Áo Mặc Không Qua Khỏi Đầu (Hoàng Ngọc Nguyên)

20 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 26153)
Áo Mặc Không Qua Khỏi Đầu (Hoàng Ngọc Nguyên)


ÁO MẶC KHÔNG QUA KHỎI ĐẦU

Hoàng Ngọc Nguyên

image001_33


Ngày thứ sáu, Hạ Viện Mỹ đã làm một chuyện phải đạo và phải làm, chẳng làm ai ngạc nhiên, và cũng thực sự chẳng được ai khen, mặc dù trong mấy ngày qua có thể họ đã làm cho nhiều người theo dõi thời cuộc sốt vó, nhìn những người dân cử ngoan cố cãi nhau trên Capitol Hill mà cứ tuởng như những đứa trẻ khó dạy trong nhà vì cha mẹ mắc phải đi làm đầu tắt mặt tối cả ngày không ai ở nhà răn bảo chúng. Cuối cùng thì những nhà dân cử đã đạt được thỏa hiệp để thông qua một luật công chi cho ngân sách năm 2012, áp dụng cho đến cuối năm tài chánh hiện hành, tức ngày 30-9-2012.

 Đây là một tiến bộ ghi nhận được không những về mặt hợp tác lưỡng đảng hiếm có (cả hai bên nay đều có thể vui vẻ nói “phe ta” đã đại thắng), mà còn sự áp dụng cho toàn bộ năm ngân sách, thay vì cứ để cho chính phủ cứ sống cầm hơi vài tháng một như bấy lâu nay (Ngưòi ta hẳn còn nhớ trường hợp ngân sách năm 2011, đến cuối tháng chín năm 2011 là hết năm, nhưng đến đầu tháng tư người ta vẫn còn bàn cãi về việc chuẩn chi cho năm tháng cuối của năm). Sáng ngày thứ năm, ngưòi ta còn nhớ Nhà Trắng và những người Dân Chủ tại Thượng Viện bác bỏ chuyện thảo luận và thông qua luật chi tiêu của chính phủ này một cách riêng rẽ mà muốn tính một cách trọn gói, bao gồm cả luật về gia hạn cắt giảm thuế sổ lương cùng phúc lợi thất nghiệp, nhưng phía Cộng Hòa dứt khoát không chịu. Nay thì Hạ Viện vẫn cứ thông qua luật về công chi này, và Thượng Viện cũng tính thông qua sáng thứ bảy để cho Tổng thống Obama ký ban hành chiều thứ bảy. Mới nhìn qua thì hiển nhiên Nhà Trắng và Dân Chủ đã nhượng bộ đối phương trong vụ này, nhưng thực ra, Hạ Viện cũng đã phải sửa đổi dự luật ban đầu từ phía những người Cộng Hòa tại Hạ Viện, bao gồm thêm một số nhượng bộ từ hai phía, trước khi hai đảng đạt được thỏa thuận vào đêm thứ năm là Hạ Viện và Thượng Viện sẽ lần lượt thông qua luật về chi ngân sách và không làm cho tình hình phức tạp thêm bằng cách gắn hai ba chuyện làm một.

