắt ngân sách khiến các truờng học ở tiểu bang này bị bầm dập, thầy cô bị cho nghỉ việc, nhiều chương trình vế nghệ thuật âm nhạc và nhiệm ý phát triển năng khiếu học sinh khác bị cắt, ngành giáo dục ở Cali là nơi sự tơi tả của một đất nước đi xuống thấy rõ nhất. Bởi thế, đến 64% nói rằng người dân nay phải đóng góp nhiều hơn cho công cuộc giáo dục các thế hệ tương lai này. Theo tờ Los Angeles Times, sự nhất trí này là “rộng rãi, cả nam và nữ, đủ chủng tộc, tuổi tác, địa phương, mức độ lợi tức vá trình độ giáo dục của cử tri”. Điều duy nhất đáng buồn là những nguòi tự nhận mình là người Cộng Hòa bảo thủ, chỉ có 34% xem trọng việc đầu tư cho giáo dục. May thay, đến 60% những người Cộng Hòa tự nhận là “ôn hòa” hay “tự do” và đến ¾ nguòi Dân Chủ ủng hộ chuyện tăng thuế vì giáo dục. Vào thời buổi này chúng ta vẫn nghĩ rằng ích kỷ là thái độ ”chuẩn mực” nơi cá nhân, cái chuyện người ta sẵn sàng “mình vì mọi ngưòi” đã là quí, mà còn vì sự nghiệp giáo dục “trăm năm trồng người” đúng là điều chúng ta phảỉ suy nghĩ hơn nữa về nỗi ưu tư, sự sáng suốt, và một quyết định chọn lựa có tính hy sinh rất cao. Chúng ta nên nhớ rằng trong xã hội hiện nay chúng ta đang sống, đến 33% là thành phần nghèo khổ, 50% là đủ ăn, có nghĩa là chỉ có khoảng 1/6 là sung túc và 1% rất sung túc. Ý muốn của người dân, nếu không có lực, chỉ là “duy ý chí”. Lực là gì nếu không phải là sự sẵn sàng đóng góp của những thành phần có khả năng đáng kể trong xã hội.

 Ủy ban Nghĩ Xa (Think Long Committee), một nhóm những nhà tỉ phú và hoạt động chính trị tích cực, “bỗng dưng” lên tiếng. Có lẽ họ “bức xúc”. Họ nói rằng họ sẽ đưa ra đề nghị tăng thuế 10 tỉ đô la trong lá phiếu tiểu bang sang năm 2012. Họ cho rắng mỗi năm cần tăng thêm 5 tỉ chi cho các trường công và hàng tỉ cho các trường đại học công lập và các chính quyền đia phương. Hai ý chính trong đề án của họ: thứ nhất, hạ thuế lợi tức cho cá nhân thuộc tầng lớp lợi tức thấp, nhưng đánh thuế cao hơn, lũy tiến nhắm vào doanh nghiệp và các người giàu và nhất là đánh vào những dịch vụ “cắt cổ” như tư vấn pháp lý hay kế toán; và thứ hai, tiểu bang phải dồn nỗ lực vào tái phục hưng ngành giáo dục, niềm hãnh diên truyền thống của California, nhưng cũng là một lĩnh vực thiếu lãnh đạo trong mấy chục năm qua.

 Một ông thống đốc như thế, một quần chúng như thế, và một tầng lớp doanh nhân tao tiến như thế, lo gì mà tiểu bang California không lên. Chỉ lo một nỗi nước Mỹ không lên được, chẳng những nó không nâng tiểu bang này lên mà còn kéo tiểu bang này xuống, giống như Hà Nội hiện nay đang làm tan hoang cả Saigon của mấy chục năm về trước và làm hư con người Saigon tử tế của một thời đã mất !

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Giêng 2022(Xem: 3558)
“Xin đừng hót những lời chim chóc mãi/ Đừng lớn lối khi dân lành ốm đói/ Vẫn còng làm cho thẳng lưng ăn…”
20 Tháng Giêng 2022(Xem: 3678)
"Vụ tham nhũng Việt Á, vụ cổ phiếu FLC ở Việt Nam gần đây cho thấy dường như có một thế lực vô hình đang thao túng chính sách, lũng đoạn thị trường mà nếu không được vạch mặt chỉ tên và có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì đất nước sẽ suy sụp."
11 Tháng Giêng 2022(Xem: 3592)
"Tựu chung Trung Quốc đang ấp ủ những tham vọng rất lớn nhưng đồng thời vẫn là một ông khổng lồ với nhiều nhược điểm mà những nhược điểm đó có thể bị các đối thủ khai thác trong cuộc chạy đua tranh giành ảnh hưởng về mặt địa chính trị »."
11 Tháng Giêng 2022(Xem: 4156)
"Dư luận Việt Nam đã rúng động mạnh mẽ và bức xúc dữ dội khi vụ kít xét nghiệm virus SARS-CoV-2 (gọi tắt là kít xét nghiệm COVID-19) của Việt Á bị phanh phui với nhiều tình tiết bất thường liên quan tới sự can dự của nhiều cơ quan nhà nước và bộ chủ quản."
01 Tháng Giêng 2022(Xem: 3690)
"Còn bài điểm sách của Jude Blanchette trên tờ Washington Post viết: "Sách của Shum nổi bật như một tài liệu nội bộ chân chính hiếm hoi về mối quan hệ ngược hẳn chủ nghĩa xã hội giữa tiền bạc và chính trị trong hệ thống chính trị độc tài của Trung Quốc. Sách phải đọc cho bất kỳ ai quan tâm đến việc xuyên thủng lớp tuyên truyền được kiểm soát và dàn dựng cẩn thận mà Bắc Kinh đã dựng lên."
28 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 3735)
- ĐẠI TỈNH THỨC MÙA GIÁNG SINH - ĐẠI DỊCH CHÍNH TRƯỜNG - MỘT CUỘC CHIẾN TỒI TỆ - THẤT NGHIỆP? LẠM PHÁT? QUẲNG GÁNH LO ĐI!
23 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 3825)
"GS Vũ Quốc Thúc là một CÂY ĐAI CỔ THỤ trong làng Luật VN. Ông được coi như những ngườì đã dày công xây dựng trường Luật của VNCH ngay sau khi người Pháp rút về nước. Ông cũng còn là một chính khách lỗi lạc của VN trong mọi thờì đại và được kính mến của nhiều thế hệ trí thức của nước nhà."
20 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 4213)
"Ngày 19 ta cùng thờ lạy 20 năm nhớ lại ơn thiêng Đức Ông quá vãng quy tiên Về nơi vĩnh phước linh thiêng trên trời."
16 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 3877)
"Điều hiển nhiên nhất hiện tại là liên hệ ngày càng khắng khít giữa Qatar với Trung Quốc về kinh tế, đầu tư và thương mại. Kèm theo đó sẽ là những « ảnh hưởng về phương diện ngoại giao và quân sự » trong tương lai."
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468