 Người ta chẳng còn lạ chuyện của Quốc Hội ngày nay, cứ chờ nước đến chân mới nhảy, quen rồi nên chằng ai hú hồn. Cứ nhìn nét mặt lo ngại “khẩn trương”, không phải như khóc mà khóc thật sự của con người tình cảm ưót át là ông John A. Boehner, dân biếu Cộng Hòa tiểu bang Ohio, chủ tịch Hạ Viện, thì hiểu được tâm sự dằn vặt của ông. Cũng như bao nhiêu vị dân cử khác, ông biết rằng dư luận cử tri đã quá chán ngán trước sự vô tích sự và vô trách nhiệm của các dân biểu và thượng nghị sĩ trong hai ba năm qua, cho nên người dân đã nói sẽ không bỏ phiếu cho những ngưòi đương nhiệm. Nói chung, bất cứ ai ở Capitol Hill nay cũng lo lắng đây là nhiệm kỳ cuối của mình. Bởi thế người ta đâu dám giỡn mặt lâu hơn. Nếu Quốc Hội không thông qua luật ngân sách để cho chính phủ tiếp tục hoạt động, có nghĩa là đến giữa đêm ngày thứ sáu những cơ quan công quyển phài đóng cửa không hoạt động được, làm sao người ta dám diện kiến cử tri trong cuộc bầu cử sang năm? Mà chắc gì chờ được sang năm. Bởi vì chính phủ không hoạt động được thì ai đây sẽ lo cho người dân, và sức mấy nguòi dân để yên cho mấy vị dân biểu, thượng nghị sĩ ngay từ khi chính phủ trương lên bảng “shutdown”. Ông Boehner khóc là vì ông bị dằn vặt bởi hai phía: một đàng là người dân bỏ phiếu cho ông thì ông phải thể hiện được ý nguyện của người dân. Đàng khác là những thế lực “lobbyist” (vận động hành lang) đưa ông ra cho người dân bỏ phiếu, khiến cho ông lệ thuộc nặng nề vào họ. Và sự yếu kém , bất túc trong nền dân chủ hiện nay chính là ở chỗ đối nghịch giữa người chạy cho mình và người bỏ phiếu cho mình. Mưu sự tuy tại nhân (là những nhả lobbyists), thành sự lại tại thiên (thiên đây chính là lá phiếu của người dân), nhưng cái vai trò mưu sự có vẻ áp đảo với những người có tiếng nói để “thành sự”.

 Sở dĩ Thượng Viện không vội vàng thông qua luật về chi ngân sách này là vì người ta mong rằng sẽ giải quyết luôn trong ngày cuối tuần này luật vể gia hạn hai khoản giảm thuề lương bổng và phúc lợi thất nghiệp, và người ta chưa đạt được thỏa thuận này là vì phía Dân Chủ nói rằng chuyện giảm thuế và trợ cấp thất nghiệp đương nhiên là cần thiết một cách hiển nhiên cho người dân, cho nên chẳng thể “thỏa hiệp” được với những chuyện riêng tư của một đảng, như chuyện đường ống dẫn dầu của đảng Cộng Hòa, nhưng phía Cộng Hòa bao giờ cũng muốn bắt Dân Chủ phải trả giá đích đáng cho nên bao giờ cũng có điều kiện đi kèm, trao đổi.

 Ông Boehner hôm thứ sáu nhấn mạnh Hạ Viện sẽ không thông qua việc gia hạn giàm thuế và trợ cấp thất nghiệp nếu trong luật không có điều khoản buộc chính phủ phải có quyết định nhanh chóng về xây dựng một đường ống dẫn dầu từ Texas đi băng qua biên giới đến Canada. Những người lãnh đạo Thượng Viện đang tính gia hạn chuyện giảm thuế này cho 160 triệu người đang đi làm trong hai tháng, tức qua sang năm, sau đó bàn tiếp. Biện pháp này cũng cho thời hạn hai tháng gia hạn cho trợ cấp thất nghiệp và tạm ngưng cắt mức thanh toán Medicare cho bác sĩ điều trị. Tuy nhiên, ông Boehner đã nói rõ Hạ Viện của ông (thực ra chỉ có những người Cộng Hòa đang chiếm đa số tại Hạ Viện) sẽ đòi tu chỉnh đề nghị của Thượng Viện - bằng cách thêm vào điều khoản phải xúc tiến dự án đường ống dẫn dầu! Sau đó, chính lãnh tụ Thiểu số Thượng viện Thượng nghị sĩ Cộng Hòa Mitch McConnell cũng nói ông không ủng hộ thỏa ước nào không có đề cập đến đường ống này.

 Thực ra, những người Cộng Hòa tại Hạ Viện đã tìm cách ràng buộc việc cắt giàm thuế với biện pháp đường ống và đầu tuần này họ đã thông qua một luật gia hạn việc giảm thuế lương bổng trong một năm và đòi hỏi phía chính phủ cấp giấy phép xây cất cho đường ống Keystone XL dài 1.700 miles trong thời gian 60 ngày, trừ phi Tổng thống Obama quyết định dự án này không phải là lợi ích quốc gia. Quan điểm của ông Obama là chính phủ cấn thời gian lâu hơn kỳ hạn 60 ngày của người Cộng Hòa để xét về mặt lợi hại của dự án, cho nên không thể đưa đường ống này vào luật như một cam kết.

 Những người lãnh đạo Quốc Hội nói rằng có thể người ta sẽ thông qua một biên pháp tạm thời đề giữ cho chính phủ vẫn có kinh phí trong suốt ngày cuối tuần, để Quốc Hội tiếp tục thảo luận và bỏ phiếu cho thỏa thuận lớn về chuẩn chi ngân sách cho đến tháng chín năm 2012. Dù sao, thỏa thuận đầy đủ sẽ thông qua lưỡng viên trước giữa đêm ngày thứ bãy để tránh chuyện chính phủ ngưng hoạt động. 

 Chúng ta cần thấy vấn đề như thế này để hiểu sự thương lượng đang diễn ra giữa đôi bên hiện nay. Phía Dân Chủ cần bằng được việc thông qua hai biện pháp gia hạn giảm thuế và trợ cấp thất nghiệp (đó là một nội dung lớn trong kế hoạch công ăn việc làm của ông Obama đưa ra hồi tháng mười) trong khi phía Cộng Hòa nói hai biện pháp này chẳng có ích gì (!) và nếu Dân Chủ muốn được thông qua thì họ cũng OK nếu Dân Chủ chấp nhân những đòi hỏi của họ. Trong những đòi hỏi đó là đường ống mà những nhà tư bản đầu tư đang hăm hở nhắm đến. Và những điều kiện về cải cách chế độ bảo hiểm thất nghiệp (giảm từ 99 còn 59 tuần), tăng tiền Medicare cho người có lợi tức cao, và không tăng lương cho công chúc, không muớn thêm công chúc trong vòng hai năm.

 Năm ngoái cũng thế, vào khoảng thời gian này: Obama muốn giảm thuế luơng bổng, gia hạn trợ cấp thất nghiêp thì phải chấp nhận gia hạn biện phap giảm thuế cho giới nhà giàu được ông Bush đưa ra - vốn được xem là nguyên nhân chính của thiếu hụt ngân sách. Năm nay, cũng là chuyện măc cả, bởi vì người Cộng Hòa luôn luôn coi trọng người “mưu sự” cho mình. Những dân biểu, thượng nghị sĩ Cộng Hòa vẫn cho rằng “áo mặc không qua khỏi đầu”!

 Năm tới đây, để xem người dân sẽ nói gì cụ thể trước cách tính toán đó.

...bởi vì người Cộng Hòa luôn luôn coi trọng người “mưu sự” cho mình. Những dân biểu, thượng nghị sĩ Cộng Hòa vẫn cho rằng “áo mặc không qua khỏi đầu”!
 Năm tới đây, để xem người dân sẽ nói gì cụ thể trước cách tính toán đó.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Năm 2010(Xem: 38051)
Chúng ta lâu nay quả có lo ngại rằng với ảnh hưởng của truyền thông “qui ước” của Mỹ cũng như của những nhà nghiên cứu có tính “kinh điển” của Mỹ, những thế hệ sau này, người Mỹ và người Mỹ gốc Việt, sẽ nhìn lại cuộc chiến “chẳng ra sao cả”. Năm nay với nhưng tác giả như Rufus Phillips, Sol Sanders, Richard Botkin…, chúng ta có thể bắt đầu hy vọng: viễn ảnh chẳng đến nỗi đáng quá lo như thế. Hoàng Ngọc Nguyên
23 Tháng Tư 2010(Xem: 83964)
Quần đảo Hoàng Sa ở giữa vĩ tuyến 16 và 17, ngoài khơi ranh giới khi trước giửa Bắc Việt và Việt Nam Cộng Hòa, nghĩa là rất xa bờ biển Trung Quốc ... Quần đảo Trường Sa lại còn xa Trung Quốc hơn nhiều, ở tận vĩ tuyến 12, ngang tầm vớl hạ lưu sông Cửu Long (Mékong) ở miền nam Việt Nam... GS Nguyễn Phú Đức
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468